Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.56 KB, 11 trang )

Tìm hiểu về tác giả Phạm Hổ và bài thơ
“Chú bị tìm bạn”.
I. Tác giả Phạm Hổ:
Những ai quan tâm tới nền văn học Việt Nam hiện đại, hẳn đều biết tên tuổi nhà
thơ Phạm Hổ. Ông là một nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi. Phạm Hổ chọn con
đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ, ông đã có tiếng nói riêng và tình cảm đặc
biệt dành cho thiếu nhi.

* Tiểu sử:
- Nhà thơ Phạm Hổ (28 tháng 11 năm 1926 - 4 tháng 5 năm 2007), bút danh Hồ
Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
- Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông làm công
tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật.
- Sau Hiệp định Geneva năm 1954, ông ra Bắc, tham gia sáng lập Hội Nhà Văn
miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nhà xuất
bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho trẻ em.
- Sau ba năm làm việc tại Nhà xuất bản Kim Đồng, ông chuyển sang Nhà xuất bản
Văn học rồi về báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn. Năm 1957 ông
là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam.Chức vụ cuối cùng của ơng ở tờ báo
này là chức Phó tổng biên tập.
- Từ năm 1983, ơng là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Việt Nam và là
Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Năm 1994, ơng nghỉ hưu.
- Ơng vừa viết văn, làm thơ, viết kịch và vẽ tranh.
- Năm 2001, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, đợt 1.
- Ông qua đời ngày 4 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội, thọ 81 tuổi.


* Sự nghiệp văn học:
- Tác giả Phạm Hổ là nhà văn vừa viết cho người lớn vừa viết cho trẻ em với nhiều
thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, phê bình văn học... Nhưng tên tuổi của ơng


được khẳng định bởi các tác phẩm viết cho trẻ em. Sáng tác cho trẻ em của ông đã
được chuyển thành các tập: “Chú bị tìm bạn” (thơ); “Cây bánh tét của người cơ”
(truyện ngắn); “Chuyện hoa, chuyện quả” (truyện cổ tích mới); “Nàng tiên nhỏ
thành ốc (kịch).

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình ơng đã nhận được nhiều giải
thưởng:
 Chú bị tìm bạn (tập thơ): giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho
thiếu nhi do trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957.
 Chú vịt bông (tập thơ) nhận giải loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi
do trung ương Đoàn thanh niên cộng sản tổ chức năm 1967-1968.
 Những người bạn im lặng nhận giải chính thức về thơ, Hội đồng văn học
thiếu nhi Hội nhà văn tặng (1985);
 Nàng tiên nhỏ thành ốc (kịch), giải thưởng về kịch cho thiếu nhi do trung
ương Đoàn Thanh niên cộng sản và Hội Nghệ sĩ sân khấu tặng (1986).
- Một số tập thơ của ông đã được dịch ra tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức.
- Ơng cịn là dịch giả của nhiều tác phẩm thơ, truyện thiếu nhi.
- Các bài thơ của ông được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt tiểu
học mới: Mẹ, mẹ ơi, cô bảo (lớp 1); Đàn gà mới nở (lớp 2); Đôi que đan (lớp 4).

* Đặc điểm thơ ca:


- Nội dung bao trùm nhất trong thơ Phạm Hổ là tình bạn. Nó được khái qt từ
các nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật trong thơ ông.
- Phạm Hổ thừa nhận: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người.
Trong hơn mười tập thơ viết cho các em, đã có sáu tập tơi viết về tình bạn”.
- Viết cho trẻ em, ơng đã tái hiện thế giới trẻ thơ qua hình ảnh những người bạn
đặc biệt đáng yêu gần gũi mà các em vẫn tiếp xúc hàng ngày. Đó là:
+ Những người bạn nhỏ (tên một tập thơ của ông): Những con vật ni ngộ

nghĩnh như chó, mèo, gà, thỏ, trâu, bị, dê, ngỗng…
VD: MƯỜI QUẢ TRỨNG TRỊN
Mười quả trứng trịn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hơm nay ra đủ
Lịng trắng, lịng đỏ
Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lơng vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Ơi chú gà ơi!
Ta yêu chú lắm

Trong bàn tay ấm


Chú đứng chú kêu
Mẹ gà tục, tục
Chú ngối nhìn theo
Ta thả chú ra
Chạy ăn cùng mẹ
Chạy biến cả chân
Chạy sao nhanh thế!
Là gà của bé
Gà nhé đừng quên:
Ăn khỏe uống khỏe
Đẻ rõ nhiều lên


+ Là bạn trong vườn (tên một tập thơ khác): Thế giới cỏ cây hoa lá có mặt quanh
ta như chuỗi, hồng, bưởi, cam, nãn, vải…
VD: Quả sầu riêng
Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng
Lá chiều cụp ngủ ung dung
Để cây thức giấc tưng bừng sớm mai
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lịng
Mời cơ, mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà


+ Là những người bạn im lặng (tên một tập thơ khác): Thế giới đồ vật âm thầm
làm những việc có ích cho đời như chổi, đinh, que đan, bảng chỉ đường…
VD: Ðôi que đan
Mũ đỏ cho bé
Khăn đen cho bà
Áo đẹp cho mẹ
Áo ấm cho cha
Từ đôi que nhỏ
Từ tay chị nữa
Dần dần hiện ra...
Sao mà chăm chỉ
Sao mà giản dị
Sao mà dẻo dai...
Từng mũi, từng mũi
Nhấp nhô đan hoài
Sợi len bé nhỏ
Mà nên rộng, dài...

Em cũng tập đây
Mũi lên, mũi xuống
Ngón tay, bàn tay
Dẻo dần, bớt ngượng
Mũ đỏ cho bé
Khăn đen cho bà
Áo đẹp cho mẹ
Áo ấm cho cha
Từ đôi que nhỏ
Từ tay em nữa
Cũng dần hiện ra...
Que tre đan mãi
Bóng như ngọc ngà...


+ Là những người bạn hay kêu (tên một tập thơ khác): thế giới của âm thanh cuộc
sống như tàu hỏa, xe chữa cháy, radio, máy khâu…
VD: Xe chữa cháy
Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tôi chạy như bay
Hét vang đường phố
Nhà nào bốc lửa
Tôi dập tắt ngay
Ai gọi “chữa cháy”
“Có... ngay! Có... ngay!”

- Ngồi việc kể tên hoặc miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng, cung cấp cho trẻ
em những bài học tự nhiên và xã hội sinh động , nhà thơ còn giúp các em làm
quen với những người bạn mới, cũng tốt bụng và đáng yêu như các em vậy,.

- Mỗi bài thơ là một câu chuyện nhỏ xinh, một tiếng cười hóm hỉnh, tuy vậy khơng
vì thế mà kém phần triết lí, giúp trẻ tiếp cận với nhiều chuyện rất thật mà lạ vô
cùng.
- Có thể nói, tình bạn đã tạo nên phong cách thơ Phạm Hổ. Từ điểm xuất phát là
tình bạn ơng đã đề cập một cách gợi cảm, sinh động tới tình yêu thiên nhiên, tình
mẹ con, bà cháu, tình cảm u trường, u lớp học… những tình cảm thiêng liêng
ln cần được vun đắp trong cuộc sống trẻ thơ.
- Ấn tượng mà nội dung thơ Phạm Hổ đem lại là những bất ngờ, thú vị trong cuộc
sống trẻ thơ đầy nhầm lẫn, tị mị và thắc mắc. Ơng đặc biệt chú ý miêu tả các tình
huống có khả năng bộc lộ sự ngây thơ, ngộ nghĩnh để giới thiệu một thứ logic
riêng chỉ tồn tại trong thế giới tuổi thơ, đó là logic của thơ ngây. Vì vậy, tiếp xúc
với những nhân vật trong thơ ông, trẻ em như được nhìn thấy chính mình.
VD: - Một đàn gà con vì quá mải vâng lời nên đã tự mâu thuẫn:


- Mẹ gà hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả
Cả đàn gà nhao nhao
“Đã ngủ rồi đấy ạ!”
Ngủ rồi mà vẫn “nhao nhao” thì chỉ có trẻ con mới làm được. Cũng chỉ trẻ con
mới có kiểu lý luận này.
- Khơng mình nấp giỏi thật
Lỗi chỉ tại cái đi !
(Chơi ú tim)
- Về phương diện nghệ thuật, thơ Phạm Hổ tỏ ra rất thành công ở lối nhại đồng
dao với nhịp điệu câu thơ nhịp nhàng, sinh động, vui tươi, dễ nhớ dễ thuộc.
Chúng giống như những câu hát hoặc những trò chơi dân gian. “Sáo đậu lưng
trâu” là một ví dụ:
Thách anh trâu đấy
Đánh được sáo đen!

Anh quật đi lên
Sáo sà xuống đất,
Anh quay sừng húc
Sáo lại lên lung,
Sáo mổ tứ tung
Là anh thua nhé!
Nhiều bài thơ của ông có dáng dấp những câu đố dân gian.
VD như khi tả quả dứa:
Đầu xanh mũ vua


Mình vàng áo giáp
Một tram con mắt
Nhìn quanh bốn bề.
Quả lựu:
Hoa như lửa bay
Quả sơn vàng óng
Hạt nằm như ong
Từng bọng, từng bọng.
- Ơng cịn thường xun sử dụng nghệ thuật đối thoại trong thơ bằng cách ghi lại
câu chuyện giữa các nhân vật, nhằm nêu và cắt nghĩa nhanh nhất những thắc mắc
của trẻ em.
VD: Giọt sương trong cách cắt nghĩa của nhà thơ trở thành một món quà của tình
bạn:
Bướm em hỏi chị:
- Chị ơi, vì sao
Hoa hồng lại khóc?
- Khơng phải đâu em
Đấy là hạt ngọc
Người gọi là sương

Sao đêm gửi xuống
Tặng cô hoa hồng…
- Cùng với các màn đối thoại, nhịp điệu thơ Phạm Hổ còn được tạo bởi nghệ thuật
mơ phỏng âm thanh. Ơng nhại và mô phỏng tiếng kêu của các con vật, các sự vật


được miêu tả. Đó là tiếng bị ậm ị… gọi bạn trong hồng hơn, tiếng cịi xe chữa
cháy Có ngay!... Có ngay!
- Khi tìm những cách thể hiện phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, nhà thơ Phạm Hổ
không những giúp các em hiểu thêm những cái hay, cái đẹp quanh mình mà cịn
giới thiệu cho các em những điều lạ lùng luôn chảy trong nhịp sống.

II. Tập thơ “ Chú bị tìm bạn”:
- Hồn cảnh sáng tác:
Bài thơ Chú bị tìm bạn được viết từ năm 1952, và tập thơ cùng tên được nhận
giải thưởng loại A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do trung ương Đoàn
Thanh niên cộng sản tổ chức năm 1957.

- Tóm tắt:
Bài thơ nói về một chú bị ngốc nghếch, ngu ngơ nhưng lại dễ thương đáng yêu.
Một buổi chiều mát mẻ, chú bị ra sơng uống nước thấy bóng mình dưới sơng
tưởng một chú bị khác đang cười với mình liền cất tiếng chào.Khi chú bị kia biến
mất chú vội gọi tìm bạn.

- Tác Phẩm:
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bị ra sơng uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bị chào: “Kìa anh bạn!

Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bị cười tt miệng
Bóng bị chợt tan biến


Bị tưởng bạn đi đâu
Cứ ngối trước nhìn sau
“Ậm ị” tìm gọi mãi…

- Phân tích:
Vào lúc mặt trời xuống (mặt trời rúc bụi tre là mặt trời sắp lặn), không gian đã bớt
dần cái nóng, khơng khí đối lưu làm cho " buổi chiều về nghe mát", thì cũng là lúc
bò bắt đầu được thong dong ngơi nghỉ. Chú mò ra sơng uống nước và chợt giật
mình khi thấy trên mặt nước thấp thống một cái bóng mà chú ngỡ là bạn chú. Bị
ta thân thiện lên tiếng chào: "Kìa anh bạn - Lại gặp anh ở đây".
Nước đang trang nghiêm nhìn trời, thấy ngộ q, khơng kìm được nữa. Mặt nước
xao động, làn sóng chạy loang xa như làn mơi hé mở, cười tt, làm cho bóng bị
trên mặt nước cũng tan biến. Bị cuống qt trơng trước ngó sau "Tưởng bạn đi
đâu", nên cứ " ậm ị" tìm gọi mãi".
• Bài thơ năm chữ, có sử dụng những từ ngữ nhạc điệu vui tươi, ngắt nhịp theo
nhịp 3/2, 2/4,..
• Ngơn từ trong sáng, các vần thơ được viết bằng những từ ngữ hết sức đời
thường => nhà thơ đã kể cho các em nghe một câu chuyện về tình bạn đầy xúc
động và tinh tế.
• Hình ảnh quen thuộc: mặt trời, ngọn tre, nước, mây, con bị.
• Sử dụng biện pháp nhân hóa: “Nước đang nằm nhìn mây - Nghe bị, cười tt
miệng” , bị có thể nói, có thể cười,..
• Bài thơ “ chú bị tìm bạn” thật ngộ nghĩnh, vui tươi nhưng kết thúc bài thơ
đượm một chút buồn bởi tiếng ậm ò gọi bạn của chú bị.

• Sự chân thành của chú bị đối với bạn thật cao quý, vừa mới gặp nhau đây, vừa
cất tiếng chào nhau để làm quen (đâu phải đã quen), thế mà mới khơng thấy nhau
đã cuống qt “ngối trước nhìn sau” tìm gọi mãi.
• Tiếng “ậm ị!” gọi bạn của chú bò sẽ vang mãi trong tâm tưởng của người đọc.
Nó là tiếng gọi bạn, kết bầy của lứa tuổi trẻ thơ.


• Bài thơ chú bị tìm bạn của Phạm Hổ sẽ ở mãi trong lòng trẻ thơ với bài học về
tình bạn – Phải biết trân trọng tình bạn,…

- Ý nghĩa đối với học sinh:
• Cung cấp cho học sinh tiểu học một câu chuyện hay và cảm động về tình bạn của
chú bị.
• Một chú bị lơ ngơ nhưng lại rất đáng yêu. Đáng yêu ở hành vi biết chào hỏi.
Đáng yêu ở hành vi thiết tha gọi bạn…Qua đó giúp cho các em hiểu được tình bạn
thật đáng q.

- Bài thơ chú bị tìm bạn giúp cho các em :
• Biết cởi mở hịa đồng để biết kết bạn với nhau.
• Biết q trọng tình bạn…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×