SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
**********
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT
Giảng viên : Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện : Hà Hải Vân
Lớp : ĐH tiểu học B – K5
Năm học : 2017 - 2018
Yêu cầu 1 : Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học
* Nguyên tắc phát triển tư duy
- Học vần ( lớp 1) : Giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh nắm vấn đề
và hiểu nội dung bài học . Khai thác được những kiến thức mà học sinh
đã học ( phân tích từ , so sánh từ ) , có những hoạt động gây hứng thú ,
kích thích sự tìm tịi của học sinh ( dạy học sinh từ ứng dụng qua hoạt
động kể chuyện tìm đường về nhà cho thỏ)
- Tập đọc : Giáo viên đặt những câu hỏi , gợi mở câu trả lời cho học
sinh , để học sinh tự tư duy trả lời câu hỏi , giáo viên chỉ chốt kết quả .
Giáo viên đã giải thích những từ khó cho học sinh , mở rộng giáo dục
vào bài học
- Tập viết ( lớp 3 ) : Giáo viên chưa cho học sinh tự nêu cách viết , để
học sinh suy nghĩ nêu cách viết sẽ giúp học sinh nhớ hơn ( môn Tập
viết ) . Chưa cho học sinh nhiều thời gian tập viết , chưa cho học sinh so
sánh tìm điểm đồng của chữ viết , giáo viên chỉ hướng dẫn sơ sài cách
viết .
* Nguyên tắc giao tiếp
- Học vần : Giáo viên đã dạy từ đan xen kể học sinh nghe câu chuyện ,
gây sự hứng thú , tò mò , học sinh hoạt động một cách chủ động , tích
cực . Học sinh được vận dụng hầu hết các giác quan , được giáo viên cho
quan sát những hình ảnh liên quan đến từ học
- Tập viết : Về phần từ ngữ hay câu , giáo viên đã giải thích cặn kẽ cho
học sinh thơng hiểu nghĩa có thể thêm vốn từ vào quá trinh giao tiếp sau
này . Tiết dạy vẫn chưa có tình huống , hoạt động thu hút học sinh , chỉ
những kĩ năng rèn luyện viết , rập khn . Chưa có những câu hỏi gợi
mở giúp học sinh tìm hiểu chữ viết và kĩ thuật viết chữ
- Tập đọc : Các hoạt động đọc bài nhóm sinh hoạt , gây hứng thú với
học sinh , tổ chức trò chơi “ thi đọc “ tạo sự phấn khởi cho học sinh
* Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trinh độ tiếng việt vốn có của học
sinh tiểu học
Trong giờ học , học sinh được phát huy tính tính cực , chủ động . Sử
dụng đồ dùng dạy học để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Giáo viên tìm
cách làm cho giờ học hấp dẫn để lơi cuốn sự chú ý của học sinh . Trong
quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần chú ý nhiều vào học sinh .
Giáo viên chưa chú ý đến mức học của học sinh , những học sinh học
yếu có thể bị bỏ qua trong những tiết học . Trong phần bài tập , tùy vào
những lỗi sai , giáo viên cho học sinh làm những dạng bài hay mắc lỗi
* Các tiêu chí của một tiết dạy tích cực
Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh , phát huy tính tích cực
của học sinh khơng tập kết vào phát huy tính tích cực của giáo viên , tuy
nhiên với phương pháp tích cực thì em chỉ thấy được ở tiết dạy Học vần
và Tập đọc , học sinh là chủ thể hoạt động linh hoạt . Còn với tiết dạy
Tập viết , học sinh còn hơi thụ động
Yêu cầu 2 : Liệt kê các băn khoăn , thắc mắc của bản thân khi tiếp cận
thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
* Băn khoăn : Có những học sinh học lớp 2 nhưng đọc chữ vẫn chưa
rành
- Lí giải : Giáo viên chỉ cho học sinh đọc sơ , đọc cho biết , chưa chú
tâm vào những học sinh đọc chậm , yếu . Giáo viên thường cho những
học sinh đọc tốt đọc , không cho học sinh đọc chậm đọc để sữa cách đọc
cho học sinh
-Đề xuất : Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đọc chậm đọc nhiều hơn
, để có thể chữa lỗi , luyện đọc cho học sinh
* Băn khoăn : Những học sinh học yếu ít khi được giáo viên gọi đọc
hoặc trả lời câu hỏi
- Lí giải : Những học sinh học yếu đơi khi cũng giơ tay phát biểu
nhưng giáo viên chỉ gọi những học sinh giỏi trả lời để được câu trả lời
đúng . Nhưng như vậy không tạo điều kiện cho những học sinh yếu có
cơ hội được nói
- Đề xuất : Khi đưa ra câu hỏi giáo viên nên gọi những học sinh ít phát
biểu , học sinh chậm , để những những học sinh đó hoạt động tư duy học
, không thụ động
* Băn khoăn : Những tiết dạy học bình thường , giáo viên dạy xong
bài học chưa tới 20 phút
- Lí giải : Thời gian được giáo viên rút ngắn , tiết kiệm
- Đề xuất : Nếu dạy cịn dư thời gian giáo viên nên ơn lại kiến thức cho
học sinh , có thể đưa thêm nhiều hoạt động để học sinh nắm bài rõ hơn