Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tiet 33 tuan 16 dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.71 KB, 5 trang )

Tuần 16
05/12/2017
Tiết 33

Ngày soạn:
Ngày dạy: 08/12/2017

TIẾT 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức cơ bản học sinh đã học trong chương trình học kì I: địa lí dân cư,
địa lí kinh tế, tình hình phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện, củng cố kĩ năng nhận biết, vẽ biểu đồ, nhận xét.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự giác học tập của học sinh.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ kinh tế Việt Nam.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sgk, dụng cụ học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
9A1……......................................., 9A2……............................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong nội dung ôn tập.
3. Tiến trình bài học:


Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, tự học, …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, …
I. Trắc nghiệm:
Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
1. Khối lượng vận chuyển hàng hố bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất ở nước ta?
a. Đường sắt
b. Đường bộ
c. Đường sông
d. Đường biển.
2. Ý nghĩa nào sau đây không đúng về nhà máy thủy điện Hịa Bình:
a. Cung cấp năng lượng cho khu vực phía Bắc
b. Điều tiết lũ, cung cấp nước tưới cho ĐBSH
c. Khai thác du lịch, nuôi trồng thủy sản
d. Có cơng suất 1500 MW.
3. Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ?
a. Có bờ biển dài hơn
b. Nhiều tàu thuyền hơn
c. Nhiều ngư trường hơn
d. Khí hậu thuận lợi hơn
4. Ba cảng biển lớn nhất nước ta là:
a. Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu;
b. Đà Nẵng, Hải Phòng, Cam Ranh.
c. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn;
d. Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu.


5. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở đâu:
a. Vùng than Quảng Ninh
b. Vùng thềm lục địa phía Nam

c. Thái Nguyên
d. Bắc Trung Bộ
6. Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta thuộc vùng kinh tế:
a. Bắc Trung Bộ
b. Trung du và miền núi Bắc Bộ
c. Tây Nguyên
d. Đồng Bằng sông Hồng
7. Ý nghĩa nào sau đây không đúng về sông Hồng:
a. Bồi đắp phù sa
b. Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt
c. Điều tiết lũ
d. Mở rộng diện tích đất nơng nghiệp
8. Phố cổ Hội An, Mỹ Sơn, Non Nước, Nha Trang là địa điểm du lịch của vùng kinh
tế:
a. Bắc Trung Bộ
b. Duyên hải Nam Trung Bộ
c. Tây Nguyên
d. Đồng bằng Sông Hồng
9. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên vì:
a. Đây là những đầu mối giao thông quan trọng
c. Đều là các thành phố lớn
b. Tây Nguyên là vùng duy nhất không giáp biển .
d. Các thành phố gần biển
10. Nơi nào ở Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối?
a. Cam Ranh, Nha Trang b. Cà Ná, Sa Huỳnh c. Hội An, Mũi Né d. Phan Rí, Tuy Hịa
11. Hai địa điểm văn hóa, lịch sử ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được UNESCO
xếp hạng di sản văn hóa thế giới là:
a. Phố cổ Hội An - Di tích Mĩ Sơn;
b. Phố cổ Hội An - Di tích Núi Thành.
c. Phố cổ Hội An - Tháp Chàm;

d. Thành phố Đà Nẵng - Thành Đồ Bàn.
12. Công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta phát triển mạnh ở:
a. Vịnh Bắc Bộ; b. Vịnh Thái Lan; c. Thềm lục địa ĐN nước ta; d. Vịnh Vân Phong
13. Công nghiệp nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng:
a. Đồng bằng sông Hồng;
b. Miền núi và Trung Du Bắc Bộ.
c. Duyên hải Nam Trung Bộ;
d. Đông Nam Bộ.
14. Vùng nào ở nước ta không giáp biển:
a. Vùng Đông Nam Bộ;
b. Vùng Đồng Bằng sông Hồng.
c. Vùng Tây Nguyên;
d. Vùng Bắc Trung Bộ.
15. Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung:
a. Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
b. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận
c. Bình Thuận, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
d. Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên.
16. Sắp xếp thứ tự từ Bắc vào Nam các cao nguyên sau:
a. Kon Tum, Plây Ku, Lâm Viên, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh
b. Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh
c. Plây Ku, Lâm Viên, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh, Kon Tum
d. Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh, Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông
17. Đất ba dan tập trung nhiều nhất ở vùng kinh tế nào?
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ
b. Đồng bằng sông Hồng
c. Bắc Trung Bộ
d. Tây Nguyên
18. Điền từ thích hợp vào dấu (….) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm:

Các tỉnh đều có núi, (1) …………….. ở phía tây, dải đồng bằng (2) …………. ở (3)
………………; bờ biển khúc khuỷu có nhiều (4)………………., vịnh
19. Điền từ thích hợp vào dấu (….) Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống


Dịch vụ cung cấp (1)……………, vật tư sản xuất và (2)………………sản phẩm cho các
ngành kinh tế. Tạo ra mối quan hệ giữa các (3)……………….., các vùng trong nước và
giữa nước ta với nước ngồi. Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng (4)
…………………….nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế
20. Nối các ý ở cột A (Loại rừng) với ý ở cột B (Vai trò) sao cho phù hợp:
A (Loại rừng)
1. Rừng sản
xuất
2. Rừng phòng
hộ
3. Rừng đặc
dụng

B (Vai trò)
Nối A với B
a. Cung cấp nguyên nhiên liệu cho công nghiệp, dân 1 nối với ...
dụng và xuất khẩu
b. Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ giống lồi q 2 nối với ...
hiếm
c. Phịng chống thiên tai, bảo vệ môi trường
3 nối với ...

21. Nối ý phù hợp: Nơi phân bố của các nhà máy thủy điện:
Nhà máy thủy điện
1. Hịa Bình

2. Bản Vẽ
3. Đa Nhim
4. Yaly

Phân bố
a. Tây Nguyên
b. Bắc Trung Bộ
c. Duyên hải Nam Trung Bộ
d. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Nối A với B
1 nối với ...
2 nối với ...
3 nối với ...
4 nối với ...

II. Tự luận:
1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Phân biệt quần cư nơng thơn và quần
cư đơ thị?
2. Phân tích những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
3. Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
4. Điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển
kinh tế, xã hội?
5. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
6. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
7. Trình bày đặc điểm dân cư , xã hội của Tây Nguyên?
8. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí .
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, tự học, …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, …

III. Bài tập:
Bài tập 2 trang 23/ sgk
Bài tập 2 trang 33/ sgk
Bài tập 3 trang 69/ sgk
Bài tập 3 trang 75/ sgk
Bài tập 2 trang 99/ sgk
Bài tập 3 trang 105/ sgk

Hướng dẫn trả lời:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1
Đáp b

2
d

3
c

4
c

5
a

6
b

7
c


8
b

9
a

10 11 12 13
b a c d

14
c

15 16 17
a b d


án
18. Điền từ: 1. gị đồi 2. hẹp
3. phía đơng 4. Vũng
19. Điền từ: 1. Nguyên liệu 2. Tiêu thụ 3. Ngành sản xuất 4. Nâng cao đời sống
20. Nối:
1 với a
2 với c 3 với b
21. Nối:
1 với d
2 với b 3 với c
4 với a
II. Tự luận:
1. Đặc điểm phân bố dân cư:

- Sự phân bố dân cư của nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ.
- Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đơ thị cịn ở miền núi dân cư thưa thớt.
- Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn 74 %,
thành thị 26 %.
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị:
* Quần cư nông thôn:
- Ở nông thôn, người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với qui mô dân số
khác nhau.
- Tên gọi điểm dân cư tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú: làng, ấp, bản, bn, phun, sóc …
- Chức năng chính là hoạt động nông nghiệp.
* Quần cư thành thị:
- Các đơ thị có mật độ dân số rất cao.
- Kiến trúc nhà ở: kiểu “nhà ống” san sát nhau, chung cư cao tầng, biệt thự, nhà vườn ...
- Chức năng chính là hoạt động cơng nghiệp, dịch vụ.
- Các đơ thị, thành phố là những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và KHKT quan trọng
2. Mặt mạnh nguồn lao động:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh.
+ Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
- Hạn chế: người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chun mơn gây khó
khăn trong việc sử dụng lao động .
3. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng với nhiều ngành cơng nghiệp khác
nhau nhưng tập trung vào các nhóm ngành chính sau:
- Ngành cơng nghiệp khai thác nhiên liệu gồm dầu khí, than, điện.
- Ngành cơng nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng gồm công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và chế biến nông - lâm - thủy sản.
4. Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng lạnh thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và
là cơ sở để đưa vụ đơng trở thành vụ chính.
+ Tài ngun khống sản có giá trị: đá vơi, than nâu, khí tự nhiên, sét, ... là cơ sở để phát

triển cơng nghiệp khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng ...
+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho ni trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.
- Khó khăn:
+ Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.
+ Nhiều khu vực đất đã bị bạc màu.
5. Du lịch là thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ vì có nhiều địa điểm
du lịch hấp dẫn khách du lịch: cố đô Huế, quê hương Bác Hồ, là những địa điểm du lịch
văn hóa, lịch sử quan trọng. Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới, các bãi
biển đẹp: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An,
Lăng Cô (Huế), các vườn quốc gia: Bạch Mã (Thừa thiên - Huế), Phong Nha - Kẻ Bàng


(Quảng Bình), Vũ Quang (Hà Tĩnh), ... Đó là cơ sở để phát triển các dịch vụ du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử.
6. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển.
- Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là thế mạnh của vùng chiếm 27,4% giá trị sản
lượng thủy sản khai thác cả nước năm 2002. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh
tế cao như tơm, mực, cá đơng lạnh.
- Ngồi ra cịn có nghề làm muối nổi tiếng (Sa Huỳnh, Cà Ná), nghề làm nước mắm (Phan
Thiết, Nha Trang).
- Vùng có nhiều bãi tắm đẹp ven bờ (Non nước, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né ...) phát
triển du lịch.
- Địa hình ven biển có nhiều vũng vịnh tạo thuận lợi xây dựng cảng biển.
7. Đặc điểm:
+ Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Mnông,
Cơ-ho, ...
+ Là vùng thưa dân nhất nước ta.
+ Phân bố dân cư không đều: Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven
đường giao thông, các nơng, lâm trường.
- Thuận lợi: Nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Khó khăn: Thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
8. Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản, thuỷ điện phong phú và đa dạng.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng lạnh cộng với vùng đồi trung du thuận lợi trồng cây
công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc lớn.
III. Bài tập vẽ biểu đồ:
- Ôn lại các dạng biểu đồ: cột, cột chồng, hình trịn, đường biểu diễn
Bài tập 2 trang 23/ sgk: biểu đồ tròn
Bài tập 2 trang 33/ sgk: biểu đồ cột chồng
Bài tập 3 trang 69/ sgk: biểu đồ cột
Bài tập 3 trang 75/ sgk: biểu đồ cột
Bài tập 2 trang 99/ sgk: biểu đồ cột
Bài tập 3 trang 105/ sgk: biểu đồ thanh ngang
- Nhận xét biểu đồ.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
Nhận xét tiết ôn tập: những vấn đề học sinh đã nắm được và những vấn đề cần khắc phục.
2. Hướng dẫn học tập:
Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập, nắm vững các kiến thức trọng tâm, chuẩn bị thi học kì I
đạt kết quả tốt.
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×