Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.53 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
……….……….

Đề tài thảo luận

LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020
Nhóm: 3
Lớp học phần: 2124EFIN2811
Giáo viên hướng dẫn:
Học phần: Nhập môn Tài chính – Tiền tệ

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC
1


Trang
I - MỞ ĐẦU

5

II - NỘI DUNG

5

Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát

5


1.1. Khái niệm và các mức độ lạm phát

5

1.1.1. Khái niệm lạm phát

5

1.1.2. Các mức độ lạm phát

5

1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

5

1.2.1. Nguyên nhân chủ quan

6

1.2.2. Nguyên nhân khách quan

6

1.3. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế - xã hội

6

1.4. Các biện phát kiểm sốt lạm phát


7

1.4.1. Giải pháp tình thế

7

1.4.2. Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược

8

Chương 2: Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai
đoạn 2015 – 2020

8

2.1. Tình hình lạm phát năm 2015

9

2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

9

2.1.2. Tình hình lạm phát

9

2.2. Tình hình lạm phát năm 2016

13


2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế - xã hội

13

2.2.2. Tình hình lạm phát

13

2.3. Tình hình lạm phát năm 2017

15

2.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

15

2.3.2. Tình hình lạm phát

15

2.4. Tình hình lạm phát năm 2018

17

2.4.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

17
2



2.4.2. Tình hình lạm phát

18

2.5. Tình hình lạm phát năm 2019

19

2.5.1. Bối cảnh nền kinh tế - xã hội

19

2.5.2. Tình hình lạm phát

19

2.6. Tình hình lạm phát năm 2020

21

2.6.1. Bối cảnh nền kinh tế - xã hội

21

2.6.2. Tình hình lạm phát

22

Chương 3: Đánh giá hiệu quả kiểm soát lạm phát của Nhà nước


24

3.1. Những thành công đạt được

24

3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

25

III - KẾT LUẬN

25

IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

3


I- MỞ ĐẦU
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối
với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải.Trong giai
đoạn 2015-2020, lạm phát ở nước ta đang ở mức cao, đặc biệt là năm 2020 do ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19; và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt
động kinh tế. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức
phức tạp địi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả
khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế và nguyên nhân

của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta
theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm
phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trị to lớn góp phần
vào sự phát triển đất nước.
Vì vậy, chúng em chọn đề tài “Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020” để có thể tìm hiểu và nghiên cứu kĩ hơn về lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2015-2020 và qua đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm
phát trong thời kì kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn có nhiều thiếu sót, chúng em kính mong
sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
II- NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về lạm phát
1.1. Khái niệm và các mức độ lạm phát
1.1.1. Khái niệm lạm phát
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một
đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát
phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
1.1.2. Các mức độ lạm phát
- Lạm phát tự nhiên: 0 – đến dưới 10%
- Lạm phát phi mã : 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%
1.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
1.2.1. Nguyên nhân chủ quan
4


Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nên kinh tế:
+ Nguyên nhân liên đến các chính sách của Nhà nước:

Lạm phát do nguyên nhân này thường xảy ra khi có các thay đổi về chính sách tài
chính - tiền tệ của Chính phủ làm cho khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế biến động hay
làm cho giá ngoại tệ tăng lên.
+ Nguyên nhân liên quan đến các chủ thể doanh nghiệp:
Do sự quản lý điều hành kinh doanh kém, các cơ sở kinh doanh có thể làm tăng giá
các yếu tố đầu vào. Khi giá cả của các yếu tố đầu vào tăng lên, đặc biệt là các nguyên
nhiên vật liệu cơ bản nên sản xuất sẽ đội giá thành sản phẩm và làm cho giá bán sản
phẩm tăng lên.
Khi giá bán của các sản phẩn thiếu yếu tăng lên, sẽ gây lên hiệu ưng tăng giá dây chuyền
diện rộng và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng lạm phát.
1.2.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên.
+ Những rủi ro như dịch bệnh, hạn hán lũ lụt, động đất, ... Sẽ làm ảnh hưởng nghiêm
trọng nền kinh tế xã hội.
+ Nhà nước cần chi một lượng tiền khơng nhỏ để khắc phục.
+ Tình trạng khan hiếm hàng hóa cũng là 1 hiện tượng tất yếu của hậu thiên tai.
Nếu chính phủ khơng có những chính sách xử lý phù hợp thì những hiện gây ra sẽ
đẩy nền kinh tế rơi vào lạm phát. Tuy nhiên nguyên nhân do điều kiện tự nhiên hầu như
chỉ xảy ra với các nền kinh tế yếu kém.
1.3. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế - xã hội
Lạm phát là 1 hiện tượng hết sức phổ biến nhưng tùy thuộc vào mức độ lạm phát khác
nhau mà nó có thể ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế xã hội.
-

Nếu lạm phát ở mức độ vừa phải thì nó sẽ có tác dụng phát triển nền kinh tế - xã
hội

-

Nếu làm phát ở mức cao và quá cao (lạm phát phi mã và siêu lạm phát) thì nó lại

có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

+ Đối với lĩnh vực sản xuất: Lạm phát làm cho giá cả vật tư, nguyên liệu, hàng hóa
tăng nhanh, lợi nhuẩn giảm sút, quy mô sản xuất ngày càng bị thu hẹp, gia tăng tình trạng
phát triển khơng đồng đều, mất cân đối.

5


+ Đối với lĩnh vực lưu thơng hàng hóa: Lạm phát làm rối loạn q trình lưu thơng
hàng hóa, kich thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, tạo nên nhu cầu giả tạo, làm cho
mất cân đối giữa cung với cầu ngày càng gia tăng.
+ Đối với lĩnh vực tiền tệ tín dụng: Lạm phát phá vỡ các chức năng của tiền tệ, làm
cho sức mua của đồng tiền giảm sút 1 cách nhanh chóng, làm cho dân chúng mất lịng tin
vào đồng tiền mất giá, khơng muốn giữ đồng tiền đó nữa.
+ Đối với lĩnh vực tài chính nhà nước: Lạm phát làm cho nguồn thu NSNN ngày càng
bị thu hẹp, giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị thực tế, trong khi chi tiêu Chính phủ ngày
càng gia tăng về giá trị thực tế khiến cho bôi chi ngân sách ngày càng tăng.
+ Đối với tiêu dùng và đời sống của người lao động: Làm cho đời sống của dân cưu
trở nên khó khan do tiền lương danh nghĩa không thể đủ bù đắp cho nhu cầu tiêu dùng
cần thiết, đơngt hời tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng.
1.4. Các biện pháp kiểm soát lạm phát.
1.4.1. Giải pháp tình thế.
-

Biện pháp tiền tệ - tín dụng:

+ Thắt chặt cung ứng tiền, thực hiện chính sách đóng băng tiền tệ
+ Quản lý và hạn chế tối đa khả năng “tạo tiền” của NHTM
+ Nâng cao lãi xuất tín dụng

+ NHTM phải đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong cơng chúng.
-

Biện pháp điều hành ngân sách: làm giảm bớt tình trạng mất cân đói trong thu
chi ngân sách tiến tới cân bằng ngân sách.

+ Tiết kiệm NS bằng cách cắt giảm các khoản chi không tác động trực tiếp đến sự
phát triển có hiệu quả của nền kinh tế
+ Tăng cường nâng cao hiệu quả thu của NSNN
+ Thực hiện chính sách thu bù đắp thiếu hụt ngân sách
-

Các biện pháp khác:

+ Kiểm sốt giá cả và có biện pháp điều tiết giá cả thị trường đối với một số mặt
hàng thiết yếu của sản xuất và đời sống.
+ Khuyến khích tuej do mậu dịch và nới lỏng thuế quan nhằm mục đích tăng quỹ
hàng hóa tiêu dung, giảm bớt sự cân đối giữa tiền và hàng hóa lưu thơng.

6


+ Ổn định giá vàng và ngoại tệ nhằm tạo mục đích ổn định giá cả các mặt hàng
khác trong thị trường.
1.4.2. Giải pháp ổn định tiền tệ chiến lược.
-

Xây dựng tổng thể phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa của nền kinh tế quốc
dân.


-

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phát triển ngành hàng hóa “mũi nhọn” cho xuất khẩu.

-

Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước.

Chương 2: Thực trang tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020

-

Nhận xét tổng quát tình hình lạm phát giai đoạn 2015-2020:

Nhìn chung, trong giai đoạn 2015-2020, lạm phát ở Việt Nam khá phức tạp. Năm
2015 lạm phát ở mức thấp chưa tới 1% - 0,6%, đây cũng là năm giữ lạm phát ở mức thấp
nhất trong giai đoạn này. Lạm phát năm 2016 là 2,66% tăng khá nhiều so với năm 2015.
Tỷ lệ lạm phát năm 2017 là 3,53%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành
ổn định. Tỷ lệ lạm phát năm 2018 là 3,54%, vẫn giữ ở mức ổn định(dưới 4%). Lạm phát
năm 2019 là 2,79%, đây là năm mà lạm phát nhỏ hơn nhiều so với tăng trưởng GDP nên
đây là năm Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm 2020
là 3.23%, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát của nước ta,
tuy nhiên , với những chính sách kinh tế của chính phủ đã kiểm sốt thành cơng lạm phát
rong giai đoạn khó khăn này.
→Lạm phát trong giai đoạn 2015-2020 được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ
giải pháp về tiền tệ tín dụng và tài khoá cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính
sách tài khố và chính sách tiền tệ.
2.1. Tình hình lạm phát năm 2015
2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Năm 2015 – Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát

triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 đã khép lại. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh của năm 2015 là cơ sở và động lực cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát
triển kinh tế – xã hội năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm
2016 – 2020.
Kinh tế – xã hội năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường tồn cầu có những bất ổn,
kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng
7


kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu
yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Giá dầu thô
giảm mạnh dẫn đến giá cả hàng hóa có xu hướng giảm nhanh, ảnh hưởng đến các nước
xuất khẩu. Sự bất ổn của thị trường tài chính tồn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ
và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở
trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến
cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm chi phí
đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.
2.1.2. Tình hình lạm phát
Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp
lực đến cân đối ngân sách Nhà nước, nhưng đồng thời là yếu tố thuận lợi cho việc giảm
chi phí đầu vào, phát triển sản xuất và kích thích tiêu dùng.

Tổng cục Thống kê ghi nhận, trong tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,02% so
với tháng 11 dù 7/11 nhóm hàng trong rổ tính CPI tăng giá, chỉ có 4 nhóm giảm giá. Mức
tăng thấp do một số nhóm hàng giảm sâu cịn các nhóm tăng thì mức tăng rất thấp. Cụ
thể:
+ Nhóm giảm giá lớn nhất trong tháng là giao thông (-1,57%). Nguyên nhân được xác
định là do giá cước vận tải, giá vé xe khách, ... đã giảm cùng với xu hướng giảm giá của
mặt hàng xăng dầu. Trong chu kỳ lấy giá tính CPI tháng 12, giá bán lẻ xăng dầu đã có hai
lần biến động, trong đó xăng A92 giảm hai lần liên tiếp còn dầu diesel tăng một lần, giảm

một lần.
+ Trong khi đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chiếm quyền số khoảng 40% trong
rổ tính giá) tháng này chỉ tăng 0,16% so với tháng trước. Trong đó, đáng chú ý nhất là
lương thực tiếp tục tăng trở giá ở mức 0,45%, tiếp đà tăng của tháng 11 trước đó sau
nhiều tháng liên tục giảm giá. Đồng thời, thực phẩm cũng tăng 0,13% cùng đẩy ăn uống
ngồi gia đình tăng 0,09% so với tháng trước.
+ Ở các nhóm tăng giá, đáng chú ý có nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng. Tiếp đà tăng 0,32% của tháng trước, tháng 12, nhóm này tăng thêm 0,5% so với
tháng 11. Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm nhiên liệu, gas đã tăng giá thêm 17.000
đồng/bình từ đầu tháng 12 theo biến động của giá thế giới.
+ Tương tự, nhóm may mặc-mũ nón-giày dép tháng này tiếp tục tăng 0,32% và nhóm
đồ uống thuốc lá tăng 0,16% so với tháng 11. Các nhóm tăng giá cịn lại là giáo dục tăng
0,04%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; hàng hóa dịch vụ khác đều tăng 0,15%.
+ Ở xu hướng ngược lại, ba nhóm giảm giá cịn lại là bưu chính viễn thơng (-0,03%);
thiết bị đồ dùng gia đình (0,1%) và văn hóa giải trí, du lịch (-0,05%)
8


→Những diễn biến này khiến chỉ số giá tháng 12 tăng 0,02% so với tháng 11. Còn so với
cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tăng 0,6%. Qua 12 tháng, CPI tăng 0,63% so với năm
2014. Lạm phát cơ bản của cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm ngoái. Điều này có nghĩa
một số mặt hàng trong nhóm loại trừ có mức giảm giá mạnh, ví dụ:
+ Xăng dầu thuộc nhóm giao thơng, nằm trong mặt hàng năng lượng. Tính cả năm
2015, nhóm giao thơng đã giảm 1,92% so với năm 2014.
+ Hay nhóm lương thực đã giảm 1,06% so với cùng kỳ.
+ Chia theo khu vực, tháng này chỉ số giá ở khu vực nông thôn tăng 0,05% trong khi
thành thị giảm 0,02%so với tháng trước. Tính chung cả năm, chỉ số giá ở khu vực thành
thị tăng chỉ 0,58% nhưng nông thôn tới 0,68% (cao hơn mức bình quân của cả nước).
Nguyên nhân lạm phát năm 2015:
Đầu tiên do giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tụt giảm mạnh, giá dầu tụt xuống

mức thấp nhất trong 5 năm qua. Giá dầu giảm xấp xỉ 45,6% so với năm 2014.Điều đó đã
là giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh, kéo theo các nhóm hàng nhà ở và vật liệu
xây dựng, nhóm giao thơng vận tải có chỉ số giảm lần lượt 1,62% và 11,92% so với năm
2014, giá xăng dầu giảm 24,77% so với năm 2014 đã làm cho CPI giảm chung 0,9%.
Ngoài ra , giá gas cũng đã tác động điều chỉnh đến giá gas sinh hoạt trong nước làm giảm
từ tháng 6 đến tháng 9, tăng từ tháng 10 đến hết năm . Giá gas năm 2015 tăng 18,6% so
với năm trước .
Thứ hai , do nguồn cung về lương thực thực phẩm trong nước dồi dào , phong phú ,
sản lượng lương thực thế giới tăng cùng với sự cạnh tranh của các nước như Thái Lan ,
Ấn Độ đã làm cho việc xuất khẩu gạo khó khăn hơn cho Việt Nam. Làm cho giá gạo của
Việt Nam luôn thấp hơn các nước khác . Đến 11/2015 , Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được
6,08 triệu tấn gạo , tăng 0,7%về lượng nhưng lại giảm 7,4% về giá so với cùng kì năm
trước .
Thứ ba , các nhóm hàng do nhà nước quản lý ở mức độ điều chỉnh giá thấp hơn so với
năm trước cụ thể như dịch vụ giáo dục , dịch vụ y tế. Năm 2015 giá dịch vụ y tế được
điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07% , giá dịch vụ giáo dục tác
động đến CPI khoảng 0,12% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng tác động đến CPI
khoảng 0,19%.
Thứ tư, với mục tiêu kiểm sốt lạm phát , chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ số lượng
sang chất lượng , từ chiều rộng sang chiều sâu , nâng cao hiệu quả đầu tư , nâng cao năng
suất lao động . Trên cơ sở Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 về kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội năm 2015 của Chính phủ, năm 2015 là năm có ý nghĩa quan trọng , là
năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2015, là năm tiến hành

9


đại hội đảng các cấp nên các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp
nhằm giữ ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát.
Thứ năm , CPI tăng thấp , ngoài các nguyên nhân như đã đề cập , cịn có yếu tố tâm

lý , chi tiêu của người dân được tính tốn kĩ hơn , cân nhắc hơn . Do đó , người cung cấp
hàng hố , dịch vụ cũng khơng tăng giá cao vào dịp trước , trong và sau tết Nguyên đán
hay các ngày lễ hội như những năm trước đây.
Lạm phát là thứ thuế “vơ hình” đánh vào mọi người dân, khi lạm phát thấp thì người
dân đỡ bị thiệt thòi hơn do thuế lạm phát thấp. Lạm phát thấp là biểu hiện tốt của ổn định
kinh tế vĩ mô. Lạm phát thấp mang lại niềm vui cho người tiêu dùng; sự an tâm của các
nhà đầu tư trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện cho các nhà hoạch định chính sách
và quản lý, điều hành vĩ mơ có cơ sở để đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường. Chính phủ có dư địa lớn hơn để nới lỏng chính sách
tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc kiềm chế lạm phát do
thắt chặt chính sách tiền tệ đã gây ra nhiều hệ lụy. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế
Việt Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc
quá lớn vào vốn vay các ngân hàng thương mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác
động đến hoạt động doanh nghiệp, việc làm, tăng trưởng kinh tế và tác động đến cả chính
sách tài khóa (điển hình như việc giảm nguồn thu ngân sách nhà nước). Khó khăn của các
doanh nghiệp lại cũng tác động ngược đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Quá chú
trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, có thể dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm
năng, mà hậu quả của nó là trong tương lai có thể gây mất cân đối cung - cầu hàng hóa và
tạo ra lạm phát do thiếu cung. Bên cạnh đó, nếu để tình trạng lạm phát đang trong xu
hướng giảm sẽ kéo theo sức mua ì ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo, người tiêu
dùng tạm hoãn chi tiêu để chờ giá giảm sâu hơn. Giới doanh nghiệp ngừng đầu tư và
tuyển dụng để tiết kiệm chi phí. Lạm phát q thấp cịn “gặm nhấm” doanh số và nguồn
thu thuế, cản trở việc tăng lương, ăn mòn lãi suất cận biên. Chúng cũng đè gánh nặng nợ
nần lên các cơng ty và Chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã cảnh báo rằng, kể
cả một giai đoạn lạm phát ổn định, nhưng thấp cũng có thể gây tác hại cho nền kinh tế.
Lạm phát thấp, trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh cịn nhiều khó khăn, thu
ngân sách sẽ khó khăn, Chính phủ sẽ tiếp tục thiếu vốn cho đầu tư, trả nợ thực hiện các
nhiệm vụ cải cách phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát thấp tạo điều kiện cho lãi suất
giảm là tín hiệu vơ cùng đáng mừng của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế cung và cầu vẫn
chưa thể gặp nhau. Doanh nghiệp không thể tiếp cận được khoản vay do không đáp ứng

được các tiêu chuẩn của ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thể hạ lãi suất,
nhưng khơng thể hạ tiêu chuẩn cho vay. Khó khăn thiếu vốn vẫn cịn và nhiều doanh
nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn phía trước.
2.2. Tình hình lạm phát năm 2016
2.2.1. Bối cảnh nền kinh tế - xã hội.
10


Năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 6,2%, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát
vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại vững chắc. Triển vọng trung hạn của Việt Nam
được nhìn nhận theo hướng tích cực trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi ro trong và ngồi
nước. Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu
nhằm hỗ trợ cho mơ hình tăng trưởng dựa vào năng suất. Tâm lý bảo hộ và những rủi ro
liên quan đến các biện pháp bảo hộ ở các nền kinh tế lớn cũng là những rủi ro lớn cho
nền kinh tế đã rất mở của Việt Nam.
2.2.2. Tình hình lạm phát
Năm 2016 bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%; CPI bình quân năm
2016 so với năm 2015 tăng 2,66%; CPI tháng 12 năm 2016 tăng 4,74% so tháng 12 năm
2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2016:
+ Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó Vụ trưởng, Vụ Thống kê giá cho biết, do điều hành của Chính
phủ, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày
29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/3/2016, nên giá các mặt
hàng dịch vụ y tế tăng 77,57% làm cho chỉ số CPI tháng 12/2016 tăng khoảng 2,7% so
với tháng 12 năm trước.
+ Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015
của Chính phủ, cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các
cấp học làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tháng 12 năm 2016 tăng 12,5% so với tháng 12
năm trước. Điều này tác động tới chỉ số CPI năm 2016 tăng khoảng 0,58% so tháng 12
năm trước.

+ Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng từ
ngày 1/1/2016 nên giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch
vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức
tăng từ 1-2,5% so với năm trước.
+ Trong năm, vào dịp Tết Nguyên đán, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, kỳ lễ 30/4-1/5 và 2/9
đều được nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí tăng cao, giá các mặt hàng
lương thực, thực phẩm đều tăng.
+ Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính đến ngày 20/12/2016 giá xăng dầu trong nước
được điều chỉnh 12 đợt tăng.Theo đó, giá xăng dầu trong quý II tăng 1,1%, quý III tăng
6,5% và quý IV tăng 5,69% so với quý trước.
+ Thời tiết khắc nghiệt, rét hại, rét đậm vào tháng 2 năm 2016 trên toàn miền Bắc, lũ lụt
tại các tỉnh miền Trung vào tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 2016 đã ảnh hưởng đến giá
rau xanh, rau tươi tăng từ 15-50%.
11


+ Trong tháng 4 và tháng 5, tác động của khô hạn ở miền Trung, Tây Nguyên và xâm
nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng.
Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12 năm 2016 tăng 2,57% so với tháng 12 năm trước…
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2016 cũng có những yếu tố
góp phần kiềm chế chỉ số CPI. Đó là:
+ Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống năm 2016 (nhóm chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong 11 nhóm hàng chính) chỉ tăng 2,36% so với năm trước, thấp hơn nhiều so với
mức 4% của năm 2014 hay mức 8,12% của năm 2012.
+ Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định, một số mặt hàng có
xu hướng giảm mạnh trong quý I và quý III như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép nên chỉ
số giá nhập khẩu năm 2016 so năm 2015 giảm 5,35%, chỉ số giá xuất khẩu giảm 1,83%;
chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp (PPI) giảm 0,49%.
+ Năm 2016, giá xăng dầu bình quân giảm 15,95% so với năm trước và giảm 3,35% so
tháng 12 năm trước, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng “giao thơng” năm 2016 giảm 7,31%

so với năm trước và giảm 1,12% so tháng 12 năm trước.
+ Giá gas sinh hoạt trong nước cũng được điều chỉnh theo giá gas thế giới, tháng 12
năm 2016 giá gas giảm 1,63% so với tháng 12 năm trước.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương
thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch
vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 1,87% so
với cùng kỳ; năm 2016 lạm phát cơ bản tăng 1,83% so với năm 2015.
→Bình quân năm 2016 so với năm 2015, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm
phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là
giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh
tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng của lạm phát cơ từ tháng 1 đến tháng 12 năm
nay so cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,64% đến 1,88%, điều này
thể hiện chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và
kiểm sốt lạm phát.
2.3. Tình hình lạm phát 2017
2.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định kinh tế được
cải thiện.
Thứ nhất, về tỉ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát có xu hướng
giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017
là 6,5%).
12


Thứ hai, về tỉ lệ nợ công/GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỉ lệ nợ cơng/GDP năm nay đã
giảm xuống cịn 62%. Tốc độ tăng nợ cơng cũng đang có xu hướng giảm dần; giai đoạn
2011-2015, tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm 2016 tăng 15% và năm 2017
là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm, tỉ lệ chi thường xuyên trong chi ngân
sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và dự kiến là 64% vào năm 2018.
Thứ ba, cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016

xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dư cán cân thương mại.
Như vậy, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mơ vững chắc hơn.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ, tăng trưởng kinh tế còn thấp hơn so với những năm
trước 2008, tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn cho dù xu hướng đang dần cải
thiện. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng nhưng tốc
độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc sống cịn chậm.
2.3.2. Tình hình lạm phát

Diễn biến CPI 12 tháng năm 2017
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy, CPI bình qn năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016
và tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21%. Như vậy, mục tiêu
kiểm sốt lạm phát, giữ mức CPI bình qn năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối
cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm
2017.
Giải thích một số yếu tố gây tăng giá trong năm 2017 đó là:
13


+ Bộ Y tế quy định mức khung tối đa giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với người
không có thẻ bảo hiểm y tế thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I do Bộ Y tế và các
bộ, ngành quản lý. Vì vậy, giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 37,3% so với cuối năm
2016 và bình quân cả năm 2017 tăng 57,91% so với năm 2016 làm cho CPI năm 2017
tăng khoảng 1,35% so với tháng 12/2016 và CPI bình quân năm 2017 tăng khoảng 2,04%
so với năm 2016.
+ Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định của Chính phủ, các tỉnh đã tăng học
phí các cấp học. Điều này đã làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục trong năm 2017 tăng
7,29% so với tháng 12/2016 và bình quân cả năm 2017 tăng 9,1% so với bình quân năm
2016, tác động làm cho CPI năm 2017 tăng khoảng 0,41% so với tháng 12/2016 và CPI
bình quân năm 2017 tăng khoảng 0,5% so với năm 2016.
+ Mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ

ngày 01/7/2017 tăng 90.000 đồng/tháng đã làm cho giá một số loại dịch vụ như: dịch vụ
sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê
người giúp việc gia đình tăng giá từ 3 - 8% so với năm 2016.
+ Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và giá các loại quần áo may sẵn tăng cao trong
dịp Tết Nguyên đán do nhu cầu tăng. Bình quân năm 2017, chỉ số giá các nhóm này lần
lượt tăng 1,52% và 1,07% so với năm 2016. Giá gas sinh hoạt cũng được điều chỉnh theo
giá gas thế giới. Cụ thể, năm 2017 giá gas tăng 15,91% so với năm 2016.
+ Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới trong năm 2017 tăng khá mạnh. Trong nước,
giá xăng dầu được điều chỉnh 10 đợt tăng và 8 đợt giảm, hai đợt khơng đổi, tổng cộng giá
xăng tăng 1.040 đồng/lít; dầu diezel tăng 1.260 đồng/lít, làm cho giá xăng dầu bình qn
năm 2017 tăng 15,49% so với năm 2016, góp phần tăng CPI chung 0,64%.
+ Giá vật liệu xây dựng cũng tăng 5,23% do giá cát xây dựng tăng rất mạnh vào tháng
5, tháng 6 và tháng 7/2017. Giá sắt thép tăng do giá nguyên liệu đầu vào như phôi thép,
than điện tăng mạnh từ tháng 7 nên các nhà máy sản xuất thép đã tăng giá bán từ 5 - 10%.
+ Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu,
chất đốt, sắt thép… nên chỉ số giá nhập khẩu năm 2017 so năm 2016 tăng 2,57%, chỉ số
giá xuất khẩu tăng 2,93%; chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) tăng 2,82%.
+ Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá, trong năm 2017
cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI. Đó là, chỉ số giá nhóm thực phẩm bình
qn năm 2017 giảm 2,6% so với năm 2016 làm CPI chung giảm khoảng 0,53%, chủ yếu
giảm ở nhóm thịt tươi sống.
+ Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực,
thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế

14


và dịch vụ giáo dục) tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với
cùng kỳ.
Như vậy, bình quân năm 2017 so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn

lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao,
đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều
chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41%
thấp hơn mức kế hoạch từ 1,6-1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành
ổn định. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn
định vĩ mô và kiểm sốt lạm phát.
2.4. Tình hình lạm phát 2018
2.4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
Trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu có dấu hiệu khởi
sắc thì Trung Quốc lại đang giảm dần đà tăng trưởng. Hoạt động thương mại toàn cầu
phục hồi tích cực nhưng cịn đối mặt nhiều thách thức do xu hướng gia tăng chủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch của các nước lớn, đặc biệt những thay đổi trong chính sách thương mại
và thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ là những yếu tố tác động đến kinh tế nước ta và
các nước trong khu vực. Ở trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tích cực đạt
được trong năm 2017, kinh tế nước ta đối mặt nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biễn
phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu, thuế nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt
Nam vào Mỹ tăng cao, cùng với đó là những tồn tại của nền kinh tế như năng suất lao
động thấp, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao.
2.4.2. Tình hình lạm phát
CPI bình quân năm 2018 tăng 3.54% so với bình quân năm 2017, đạt mục tiêu quốc
hội đã đề ra (dưới 4%)
CPI tháng 12/2018 tăng 2.98% so với thấng 12/2017, bình quân mỗi tháng tăng 0.25%

15


Các yếu tố tăng giá năm 2018:
+ Giá dịch vụ y tế tăng theo lộ trình, suy ra,giá các mặt hàng dịch vụ y tế tăng 13.86%.
CPI năm 2018 tăng 0.54% so với cùng kì năm trước.
+ Lộ trình tăng học phí :tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo

dục năm 2018 tăng 7.06% so với cùng kì. CPI năm 2018 tăng 0.36% so với cùng kì năm
trước.
+ Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp tăng. Giá
một số loại dịch vụ như: dịch vụ sửa chữa đồ gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở,...có mức
tăng giá trị từ 3%-5% so với cùng kì năm trước.
+ Giá các mặt hàng lương thực tăng 7.71% so với cùng kì năm trước. CPI tăng 0.17%
do giá gạo tăng cao trong dịp tết Nguyên Đán và tăng theo gí gạo xuất khẩu.
+ Giá nhóm xăng dầu bình qn 2018 tăng 15.25% so với cùng kì năm trước . Tăng
CPI chung 0.64%
+ Chỉ số giá nhóm du lịch trọn gói tăng 1.87% so với cùng kì năm trước.
Bên cạnh các yếu tố tăng giá năm 2018, cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế chỉ
số CPI. Chỉ số giá dịch vụ y tế tháng 7/2018 giảm 7.58% góp phần làm giảm CPI chung
(0.29%).
Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng 0.09% so với tháng trước, tăng 1,7% so với cùng
kì, năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.48%
16


Như vậy, có thể thấy lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Phản ánh
biến động giá cả chủ yếu từ vuệc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng, dầu,... nếu
tăng lạm phát cơ bản trong năm 2018 so với cùng kì có biên độ dao động trong khoảng từ
1.18% đến 1.72% lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1.48% thấp hơn mức kế hoạch
1.6%. Năm 2018 thành cơng trong vuệc kiểm sốt lạm phát.
2.5. Tình hình lạm phát 2019
2.5.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Kinh tế – xã hội nước ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế
giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Hoạt
động thương mại và đầu tư thế giới giảm, bất đồng giữa các nước lớn về định hình hệ
thống thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc. Xu hướng tăng lãi suất, biến động khó
lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế và giá dầu diễn biến phức tạp tác động

đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường[1]. Xu hướng gia tăng của chủ
nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng những thay đổi về địa
chính trị cũng là thách thức đối với kinh tế thế giới và gây ảnh hưởng tới kinh tế Việt
Nam. Trong nước, nhờ những thuận lợi từ kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2018,
nền kinh tế những tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mơ ổn định,
lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức với
tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư cơng
đạt thấp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp.
2.5.2. Tình hình lạm phát

17


Nhìn vào biểu đồ và theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, so
với tháng trước, CPI tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2/2019 tăng 0,8%, tháng 3 giảm 0,21%.
CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức
tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. So với tháng trước, CPI tháng 4
tăng 0,31%, tháng 5 tăng 0,49%, tháng 6 giảm 0,09%. CPI bình quân 6 tháng đầu năm
2019 tăng 2,64% so cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong vòng 3 năm qua.Lạm phát cơ bản
bình quân quý I/2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản
bình quân 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.
Số liệu được Tổng cục Thống kê chính thức cơng bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
12/2019 đã tăng tới 1,4% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất của các tháng 12
trong vòng 9 năm qua.
Các yếu tố gây tăng giá năm 2019:
+ Giá thịt lợn tăng mạnh. Theo Tổng cục Thống kê, do dịch tả lợn châu Phi, nguồn
cung thịt lợn đã giảm mạnh, khiến giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7% so với tháng
trước, làm CPI chung tăng 0,83%.
+ Giá thực phẩm tăng cũng đã làm cho nhóm ăn uống ngồi gia đình tăng 2,44% so với
tháng trước, khiến CPI chung tăng khoảng 0,22%.


18


+ Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng ngày 30/11/2019 và giảm vào ngày 16/12/2019, bình
quân tháng 12/2019 giá xăng dầu tăng 1,27% so với tháng trước, cũng làm CPI chung
tăng khoảng 0,05%.
Tuy CPI tháng 12 tăng cao, song tính bình quân cả năm, CPI chỉ tăng 2,79%. Đây là
mức tăng thấp nhất trong vịng 3 năm qua. Và điều đó có nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã
tiếp tục có một năm thành công khi ổn định được kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát cịn
dưới cả mục tiêu Quốc hội đề ra (khoảng 4%).
Như vậy là đã 3 năm liên tiếp, Việt Nam kiểm soát được lạm phát dưới 4%. Năm
2017, lạm phát là 3,53%, năm 2018 là 3,54%, còn năm nay, là 2,79%.
Đánh giá về diễn biến giá cả thị trường năm 2019, Tổng cục Thống kê cho biết, có hai
yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm sốt CPI cả năm.
-

Thứ nhất là điều hành của Chính phủ, liên quan đến việc điều chỉnh giá điện, giá
dịch vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí.

-

Thứ hai là yếu tố thị trường. Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Thống kê cho
biết, nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tăng cao vào hai tháng đầu
năm và các tháng cuối năm 2019, làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc
nhóm thực phẩm, dịch vụ ăn uống, đồ uống, dịch vụ giao thơng cơng cộng, dịch
vụ du lịch…

Bình qn năm 2019 so với năm trước, giá thực phẩm tăng 5,08%, giá các mặt hàng
đồ uống, thuốc lá tăng khoảng 1,99%; quần áo may sẵn các loại tăng 1,70%; giá dịch vụ

giao thơng cơng cộng tăng 3,02%; giá du lịch trọn gói tăng 3,04%, trong đó mặt hàng thịt
lợn bình qn năm 2019 tăng 11,79%... Đây là một trong những nguyên nhân chính làm
CPI các tháng cuối năm tăng cao.
Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng, như: giá nhiên
liệu, chất đốt, sắt thép… nên năm 2019 ước tính chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa so cùng
kỳ tăng 0,59%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa tăng 3,01%; chỉ số giá sản xuất công
nghiệp tăng 1,25%; chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,31%.
Dù vậy, bằng các nỗ lực của mình, Việt Nam đã có một năm thành cơng trong kiểm
sốt lạm phát. Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng cao (7,02%), lạm phát thấp, thì
theo khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, tăng trưởng “càng có ý
nghĩa”.
2.6. Tình hình lạm phát 2020
2.6.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và diễn biến khó lường
19


trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế – xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thối sâu, tồi tệ nhất
trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, khi phần lớn các nền
kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
có những dấu hiệu khả quan hơn. Thương mại tồn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được
phục hồi, thị trường chứng khốn tồn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín
hiệu tích cực từ sản xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Những nền kinh tế lớn
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng chung châu Âu tuy vẫn đối mặt với nhiều
khó khăn nhưng đã có xu hướng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020 và dự báo
tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2021. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết
quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng

trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây
ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống nhân dân.
2.6.2. Tình hình lạm phát
Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy, chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,23% so với
năm 2019 và tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân năm
2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020
chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn
biến của dịch bệnh Covid-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp
trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch
bệnh được kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng 1,23% và giảm mạnh nhất vào
tháng 4, giảm 1,54%.

20


Nguyên
nhân
làm
CPI
năm
2020
tăng
so
với
năm
2019
(1) Hàng ăn và dịch vụ ăn uống ước tăng 12,55% so với năm trước góp phần làm cho
CPI chung tăng 5,24% chủ yếu là giá gạo tăng vì nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước

và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng do lo ngại dịch Covid-19 có thể kéo dài; giá
thịt heo tang (tăng 53,4% so với năm trước) và các mặt hàng chế biến từ thịt heo như xúc
xích, giị chả… tăng cao (tăng 59,81% so với năm trước) do nguồn cung giảm mạnh vì
ảnh hưởng từ Dịch tả lợn Châu phi; giá hầu hết các mặt hàng ăn uống ngồi gia đình như
phở, cơm, café, nước ép… đồng loạt tăng từ 2.000đ-5.000đ từ đầu năm do chi phí đầu
vào tăng đã đẩy chỉ số giá nhóm này tăng 14,08% so với năm 2019.
(2) Giá gas trong nước được điều chỉnh 8 lần tăng giá và 3 lần giảm giá theo giá gas
thế giới; tính chung cả năm 2020, giá gas được điều chỉnh tăng thêm 13.000đ/bình 12kg.
(3) Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,46% so với năm trước chủ yếu do giá dịch vụ
giáo
dục
(giá
học
phí
đại
học
cơng
lập
tăng).
(4) Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,05% do giá đồ trang sức bằng
vàng tăng cao (tăng 26,62% so với năm trước) đã góp phần làm cho CPI chung của tỉnh
năm 2020 tăng cao so với năm 2019.
Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong năm
2020
(1) Do tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng và
phức tạp từ đầu năm 2020; dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát trở lại từ cuối tháng
7/2020, nhu cầu du lịch giảm, một số doanh nghiệp du lịch lữ hành phải ngưng hoạt
động, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng; các đơn vị lữ hành, đơn vị vận chuyển đều đưa
ra chương trình giảm giá từ 15-20% các tour tham quan tại Ninh Thuận đã làm cho giá
của nhóm du lịch trọng gói giảm 27,13% so với năm trước .

21


(2) Giá xăng dầu trong nước trong năm được điều chỉnh giảm nhiều lần với tổng mức
giảm 5.080đ đối với xăng, 4.800đ/lít đối với dầu diezel và 4.910đ/lít đối với dầu hỏa.
Tính bình qn chung cả năm, giá xăng dầu giảm 22,21% so với bình quân năm trước.
(3) Nhu cầu đi lại thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng làm cho nhóm dịch vụ
giao thơng cơng cộng giảm 1,58% so với năm trước mà chủ yếu là giá vé máy bay giảm
35,65%, giá vé tàu hỏa giảm 5,56% so với năm trước.
(4) Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp
khó khăn do dịch Covid-19. Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
triển khai giảm giá điện 10% giá điện đối với khách hàng sinh hoạt sẽ được thực hiện tại
các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020; Theo đó, giá điện bình
qn năm giảm so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần kiềm chế CPI năm 2020 của
tỉnh so với năm trước.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả kiểm soát lạm phát của nhà nước
3.1. Những thành công đạt được
Trong những năm gần đây, lạm phát luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm và dành
nhiều nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lý và vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh
tế. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong 4 năm gần đây, ln duy trì dưới 4%/ năm. Cụ thể là
3.53% (2017), 3.54% (2018), 3.23% (2020).
Bằng sự chỉ đạo, kiểm soát sát sao thì nước ta cơ bản đã có thành cơng trong việc kiểm
sốt tỷ lệ lạm phát dưới 4% trong các năm từ 2015- 2020.
Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có
nhiều biến động và bất ổn (ví dụ như năm 2015, kinh tế các nước châu u và Trung Quốc
không ổn định, giá dầu thô giảm mạnh). Cơng tác quản lý, bình ổn giá tiếp tục được các
bộ, ngành, địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt, chủ động, linh hoạt, bám sát tình
hình, diễn biến của thị trường, phối hợp tốt, chặt chẽ và hiệu quả với nhau.
Ngành công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp
thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên

không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết. Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra,
kiểm sốt thị trường, tổ chức các đồn cơng tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai
thực hiện quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài
chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình
thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ,
kiểm sốt lạm phát. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách
tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô.
Việt Nam đang duy trì tỷ lệ lạm phát dưới 4%- lạm phát một con số. Với tỷ lệ lạm phát
vừa phải như thế này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh
22


tế từ năm 2015-2020 lần lượt là 6.68%- 6,21%- 6,81%- 7,08%- 7,02%- 2,91%. Nền
kinh tế Việt Nam Nền kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp
và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực
thành thị. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam tại khu vực thành thị trong
những năm từ 2015- 2020 là: 3,29%- 3,18%- 3,18%- 2,95%- 2,95%- 3,88%.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID với những diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam
với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới, do đó tỷ lệ thất nghiệp
cũng tăng cao hơn.
Có thể thấy Nhà nước đã thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát, từ đó giúp thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được, Nhà nước vẫn cịn một số hạn chế trong việc
kiểm soát lạm phát.
Giá của mặt hàng thực phẩm tăng mạnh. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, giá
thịt lợn ở Việt Nam vẫn chưa được bình ổn, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ
lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu
ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và

chế biến tăng.
Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% (năm 2020) do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn
diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao.
Cũng vì dịch bệnh Covid nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh buôn bán của
nhiều công ty, doanh nghiệp cũng như những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Nhiều hộ kinh doanh
phải đóng cửa hàng, các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, giảm số giờ làm việc, khiến tỷ lệ
thất nghiệp ở Việt Nam tăng cao trong năm 2020.
Tuy cịn những hạn chế, những điều chưa kiểm sốt được nhưng Chính phủ Việt Nam
đã rất cố gắng, nỗ lực để kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế.

III- KẾT LUẬN
Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát không đơn giản ngày một
ngày hai. Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm
phát hồnh hành cơng khai khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội. Kinh tế ổn
định làm tiền đề cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học,
chính trị,... Tuy nhiên, lạm phát ln rình rập và đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nước ln phải thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho
nền kinh tế nước nhà phát triển vững mạnh, làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo
dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới
23


nói chung. Điều này khơng chỉ của riêng ai mà là của tất cả các cá nhân, doanh nghiệp
đặc biệt là các nhà doanh nghiệp trẻ và của toàn xã hội.

IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> /> />fbclid=IwAR1L84YZ0JUU86-MdXO4TrsV90uY7y5ZB76OiiwGyF9qWMkL8jPWG4Wd2Q
/> /> />htuu?articleId=10049762
/> /> />
24



/>
25


×