Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÁO CÁO THÀNH TÍCH GVCN GIỎI VÀ SKKN BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.22 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ
*****************

Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K NĂM HỌC 20162017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ”

03/2017

Giáo viên : Phạm Công Nhân
Chức vụ : Giáo viên
Tổ
: Hóa – Sinh – Công nghệ
Thời gian nghiên cứu : 09/2016-

Năm học 2016 - 2017


SỞ GD & ĐT CÀ MAU
TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
THÀNH TÍCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
(Năm học 2015 - 2016 và 2016 -2017)
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
Họ và tên: Phạm Cơng Nhân
Giới tính: Nam


Ngày sinh: …………………………...
Tuổi nghề: 17 năm
Mơn dạy: Hóa học
Lớp chủ nhiệm: 12T1 (năm học 2015-2016); 12K (năm học 2016-2017)
Trường: THPT Hồ Thị Kỷ, Tp. Cà Mau.
Những khó khăn và thuận lợi về điều kiện công tác chủ nhiệm
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo nhà trường, đề ra chỉ tiêu kế hoạch
cụ thể cho từng thời gian trong năm học.
- Sự quan tâm từ phía cha mẹ học sinh.
- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn trong
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
- Học sinh phần lớn các em đều ngoan, chăm chỉ, có ý thức và mục tiêu học
tập tốt.
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm luôn nhiệt tình trong công tác,
quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt.
2. Khó khăn
- Chất lượng học sinh khơng đồng đều, cịn nhiều học sinh yếu, bị mất căn bản
một số môn học.
- Có vài học sinh chưa xác định được mục tiêu học tập, mê chơi, mất nhiều
thời gian vào các trang mạng xã hội như facebook, Zalo…
- Một số phụ huynh học sinh lo làm kinh tế nên chưa quan tâm đến việc học
của các em.
- Một vài học sinh gia đình ở các huyện lên thành phố ở trọ để học, thiếu sự
quan tâm nhắc nhở từ phía gia đình.
- Cả hai lớp 12T1 và 12K đều là lớp mới, chưa từng dạy các em ở các năm
trước nên việc tìm hiểu hoàn cảnh và tổ chức cho các em vào nề nếp cũng gặp
nhiều khó khăn.

Trang 2



- Trong các năm học lớp 10 và 11 cả hai lớp đều khơng có thành tích trong các
đợt thi đua, phong trào học tập ở lớp cũng kém. Riêng lớp 12K năm nay được
tập hợp nhiều học sinh yếu kém của khới 12. Đây là một trong những khó khăn
cũng như thách thức đối với một giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
II. THÀNH TÍCH
Thực hiện quy chế, nề nếp, hồ sơ chủ nhiệm
- Thực hiện đầy đủ các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa, các
hoạt động văn nghệ , thể thao, báo chí, lao động theo quy định của nhà
trường.
- Có đầy đủ hồ sơ chủ nhiệm theo quy định.
- Đánh giá và xếp loại học sinh đúng quy định.
- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục, nhắc
nhở các em thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
1. Xếp loại thi đua của tổ chủ nhiệm, của ban thi đua
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2014-2015.
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2015-2016.
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2016-2017.
2. Những nội dung công tác chủ nhiệm đã tiến hành trong năm học
- Đầu năm học mới tôi nắm bắt ngay tình hình chung của lớp cũng như điều
kiện hoàn cảnh của mỗi học sinh. Tìm hiểu khả năng, năng lực của mỗi em,
nắm được học lực của học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, qua bàn giao kết quả
học tập của các em từ giáo viên chủ nhiệm năm trước.
- Sau lễ khai giảng tiến hành họp lớp, ổn định lớp, sắp xếp chỗ ngồi cho các
em.
- Tổ chức họp lớp bầu ban cán sự lớp, sau đó cho biểu quyết để bầu ra những
em có ý thức tớt, học giỏi, có năng lực để cùng với giáo viên đưa phong trào
học tập của lớp đi lên. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên cán sự:
+ Lớp trưởng: bao quát công việc chung của lớp, theo dõi tình hình

chung của lớp, giám sát các nhiệm vụ của cán sự lớp, kiểm tra cơ sở vật chất
phụ trách lớp trong sinh hoạt, hoạt động tập thể dưới sự hỗ trợ của giáo viên.
+ Lớp phó học tập: làm thay nhiệm vụ của lớp trưởng khi lớp trưởng
nghỉ vắng, ghi nhận những bạn học thuộc bài, khơng thuộc bài, những bạn có ý
thức trong học tập cũng như những bạn còn lười học.
- Chia lớp 4 tổ tự quản, có bầu tổ trưởng và tổ phó.
- Triển khai họp phụ huynh cho học sinh lớp thông qua nội quy của nhà trường
cũng như của lớp. Để phụ huynh nắm được và phối hợp cùng với nhà trường,
giáo viên chủ nhiệm một cách chặt chẽ trong công tác quản lý giáo dục học
Trang 3


sinh, trong năm học có thể bầu lại cán sự lớp để tạo điều kiện cho các em được
phát huy năng lực và hòa nhập với mọi người.
- Là một giáo viên tôi luôn quan tâm gần gũi với các em học sinh với vai trò
vừa là người thầy, người cha, người bạn của các em. Vì thế tạo được sự gần gũi
cởi mở và sự chia sẻ, niềm tin đối với các em học sinh cũng như tạo sự tin
tưởng của phụ huynh học sinh của lớp.
- Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ, học tổ, nhóm theo sự phân công của giáo
viên học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh trung bình, yếu.
- Lớp phó văn thể: phụ trách theo dõi các hoạt động tập thể, văn nghệ sinh hoạt
ngoại khóa, thể dục thể thao...
- Tổ trưởng: điều hành nội quy chung, đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ
trong việc thực hiện nội quy của trường lớp, học tập...
- Tổ phó: theo dõi, điều hành công việc thuộc về lao động, vệ sinh môi trường,
hoạt động ngoài giờ...
3. Các biện pháp giáo dục đã thực hiện có hiệu quả.
a) Biên pháp giáo dục bằng tâm lý
Đối với học sinh cá biệt việc gần gũi với các em quả là một vần đề
không đơn giản, nếu giáo viên chủ nhiệm không khéo léo, tế nhị thì không thể

gần gũi được các em. Hoặc thường xuyên phê bình, dùng hình phạt hay viết
cam kết… đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ này. Hơn nữa vì các
em thường xuyên vi phạm nên các em càng lẩn tránh tiếp xúc với giáo viên
nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp. Để thấy được hết cá tính của học sinh,
GVCN cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các em, thật sự là chỗ dựa đáng
tin cậy nhất sau cha mẹ của các em. Khi giao tiếp với các em ta phải luôn cởi
mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em.
b) Biện pháp giáo dục bằng tập thể
GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng cách
giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đới tượng HS
đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông
tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác
nhất. Sau khi nắm được thơng tin, phân tích tình hình, tơi hướng dẫn các em
gần gũi và giúp đỡ bạn, nên tạo được quan hệ tốt và nhất là tạo cho những em
cá biệt có niềm tin với mình. Phải nói rằng trong quan hệ bạn bè các em sẽ
bộc lộ rõ cá tính không e ngại. Tôi thường xuyên giữ mối quan hệ với các em
này tìm hiểu những khó khăn khi phải thuyết phục HS cá biệt để tháo gở khó
khăn cho các em, thường xuyên cung cấp biện pháp xử lý kịp thời những biến

Trang 4


động của các đối tượng và động viên các em, tạo cho các em có niềm tin
thuyết phục, giúp đỡ học sinh cá biệt tiến bộ.
c) Kết hợp với phụ huynh học sinh
Có thể trao đổi qua các cuộc họp phụ huynh học sinh chung của lớp,
GVCN báo cáo kết quả rèn luyện của từng em và có thể mời phụ huynh các
đối tượng này ở lại để trao đổi riêng, tránh sự mặc cảm của phụ huynh.
Có thể trao đổi qua việc đến thăm gia đình học sinh. Thường học sinh
cá biệt thì lại có phụ huynh cá biệt ; một là không quan tâm đến việc học của

con em, hoặc không dám đối diện với sự thật về những sai phạm của con
mình...thường những phụ huynh này ít tham gia vào các cuộc họp chung kể cả
những lúc có giấy mời riêng cùng khơng đến. Đới với đới tượng này GVCN
cần nhiệt tình hơn, có thể đến thăm gia đình để tìm hiểu điều kiện sinh hoạt
của gia đình và nắm được tình hình của các em ở nhà, thường những đới
tượng này họ ngại nói những điều sai của con em họ vì thế tôi tổng hợp những
điểm tớt mà các em có được dù đó chỉ là một việc không đáng kể để khen
ngợi các em, sau đó tơi lồng một vài khút điểm của các em; tránh nêu hoàn
toàn hoặc một loạt khuyết điểm thì phụ huynh sẽ có sự mặc cảm, hoặc nảy
sinh sự tiêu cực, bng xi, ngại nói ra những điều mà ta cần tìm hiểu, trao
đổi.
d) Kết hợp với giáo viên bộ môn trong giáo dục học sinh.
Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của
các em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tớt, có em có những
phản kháng đới với những hành động quá đáng của một vài giáo viên. ví dụ
như có GV dùng những lời quá nặng nề trong việc nhận xét HS không thuộc
bài cũ, không hiểu được bài hay có những biểu hiện áp đặt, thiếu cơng bằng ...
Để xác định chính xác cá biệt của HS từ ngun nhân này hay khơng, tơi
thăm dị hỏi tất cả giáo viên dạy bộ môn của lớp để có biện pháp giáo dục
thích hợp và cũng từ đó tơi có thể góp ý ngay với GV trong việc cần phải tôn
trọng và công bằng trong đối xử với HS .
Cũng có thể do tính cách cá biệt của các em, ở mỡi mơn học em có một
biểu hiện cá biệt khác nhau, tôi tổng hợp các ý kiến để xác định nguyên nhân
cơ bản.
Từ việc trao đổi trên tôi tìm ra những ưu điểm của các em để động viên
đồng thời lồng vào từng chút một những khuyết điểm của các em để nhắc nhở
khắc phục.
4. Hiệu quả công tác
+ Lớp 12T1 năm học 2015-2016
Trang 5



Chỉ số

Đầu năm
Học kì I
Cuối năm
SL – tỉ lệ % SL – tỉ lệ % SL – tỉ lệ %
Xếp loại học lực giỏi
0
0
01-3,7%
Xếp loại học lực khá
0
16-59,3%
18-66,67%
Xếp loại học lực trung bình
07- 25,9% 06-22,2%
07-25,9%
Xếp loại học lực yếu
17- 63,0% 05-18,5%
01-3,7%
Xếp loại học lực kém
03-11,1%
0
0
Xếp loại hạnh kiểm tốt
07- 25,9% 22-81,5%
22-81,5%
Xếp loại hạnh kiểm khá

17- 63,0% 05-18,5%
05-18,5%
Xếp loại hạnh kiểm TB
03-11,1%
0
0
Tổng số và tỉ lệ học sinh tiên tiến 16 -59,3% 19-70,4%
Tổng số và tỉ lệ học sinh chậm tiến 20; 74,1% 05 -18,5% 01-3,7%
Thành tích các hoạt đợng tập thể.
+ Giấy khen: Giải nhì thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Giấy khen: Em Tống Thúy Duy đạt giải nhì thi nhảy cao chào mừng 20/11.
+ Giấy khen: Tập thể hoàn thành tốt phong trào gây quỹ xây nhà cho học sinh
nghèo.
+ Giấy khen: Giải nhì thi Đua chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và thành
lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Giấy khen: Chi đoàn xuất sắc.
+ Lớp 12K năm học 2016-2017
Chỉ số
Đầu năm
Học kì I
Cuối năm
SL – tỉ lệ % SL – tỉ lệ % SL – tỉ lệ %
Xếp loại học lực giỏi
0
0
Xếp loại học lực khá
01 - 2,3%
11 - 25,0%
Xếp loại học lực trung bình
09 - 20,5% 27 - 61,4%

Xếp loại học lực yếu
24 - 54,5% 06 - 13,6%
Xếp loại học lực kém
10- 22,7% 0
Xếp loại hạnh kiểm tốt
10- 22,7% 38 - 86,4%_
Xếp loại hạnh kiểm khá
24 - 54,5% 06 - 13,6%
Xếp loại hạnh kiểm TB
10- 22,7% 0
Tổng số và tỉ lệ học sinh tiên tiến 11 - 25%
Tổng số và tỉ lệ học sinh chậm tiến 34; 77,3% 6 (13,6%)
Thành tích các hoạt đợng tập thể
+ Giấy khen: Giải nhì thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Giấy khen: Giải khuyến khích hội thi tập thể hát Quốc Ca.
+ Giấy khen: Giải nhất hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11.
+ Giấy khen: Tập thể hoàn thành tốt phong trào gây quỹ xây nhà cho HS
nghèo.
Trang 6


+ Giấy khen: Giải ba hội thi thiết kế thời trang Hội trại truyền thống 26/3.
+ Giấy khen: Giải ba thi nấu ăn Hội trại truyền thống 26/3.
Cà Mau, ngày 8 tháng 4 năm 2017
Giáo viên

Phạm Công Nhân

Trang 7



PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Trang 8


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---o0o--Cà Mau, ngày 31 tháng 3 năm 2017

BÁO CÁO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
LỚP 12K NĂM HỌC 2016-2017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ”

- Họ và tên: Phạm Công Nhân
- Đơn vị công tác: trường THPT Hồ Thị Kỷ.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 9/2016 đến 3/2017
I-ĐẶT VẤN ĐỀ
1-Tên sáng kiến: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP
12K NĂM HỌC 2016-2017, TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ”

2-Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

Giáo dục học sinh cá biệt là cơng việc rất khó khăn, nhiều gian nan và
thử thách; đòi hỏi người giáo viên phải có tâm với nghề và kiên trì đến cùng.
Trong xã hội ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,
mạng xã hội bên cạnh những lợi ích của nó là những tác hại cũng khơng nhỏ
nếu như sử dụng chúng sai mục đích. Học sinh THPT và đặc biệt là những
học sinh học yếu kém, thích hưởng thụ, đua địi, ăn chơi, khơng có mục đích
học tập là một trong những đối tượng học sinh cá biệt cần được sự quan tâm
sâu sát của giáo viên chủ nhiệm. Lớp 12K năm học 2016-2017 đa phần là học
sinh yếu, có nhiều học sinh thuộc diện cá biệt. Qua nhiều năm giảng dạy và
chủ nhiệm tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sư phạm để áp dụng vào việc
giáo dục học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm 12K.
Đề tài tập trung vào biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 12K năm
học 2016-2017 của trường THPT Hồ Thị Kỷ.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến gồm có 3 phần
Phần 1. Những biểu hiện của học sinh cá biệt.
Phần 2. Các dạng học sinh cá biệt lớp 12K và biện pháp giáo dục.
1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá nuông chìu.

2. Dạng học sinh cá biệt do gia đình thiếu quan tâm.
3. Dạng học sinh cá biệt nghiện facebook, game online.
Phần 3. Kết quả đạt được.

Trang 9


1-NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỌC SINH CÁ BIỆT

Học sinh cá biệt là những học sinh có cá tính khác biệt, khơng đúng
theo qui định chung trong trường học. Thường có cá tính mạnh mẽ, hành
động và lời nói thái quá, vô lễ với thầy cô, hay gây gỗ với bạn bè; là những
học sinh chậm tiến bộ trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Học sinh cá biệt
thường hay vi phạm các nội qui, qui chế trong nhà trường; làm ảnh hưởng đến
phong trào thi đua nền nếp học tập của lớp, mặc dù thầy cơ, tập thể góp ý xây
dựng nhiều lần nhưng rất chậm sửa đổi.
2. CÁC DẠNG HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 12K VÀ BIỆN PHÁP GIÁO
DỤC.
2.1. Dạng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chìu cḥng: Cuộc sớng
thành thị có nhiều gia đình khá giả về kinh tế, con cái lại ít, nhất là con trai
một. Chính vì vậy, việc quá chìu chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần là
một hiện tượng rất phổ biến. Lớp 12K cũng có nhiều học sinh thuộc đối tượng
này, các em được cha mẹ, ông bà, cho tiền và tiêu tiền rất nhiều. Trong gia
đình nhiều khi cha mẹ không la rầy được vì những em này được ông bà quá
cưng chìu. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính ương ngạnh, ḿn được mọi
người chìu theo ý mình, rất dễ giận và khơng chịu khó trong học tập. Thường
vi phạm khơng thuộc bài, không làm bài tập, đi trễ, nghỉ học nhiều, trực nhật
trễ, lười lao động, thường vi phạm về học tập, chậm sửa chữa.
* Biện pháp giáo dục:
- Tác động đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm gần gủi, tâm sự, dùng tình

cảm để cảm hóa từ từ. Giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của các em. Hạn
chế việc phê bình, phạt các em khi phạm lỗi. Khuyến khích, động viên, khen
thưởng khi các em là được việc tớt và có biểu hiện tiến bộ. Giao nhiệm vụ cho
các em và phân công ban cán sự giúp đỡ các em trong học tập.
- Đối với phụ huynh: Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh hạn chế sự chìu
chuộng quá mức, nên có những yêu cầu cứng rắn với các em hơn, giáo dục
các em sử dụng tiền tiêu xài vừa phải, cho các em tham gia vào các hoạt động
vui chơi ngoại khóa của trường, của lớp nhiều hơn.
2.2. Dạng học sinh cá biệt do đình thiếu quan tâm
Các em thuộc đới tượng này rất dễ bị tổn thương vì trong cuộc sống các em đã
thiếu thốn về tình cảm. Tâm lý các em thường mặc cảm, cha mẹ chỉ biết lo
làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái.
Do sự quản lí, quan tâm của cha mẹ không được chặt chẽ nên các em dễ tụ tập
theo nhóm bạn vui chơi, lơ là việc học, lâu dần chán học do bị mất căn bản,
thiếu hụt kiến thức. Khi cha mẹ phát hiện thì đã quá muộn, đôi khi la mắng
đánh đập dẫn đến việc các em chán nản thêm. Bên cạnh đó là áp lực của các
giáo viên bộ môn, áp lực thi cuối cấp làm cho các em càng cảm thấy việc học
khó khăn hơn và có ý định nghỉ học.

Trang 10


* Biện pháp giáo dục:
- Đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc và trao đổi với các em, phân
tích cho các em biết được nhiệm vụ của bản thân mình là học tập để quyết
định tương lai của bản thân. Phân tích cho các em biết được hoàn cảnh của
cha mẹ các em vì công việc nên có ít thời gian để nhắc nhở các em nhưng cha
mẹ nào cũng rất thương yêu con của mình, đều mong ḿn con cái có đầy đủ
về vật chất để đáp ứng được nhu cầu học tập của con không thua các bạn. Cha
mẹ đã vất vả trong công việc thì bản thân mình phải cố gắng học nhiều hơn,

đạt những thành tích cao thì đó là những món quà có ý nghĩa để dành tặng cho
cha mẹ mình. Việc mình trách cha mẹ thiếu quan tâm là không đúng. Mỡi gia
đình, mỡi bậc làm cha làm mẹ đều có cách quan tâm khác nhau đến con cái
của mình. Vì mỡi một gia đình đều có một hoàn cảnh khác nhau. Kết hợp với
giao nhiệm vụ và phân công ban cán sự lớp giúp đỡ các em hàng ngày.
- Đối với cha mẹ học sinh: Giáo viên gặp gỡ và trao đổi chân tình, lứa tuổi
của các em rất cần những sự quan tâm từ cha mẹ vì trong cuộc sống các em
gặp phải nhiều vấn đề mà bản thân khơng biết trao đổi cùng ai. Chỉ có cha mẹ
và thầy cơ là những người em có thể tin tưởng tuyệt đối. Bậc làm cha mẹ cần
dành thời gian gần gủi các em nhiều hơn. Không nên dùng những biện pháp
mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà lấy tình cảm và sự quan tâm để
cảm hoá giáo dục các em trở thành người tốt.
2.3. Dạng học sinh cá biệt nghiện facebook, nghiện game online.
Với dạng học sinh này thì tâm lý của các em rất phức tạp, việc nghiện
Facebook cũng như nghiện game là một căn bệnh. Những biểu hiện thường
thấy rõ là các em thường có cảm giác thiếu ngủ, trong giờ học thường uể oải,
mệt mỏi, hay giả bệnh xin về (chủ yếu là trốn học để chơi game), bài tập
thường không thuộc và không làm bài tập về nhà, tiếp thu chậm, lười lao động
ít tham gia các hoạt động tập thể.
* Biện pháp giáo dục: Đối với dạng học sinh này, giáo viên phải kiên nhẫn và
cần nhiều thời gian vì với học sinh nghiện facebook, nghiện game các em như
sống trong một thế giới khác, chỉ quan tâm đến game mình đang chơi việc học
không cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với cha mẹ học
sinh trong việc quản lý thời gian các em, khi có vấn đề các em xin về thì yêu
cầu cha mẹ đến rước, không cho về một mình. Ngoài thời gian học chính
khóa, cha mẹ học sinh cần phải quan tâm theo dõi thời gian còn lại cho chặt
chẽ, hướng cho các em cùng đến với các nhóm bạn học tập để từ từ các em sẽ
quen được việc học và giảm việc chơi game. Lấy tình thương yêu, tìm cách
gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em. Kết hợp với giao nhiệm vụ và phân
công ban cán sự giúp đỡ em hàng ngày.


Trang 11


3-KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

TT

01

02

Họ và
tên HS

Giới
tính

Hoàn cảnh gia
đình HS

Phương pháp
giáo dục

Kết quả đạt
được

Cha lo đi làm
kiếm tiền, ít quan
tâm đến việc học

của con. Là con
trai, cháu trai duy
nhất nên được ông
bà cưng chìu, năm
học 10, 11 đều là
Nguyễn Nam học sinh yếu, thi
lại nhiều môn. Mê
Quốc
chơi, thường hay
An
tụ tập cùng nhóm
bạn café, chơi
game, biết hút
th́c lá, xăm
mình.

Dùng tình cảm
cảm hóa, phân
cơng nhiệm vụ
từng đợt thi đua,
khen thưởng khích
lệ khi em có thành
tích tớt. Kết hợp
với giáo viên bộ
mơn đặt ra những
yêu cầu vừa với
khả năng của em.
Không đánh đồng
em với các bạn
học sinh bình

thường khác, giao
nhiệm vụ cho em
tham gia đội bóng
đá của lớp.

Biết vâng lời,
hịa
nhập
cùng các bạn,
đội bóng đá
vào
vịng
chung kết của
khới 12, học
tập có tiến
bộ. Thực hiện
tớt nội quy
của trường.

Con trai một, gia
đình buôn bán,
kinh tế khá, được
cha
mẹ
chìu
chuộng, gia đình
cũng không đặt
mục tiêu học tập
cao nên em này
cũng không ham

Nguyễn
học, thích thì đến
Quang Nam
lớp khơng thích
Nhật
thì nghỉ ở nhà.
Lớp 10, 11 là học
sinh yếu, thường
xuyên nghỉ học
nhiều, hay đi trễ,
thích đá bóng.

Dùng tình cảm để
cảm hóa, khún
khích em đi học
đều, kết hợp với
gia đình cam kết
sẽ nhắc nhở em
học tập nghiêm
túc, giao nhiệm vụ
cho em là đội
trưởng đội bóng đá
của lớp và tham
gia tập luyện theo
kế hoạch rõ ràng,
bên cạnh kết hợp
với giáo viên bộ
môn đặt ra những
yêu cầu nhẹ nhàng
phù hợp với khả

năng của em từ từ
sẽ tiến bộ.

Có tiến bộ
trong
việc
thực hiện nội
quy, tham gia
tích
cực
phong trào,
đặc biệt là
đội bóng đá
được
vào
chung
kết,
vai trị là thủ
mơn em rất
tích cực và
hịa
đồng
cùng các bạn.

Trang 12


Gia đình cha và
mẹ không sống
chung, em sống

với mẹ, thiếu sự
quan tâm của cha.
Nhà xa trường,
sức khỏe không
tốt, thường xuyên
Nữ
đi trễ và hay nghỉ
học. Học yếu, vi
phạm nội quy như
trang
điểm,
nhuộm tóc có tư
tưởng chán học.

Dùng tình cảm để
cảm hóa, kết hợp với
mẹ của em tạo điều
kiện để em học tập
dễ hơn, khắc phục
được việc đi học trễ,
giáo viên chủ nhiệm
phân
công
lớp
trưởng
thường
xuyên kiểm tra bài
và ban cán sự giúp
đỡ em trong các
môn học bị mất căn

bản. Giao nhiệm vụ
cho em tham gia đội
văn nghệ của lớp.

Có tiến bộ
trong việc thực
hiện nội quy,
hạn chế việc đi
trễ, nghỉ học
có phép. Hịa
đồng cùng các
bạn tham gia
tốt phong trào
văn nghệ và
đạt kết quả
cao.

Cha mẹ lo làm
ăn, ít quan tâm
đến việc học của
con, học yếu,
thường xuyên đi
chơi cùng bạn bè,
nói dới gia đình
xin tiền đóng học
phí nhiều hơn quy
Nguyễn Nữ định, mẹ thường
04 Thu
hay la rầy, chửi
Hồng

mắng, chậm tiến
trong học tập.

Dùng tình cảm để
cảm hóa, làm việc
với phụ huynh em
không nên la mắng
con em mà nên nhức
nhở và khuyên bảo
con em nhiều hơn.
Thương xuyên động
viên khi em có biểu
hiện tiến bộ, phân
cơng ban cán sự lớp
giúp đỡ em về học
tập. Lối kéo em vào
các hoạt động tập
thể giao nhiệm vụ
hóa trang cho các
bạn diễn văn nghệ,
trang trí trong hội
trại 26/3.

Có tiến bộ,
ngoan
hơn,
biết nghe lời
giáo viên, hịa
đồng cùng bạn
bè, tham gia

tốt phong trào
văn nghệ, thể
thao và đạt kết
quả
cao.
Không cịn nói
dới, có kỉ ḷt
hơn trong học
tập.

03

La Anh
Thư

Trang 13


Được mẹ cưng chìu
quá mức, đua địi
theo thời trang, có
biểu hiện đồng tính,
thích v́t ve các
bạn nam, học ́u,
khơng cớ gắng
thường xuyên sử
dụng
facebook,
đăng hình ảnh cá
nhân câu like, trong

lớp học khơng tập
Nguyễn
trung hay nói leo,
Huy
05 Ln Nam đùa giỡn quá mức.

Dùng tình cảm
cảm hóa, kết hợp
với gia đình nhắc
nhở nhiều hơn
việc học, góp ý
trực tiếp và kịp
thời những hành
động thái quá của
em và yêu cầu sửa
chữa. Sử dụng
phương pháp giơ
cao đánh khẽ,
phân công ban cán
sự lớp giúp đỡ em
về học tập, trao
đổi với giáo viên
bộ môn kịp thời
nhắc nhở hành vi
không hay. Giao
nhiệm vụ cho em
làm người mẫu
trong hội thi thiết
kế thời trang,
hướng cho em

tham gia các hoạt
động tập thể.

Có tiến bộ
đáng
kể,
khơng
cịn
nói leo, đùa
giỡn
quá
mức, trưởng
thành hơn rất
nhiều,
học
tập tiến bộ
vượt
bậc
được tun
dương giữa
học kì 2 và
thi thiết kế
thời trang đạt
giải ba.

III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI
ÁP DỤNG
1. Tính mới
Các biện pháp giáo dục học sinh các biệt tùy từng đới tượng mà có biện pháp
phù hợp, không thể áp dụng của đối tượng này cho đối tượng khác được. Đặc biệt

ngày nay hiện tượng học sinh cá biệt có biểu hiện đồng tính nhiều, đây là một vấn
đề nhạy cảm do đó việc giáo dục các đối tượng học sinh này cần phải rất khéo léo.
2-Tính hiệu quả và khả thi
Qua thực hiện các biện pháp giáo dục, các em đã tiến bộ và xác định được
mục tiêu học tập, phong trào của lớp cũng đi lên, các thành tích của các em đều
được ghi nhận, được tập thể giáo viên giảng dạy đánh giá cao. Dần dần các em đã
tạo được niềm tin với thầy cô và được các bạn bè quý mến.

Trang 14


3-Phạm vi áp dụng
Đề tài nghiên cứu trên học sinh lớp 12K năm học 2016-2017, tuy nhiên cũng
là tài liệu tham khảo để áp dụng trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt có biểu
hiện tương tự cho các lớp khác và trong các năm tiếp theo.
IV. KẾT LUẬN

Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề thương học sinh của người giáo
viên chủ nhiệm thì việc giáo dục học sinh các biệt sẽ khơng gây khó khăn vất
vả. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy là thấy các em trưởng
thành trong cuộc sống. “ Tình thương, kỷ cương, và trách nhiệm ” luôn luôn
là phương châm sống và làm việc của nhà giáo. Những học sinh cá biệt tính
cách có sự sàng lọc tình cảm rất kỹ; gieo vào lòng các em tình yêu thương
quý trọng là rất khó nhưng chính các em là người cất giữ tình cảm lâu nhất,
bền chặt nhất... Những học sinh này khi trưởng thành đều nhớ đến những thầy
cô đã từng dạy dỡ mình. Đó cũng là tài sản quý giá mà xã hội đã ban cho
những người làm công tác giáo dục.
Cà Mau ngày 31 tháng 3 năm 2017
Người viết


Phạm Công Nhân

Trang 15


PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Trang 16



×