=
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
----------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: NGHIÊN CỨU HÀNH VI TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện:
1. Võ Hoàng Bảo Ân
Lớp: 18CNDPH01
Khoa: Quốc Tế Học
2. Bùi Tiến Thành
Lớp: 18CNQTH02
Khoa: Quốc Tế Học
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2020 - 2021
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TÁI SỬ DỤNG BAO BÌ
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế - Xã hội
Sinh viên thực hiện:
1. Võ Hoàng Bảo Ân
Lớp: 18CNDPH01
Khoa: Quốc Tế Học
Ngành học: Đông Phương Học
2. Bùi Tiến Thành
Lớp: 18CNQTH02
Khoa: Quốc Tế Học
Ngành học: Quốc Tế Học
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021
TÓM TẮT
Phát triển bền vững đã và đang là mục tiêu hàng đầu, bao trùm mọi hoạt động từ cấp độ
quốc tế đến cấp độ địa phương. Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã và đang
xây dựng những chiến lược phát triển để đạt được phát triển bền vững. Hiện nay, thành
phố Đà Nẵng vẫn đang vẫn còn tồn đọng nhiều rào cản trong việc hướng tới phát triển
bền vững, trong đó có rác thải từ bao bì nhựa. Đề tài nghiên cứu khoa học này đã hệ
thống hoá cơ sở lý thuyết, thực nghiệm kiểm chứng các giả thuyết và bước đầu gợi ý
một số hàm ý chính sách để phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển, loại
bỏ rào cản từ bao bì nhựa, rác thải nhựa. Qua đề tài này, nhóm tác giả mong muốn đóng
góp tiếng nói mang tính xây dựng vào quá trình hoạch định và triển khai chiến lược phát
triển bền vững, thông qua hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng để góp phần
xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, nền sản xuất và tiêu dùng bền vững của thành phố Đà
Nẵng.
Từ khóa: hành vi tái sử dụng, hành vi tái sử dụng bao bì, người tiêu dùng, thành
phố Đà Nẵng.
ABSTRACT
Sustainable development has been and is a top goal, covering all activities from the
international level to the local level. Vietnam in general and Da Nang in particular have
been formulating development strategies to achieve sustainable development. Currently,
Da Nang city still has many barriers to sustainable development, including waste from
plastic packaging. This scientific research has systematized the theoretical basis,
experimentally verified the hypotheses and initially suggested a number of policy
implications to serve the planning of development policies, removing barriers. resist
plastic packaging, plastic waste. Through this topic, the authors wish to contribute a
constructive voice to the planning and implementation of sustainable development
strategies, through the behavior of consumer reuse of packaging to contribute to building
a circular economy, sustainable production and consumption of Da Nang city.
Key words: reuse behavior, packaging reuse behavior, consumer, Da Nang city.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
I.
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................1
1.1.
Nghiên cứu nước ngoài.................................................................................1
1.2.
Nghiên cứu trong nước.................................................................................1
2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
II.
NỘI DUNG ...........................................................................................................4
1. Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................4
1.1.
Mơ hình hành vi của Fogg ...........................................................................4
1.2.
Lý thuyết hành vi hoạch định – Theory of Planned Behavior (TPB) ......5
1.3.
Giả thuyết chi phí thấp – The low-cost hypothesis ....................................6
2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................6
3. Cơ sở lý thuyết về hành vi tái sử dụng bao bì ...................................................7
3.1.
Kinh tế tuần hoàn .........................................................................................7
3.2.
Hành vi tiêu dùng xanh ................................................................................8
3.3.
Hành vi tái sử dụng bao bì ...........................................................................8
4. Các nhân tố tác động đến hành vi tái sử dụng bao bì ......................................8
4.1.
Sự hữu dụng ..................................................................................................8
4.2.
Tính liên kết cá nhân ....................................................................................9
4.3.
Sự tiện lợi .......................................................................................................9
4.4.
Tính khả dụng ............................................................................................. 10
4.5.
Khả năng chi trả .........................................................................................10
4.6.
Chi phí thấp .................................................................................................10
4.7.
Tính thân thiện với môi trường .................................................................11
4.8.
Thông tin đi kèm .........................................................................................11
5. Mơ hình và hệ thống giả thuyết nghiên cứu....................................................11
5.1.
Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................11
5.2.
Hệ thống giả thuyết nghiên cứu.................................................................12
6. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích .......................................................12
6.1.
Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 12
6.2.
Phương pháp phân tích ..............................................................................14
7. Kết quả phân tích .............................................................................................. 15
7.1.
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) ...........15
7.2.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................16
7.3.
Kết quả phân tích hồi quy..........................................................................17
7.3.1.
Mơ hình và hệ thống giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh.....................17
7.3.2.
Kết quả kiểm định tồn tại mơ hình.......................................................18
8. Bình luận kết quả .............................................................................................. 19
III.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ....................22
1. Đề xuất một số hàm ý chính sách .....................................................................22
1.1.
Gia tăng sự hữu dụng .................................................................................22
1.2.
Tăng cường tính khả dụng .........................................................................22
1.3.
Cải thiện Thông tin – Môi trường ............................................................. 23
1.4.
Tối ưu sự tiện lợi .........................................................................................23
1.5.
Tránh gia tăng phí tổn................................................................................23
1.6.
Đẩy mạnh tính liên kết cá nhân.................................................................24
1.7.
Một số giải pháp khác ................................................................................24
2. Kết luận ..............................................................................................................24
2.1.
Kết quả đạt được của đề tài .......................................................................24
2.2.
Hạn chế của đề tài .......................................................................................25
2.3.
Hướng phát triển của đề tài .......................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 26
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT............................................................................................. 26
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI..........................................................................................26
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................30
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................33
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................33
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................34
PHỤ LỤC 5 ..................................................................................................................34
PHỤ LỤC 6 ..................................................................................................................35
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Mơ hình hành vi của Fogg.............................................................................. 5
Hình 2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB) ........ 6
Hình 3. Mơ hình giả thuyết chi phí thấp .................................................................... 6
Hình 4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 12
Hình 5. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................... 17
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Quy mô và cơ cấu mẫu nghiên cứu ............................................................. 13
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá – (EFA) .......................................... 16
Bảng 3. Kết quả kiểm định tồn tại mô hình (1.2) .................................................... 18
Bảng 4. Kết quả kiểm định tác động của các nhân tố đến hành vi tái sử dụng bao
bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng .............................................................. 19
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà
Nẵng
- Sinh viên thực hiện: Võ Hoàng Bảo Ân; Bùi Tiến Thành
- Lớp: 18CNDPH01, 18CNQTH02 Khoa: Quốc Tế Học Năm thứ: 3 Số năm đào
tạo: 4
- Người hướng dẫn: Ts. Phạm Quang Tín
2. Mục tiêu đề tài: Phân tích thực nghiệm hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác
động đến hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng từ đó đề
xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu
dùng thành phố Đà Nẵng.
3. Tính mới và sáng tạo: Nội dung đề tài nghiên cứu có hướng tiếp cận mới mẻ và chưa
có cơng trình nghiên cứu nào được thực hiện ở thành phố Đà Nẵng với cùng mục đích
đề xuất giải pháp tối ưu hành vi tái sử dụng bao bì.
4. Kết quả nghiên cứu: Bài nghiên cứu đã xác định được những nhân tố cụ thể tác động
đến hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng cũng như đã đề
xuất những hàm ý chính sách phù hợp nhằm tối ưu hành vi này.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã
hội và có tính thực tiễn rất cao khi những hàm ý chính sách được đề xuất đều dựa trên
sự kết hợp giữa cơ sở lý thuyết và thực tiễn cũng như kết quả khảo sát thực tế.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên
tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã
áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Chưa có
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày
tháng
năm
Xác nhận của Trường Đại học Ngoại ngữ
Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu)
(ký, họ và tên)
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Võ Hoàng Bảo Ân
Sinh ngày:
31
tháng
08
năm
2000
Nơi sinh: Quảng Nam
Lớp: 18CNDPH01
Khóa: 18
Khoa: Quốc Tế Học
Địa chỉ liên hệ: Tổ 84 Phó Đức Chính, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng
Điện thoại: 0905578521
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Đông phương học
Khoa: Quốc Tế Học
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I :
Khá (TBC: 3,07/4)
Học kỳ II:
Khá (TBC: 3,05/4)
* Năm thứ 2:
Ngành học: Đông Phương Học
Khoa: Quốc Tế Học
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I :
Khá (TBC: 2,39/4)
Học kỳ II:
Giỏi (TBC: 3,58/4)
Xác nhận của Khoa
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu)
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Bùi Tiến Thành
Sinh ngày:
01
tháng
09
năm
2000
Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
Lớp: 18CNQTH02
Khóa: 18
Khoa: Quốc Tế Học
Địa chỉ liên hệ: 220 Lạc Long Quân, Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0386386502
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quốc Tế Học
Khoa: Quốc Tế Học
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I :
Khá (TBC: 3,13/4)
Học kỳ II:
Giỏi (TBC: 3,22/4)
* Năm thứ 2:
Ngành học: Đông Phương Học
Khoa: Quốc Tế Học
Kết quả xếp loại học tập:
Học kỳ I :
Khá (TBC: 2,90/4)
Học kỳ II:
Giỏi (TBC: 3,47/4)
Xác nhận của Khoa
Ngày
tháng
năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu)
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
I. MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu về hành vi tái sử dụng cùng các nhân tố tác động đến nó đã và đang
là một đề tài phổ biến trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu trước đã nêu rõ được rất
nhiều nhân tố khác nhau, như thái độ về môi trường và độ hiệu quả nhận thức bởi Escario,
J. và cộng sự (2020), khích lệ tiền tệ và phi tiền tệ bởi Rajapaksa, D. và cộng sự (2019).
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên vẫn chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích
những nhân tố bên ngồi chứ chưa thực sự tập trung nghiên cứu những nhân tố bên trong
bao bì và hầu hết chúng chỉ tập trung vào việc phân tích vào hành vi tái chế. Trong cơng
trình nghiên cứu của mình, Madria, W. và cộng sự (2019) đã chứng minh được có tổng
cộng 5 thuộc tính bao bì chính là những nhân tố bên trong có tác động đến hành vi tái
sử dụng bao bì. Tương tự, Langley, J. và cộng sự (2011) cũng có cùng hướng nghiên
cứu và đã chỉ ra được thuộc tính thơng tin là có ảnh hưởng đến hành vi trên, trùng khớp
với kết quả phân tích của Madria, W. và cộng sự (2019).
1.2. Nghiên cứu trong nước
Áp dụng lý thuyết về hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB), Hồ
Huy Tựu và cộng sự (2018) đã chỉ ra hai nhân tố Nhận thức và Kiểm sốt hành vi có tác
động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang. Một số các nghiên
cứu tương tự cũng được thực hiện tại thành phố Huế bởi Hoàng Trọng Hùng và cộng sự
(2018), thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng với cùng khung cơ sở lý thuyết.
Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn, Nguyễn Hoàng Đức
(2008) đã đề xuất các chiến lược về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về cách xử lý chất thải bao bì nhựa ở Việt Nam
chỉ tập trung vào việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh tập trung tại các thành phố lớn,
số còn lại tập trung vào việc đánh giá thực trạng tạo cơ sở đề xuất hàm ý chính sách chứ
chưa trực tiếp nghiên cứu đến các nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi tái sử dụng bao bì.
Tổng quan các nghiên cứu đều thuộc chuyên ngành khác với ngành Quốc Tế Học. Tuy
vậy, chúng ta có thể áp dụng các mơ hình, cơ sở lý thuyết đã được sử dụng trong các
cơng trình nghiên cứu trên để làm cơ sở thành lập các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
2. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia,
dân tộc trên thế giới. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (The 2030
Agenda for Sustainable Development) được xây dựng với trọng tâm là bộ 17 Mục tiêu
Phát triển bền vững (SDGs), được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp
1
quốc diễn ra từ ngày 25-27/9/2015. Đây là cam kết quốc tế quan trọng mang tính nền
tảng định hình nên một thế giới phát triển bền vững vào năm 2030.
Trong những thập niên qua, Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực và trách nhiệm trong
việc hoạch định và triển khai chiến lược với mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm việc
đạt được một số tiêu chí trong bộ 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs). Ngày
17/08/2004, Chính phủ đã ra quyết định số 153/2004/TTg ban hành văn bản “Định
hướng Chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam). Ngày 09/6/2019, trong Lễ ra qn tồn quốc phịng chống rác thải nhựa, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cả nước
không sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên, được
đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt
Nam1.
Từ năm 2008, Đà Nẵng đã ban hành đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi
trường giai đoạn 2008-2020” thông qua Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, đến nay đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Cuối năm 2020, HĐND thống nhất thông qua cơ bản
nội dung dự thảo đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường giai đoạn 20212030”. Ngày 01/10/2020, UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch “Hành động
thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và lộ trình thực hiện các
mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030”. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm rác thải
nhựa mà chiếm số lượng lớn trong đó là các loại bao bì, đặc biệt là bao bì nhựa vẫn còn
là một vấn đề nhức nhối hiện nay tại thành phố Đà Nẵng. Theo Báo cáo đánh giá chất
thải rắn và kiểm toán nhãn hiệu tại Việt Nam 2018-2020 của Liên minh Không Rác Việt
Nam (Vietnam Zero Waste Alliance), ước tính Đà Nẵng mỗi năm thải ra 430.000 tấn
rác, trong đó bao gồm 80.000 tấn chất thải nhựa (19%). Theo đó, riêng tại phường Mỹ
An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã thống kê được số rác thải mỗi hộ một
ngày là 1,57kg và theo bình luận của tổ chức này là cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu từ Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2019 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, chỉ số phát sinh rác thải rắn sinh hoạt trung bình của thành phố Đà Nẵng
năm 2019 là 0,97kg/người/ngày, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung. Thành phố Đà Nẵng cùng với 4 thành phố khác chiếm khoảng 40% tổng lượng
chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị trong cả nước.
Nhiệm vụ đặt ra là cần có những nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển bền
vững của thế giới và đất nước, trong đó có những nghiên cứu về Kinh tế tuần hồn nói
chung và hành vi tái sử dụng nói riêng. Thực trạng áp dụng phương pháp 3R2 (Hoặc
1
2
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021), Tập II, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3R là từ viết tắt của Reduce, Reuse, Recycle (Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế)
2
5R3) ở nước ta giai đoạn 2006- 2009 từng gặp nhiều bất cập và đã lâm vào tình trạng
“chết yểu”. Ngoài nhân tố ý thức của người tiêu dùng Việt Nam, sự kém chất lượng
cùng giá thành rẻ của bao bì khiến cho việc tái sử dụng sản phẩm này cịn gặp nhiều khó
khăn. Để người tiêu dùng có thể thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì một cách có chủ
đích phải cần đến sự thay đổi ở chính bao bì.
Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng cịn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về từng khía
cạnh của phát triển bền vững cũng như chưa có những nghiên cứu chi tiết về hành vi tái
sử dụng bao bì của người tiêu dùng. Với những lý do trên, nhóm tác giả quyết định chọn
đề tài “Nghiên cứu hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng”
để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng qt: Phân tích hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân
tố tác động đến hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
- Mục tiêu cụ thể:
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề tài phân rã thành ba mục tiêu
nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác
động đến hành vi tái sử dụng bao bì;
+ Phân tích thực nghiệm hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác động đến
hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng;
+ Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hành vi tái sử dụng bao bì của
người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Để đáp ứng được ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đề tài hình thành nên ba câu hỏi
nghiên cứu như sau:
1) Cơ sở lý thuyết nào để nghiên cứu hành vi tái sử dụng bao bì?
2) Thực trạng hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác động đến hành vi tái sử
dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng?
3) Làm thế nào để cải thiện hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành
phố Đà Nẵng trong thời gian đến?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác động đến
hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thành phố Đà Nẵng
3
5R là nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm: Reduce-Reuse-Recycle-Refuse-Rethink.
3
+ Thời gian: Tháng 12 đến tháng 4 năm 2021
+ Đối tượng khảo sát: Người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng
+ Nội dung: Hành vi tái sử dụng bao bì được tác động bởi nhiều nhân tố khác
nhau, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu tác động của tám nhân
tố sau: Sự hữu dụng, Tính liên kết cá nhân, Sự tiện lợi, Tính đa dụng, Khả
năng chi trả, Chi phí, Tính thân thiện với mơi trường và Thông tin.
6. Phương pháp nghiên cứu
‐ Phương pháp định tính: Được sử dụng để tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hình
thành nên hệ thống cơ sở lý thuyết về hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác
động đến hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng.
‐ Phương pháp định lượng: Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm
định thang đo, phân tích khám phá và mơ hình kinh tế lượng để phân tích hành vi
tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác động đến hành vi tái sử dụng bao bì của người
tiêu dùng thành phố Đà Nẵng
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Mơ hình hành vi của Fogg
Trong bài nghiên cứu về “Factors to Consider in the Design of Plastic Packaging
Intended for Reuse of Consumers” (dịch: Các nhân tố cần xem xét đến trong khâu thiết
kế bao bì nhựa để người tiêu dùng có thể tái sử dụng), Madria, W. và cộng sự (2019)
cho rằng hành vi tái sử dụng bao bì chịu ảnh hưởng bởi sáu nhân tố: Sự hữu dụng, tính
liên kết cá nhân, sự tiện lợi, tính khả dụng, chi phí, thơng tin. Trong đó, “Sự tiện lợi” và
“Tính khả dụng” là hai nhân tố thể hiện sự tác động thuận chiều đến sự thay đổi hành vi
ở người tiêu dùng.
Trong các nghiên cứu về thay đổi hành vi, có nhiều mơ hình được xây dựng và ứng
dụng, trong đó mơ hình hành vi của Fogg được coi là mơ hình tiêu biểu trong việc thiết
kế thay đổi hành vi.
Dựa trên mơ hình này, tác giả đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sự thay đổi hành
vi. Theo đó, động lực, khả năng và ngòi nổ là ba nhân tố chính tác động mạnh mẽ đến
sự thay đổi hành vi của từng cá nhân.
4
Hình 1. Mơ hình hành vi của Fogg
1.2. Lý thuyết hành vi hoạch định – Theory of Planned Behavior (TPB)
The theory of planned behavior (TPB) là lý thuyết được đề cập đến trong số 50 của
tạp chí Organizational Behavior and Human Decision Processes được phát triển bởi
Ajzen, I. (1991). Vì được phát triển từ thuyết hành vi hợp lý Fishbein, M. & Ajzen, I
(1975), nên tương tự như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố phụ thuộc trung tâm trong
thuyết hành vi hoạch định là ý định hành vi của một cá nhân trong việc thực hiện một
hành vi nhất định. Theo lý thuyết này, tác giả cho rằng nhân tố phụ thuộc trung tâm ý
định hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức
về kiểm soát hành vi. Chuẩn chủ quan là sự nhận thức được các áp lực xã hội để thực
hiện hoặc không thực hiện một hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến khả
năng thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân, phản ánh việc dễ dàng hay khó
khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm sốt hay hạn chế hay
khơng. Theo thuyết hành vi hoạch định, thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát
hành vi tác động trực tiếp đến ý định và từ đó tác động trực tiếp đến hành vi. Lý thuyết
hành vi hoạch định đã được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng,
kể cả nghiên cứu sự thay đổi hành vi ủng hộ môi trường ở người tiêu dùng.
5
Thái độ
Chuẩn chủ quan
Ý định hành vi
Hành vi thực sự
Nhận thức kiểm sốt
hành vi
Hình 2. Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB)
1.3. Giả thuyết chi phí thấp – The low-cost hypothesis
Giả thuyết chi phí thấp là giả thuyết được đề cập đến trong tập san học thuật
Rationality and Society số 15, thuộc cơng trình nghiên cứu của Diekmann, A. &
Preisendörfer, P. (1998), Diekmann, A. & Preisendörfer, P. (2003) đã xác định được sự
tác động của mối quan tâm đến môi trường đối với các hành vi mơi trường giảm đi khi
chi phí thực hiện hành vi tăng lên. Do đó, mối quan tâm mơi trường sẽ ảnh hưởng chủ
yếu đến hành vi môi trường trong các tình huống và dưới điều kiện chi phí bỏ ra thấp và
ít gây bất tiện cho các cá nhân.
Hình 3. Mơ hình giả thuyết chi phí thấp
2. Cơ sở thực tiễn
Theo Báo cáo đánh giá chất thải rắn và kiểm toán nhãn hiệu tại Việt Nam 2018-2020
được viết bởi Liên minh Không Rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance) cho biết,
ước tính Đà Nẵng mỗi năm thải ra 430.000 tấn rác, trong đó bao gồm 80.000 tấn chất
thải nhựa (19%). Trong đó, chỉ riêng tại phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành
phố Đà Nẵng đã thống kê được số rác thải mỗi hộ một ngày là 1,57 kg. Con số này được
tổ chức trên bình luận là cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu từ Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia 2019 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, chỉ số phát sinh rác thải rắn sinh hoạt trung bình của thành phố Đà Nẵng
năm 2019 là 0,97kg/người/ngày, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền
Trung. Đà Nẵng cùng với 4 thành phố khác chiếm khoảng 40% tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị trong cả nước.
6
3. Cơ sở lý thuyết về hành vi tái sử dụng bao bì
3.1. Kinh tế tuần hồn
Thuật ngữ “Kinh tế tuần hồn” được định nghĩa trong cơng trình nghiên cứu của
Korhonen, J. và cộng sự (2018) như sau: “Circular economy is an economy constructed
from societal production-consumption systems that maximizes the service produced
from the linear nature-society-nature material and energy throughput flow. This is done
by using cyclical materials flows, renewable energy sources and cascading-type energy
flows. Successful circular economy contributes to all the three dimensions of sustainable
development. Circular economy limits the throughput flow to a level that nature
tolerates and utilises ecosystem cycles in economic cycles by respecting their natural
reproduction rates.” (dịch: Nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế được xây dựng từ hệ
thống sản xuất-tiêu dùng xã hội nhằm tối đa hóa dịch vụ được tạo ra từ dịng chảy năng
lượng lưu thơng và vật chất có tính chất tuyến tính - tự nhiên - xã hội. Điều này được
thực hiện bằng cách sử dụng các dịng ngun liệu tuần hồn, các nguồn năng lượng tái
tạo và các dòng năng lượng kiểu tầng. Một nền kinh tế tuần hồn thành cơng góp phần
vào cả ba khía cạnh của phát triển bền vững. Nó giới hạn dịng lưu lượng thơng qua ở
mức độ có thể chấp nhận được trong tự nhiên và tận dụng các chu kỳ của hệ sinh thái
trong các chu kỳ kinh tế bằng cách giữ vững tỷ lệ tái sản xuất tự nhiên của chúng.)
Geissdoerfer, M. và cộng sự (2017) lại có định nghĩa ngắn gọn hơn như sau: “A
regenerative system in which resource input and waste, emission, and energy leakage
are minimised by slowing, closing, and narrowing material and energy loops. This can
be achieved through long-lasting design, maintenance, repair, reuse, remanufacturing,
refurbishing, and recycling.” (dịch: Một hệ thống tái tạo trong đó đầu vào tài nguyên và
chất thải, phát thải và rò rỉ năng lượng được giảm thiểu bằng cách làm chậm, đóng và
thu hẹp các vịng lặp vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt được thơng qua các
hoạt động thiết kế bền vững, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái
chế.). Một định nghĩa khác từ Kirchherr, J. và cộng sự (2017): “A circular economy
describes an economic system that is based on business models which replace the ‘endof-life’ concept with reducing, alternatively reusing, recycling and recovering materials
in production/distribution and consumption processes, thus operating at the micro level
(products, companies, consumers), meso level (eco industrial parks) and macro level
(city, region, nation and beyond), with the aim to accomplish sustainable development,
which implies creating environmental quality, economic prosperity and social equity,
to the benefit of current and future generations.” (dịch: Nền kinh tế tuần hồn mơ tả
một hệ thống kinh tế dựa trên các mơ hình kinh doanh thay thế khái niệm 'cuối đời' bằng
việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi nguyên liệu trong quá trình sản xuất /
phân phối và tiêu dùng, do đó hoạt động ở cấp vi mô (sản phẩm , công ty, người tiêu
7
dùng), cấp trung bình (khu cơng nghiệp sinh thái) và cấp vĩ mô (thành phố, khu vực,
quốc gia và hơn thế nữa), nhằm mục đích thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nghĩa
là tạo ra chất lượng môi trường, thịnh vượng kinh tế và cơng bằng xã hội, vì lợi ích của
thế hệ hiện tại và tương lai.)
Vậy ta có thể hiểu thuật ngữ này với nghĩa tổng quát là “Là một hệ thống kinh tế có
mục đích giảm thiểu lượng chất thải và rị rỉ năng lượng thơng qua việc giảm thiểu hoặc
tái chế, tái sử dụng, thu hồi các nguyên liệu tuần hoàn, các nguồn năng lượng tái tạo,
dịng năng lượng kiểu tầng. Từ đó thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cải tạo
chất lượng môi trường.”
3.2. Hành vi tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh một phần cấu thành của tiêu dùng bền vững, trong đó nhấn mạnh
chủ yếu đến yếu tố môi trường. Tiêu dùng xanh là mua các sản phẩm thân thiện với môi
trường và tránh các sản phẩm gây hại cho môi trường. Chan, R.Y.K. (2001) cho rằng,
tiêu dùng xanh thể hiện trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường thông qua việc lựa
chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, có cách tiêu dùng và xử lý rác thải hợp
lý. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng định nghĩa của thuật ngữ “tiêu dùng
xanh” để làm cơ sở thiết lập nhân tố khả năng chi trả, với ý nghĩa người tiêu dùng sẽ
mua các loại sản phẩm xanh mà cụ thể ở đây là bao bì có thể tái sử dụng.
3.3. Hành vi tái sử dụng bao bì
Theo chỉ thị về chất thải bao bì số 94/62/EC, thuật ngữ trên được hiểu là: “Operation
by which packaging, which has been conceived and designed to accomplish within its
life cycle a minimum number of trips or rotations, is refilled or used for the same purpose
for which it was conceived with or without the support of auxiliary products present on
the market enabling the packaging to be refilled: such reused packaging will become
packaging waste when no longer subject to reuse" (dịch: Là hoạt động mà trong đó bao
bì, đã được lên ý tưởng và thiết kế để thực hiện trong vòng đời của nó một lượng tối
thiểu các lần sử dụng, được nạp lại hoặc sử dụng cho cùng một mục đích mà nó được
hình thành có hoặc khơng có sự hỗ trợ của các sản phẩm phụ trợ có mặt trên thị trường
cho phép bao bì được đổ đầy lại: bao bì tái sử dụng như vậy sẽ trở thành phế thải bao bì
khi khơng cịn được tái sử dụng).
Tóm lại, “Tái sử dụng bao bì” là hành động nạp lại hoặc sử dụng lại cho cùng mục
đích mà nó được hình thành có hoặc khơng có sự hỗ trợ của các sản phẩm phụ trợ có
mặt trên thị trường cho phép bao bì được đóng gói lại.
4. Các nhân tố tác động đến hành vi tái sử dụng bao bì
4.1. Sự hữu dụng
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Trudel, R. và cộng sự (2013) đã định nghĩa
sự hữu dụng là “A category-defining characteristic for the recycle category” (dịch: Một
8
đặc điểm xác định danh mục cho danh mục tái chế). Theo đó, khi một sản phẩm bị bóp
méo về hình thước hay kích thước, chúng sẽ nhanh chóng được xem là rác và xu hướng
vứt đi tăng lên. Trong bài nghiên cứu này, sự hữu dụng cũng được hiểu với một nghĩa
tương tự là “Một đặc điểm xác định danh mục cho danh mục tái sử dụng”. Khi một bao
bì bất kỳ bị rách hoặc bẩn, chúng sẽ khơng cịn có khả năng phục vụ các mục đích ban
đầu là bảo vệ, đựng sản phẩm, tức là mức độ hữu dụng giảm thấp. Vì vậy, xu hướng
thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì cũng sẽ giảm đi. Với cùng một nội dung tương tự,
Trudel, R. và cộng sự (2013) đã chứng minh được khi ta cắt nhỏ những tờ giấy đến mức
khó có thể tiếp tục phục vụ mục đích sử dụng ban đầu thì chúng sẽ có xu hướng bị vứt
vào thùng rác hơn là tái chế, từ đó chứng minh sự tác động của mức độ hữu dụng đến
hành vi tái chế rác thải giấy. Kế thừa bài nghiên cứu trên, Madria, W. và cộng sự (2019)
chỉ ra rằng xu hướng tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng sẽ tăng cao nếu trên bao bì
đó có đính kèm các thơng tin hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện hành vi tái sử
dụng bao bì cùng các thơng liên quan khác như lợi ích và các mục đích khác của hành
vi trên.
4.2. Tính liên kết cá nhân
Theo Trudel, R. và cộng sự (2016), tính liên kết cá nhân có thể được hiểu là sự liên
kết giữa người tiêu dùng và sản phẩm, mà cụ thể trong bài nghiên cứu là bao bì. Khi một
sản phẩm được liên kết với danh tính của người tiêu dùng, chúng có xu hướng được tái
chế hơn là vứt đi, điều này đã được chứng minh bởi Trudel, R. và cộng sự (2016). Đồng
thời cũng được chứng minh qua cơng trình nghiên cứu của Madria, W. và cộng sự (2019)
khi nhóm tác giả này chứng minh được tính liên kết cá nhân có sự ảnh hưởng tích cực
đến hành vi tái sử dụng bao bì. Vậy có thể thấy, nếu trên bao bì có thứ thể hiện tính liên
kết cá nhân cao thì người tiêu dùng sẽ khó có thể vứt bỏ đi và khả năng tái sử dụng được
tăng cao
4.3. Sự tiện lợi
Trong nghiên cứu này, định nghĩa sự tiện lợi đã tham khảo định nghĩa của Ajzen, I.
(1991) như sau “Sự nhận thức của một cá nhân về mức độ dễ dàng hoặc khó khăn của
việc thực hiện một hành vi.”. Nếu một bao bì bất kỳ có kiểu thiết kế tiện lợi cho việc tái
sử dụng, hoặc trong quá trình tái sử dụng chúng không mất nhiều sức lực và thời gian,
nhận thức về sự tiện lợi và dễ dàng của hành vi này tăng cao, đồng thời kéo theo sự tăng
lên của xu hướng thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì. Barr, S. (2007) đã chứng minh
được nhân tố sự tiện lợi mô tả bản chất hành vi tái sử dụng. Tức là việc thực hành hành
vi tái sử dụng luôn có sự đi kèm của nhân tố sự tiện lợi. Áp dụng lý thuyết hành vi hoạch
định, De Leeuw, A. và cộng sự (2015) phân tích thấy nhân tố kiểm soát hành vi nhận
thức mà mức độ tiện lợi là một thang đo trong đó đã thể hiện sự tác động mạnh mẽ đến
ý định và hành vi.
9
4.4. Tính khả dụng
Trong bài nghiên cứu này, tính khả dụng được hiểu là yếu tố khả năng thực hiện
một hành động của một cá nhân nằm trong mơ hình hành vi của Fogg, B.J. (2009). Trong
bài nghiên cứu này, khả năng thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì có liên quan đến kiến
thức cá nhân và kinh nghiệm thực hiện hành vi trên. Trong nghiên cứu về mơ hình cấu
trúc tái sử dụng và tái chế tại Mexico được thực hiện bởi Corral-Verdugo, V. (1996),
thông qua việc dành thời gian đọc sách, báo, các nội trợ ở Mexico đã tích lũy được lượng
kiến thức, thơng tin cần thiết về hai hành vi tái sử dụng và tái chế, từ đó tạo ảnh hưởng
tích cực đến năng lực thực hiện hai hành vi trên. Áp dụng mơ hình hành vi của Fogg,
Madria, W. và cộng sự (2019) đã chứng minh được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tính khả
dụng đến hành vi tái sử dụng bao bì ở người tiêu dùng. Pieters, R. và cộng sự (1998)
cũng chỉ ra người tiêu dùng tin rằng năng lực thực hiện hành vi có tác động mạnh mẽ
đến hành vi ủng hộ mơi trường của chính họ và người khác. Tương tự, kiến thức là biến
được tìm thấy có liên quan đến hành vi mơi trường trong cơng trình nghiên cứu của
Hines, J.M. và cộng sự (2010). Anja, K. & Julian, A. (2002) tổng hợp và phân tích nhiều
mơ hình về hành vi sinh thái, trong đó có nhiều mơ hình nhắc đến sự tác động của biến
khả năng thực hiện hành động. Khi khả năng thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì của
người tiêu dùng tăng lên thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng thực hiện hành vi này
4.5. Khả năng chi trả
Trong nghiên cứu này, khả năng chi trả được biểu hiện bằng sự nhận thức giàu có
và thu nhập của một cá nhân theo định nghĩa của Ertz, M. và cộng sự (2016). Khi một
người tiêu dùng có thu nhập cao và đảm bảo chất lượng cuộc sống cá nhân, họ ít gặp
các vấn đề về môi trường trong đời sống cá nhân hơn và vì vậy mối quan tâm và ý định
thực hiện hành vi tái sử dụng bao bì cũng giảm mạnh, theo Robert, G. và cộng sự (2014).
Điều này lại tiếp tục được chứng minh qua cơng trình nghiên cứu của Hong, Z. & Park,
K. (2018) khi nhóm tác giả thơng qua phân tích dữ liệu đã cho thấy trong khi phát triển
kinh tế ở cấp độ khu vực có tác động tích cực đến hành vi ủng hộ mơi trường của cư dân
thì sự gia tăng thu nhập của một cá nhân có thể làm giảm đi hành vi trên. Tóm lại, việc
thu nhập của người tiêu dùng tăng cao có khả năng làm giảm đi xu hướng thực hiện
hành vi tái sử dụng bao bì.
4.6. Chi phí thấp
Chi phí thấp được định nghĩa trong các cơng trình nghiên cứu của Diekmann, A. &
Preisendưrfer, P. (2003) là mức phí tổn (bao gồm các phí tổn về mặt tiền bạc, thời gian
và nỗ lực cần thiết để thực hiện một hành vi ủng hộ mơi trường) ở mức độ thấp. Ở đây,
nó được hiểu theo nghĩa mở rộng về lĩnh vực tâm lý học hơn là theo nghĩa hoàn toàn về
kinh tế. Khi áp lực về chi phí phải bỏ ra càng thấp thì người tiêu dùng càng dễ dàng thay
10
đổi thái độ của họ về hành vi môi trường và ngược lại Diekmann, A. & Preisendưrfer,
P. (1992).
4.7. Tính thân thiện với mơi trường
Tính thân thiện với mơi trường được biểu hiện qua những nhãn dán sinh thái trên
bao bì. Theo Tang, E. và cộng sự (2004), nhãn dán sinh thái được định nghĩa là “một
công cụ thông tin thường sử dụng các loại logo để truyền tải thông tin đến người tiêu
dùng về tác động của môi trường khi mua một sản phẩm bất kì.”. Cịn theo Rex, E. &
Baumann, H. (2006) nó được hiểu là “Một sự cơng bố về sản phẩm nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp cận về các thuộc tính mơi trường của
sản phẩm.”. Nếu những nhãn dán này thể hiện tính thân thiện với mơi trường cao thì
người tiêu dùng sẽ có xu hướng thực hiện hành vi tái sử dụng, theo Kikuchi-Uehara, E.
và cộng sự (2016).
4.8. Thơng tin đi kèm
Thơng tin đi kèm chính là những thơng tin được in trên bao bì. Nếu trên một bao bì
bất kỳ có đầy đủ lượng thơng tin cần thiết về cách xử lý sau khi sử dụng, lợi ích của
hành động này,... bao bì đó sẽ có xu hướng được tái sử dụng cao hơn. Việc cung cấp
thơng tin rõ ràng và có tính xác thực cao giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được
các đặc tính của loại sản phẩm và có hướng giải quyết phù hợp với chúng sau khi sử
dụng, theo Langley, J. và cộng sự (2011). Thêm vào đó, Kikuchi-Uehara, E. và cộng sự
(2016) thơng qua phân tích dữ liệu đã chứng minh được sự tin tưởng vào thông tin môi
trường là nhân tố dẫn đến sự thực hành hành vi ủng hộ mơi trường ở người tiêu dùng.
Sự tác động tích cực của thông tin đi kèm được biểu hiện trên các nhãn dán sinh thái
đến nhận thức môi trường của người tiêu dùng, từ đó dẫn đến ý định thực hiện hành vi
ủng hộ môi trường đã được khẳng định rõ rệt trong phần hai của cùng một nghiên cứu
trước đó. Ở một bài nghiên cứu khác về hành vi tái chế, một hành vi môi trường khác
cùng nằm trong phương pháp 3R với hành vi tái sử dụng, Chen, F. và cộng sự (2018) đã
chứng minh sự tác động của việc can thiệp thông tin đến hành vi tái chế của một cá nhân.
Từ đó, có thể thấy được sự tác động của thông tin đến việc thay đổi nhận thức của một
cá nhân, từ đó dẫn đến hình thành ý định thực hiện hành vi và chuyển đổi thành hành vi
tương ứng.
5. Mơ hình và hệ thống giả thuyết nghiên cứu
5.1. Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào mơ hình lý thuyết của Ajzen, I. (1991) , Diekmann, A. & Preisendörfer,
P. (1992), Fogg, B.J. (2009) và nghiên cứu thực nghiệm của Madria, W. và cộng sự
(2019), nhóm tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu hành vi tái sử dụng bao bì của
người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng gồm 8 nhân tố tác động như (hình 4)
11
SỰ HỮU DỤNG
TÍNH LIÊN KẾT CÁ NHÂN
SỰ TIỆN LỢI
TÍNH KHẢ DỤNG
KHẢ NĂNG CHI TRẢ
HÀNH VI TÁI SỬ
DỤNG BAO BÌ
CHI PHÍ THẤP
TÍNH THÂN THIỆN VỚI MƠI TRƯỜNG
THƠNG TIN ĐI KÈM
Hình 4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
5.2. Hệ thống giả thuyết nghiên cứu
Tương ứng với 8 nhân tố tác động đến hành vi tái sử dụng bao bì ở mơ hình
nghiên cứu đề xuất (hình 4) thì hệ thống giả thuyết sẽ có 8 giả thuyết nghiên cứu:
+ Giả thuyết H1:
+ Giả thuyết H2:
+ Giả thuyết H3:
+ Giả thuyết H4:
Sự hữu dụng tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng bao bì
của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
Tính liên kết cá nhân tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng
bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
Sự tiện lợi tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng bao bì
của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
Tính khả dụng tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng bao
bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
+ Giả thuyết H5:
Khả năng chi trả tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng bao
bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
+ Giả thuyết H6:
Chi phí thấp tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng bao bì
của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
+ Giả thuyết H7:
Tính thân thiện với môi trường tác động thuận chiều đến hành vi
tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
+ Giả thuyết H8:
Thông tin đi kèm tác động thuận chiều đến hành vi tái sử dụng
bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
6. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích
6.1. Nguồn dữ liệu
Trong nghiên cứu này, để kiểm định sự tác động của các nhân tố hành vi tái sử dụng
bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng dữ
12
liệu điều tra sơ cấp. 9 nhân tố (1 nhân tố phụ thuộc và 8 nhân tố tác động ) trong mơ
hình nghiên cứu đề xuất (4) được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ theo tỷ lệ
thuận (Đồng ý càng cao cho mức điểm càng lớn), các câu hỏi thành phần (phụ lục 1)
nhằm đo lường các nhân tố được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Nhân tố hành vi tái
sử dụng bao bì (biến phụ thuộc) gồm 3 câu hỏi thành phần và được từ nghiên cứu của
Martinho, G. và cộng sự (2015). 8 nhân tố tác động (8 biến độc lập) bao gồm: Sự hữu
dụng gồm 4 câu hỏi thành phần kế thừa của Trudel, R. và cộng sự (2015), Trudel, R. và
cộng sự (2013), Madria, W. và cộng sự (2019); Tính liên kết cá nhân gồm 3 câu hỏi
thành phần kế thừa từ Trudel, R. và cộng sự (2016); Sự tiện lợi gồm 4 câu hỏi thành
phần kế thừa từ De Leeuw, A. và cộng sự (2015), Madria, W. và cộng sự (2019); Tính
khả dụng gồm 5 câu hỏi thành phần kế thừa từ Ajzen, I. (2002); Khả năng chi trả gồm
3 câu hỏi thành phần kế thừa từ Ertz, M. và cộng sự (2016); Chi phí thấp gồm 3 câu hỏi
thành phần kế thừa từ Madria, W. và cộng sự (2019); Tính thân thiện với môi trường
gồm 4 câu hỏi thành phần kế thừa từ Kikuchi-Uehara, E. và cộng sự (2016); Thông tin
đi kèm gồm 4 câu hỏi thành phần kế thừa từ Madria, W. và cộng sự (2019).
Bảng 1. Quy mô và cơ cấu mẫu nghiên cứu
Số người
(người)
Tỷ trọng (%)
Nữ
182
76.2
Nam
57
23.8
Duới 20 (tuổi)
54
22.6
21 - 35 (tuổi)
123
51.5
Trên 36 (tuổi)
62
25.9
Dưới 5 (triệu đồng)
85
35.6
5 - 9 (triệu đồng)
102
42.7
Trên 9 (triệu đồng)
52
21.8
239
100
Biến
Giới tính
Độ tuổi
Thu nhập
Tổng
Nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tái sử dụng bao bì của
người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng, một cuộc khảo sát đã được tiến hành với sự tham
gia của 278 người, sau khi loại trừ một số dòng dữ liệu bị khuyết (người được điều tra
trả lời khơng đầy đủ nội dung) thì cịn lại 239 người (bảng 1) chính thức được sử dụng
để nghiên cứu hành vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng. Về
cơ cấu mẫu được nghiên cứu theo ba tiêu thức: Giới tính, độ tuổi và thu nhập. Giới tính
nữ 182 người (76,2%), nam 57 người (23,8%) là có sự chênh lệch cơ cấu theo giới tính.
Tuy nhiên, đặc điểm tiêu dùng về giới tính của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói
13
riêng thì nữ giới có xu hướng mua sắm nhiều hơn so với nam giới nên cơ cấu mẫu nghiên
cứu về giới tính có sự chênh lệch là phù hợp với thực tiễn. Cơ cấu theo độ tuổi, dưới 20
(tuổi) là 54 người (22,6%); 21- 35 (tuổi) là 123 người (51,5%) và trên 36 (tuổi) là 62
người (25,9%). Về thu nhập, tỷ trọng người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng có thu nhập
cao (trên 9 triệu đồng/tháng) vẫn cịn thấp so với nhóm người thu nhập thấp nên cơ cấu
mẫu nghiên cứu theo thu nhập là phù hợp với thực tiễn. Theo Lee, H.B. & Comrey, A.L.
(2016) mẫu nghiên cứu ở mức 200 quan sát là đảm bảo yêu cầu nghiên cứu; Hair, J.F.
và cộng sự (2006) cho rằng mẫu nghiên cứu cần thiết để đại diện cho tổng thể nghiên
cứu nếu số quan sát mẫu gấp 5 lần số câu hỏi thành phần trong bảng câu hỏi (33*5=165).
Vậy với mẫu nghiên cứu 239 dựa theo nghiên cứu của Lee, H.B. & Comrey, A.L. (2016)
cũng như Hair, J.F. và cộng sự (2006) là đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Hay nói
cách khác mẫu nghiên cứu (bảng 1) là đảm bảo độ tin cậy để đại diện nghiên cứu hành
vi tái sử dụng bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng.
6.2. Phương pháp phân tích
Để phân tích hành vi tái sử dụng bao bì và các nhân tố tác động đến hành vi tái dụng
bao bì của người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu này tuần tự sử dụng các
phương pháp: Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá (EFA -Exploratory Factor Analysis ); mơ hình kinh tế lượng.
- Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá mức độ tin cậy của
một nhân tố khi sử dụng các câu hỏi thành phần được đo lượng bằng thang đo Likert.
Theo Lavrakas, P. (2008) một nhân tố được xem là đám ứng được yêu cầu đo lượng
đối tượng cần đo khi kết quả phân tích có giá trị Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên và
giá trị tương quan tổng của các câu hỏi thành phần (Corrected item-total Correlation)
phải từ 0.3 trở lên.
- Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhóm gộp các câu hỏi thành phần
theo thang đo Likert thành thang đo cho một nhân tố cần đo. Theo (Hair, et al., 2006)
kết quả phân tích nhân đo khám phá đáng tin cậy khi giá trị hệ số Kaiser-MeyerOlkin (KMO) nằm trong phạm vi [0.5-1]; giá trị Sig của kiểm định Bartlett
(Bartlett’s test) nhỏ hơn mức ý nghĩa (5% - Xác suất mắc sai lầm); Giá trị Eigenvalue
từ 1 trở lên; tổng phương sai trích của tất cả các nhân tố (Extraction Sums of Squared
Loadings) từ 50 trở lên và giá trị hệ số tải nhân tố (loading values) của mỗi câu hỏi
thành phần từ 0.5 trở lên.
- Mơ hình kinh tế lượng: Để ước lượng và kiểm định các nhân tố tác động đến hành
vi tái sử dụng bao bì của người Đà Nẵng dựa theo mơ hình nghiên cứu đề xuất (2),
phạm vi nghiên cứu này sử dụng mơ hình kinh tế lượng gồm 1 biến phụ thuộc (hành
vi tái sử dụng bao bì) và 8 biến độc lập theo cơng thức (1.1):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6 + β7X7+ β8X8 + U
(1.1)
14