Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 31 trang )

VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


BÀI TẬP VÀ CASE STUDY MÔN ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING
I.

BÀI TẬP

Câu 1: Anh/chị hãy trình bày sự khác biệt giữa thuyết vị kỷ và chủ nghĩa vị kỷ? Thuyết vị
kỷ có điểm mạnh nào khơng? Nếu có, đó là gì, ảnh hưởng tích cực này có thể được thể hiện
như thế nào? Minh họa bằng ví dụ thực tiễn.
a)
Sự khác nhau giữa thuyết vị kỷ và chủ nghĩa vị kỷ
Thuyết vị kỉ: là những triết lí chỉ đạo đức hành vi và tiếp cận với các vấn đề đạo đức qua việc
đánh giá các hệ quả của hành động.
Chủ nghĩa vị kỉ: định nghĩa hành vi đúng đắn hay có thể chấp nhận được là những hành vi có
thể mang lại lợi ích tối đa cho một cá nhân, con người cụ thể mà người đó mong muốn.
b)
Điểm mạnh của thuyết vị kỉ
Ảnh hưởng rất mạnh đến việc xác định các phương pháp quản lí và quyết định các hoạt
động kinh doanh, cụ thể là: phương pháp quản lí theo mục tiêu, phương pháp phân tích lợi ích
– chi phí.
Thuyết vị kỉ thể hiện rất rõ trong thuyết kinh tế học vi mô nhắm đến lợi ích kinh tế của
bản thân doanh nghiệp.
Ngồi ra, thuyết vị kỉ cịn có những điểm mạnh như người vị kỷ sẽ chỉ nghĩ tới bản thân và sống
hạnh phúc. Từ đó ảnh hưởng tích cực tới họ:

Được sống là chính mình
Những người vị kỷ là những người chỉ nghĩ tới bản thân mình, vì vậy họ sẽ sống theo cách mà
mình muốn và làm những gì mình thích chứ khơng phải vì một trách nhiệm, bắt ép nào cả. Họ


hành xử với mọi người chung quanh thật dễ thương, thật tự nhiên, khơng gị bó, khơng bắt buộc,
họ đơn giản làm và sung sướng làm theo khuynh hướng của họ, cá tánh và bản chất tự nhiên
của họ - và điều đơn giản đó khiến bạn vui vẻ, hài lịng, sung sướng. Và khơng có gì hạnh phúc
hơn khi được sống là chính mình.

Ví dụ: Hương Giang Idol-một cái tên quá quen thuộc trong Showbiz Việt. Bắt đầu gầy
dựng tên tuổi từ chương trình VietNamIdol2012, và thắng lời với ngôi vị Hoa hậu chuyển giới
Quốc tế-Miss International Queen. Đằng sau ánh hào quang ấy là cả một sự phấn đầu khơng
ngừng để được sống là chính mình, sống đúng giới tính, tài năng của mình. Tại một quốc gia bị
ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng phong kiến, việc cơng khai giới tính khác biệt với số đơng đã là
không dễ dàng, nhưng cô đã làm được và hơn cả cơ đã thành cơng cùng với chính giới tính thật
của mình, được mọi người cơng nhận và u q.

Biết yêu thương, biết chia sẻ với con người, với nhân loại
Để chia sẻ cái gì đó cho nhau, cùng nhau, điều trước tiên, người ta cần có cái để chia sẻ. Khi
chúng ta thực sự có hạnh phúc, chúng ta mới có thể chia sẻ niềm vui đó với người khác. Nếu
mọi người xung quanh chúng ta không hạnh phúc, chúng ta sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Vậy
1


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


nên nếu chúng ta muốn sung sướng hạnh phúc, chúng ta cần phải giúp người khác chung quanh
chúng ta được hạnh phúc.
Những người vị kỷ ln đi tìm hạnh phúc cho mình, bởi lẽ đó mà họ biết vị tha, biết chia sẻ với
những người xung quanh. Những người xung quanh hạnh phúc cũng là để giúp cho chính họ
sống an lạc vui vẻ. Họ đi đến nhà thương, phục vụ giúp đỡ những bệnh nhân hay họ đi đến nơi
những người nghèo và giúp đỡ, họ làm với tình thương chân thật trong họ, phát xuất thật tự
nhiên và họ u thích những cơng việc đó.


Ví dụ: Vinamilk-thương hiệu dẫn đầu ngành sữa tại Việt Nam. Cùng với hoạt động sản
xuất kinh doanh, Vinamilk còn thực hiện những chương trình đầy ý nghĩa nhân văn với cộng
đồng, những chương trình sẻ chia, đem đến nụ cười cho xã hội. Qũy sữa “Vươn cao Việt Nam”
được thành lập từ năm 2008, dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam trực thuộc Bộ
LĐ-TB-XH, đồng hành bởi Vinamilk, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam luôn hướng đến trẻ em có
hồn cảnh khó khăn trong cả nước với hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức
thiết thực, đó là trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần giúp các em có được
cơ hội phát triển tồn diện hơn về thể chất và trí tuệ để có một tương lai tươi sáng hơn. Cùng
với việc trao đi tấm lịng, tình yêu thương đến trẻ em, Vinamilk cũng đã đón nhận lại từ chính
xã hội sự trân trọng, yêu quý và biểu hiện rõ nhất là hình ảnh doanh nghiệp sản xuất sữa lớn
mạnh như ngày nay.

Giúp con người sống tích cực, biết hưởng thụ cuộc sống
Một người vị kỷ, khi đã ln tìm tới hạnh phúc cho mình thì họ cũng sẽ tìm và tận hưởng niềm
vui từ tâm mình. Họ sẽ muốn gần với thiên nhiên, thích hịa cùng thơ ca, hát hị,...những thứ có
thể làm họ an n. Chính vì vậy họ khơng màng tới chiến tranh, tàn sát vì họ bận nghĩ cho niềm
vui, niềm hạnh phúc của riêng họ.

Ví dụ: Nick Vujicic-sinh ra đã khơng có tay chân nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ niềm tin
vào cuộc sống và cảm thấy tự ti về khiếm khuyết của mình. Theo Bright Side, anh chàng chính
là minh chứng sống cho thấy dù cuộc sống có khó khăn thế nào, bạn vẫn có thể tìm thấy niềm
vui, sự lạc quan, tràn đầy năng lượng. Dù thiếu tay chân, Nick khơng thua kém bất kỳ ai, anh
có thể lướt ván, chơi golf, du lịch khắp thế giới, cưới vợ và có hai em bé đáng yêu. Để làm được
điều đó là nhờ vào chính tình u bản thân, phấn đấu để có được cuộc sống tốt hơn cho chính
mình mà không hề chán nản chờ đợi sự thương hại, sống tích cực, lạc quan, tin tưởng vào những
điều tốt đẹp trong cuộc sống.
c)
Minh họa bằng ví dụ thực tiễn:
Trước khi Đặng Tiểu Bình lãnh đạo, nền kinh tế TQ theo cơ chế kế hoạch quan liệu bao cấp,

chủ yếu doanh nghiệp TQ là doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước, khơng có thành phần kinh tế
khác. Đặng Tiểu Bình đặt ra mục tiêu phát triển nền kinh tế không chỉ dựa vào nhà nước mà
phải có nhiều thành phần khác phối hợp. Câu nói "mèo đen mèo trắng khơng quan trọng, miễn
là bắt được chuột" của Đặng Tiểu Bình trở thành triết lý áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc
sống, đặc biệt là kinh doanh ở đất nước khi đó có nền kinh tế cịn ở mức độ thấp kém này.
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch "cải cách mở cửa" nhằm xây dựng một "nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc". Chính sách của ơng chú trọng đặc biệt
2


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


tới khía cạnh mở cửa, cụ thể là các nước phương Tây. Cuối 1978, nhà sản xuất máy bay Boeing
công bố bán nhiều phi cơ 747 cho các hãng hàng khơng Trung Quốc. Đồng thời, hãng Coca- có
ý định mở một nhà máy sản xuất ở Thượng Hải. Đây là dấu hiệu cho thấy việc mở cửa khởi
động rất mau lẹ.
Trong chuyến thăm nước Mĩ 1979, ông cũng đến thăm trụ sở của Cola-Cola và Boeing ở Atlanta
và Seattle. Đặng Tiểu Bình khẳng định rõ ràng ưu tiên của Trung Quốc là phát triển công nghệ
và kinh tế. Trung Quốc tháng 4/1980 trở thành thành viên Quỹ Tiền tệ Thế giới, một tháng sau
tham gia vào Ngân hàng Thế giới. Chính sách cải cách của Đặng chú trọng tư nhân hóa hầu hết
các lĩnh vực của nền kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp, đồng thời đón nhận mọi nguồn đầu tư
từ nước ngoài. Năm 1992, Đặng đã làm nên một làn sóng khuyến khích dân chúng phát triển
kinh tế, đặc biệt là tại các khu kinh tế duyên hải như Thẩm Quyến, Chu Hải và Quảng Đông.
Từ khi mở cửa và cải cách kinh tế, Trung Quốc được xếp vào một trong những quốc gia có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, Năm 2010 nước này vượt mặt Nhật Bản trở thành nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Ngồi ra, Đặng Tiểu Bình cũng là người đã gây ra cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979.
Tháng 6/1978, Việt Nam chính thức tham gia COMECON và tháng 11/1978 Việt Nam ký Hiệp
ước Hữu nghị và Hợp tác có bao gồm các điều khoản về quân sự với Liên Xô.

Tháng 12 năm 1978, Việt Nam hỗ trợ Campuchia đánh bật tập đoàn Pol Pot vào rừng. Đặng
Tiểu Bình xem đó như giọt nước tràn ly và quyết định chặt đứt vịng xích bằng cách gây cuộc
chiến Việt Trung 1979 nhằm củng cố quyền lực, cô lập Việt Nam và ngăn chận khối Việt Miên
Lào liên minh nhau. Ngồi ra, trong dư luận Việt Nam có niềm tin rằng Trung Quốc chỉ lợi dụng
tình thế để kiếm lợi về địa chính trị và cả lãnh thổ.
Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo theo thuyết vị kỉ muốn đem lại lợi ích cao nhất để đạt mục tiêu
phát triển kinh tế đất nước, quản lí theo mục tiêu nên đưa ra những chính sách đem lại lợi ích
cho sự mạnh mẽ phát triển các thành phần kinh tế bằng việc mở rộng cơ chế thị trường, cải cách
mở cửa, đồng thời không từ bỏ tham vọng nên gây ra cuộc chiến tranh Viêt-Trung 1979 để củng
cố vị thế, kiếm lợi về lãnh thổ nhăm đạt được mục tiêu của mình.
Câu 2: Triết lí đạo đức là gì? Triết lí đạo đức được thể hiện như thế nào trong các lĩnh
vực: marketing, công nghệ, nhân lực, kinh tế tài chính, quản lí?
a)
Khái niệm: Triết lí đạo đức hay đạo lí là những nguyên tắc, quy tắc con người sử dụng
để xác định thế nào là đúng, thế nào là sai. Triết lí đạo đức hướng dẫn con người trong việc xác
định cách thức giải quyết mâu thuẫn và đạt được lợi ích chung cao nhất khi con người sống
trong một tập thể, một xã hội.
• Tính đặc thù của triết lí đạo đức tùy thuộc:
- Hồn cảnh kinh tế
- Đặc điểm truyền thống
- Quá trình trưởng thành và phát triển của từng cá nhân, từng nhóm xã hội.
3


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING



Xu thế phát triển trong triết lí đạo đức:
Mỗi triết lí là một lý thuyết phức tạp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm về quy tắc chi

phối hành vi của con người về mặt đạo đức.
Có 3 nhóm triết lí đạo đức cơ bản vận dụng trong kinh doanh:
- Các triết lí dựa trên quan điểm vị lợi
- Các triết lí dựa trên quan điểm pháp lí
- Các triết lí dựa trên quan điểm đạo lý
b)
Triết lí đạo đức thể hiện như thế nào trong các lĩnh vực: marketing, công nghệ, nhân
lực, kinh tế tài chính, quản lí?

Marketing: Đặc điểm thể hiện qua những hoạt động marketing như quảng cáo, thu thập
và sử dụng thông tin khách hàng, an toàn thực phẩm, phân phối sản phẩm,…
Nguồn gốc vấn đề đạo đức trong marketing xuất hiện khi:
+ Cung cấp thông tin đến người tiêu dùng:
▪ Che giấu thông tin sản phẩm đối với người tiêu dùng,
▪ Khơng cung cấp thơng tin chính xác, che giấu các cho phí ẩn
+ Về định giá và phân phối sản phẩm:
▪ Bán phá giá, đầu cơ tích trữ, lợi dụng nhu cầu tăng cao để tăng giá thành sản phẩm vượt
mức cho phép
▪ Khơng có giấy phép phân phối.
+ Chương trình khuyến mãi:
▪ Những chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng thiếu trung thực,
▪ Chương trình hậu mãi kém
▪ Sản phẩm ghi “giảm giá” hay “thấp hơn thị trường” khi chưa bao giờ bán mức đó.
▪ Lơi kéo: dụ dỗ khách hàng mua những sản phẩm không thật sự cần thiết bằng cách lôi kéo
tinh vi, gây sức ép, bất ngờ,...
+ Về quảng cáo: :
▪ Quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hóa, khơng phù hợp thuần phong mĩ tục, có từ ngữ khơng
phù hợp, phản cảm ảnh hưởng đến đối tượng người xem, đặc biệt là trẻ em hoặc đối với
người lớn, quảng cáo có thể dẫn đến những tác động kiểm sốt hành vi. Những tác động
có chú ý hoặc vô ý đối với đối tượng trên được coi là vô đạo đức.

▪ Đưa ra lời quảng cáo mơ hồ với từ ngữ không rõ ràng hoặc không đưa ra những thông tin
không thật sự cần thiết để khách hàng đưa ra quyết định khi mua sản phẩm.
▪ Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm (người nghèo, trẻ em, vị thành niên...)
làm ảnh hưởng đến sự kiểm soát hành vi, quảng cáo nhồi nhét những tư tưởng tiêu dùng
tiêu cực về tình dục, bạo lực, quyền thế,...
▪ Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sản phẩm; gây trở ngại cho
người tiêu dùng trong việc quyết định chọn tiêu dùng tối ưu.
+ Thu nhập và sử dụng thông tin khách hàng:
4


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


▪ Thông tin khách hàng không được bảo mật tuyệt đối, xảy ra hiện tượng doanh nghiệp thu
thập thông tin khách hàng để bán lại,
▪ Không sử dụng thơng tin khách hàng vì mục đích chung và chưa được sự cho phép của
khách hàng.
+ An toàn sản phẩm:
▪ Vấn đề đạo đức trong an toàn thực phẩm diễn ra khi người sản xuất đưa ra các sản phẩm
cạnh tranh ngang giá nhưng với chất lượng không đảm bảo và lừa gạt khách hàng,
▪ Doanh nghiệp cố tìm cách ràng buộc người tiêu dùng bởi bất kỳ cam kết đảm bảo chính
thức hay ngầm định về trách nhiệm họ phải,
▪ Doanh nghiệp khơng có sự khắt khe trong q trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm an tồn,
chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Công nghệ: Kỹ thuật công nghệ được vận dụng trong các hoạt động sản xuất, hoạt động
sản phẩm sẽ bị chi phối bởi đạo đức của cá nhân trong quá trình vận hành.
Vấn đề đạo đức có thể nãy sinh trong việc sử dụng kĩ thuật mói trong thiết kế, chế tạo sản phẩm
mới nhắm đến giảm chi phí, giá thành những ảnh hưởng đến mơi trường, người tiêu dùng, độ an

tồn trong sử dụng sản phẩm
Ví dụ: Người ta sử dụng cơng nghệ để tạo ra sản phẩm an tồn, sản phẩm mới có sự cải tiến,
tốt hơn cho người tiêu dùng, tuy nhiên trên thực tế có nhiều doanh nghiệp sử dụng tiến bộ cơng
nghệ để tạo ra sản phẩm khơng an tồn như trái cây sử dụng hóa chất để tươi lâu hơn, thịt heo
được tiêm chất tạo nạc để nặng cân và dùng thuốc kích thích tăng trưởng để mau chóng xuất
chuồng,… điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, quá trình sử dụng sản phẩm
xảy ra nhiều rủi ro như ngộ độc, gây ung thư,… như vậy, việc sử dụng công nghệ để lợi dụng
chuộc lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đã ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức.

Nhân lực: Đạo đức trong nhân lực thể hiện qua các hoạt động cụ thể như: xác định công
việc, tuyển dụng, bổ nhiệm, kiểm tra, đánh giá người lao động, bầu khơng khí tổ chức,…
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
Vấn đề đạo đức trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện khi có sự phân
biệt đối xử, khơng cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất
phát từ định kiến về phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tơn giáo, địa phương,
vùng văn hố, tuổi tác...
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động cịn thể hiện ở việc tơn trọng
quyền riêng tư cá nhân của người lao động. Để tuyển dụng có chất lượng, người quản lý phải
thu nhập thơng tin của người lao động về tình trạng sức, lý lịch tài chính, q khứ trước kia để
xem có minh bạch khơng... Đó là tính chính đáng của cơng tác quản lý. Hành vi sẽ phi đạo đức
nếu người quản lý từ thông tin thu thập được can thiệp quá sâu vào đời tư của người lao động,
tiết lộ bệnh án/(hồ sơ y tế), xuất bản về những vấn đề riêng tư của họ và sử dụng tên của họ vì
các mục đích thương mại khác mà chưa được sự đồng ý từ họ.
5


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Ngoài ra, việc sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia cần có đãi ngộ xứng đáng

với cơng sức đóng góp của họ. Nếu khơng thì đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng
lợi nhuận tiêu cực và vi phạm đến vấn đề đạo đức.
Đạo đức trong đánh giá người lao động
Hành vi đạo đức của người quản lý trong đánh giá người lao động là đánh giá không dựa trên
cơ sở định kiến. Để đánh giá người lao động làm việc có hiệu quả khơng, có lạm dụng của công
không, người quản lý phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát và đánh giá. Nếu việc
giám sát này nhằm đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất và năng lực làm việc của
người lao động, nhằm đảm bảo bí mật thơng tin của cơng ty, nhằm phòng ngừa hay sửa chữa
những hành động do người lao động đi ngược lại lợi ích của cơng ty thì nó hồn tồn hợp đạo
lý. Tuy nhiên những thông tin lấy được từ giám sát phải là những thông tin phục vụ cho công
việc của công ty, nếu sự giám sát nhằm vào những thông tin hết sức riêng tư, hoặc những thơng
tin phục vụ mục đích thanh trường, trù dập... thì khơng thể chấp nhận được về mặt đạo đức.
Thêm nữa, sự giám sát nếu thực hiện khơng cẩn trọng và tế nhị thì có thể gây áp lực tâm lý bất
lợi, như căng thẳng, thiếu tự tin và không tin tưởng ở người lao động.
Đạo đức trong bảo vệ người lao động
Đảm bảo điều kiện lao động an tồn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao
động. Người lao động có quyền làm việc trong một mơi trường an tồn.
Việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động (hệ thống cứu hỏa, dây an toàn,
găng tay và ủng cách điện cho thợ điện, đèn và đèn pha cho thợ mỏ), chi phí cho tập huấn và
phổ biến về an tồn lao động... đơi khi cũng tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty
không giải quyết thấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạo
đức. Bảo vệ người lao động còn liên quan đến một vấn đề đạo đức rất nhạy cảm đó là vấn đề
quấy rối tình dục nơi cơng sở. Ngồi ra, người lao động cũng cần được bảo vệ tiếng nói cá nhân,
ủng hộ việc cáo giác

Kế tốn, tài chính: Đạo đức trong hoạt động kế tốn tài chính thể hiện qua việc xử lí các
số liệu, đưa ra những dữ liệu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư và hoạch định chiến lược.
Các nhân viên kế toán phải tuân theo những quy định về đạo đức trong đó nêu ra trách nhiệm
của họ đối với khách hàng và lợi ích của cộng đồng, bao gồm: liêm chính, khách quan, độc lập
và cẩn thận.

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh một vài số liệu trong báo cáo tài chính để làm yên lịng các nhà
đầu tư, khuyến khích họ tiếp tục đổ vốn (đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp). Đây là điều chỉnh
tích cực theo quan điểm của doanh nghiệp nhưng các cổ đơng thấy có thể bị lừa dối và cảm nhận
có sự bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp.
6


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Các vấn đề đạo đức tài chính bao gồm các câu hỏi về những vụ đầu tư mang tính trách nhiệm
xã hội và tính chính xác của các tài liệu tài chính được báo cáo. Tính chính xác thể hiện ở các
số liệu kế tốn – tài chính của các báo cáo tài chính hay bảng cân đối kế toán, phản ánh thực
chất tiềm lực cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp; đóng vai trị là cơ sở cho hoạt động
ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp cũng như các đối tượng ngoài doanh nghiệp như cơ
quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư, cổ đông… Nếu những tài liệu này chứa đựng những thông
tin sai lệch dù cố ý hay khơng thì cũng ảnh hưởng xấu đến hoạt động của rất nhiều đối tượng và
ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức trong hoạt động kế tốn, tài chính.
Các hành vi phi đạo đức trong kế tốn tài chính:

Những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh như giảm giá dịch vụ khi công ty kiểm toán
nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của cơng ty
kiểm tốn trước đó, hoặc so với mức phí của các công ty khác đưa ra khả năng xảy ra nguy cơ
do tư lợi là đáng kể, điều này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Hành vi cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề là vi phạm tư cách nghề nghiệp và
tính chính trực quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán,
kiểm toán và cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Những người chịu trách nhiệm về tài chính doanh nghiệp có thể lợi dụng quyền hạn đối

với tài sản doanh nghiệp và hiểu biết về quản lý tài chính để đưa ra những quyết định mang tính
tư lợi như đề xuất sử dụng nguồn tài chính hay phân bổ nguồn tài chính kém hiệu quả vì mục
đích riêng.

Thay đổi số liệu, kết quả để che giấu sự thật, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
tế của các bên liên quan cũng là hành vi vi phạm đạo đức.

Quản lí: đạo đức trong quản lí thể hiện trong quá trình đưa ra những quyết định liên quan
đến lợi ích giữa người quản lí với chủ sở hữu hoăc người lao động.
Đạo đức trong quản lý đối với người lao động thể hiện ở tính trung thực, minh bạch trong
cách nhà quản lí thực hiện. Nhà quản lý phải ln trung thực với nhân viên cấp dưới của mình.
nói chuyện trực diện hoặc thông qua các phương tiện tương tác như blog, khảo sát nội bộ, trưng
cầu ý kiến,… Đặc biệt, mọi thông tin đều phải được công khai với nhân viên, mọi kết quả đều
phải được công bố.
Đạo đức cịn thể hiện ở tính tơn trọng con người: Các lãnh đạo thực thụ không bao giờ
quản lý doanh nghiệp bằng cách gò ép cấp dưới tuân thủ hàng loạt các quy định và luật lệ. Nhà
quản lý luôn tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng và tiềm năng phát triển của nhân viên;
tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác.
Trường hợp người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử để đưa ra những quyết định liên
quan đến lợi ích của người lao động như việc bổ nhiệm nhân sự không thể giao cho phụ nữ vì
theo quan điểm quản lí, phụ nữ không thể đưa ra được những quyết định hợp lý do họ quá thiên
về tình cảm hay người da màu kém cỏi hơn người da trắng,… Như vậy quyết định của người
quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử chứ không phải dựa trên khả năng thực hiện công việc.
7


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Quyết định như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như vị trí, thu nhập...và liên

quan đến hành vi đạo đức trong quản lí
Nhà quản lý cần lưu ý trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là phải
tơn trọng quyền riêng tư cá nhân của họ. Sẽ là phi đạo đức nếu người quản lý từ thông tin thu
thập được can thiệp quá sâu vào đời tư của người lao động, tiết lộ bệnh án/(hồ sơ y tế), xuất bản
về những vấn đề riêng tư của họ và sử dụng tên của họ vì các mục đích thương mại khác.
Các vấn đề đạo đức liên quan đến chủ sở hữu bao gồm các mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của
các nhà quản lí đối với các chủ sở hữu và lợi ích của chính họ, và sự tách biệt giữa việc sở hữu
và điều khiển doanh nghiệp. Lợi ích của chủ sở hữu về cơ bản là được bảo toàn và phát triển giá
trị tài sản.
Câu 3:
a)
Văn hóa của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhân tố nào? (Trình bày cụ thể
tùng yếu tố tác động làm cho doanh nghiệp mạnh hay yếu)
b)
Sự mạnh, yếu của văn hóa doanh nghiệp được xem xét ở khía cạnh nào? (Diễn giải
chi tiết từng khía cạnh được xem xét)
c)
Bản sắc văn hóa của doanh nghiệp được tạo lập như thế nào?
--------------------------------a)
Văn hóa của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của nhân tố
Những nhân tố làm ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp bao gồm: quy mô tổ chức, tuổi đời tổ
chức, số lượng các thể hệ thành viên chủ chốt, cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa
của tổ chức.
❖ Quy mô tổ chức: là độ rộng lớn của tổ chức được xem xét trên hai phương diện chính là
phạm vi hoạt động của tổ chức và thẩm quyền của tổ chức. Ngồi ra cịn có các yếu tố khác
như cơ cấu tổ chức; số lượng nhân lực; nguồn lực tài chính; cơ sở vật chất, kỹ thuật,….
Quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, cơ cấu tổ chức càng phức tạp, đòi hịi phải hình thành
nhiều cấp quản trị hơn, ở mỗi cấp cũng bao gồm nhiều nơi làm việc hơn, mức độ chấp nhập và
tn thủ càng ít vì mỗi người đều có những quan điểm, ý kiến khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp

mạnh hay yếu tùy thuộc vào sự thống nhất về giá trị, càng nhiều người quan điểm càng khác biệt,
do vậy quy mơ tổ chức càng lớn thì văn hóa doanh nghiệp càng yếu.
Ngược lại, với quy mơ tổ chức nhỏ, ít thành viên sẽ hạn chế được sự khác biệt về quan
điểm, mức độ chấp nhận, tuân thủ, thống nhất về giá trị văn hóa doanh nghiệp càng cao nên văn
hóa doanh nghiệp càng mạnh.
Quy mơ tổ chức lớn → VH doanh nghiệp yếu
Quy mô tổ chức nhỏ → VH doanh nghiệp mạnh.
VD: Tập đoàn Vingroup lớn để có văn hóa mạnh Vin buộc phải xây dựng văn hóa của từng
nhóm ngành như văn hóa của Vinschool, Vinmart, Vinfast,…những Vin này theo từng lĩnh vực
8


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


hoạt động khác nhau như Vinfast chuyên về lĩnh vực động cơ, ơ tơ nên sẽ có văn hóa thiên về
lĩnh vực ơ tơ, Vinmart là cửa hàng siêu thị bán lẻ nên có văn hóa của siêu thị bán lẻ,…mỗi Vin
có 1 ăn hóa khác nhau, nếu gom lại thành một tổ chức lớn và không thống nhất với nhau thì văn
hóa sẽ yếu, tuy nhiên nếu tách ra, gắn văn hóa cho từng lĩnh vực thì văn hóa sẽ được củng cố.
Vingroup sẽ lấy văn hóa tinh túy, khác biệt của mỗi nhóm ngành để tạo thành bản sắc riêng của
doanh nghiệp.
❖ Tuổi đời tổ chức: Tuổi đời tổ chức có thể mới thành lập hoặc đã qua nhiều năm
Tuổi đời tổ chức càng cao thì văn hóa càng mạnh vì q trình văn hóa được đào thải,
chọn lọc và lược bỏ những văn hóa khơng phù hợp để cịn lại những triết lí, văn hóa tinh túy nhất
để tồn tại lâu năm. Ngược lại, những tổ chức có tuổi đời thấp, văn hóa dễ bị chi phối, hịa tan và
chưa có nhiều sự chắt lọc, thống nhất.
- Tuổi đời tổ chức càng cao → VH doanh nghiệp càng mạnh
- Tuổi đời tổ chức càng thấp → VH doanh nghiệp càng yếu
❖ Số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt:
Càng đông số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt thì quan điểm có sự thống nhất thấp do

cách biệt về tuổi tác, suy nghĩ, triết lí,…nên văn hóa doanh nghiệp càng yếu
Càng ít số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt thì quan điểm có sự thống nhất cao do thời
gian sống gần nhau, ít có sự cách biệt về tuổi tác, suy nghĩ, triết lí tương đối giống nhau,… nên
văn hóa doanh nghiệp càng mạnh.
- Số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt nhiều → VH doanh nghiệp càng yếu
- Số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt ít → VH doanh nghiệp càng mạnh
❖ Cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chức:
Các tổ chức thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động văn hóa, sinh hoạt, chương trình team
building,…cho các thành viên trong doanh nghiệp để có cơ hội gặp gỡ nhau, cùng hoạt động,
vui chơi sẽ tăng cường sức hiểu biết lẫn nhau, thơng cảm nhau hơn,…nếu thường xun tổ chức
chương trình sẽ củng cố tinh thần nhân viên, tăng mức độ thống nhất làm văn hóa doanh nghiệp
thêm vững mạnh.
Ngược lại, cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chức càng ít sẽ hạn chế
tạo cơ hội tiếp xúc giữa các nhân viên, ít có sự gần gũi với nhau, dẫn đến mức độ thông cảm,
thống nhất giá trị văn hóa doanh nghiệp bị hạn chế, làm văn hóa doanh nghiệp yếu đi.
Cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chức cao → VH doanh nghiệp
càng mạnh
Cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chức thấp → VH doanh nghiệp
càng yếu
b) Các khía cạnh xem xét sự mạnh, yếu của văn hóa doanh nghiệp:
❖ Mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của các thành viên,
sự cam kết và gắn bó với các giá trị này.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa mạnh
9


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của các thành viên, sự cam kết

và gắn bó với các giá trị cao → Văn hóa doanh nghiệp càng mạnh
Doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống giá trị chuẩn mực, định hướng cho nhân viên theo đuổi mục
tiêu đề ra của công ty, điều này giúp các thành viên trong tổ chức nhìn thấy được tương lai của
cơng ty và chính mình, họ có sự tin tưởng vào tổ chức, có động cơ thúc đẩy tinh thần làm việc
và lòng trung thành tăng cao.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa yếu
Mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của các thành viên, sự cam kết
và gắn bó với các giá trị thấp → Văn hố doanh nghiệp yếu.
Đây có thể là doanh nghiệp mới, cịn mơ hồ trong việc đinh hướng văn hóa hoặc doanh nghiệp
có cơ chế quản lí cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đốn, chun quyền, gây ra khơng khí thụ
động, sợ hãi ở các nhân viên, đó cũng có thể là một doanh nghiệp khơng có ý định tạo nên một
mối liên hệ nào khác giữa những nhân viên ngoài quan hệ cơng việc, vì vậy doanh nghiệp khơng
tạo ra giá trị niềm tin, sự nhiệt huyết ở nhân viên, dẫn đến mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo,
sự quyết tâm thực hiện cũng như cam kết và gắn bó với các giá trị này khơng cao, thậm chí nhân
viên có tác động tiêu cực đến doanh nghiệp như phá vỡ cam kết và lòng quyết tâm.
❖ Sự thống nhất về những gì coi là quan trọng, và thế nào là hành vi đúng đắn.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa mạnh
• Sự thống nhất về những gì coi là quan trọng, và thế nào là hành vi đúng đắn cao → Doanh
nghiệp có nền văn hóa mạnh.
Những giá trị, quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào doanh nghiệp, điều này làm tăng
tính nhất quán của hành vi. Văn hóa của tổ chức càng mạnh, các thành viên có sự tự giác trong
cơng việc, vì vậy nhu cầu của cán bộ quản lý trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy định để
định hướng hành vi của người lao động sẽ giảm đi. Sự nhất trí về hành vi sẽ tạo ra được sự liên
kết, trung thành giữa tổ chức với các thành viên, như vậy sẽ giảm được xu hướng người lao động
từ bỏ tổ chức của họ. Doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ nâng cao sự cam kết tổ chức và
làm tăng tính kiên định trong hành vi của người lao động,điều này làm giảm sự mơ hồ và chỉ
cho nhân viên biết mọi thứ được tiến hành như thế nào, và cái gì là quan trọng.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa yếu:
• Sự thống nhất về hành vi thấp → Doanh nghiệp có nền văn hóa yếu. Nếu cơ chế quản lí
có sự khơ cứng, độc đốn, mơi trường văn hố ở cơng ty khơng lành mạnh, khơng tích cực sẽ

ảnh hưởng xấu đến tâm lí làm việc của nhân viên, tạo ra nhiều kiểu hành vi tiêu cực khác nhau
như thờ ơ, chống đối,... và tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của tồn cơng ty.
❖ Kết quả lao động, xu thế ổn định của các đặc trưng văn hóa điển hình trước những
tác động của thời gian và những áp lực từ bên trong và bên ngồi.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa mạnh:
10


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING



Kết quả lao động cao → Doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh.
Nền văn hóa mạnh giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc, hiểu
được sự đóng góp của họ có ý nghĩa như thế nào đến sự thành công của doanh nghiệp, người
lao động sẽ cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình. Trong một tập thể tốt, mọi người có thể
học hỏi lẫn nhau và mang lại nhiều giá trị tinh thần, giá trị đó sẽ khích lệ khả năng làm việc hết
mình của cá thành viên đối với mục tiêu doanh nghiệp, các bộ phận trong tổ chức có sự hợp tác,
hiệp lực với nhau để cùng thúc đẩy, tạo ra kết quả lao động tốt .kết quả lao động tốt, phát triển
liên tục, bền vững.

Xu thế ổn định của các đặc trưng văn hóa điển hình trước những tác động của thời gian
và những áp lực từ bên trong và bên ngồi cao → Doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh.
Văn hóa mạnh sẽ trở thành các giá trị, quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong việc theo đuổi
các mục đích chung, chính vì vậy mà văn hóa mạnh sẽ tạo nên xu thế ổn định, trở thành đặc
trưng văn hóa điển hình trước những tác động của thời gian và áp lực tù bên trong, bên ngồi.
✓ Đối với doanh nghiệp có văn hóa yếu:

Kết quả lao động kém → Doanh nghiệp có nền văn hóa yếu.

Sự khơng thống nhất về hành vi khiến nhân viên khơng phân biệt được điều gì là quan
trọng, đúng sai, sự bất mãn đối với cơ cấu tổ chức hay mơ hồ trong công việc dẫn đến năng suất
lao động bị chi phối, kết quả kinh doanh của công ty không tốt, không bền vững, các bộ phân
của công ty có vấn đề, họ thiếu sự hợp tác, hiệp lực, thống nhất lẫn nhau, kết quả lao động kém,
trì trệ, khơng bền vững.

Xu thế ổn định của các đặc trưng văn hóa điển hình trước những tác động của thời gian
và những áp lực từ bên trong và bên ngồi thấp → Doanh nghiệp có nền văn hóa yếu.
Do khơng có sự thống nhất thực hiện, mức độ chấp nhận cũng như cam kết gắn bó với
các giá trị khơng cao, dẫn đến nền văn hóa daonh nghiệp sẽ thiếu tính ổn đinh, dễ dàng bị lung
lay, thay đổi bởi yếu tố tác động của thời gian và ngoại cảnh.
c) Bản sắc văn hóa được tạo lập như thế nào?
Bản chất thay đổi của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua những đặc trưng sau:
Bản sắc văn hóa có thể được tạo lập: Người sáng lập là người có khả năng tạo lập bản sắc văn
hóa của doanh nghiệp (qua các sứ mệnh, tầm nhìn), họ lãnh đạo và những quyết định hành vi bám sát
theo sứ mệnh và khi đã được kiểm chứng qua thực tiễn thì bản sắc văn hóa sẽ được định hình và củng
cố.
Ví dụ: Nhà sáng lập Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Từ những ngày đầu kinh doanh ông
tạo lập một tập đoàn cà phê đậm chất Thiền. Lấy “Sách lược tâm” là cốt lõi. Và khi đứng trước thách
thức đổi mới hiện nay, Trung Nguyên Legend không chỉ thuần túy là kinh doanh mà cịn hướng đến
phụng sự cộng đồng.


11


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ việc củng cố: Trong quá trình củng cố, phát triển,

bản sắc văn hóa có sự thay đổi nhưng người lãnh đạo thường tìm cách giữ gìn, bảo vệ những giá trị đạo
đức và văn hóa thịnh hành đã được thiết lập.

Bản sắc văn hóa có thể được hình thành từ sự hòa nhập: Trong sự hòa nhập, doanh nghiệp
có thể tạo lập từ sự hịa trộn bản sắc văn hóa của 2 cơng ty với nhau hoặc của 1 cơng ty lớn thu tóm, tù
thuộc vào người lãnh đạo, người lãnh đạo có phong cách dân chủ thường chú ý lắng nghe và tìm cách
hịa đồng, kết nối, điều hịa, cổ vũ, chia sẻ với những người khác.

Bản sắc văn hóa có thể thay đổi: Khi bên trong tổ chức xuất hiện những thay đổi căn bản như:
công nghệ, vị trí quản lý…tạo ra áp lực phải có những thay đổi về phong cách, về triết lý quản lý, về
phương châm hành động thì bản sắc văn hóa có thể thay đổi để thích ứng.


Câu 4: a) Trình bày chi tiết tính cách văn hóa của doanh nghiệp. Theo anh/chị mỗi tính
cách văn hóa đó thuộc dạng văn hóa nào của doanh nghiệp? Ứng với mỗi tính cách văn
hóa thì doanh nghiệp nên chọn phương pháp quản lí nào là phù hợp? Trình bày chi tiết
phương pháp quản lí đó.
Tính cách văn hóa của doanh nghiệp là những đặc trưng riêng trong cách hành động, ra quyết
định và ứng xử trước những tác động bên trong và bên ngồi.



Trinh bày khái niệm từng tính cách văn hóa
Ứng với tính cách này phù hợp với dạng văn hóa nào?

Tính cách văn hóa của doanh nghiệp bao gồm:
1. Tính sáng tạo và sẵn sàng mạo hiểm:
- Phương pháp MBO, ở mức độ cao hơn trong nhận thức là MBV.
- Tính sáng tạo và sẵn sàng mạo hiểm phù hợp với dạng văn hóa: Văn hóa nam nhi, Văn
hóa tiến triển, Văn hóa doanh nhân (Deshpande & Webster) ngồi giáo trình


12


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


13


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


2. Tính chú trọng chi tiết:
- PP quản lí MBP (qlý theo q trình).
- Tính chú trọng chi tiết phù hợp dạng văn hóa: Văn hóa nhất quán, Văn hóa quy trình

14


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


-

3. Tính định hướng kết quả:
Phương pháp quản lí MBO
Tính định hướng kết quả phù hợp dang VH: Văn hóa cơng việc, Văn hóa thử thách, Văn hóa
hiệp lực, Văn hóa kinh tế/ văn hóa thị trường


15


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


4. Tính định hướng vào con người:
- PP quản lí MBV, hoặc MBH (là kết hợp MBV và MBP)
- Tính định hướng vào con người phù hợp dạng văn hóa: Văn hóa chu đáo, Văn hóa hiệp lực,
Văn hóa cá nhân

16


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


5. Tính định hướng tập thể:
- PP quản lí MBH hoặc MBV
- Tính định hướng tập thể phù hợp dang VH:Văn hóa làm ra làm, chơi ra chơi, Văn hóa đồng
thuận hay phường hội, Văn hóa tập thể (Deshpande & Webster) (ngồi giáo trình)

6. Tính chú trọng sự nhiệt tình của người lao động:
Pp quản lí MBV (hoặc MBH)
Tính chú trọng sự nhiệt tình của người lao động phù hợp dang VH: Văn hóa chu đáo,
Văn hóa hiệp lực, Văn hóa cá nhân

17



VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


7. Tính chú trọng sự ổn định:
- PP qlí theo tính cách văn hóa này là MBP
- Tính chú trọng sự ổn định phù hợp dang VH: Văn hóa quy trình, Văn hóa nhất qn, Văn
hóa hành chính (Deshpande & Webster ngồi giáo trình)

18


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


b) Ứng với mỗi tính cách văn hóa thì doanh nghiệp nên chọn phương pháp quản lí nào là
phù hợp? Trình bày chi tiết phương pháp quản lí đó.
• Nếu khái niệm từng phương pháp quản lí:
Quản lí theo mục tiêu MBO:
Quản trị theo mục tiêu (MBO) là phương pháp quản trị trong đó nhà quản trị và những thuộc
cấp cùng nhau thiết lập mục tiêu rõ ràng. Những mục tiêu này được các thành viên tự cam
kết thực hiện và kiểm soát. Trong thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo mục tiêu bao
gồm bốn yếu tố cơ bản:
• Sự cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO
19


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


• Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung

• Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung
• Tổ chức kiểm sốt định kỳ việc thực hiện kế hoạch
Ưu điểm:
• MBO giúp cho công việc hoạch định và thống nhất mục tiêu của tổ chức và cá nhân.
• MBO tạo ra sự kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao trách nhiệm của các thành
viên, các bộ phận tham gia việc quản trị.
• MBO tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển năng lực
của mình.
• MBO giúp cho sự kiểm tra đạt được hiệu quả.
Nhược điểm
• Có thể gây khó khăn về lâu dài khi áp dụng, khơng đảm bảo tính tập trung, dễ sai lệch,
khó đúng chuẩn, khơng kiểm sốt được quy trình
• Khó kiểm sốt được chi phí cho q trình thực hiện do hành vi của nhân viên khơng
đồng nhất
• Buộc phải chuyển mục tiêu đến từng cấp để thỏa thuận, việc truyền đạt mục tiêu này
có thể làm chậm hoạt động.
- Quản lý theo quy trình – MBP:
Khái niệm:
MBP là phương pháp quản trị theo quá trình (management by process) dựa trên việc phân
loại các hoạt động theo các q trình.
Ưu điểm:
• Đảm bảo tính tập trung cao và mọi hoạt động đều được định vị trước.
• Kiểm sốt được chi tiết việc thực hiện cơng việc
• Quản lý tốt các cơng việc khó xác định mục tiêu.
• Xác định chi tiết nhu cầu của khách hàng, phân tích quy trình hành vi
• Chuẩn hố dịng lưu thơng sản phẩm hay thơng tin trong DN.
Nhược điểm:
• Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ
• Chủ động khơng cao mà tính lệ thuộc cao
• Khơng có tính linh động cao

- Quản lý bằng giá trị - MPV:
Khái niệm:

20


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Quản lý bằng giá trị là việc xây dựng những chuẩn mực chung về triết lý hành động (quan
điểm nhận thức, phương pháp tư duy và ra quyết định) cho mọi thành viên trong tổ chức
phấn đấu hoàn thành, cho những người hữu quan bên ngoài sử dụng để phán xét và đánh giá
về tổ chức.
Về hình thức, Quản lý bẳng giá trị được thể hiện trong thực tế quản lý bằng văn hóa doanh
nghiệp, và đáp ứng được những câu hỏi cơ bản:
• Đối với doanh nghiệp, những giá trị nào được coi là quan trọng hay có ý nghĩa nhất?
• Hình ảnh mà doanh nghiệp muốn tạo ra trong “mắt” những người hữu quan và xã hội
về bản thân mình là như thế nào?
• Doanh nghiệp phấn đấu vì cái gì? Để trở thành cái gì? Và vì sao?
Quản lý theo con người – MBH
Câu 5: : Anh/ chị hãy trình bày 4 khái niệm quan điểm (quan điểm “cổ điển”, quan điểm
“đánh thuế”, quan điểm “quản lí”, quan điểm “những người hữu quan”) qua đó xác định
các nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình.
Theo anh/ chị, quan điểm nào là phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Vì sao? Cách tiếp cận nào hữu hiệu nhất trong việc thực thi nghĩa vụ trong trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Giải thích sự lựa chọn của mình
---------------------------------------------4 khái niệm quan điểm (quan điểm “cổ điển”, quan điểm “đánh thuế”, quan điểm “quản
lí”, quan điểm “những người hữu quan”),xác định các nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải
thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình.
1. Khái niệm quan điểm “cổ điển”:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quan niệm “cổ điển” cho rằng các doanh nghiệp chỉ
nên tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế chính thức, các nghĩa vụ khác nên để cho
các tổ chức chuyên môn, cá nhân thực hiện.
-

Hành vi kinh tế là hành vi độc lập khác với những hành vi khác

-

Tiêu thúc để đánh giá là kết quả hoàn thành các mục tiêu kinh tế chính đáng và hiệu quả

trong các hoạt động kinh tế.
Những người theo quan điểm này dựa vào những lí do:


Tính mục đích: các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ và được phép tập hợp, khai thác vận dụng

các nguồn lực xã hội chỉ để thực hiện mục đích kinh tế được xã hội và hệ thống pháp lí thừa
21


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


nhận. Các hoạt động nằm ngoài phạm vi mục đích và chức năng nhiệm vụ chính thức khơng
được phép hoặc khuyến khích thực hiện.


Phạm vi ảnh hưởng: một tổ chức kinh tế không đủ quyền lực để giải quyết một cách hiệu


quả các vấn đề xã hội ở phạm vi rộng về đối tượng và lĩnh vực. Họ chỉ có thể và nên cố gắng
thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội liên quan đến những đối tượng bên trong phạm vi tổ chức và
thực hiện tốt các nghĩa vụ kinh tế đối với xã hội (ví dụ nghĩa vụ thuế) để tạo nguồn cho các tổ
chức xã hội chuyên trách, các cơ quan khác thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
(Có thể bỏ) Hạn chế: doanh nghiệp chỉ tìm mọi cách đạt được những chỉ tiêu lợi nhuận, doanh
thu,... mà không hề quan tâm đến các cách thức đó có trung thực được xã hội mong đợi hay
khơng, đặt doanh nghiệp bên ngồi trách nhiệm xã hội có thể gây ra những hậu quả bất lợi cả
về kinh tế và xã hội, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mơ lớn, có quyền lực và ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế và xã hội.
Nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình là
nghĩa vụ kinh tế.
Nghĩa vụ về kinh tế là cách thức phân bổ các nguồn lực để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ, trong
đó tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của
các doanh nghiệp thường được thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý.
-

Đối với người tiêu dùng và người lao động: nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là

cung cấp hàng hóa và dịch vụ, ngồi ra cịn liên quan đến vấn đề chất lượng, an tồn thực
phẩm, định giá, thơng tin sản phẩm, phân phối, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương
xứng cho người lao động, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc, có cơ hội phát triển
nghề và chuyên môn ngang nhau,…
-

Đối với những chủ tài sản: nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển

các giá trị và tài sản được ủy thác.
-

Đối với mọi đối tượng liên quan: Nghĩa vụ kinh tế là mang lại lợi ích tối đa và tạo công


bằng cho họ thông qua cạnh tranh.
2. Khái niệm quan điểm “đánh thuế”:

22


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Quan điểm “đánh thuế” cho rằng doanh nghiệp khơng phải chỉ có các nghĩa vụ về kinh tế là
quan trọng nhất mà các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp phải phù hợp với những gì mà cổ
đơng mong đợi. Cách tiếp cận của quan điểm “đánh thuế” xuất phát từ khía cạnh pháp lí.
Những người theo quan điểm này dưa vào những lí do sau:
• Về mục đích: khi quyết định đầu tư, các cổ đơng khơng chỉ quan tâm đến các thơng số tài
chính mà họ cịn quan tâm đến hình ảnh, giá trị, uy tín của doanh nghiệp. “Những người hữu
quan” không chỉ đầu tư của cải và sức lực cho doanh nghiệp mà còn cả niềm tin và hồi bão.
• Về cách thức: bên cạnh việc đảm bảo lợi ích của các cổ đơng phải được tăng thêm, thì
cách thức mà doanh nghiệp thực hiện không làm cho những người khác phải chịu thiệt hại hoặc
phải trả giá cao hơn cho cuộc sống tương lai của chính họ.
• Về lợi ích: được xem xét khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ xã hội để giành được
sự tơn trọng và danh tiếng từ phía xã hội, đầu tư về những lợi ích lâu dài.
• Về quyền chủ sở hữu: quyền của chủ sở hữu là làm tăng giá trị tài sản và của cải xã hội,
chứ khơng phải lợi ích “vị kỉ”
Hạn chế: khi quyết định đầu tư, các cổ đông không chỉ quan tâm đến thơng số tài chính mà
họ cịn quan tâm đến hình ảnh, uy tín, trách nhiệm của cơng ty.
Các nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình là
nghĩa vụ pháp lí và nghĩa vụ kinh tế (kinh tế đã nêu ở trên)
Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo trung
thực và tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi

xã hội của một doanh nghiệp hay cá nhân. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các bộ
luật dân sự và hình sự.
Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía
cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh: khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Bảo vệ người tiêu dùng: doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp các thơng tin chính xác
về sản phẩm, tn thủ các chuẩn mực về an tồn thực phẩm.
- Bảo vệ mơi trường
- An tồn và bình đẳng
23


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
3. Khái niệm quan điểm “quản lí”
Quyền sở hữu tài sản chỉ là tương đối và thực chất đó chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài
sản. Doanh nghiệp chỉ là người có quyền sử dụng tạm thời, trách nhiệm của họ là bảo toàn và
góp phần phát triển của cải của xã hội.
Hành vi của doanh nghiệp khơng cịn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trực tiếp đối với

-

cổ đông mà rộng hơn đối với xã hội.
Những người theo quan điểm này dựa vào những lí do:
-

Nghĩa vụ của doanh nghiệp phải mang tính tự giác với tinh thần trách nhiệm thực sự.


cũng theo quan điểm này, tính tự giác bắt nguồn từ “lòng nhân ái” và tinh thần trách nhiệm
xuất phát từ “ý thức về nghĩa vụ được ủy thác”
-

Hành động của họ khơng chỉ chịu sự kiểm sốt bởi mong muốn cổ đơng mà quan trọng

hơn bởi sự kì vọng của xã hội. Như vậy ngoài việc thỏa mãn những nghĩa vụ trực tiếp cho các
cổ đơng, doanh nghiệp cịn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ với xã hội.
Tiến bộ: Quan điểm quản lý tiến bộ hơn so với quan điểm “cổ điển” vì đã chỉ ra rằng
nghĩa vụ của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế không giới hạn ở những nghĩa vụ chính
thức, thụ động, mà quan trọng hơn là ý thức đối với các nghĩa vụ xã hội, tự nguyện.
Hạn chế: thể hiện ở việc tính tự giác và tinh thần trách nhiệm khơng đủ để giúp những
người quản lý các DN ra quyết định về các nghĩa vụ xã hội phải thực hiện hoặc khi phải đương
đầu với những mâu thuẫn về đạo đức.
Nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình là nghĩa
vụ đạo đức (và nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lí đã nêu ở trên)
Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các
tiêu chuẩn, chuẩn mực hay kì vọng (khơng được thể chế hóa thành luật) phản ánh quan tâm
của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu,
cộng đồng. Những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúngsai, quyền lợi cần được bảo vệ của họ.

24


VÕ TƯỜNG VY – ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG MARKETING


Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được xác định qua những nguyên tắc và giá trị đạo
đức được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp, hình thành sự phối hợp
trong hành động của mỗi thành viên và “những người hữu quan”.

4. Khái niệm quan điểm “những người hữu quan”
Hoạt động của một doanh nghiệp thay vì chỉ tập trung phục vụ lợi ích của một số ít các đối
tượng hữu quan trực tiếp, doanh nghiệp cần quan tâm thỏa mãn đồng thời lợi ích và mục đích
của tất cả các đối tượng hữu quan khác như khách hàng, đối tác, hiệp hội, cộng đồng, chính
phủ,…
Những “người hữu quan” là những đối tuọng có lợi ích bị ràng buộc với hoạt động của doanh
nghiệp và thuc sự quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của chính họ, họ chính là đại diện cho tồn
thể xã hội trong doanh nghiệp.
(Có thể bỏ) Hạn chế: khó khăn trong việc cân đối nghĩa vụ và mục đích. Trách nhiệm xã hội
là khái nuệm tổng quát, bao hàm nhu cầu và mong muốn được thỏa mãn và những yêu cầu
ràng buộc cần đảm bảo nghĩa vụ. Mục đích càng được thỏa mãn càng tốt, nghĩa vụ chỉ cần đảm
bảo những nhu cầu nhất định. Mặt khác, mâu thuẫn về lợi ích có thể được giải quyết bằng cách
thương lượng hay dung hòa nhưng các nghãi vụ khác nhau đối với các đối tượng khác nhau
không thể dễ dàng dung hòa hay cân đối.
Nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong trách nhiệm xã hội của mình là nghĩa
vụ nhân văn. (và nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp lí đề cập ở trên)


Nghĩa vụ về nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những

đóng góp cho cộng đồng và xã hội.


Những đóng góp của doanh nghiệp có thể trên bốn phương diện:
-

Nâng cao chất lượng cuộc sống

-


San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ

-

Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên

-

Phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động

Theo anh/ chị, quan điểm nào là phù hợp hơn với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Vì sao?
25


×