Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

bài thảo luận môn luật lao động buổi thứ 5, chương 5: tiền lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.45 KB, 8 trang )

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀ O TẠO ĐẶC BIỆT

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM
ḶT LAO ĐỢNG
Bơ ̣ mơn: L ̣t Lao Đô ̣ng
Giảng viên: Th.S Lê Ngo ̣c Anh
TS Lê Thị Thuý Hương


CHƯƠNG 5: TIỀN LƯƠNG

1.

Tình huống số 1

Tháng 01/1995 đến tháng 9/2008, ông Nguyễn Hồng là cán bộ kỹ thuật Ban quản lý
các dự án giao thông tỉnh Vĩnh Long. Từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008, chuyển đổi
các Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cấp tỉnh theo Quyết định số
2206/QĐ-UBND ngày 29/10/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, ông Hồng được
điều về Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý các dự án xây dựng V. (“Công ty V.”) từ tháng
10/2008 cho đến khi nghỉ việc. Do điều kiện hồn cảnh khó khăn nên ơng Hồng xin chấm
dứt HĐLĐ số: 32/HĐ.PMC-2010 có hiệu lực từ ngày 26/02/2009 và nghỉ việc theo quyết
định số 25/QĐ-PMC ngày 03/12/2015 của Công ty V.
Sau khi việc, ông có u cầu Cơng ty V. trả trợ cấp thơi việc nhưng Cơng ty này
khơng đồng ý. Ngồi ra, ơng Hồng cịn u cầu Cơng ty V. phải chi trả tiền thù lao Hội
đồng quản trị từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2015 với số tiền 40.000.000 đồng (40 tháng x
1.000.000 đồng).
Hỏi: Ơng Hồng có nhận được trợ cấp thơi việc và tiền thù lao Hội đồng quản trị do
Công ty V. chi trả khơng? Vì sao?
Trả lời:
Ơng Hồng hồn tồn được nhận trợ cấp thơi việc.


Vì theo Khoản 1 Điều 46 về Trợ cấp thôi việc:
“ 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9
và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ
cấp thơi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng
trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ
điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và
trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”
Theo như tình huống có đề cập “do điều kiện hồn cảnh khó khăn nên ơng Hồng xin
chấm dứt HĐLĐ số: 32/HĐ.PMC-2010 có hiệu lực từ ngày 26/02/2009 và nghỉ việc theo
quyết định số 25/QĐ-PMC ngày 03/12/2015 của Công ty V” ông xin nghỉ và được Công
ty đồng ý chứng tỏ một điều giữa ông và Công ty đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao
đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 của Bộ luật này.
Đồng thời theo như tình huống ông làm việc tại công ty V kể từ ngày 10/2008 đến
khi nghỉ việc (nghỉ việc theo quyết định số 25/QĐ-PMC ngày 03/12/2015 của Công ty V)
như vậy thời gian làm việc của ông đã vượt quá 12 tháng trở lên.
1


Dựa vào những lập luận đã đưa ra ở trên thì Cơng ty có trách nhiệm trả trợ cấp thơi
việc cho ơng Hồng.
Cịn về tiền thù lao Hội đồng quản trị thì theo tình huống khơng đề cập đến việc ông
có là thành viên của Hội đồng quản trị hay không nên việc ông yêu cầu Công ty chi trả
tiền thù lao trợ cấp thôi việc là không hợp lý.
Cùng với đó theo Khoản 2 Điều 163 về Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác
của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc:
“2. Trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có quy định khác thì tiền lương, thù lao,
thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc được trả theo quy định sau đây:
a)
Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng.

Thù lao cơng việc được tính theo số ngày cơng cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của
thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính
mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và
thưởng của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp
thường niên;”
Theo đó, tiền thù lao Hội đồng quản trị là do Hội đồng quản trị quyết định cho từng
thành viên.
2.

Tình huống 2:

Ơng Liên Thanh và Công ty Cổ phần S (gọi tắt là Công ty S) đã ký HĐLĐ với mức
lương căn bản 8.000.000 đồng, lương công việc là 24.727.500 đồng, phụ cấp trách nhiệm
là 12.000.000 đồng. Thu nhập thực lãnh sau khi trừ các khoản khấu trừ (thuế thu nhập cá
nhân, tiền BHXH, BHTN) là 40.000.000 đồng/tháng. Ngày 14/3/2016, ơng có viết đơn
xin nghỉ việc, thời gian chính thức nghỉ việc của ơng sẽ là ngày 13/4/2016.
Ngày 18/5/2016, Công ty S ra thông báo vi phạm và tổn thất số 10/2016/TB nội
dung là đang xem xét về công việc của ông và hẹn là ngày 2/6/2016 sẽ có kết quả. Sau
ngày 02/6/2016, ơng Thanh vẫn không nhận được bất cứ kết quả nào từ Cơng ty S.
Người đại diện Cơng ty S trình bày: Hiện Cơng ty cịn giữ của ơng Thanh
60.000.000 đồng tiền lương (tiền lương 1 tháng 13 ngày làm việc). Sau khi kiểm tra lại,
Cơng ty mới phát hiện ơng có hành vi vi phạm nội quy Công ty, ông Thanh đã có các
hành vi vi phạm: (i) Tự ý chia nhỏ hóa đơn cho khoản mục xây dựng chuồng gà với tổng
giá trị 22.817.000 đồng; (ii) Tự ý mua hàng đắt hơn so với giá khảo sát đối với các mặt
hàng: Bảng tên nhân viên, số phòng Mica, In mark nhơm, lắc khóa trịn. Do đó, Cơng ty
2


đã áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương của ông Thanh. Các hành vi này gây thiệt hại
cho Công ty 27.402.000 đồng nên Công ty đề nghị khấu trừ vào khoản tiền lương hiện

Công ty đang giữ, số tiền lương cịn lại 32.598.000 đồng, Cơng ty đồng ý hồn trả lại cho
ơng Q.
Trong đơn khởi kiện, Ơng Thanh u cầu: Thanh tốn cho ơng tiền lương tháng
3/2016; 13 ngày cơng tháng 4/2016 số tiền làm trịn 60.000.000 đồng như Cơng ty đã xác
nhận và thanh tốn số tiền lãi chậm trả theo quy định pháp luật, tính từ ngày 13/4/2016
đến ngày xét xử.
Hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành:
1. Cơng ty có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương đối với ơng Thanh hay
khơng? Vì sao?
2. Các yêu cầu trên đây của ông Thanh được giải quyết như thế nào?
Trả lời:
1. Cơng ty có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương đối với ông Thanh hay
không?
Theo cơ sở pháp lý tại Điều 102 quy định về Khấu trừ tiền lương, Cơng ty chỉ
có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương đối với ông Thanh để bồi thường thiệt hại về
tài sản của Cty theo quy định theo Điều 129 của BLLĐ 2019. Trong đó Điều 129 Bộ luật
này có quy định như sau “Người lao động…có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của
người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định pháp luật hoặc nội quy của
người sử dụng lao động”.
Tuy nhiên trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai
bên có trách nhiệm thanh tốn đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên, trừ trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động có
thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày như trong quy định của khoản a Điều 48 Bộ
luật này quy định. Đối chiếu với tình tiết trong vụ việc trên, thời điểm chính thức kết thúc
hợp đồng lao động của ông với Công ty là ngày 13/4/2016, trong khi ngày Công ty ra
thông báo vi phạm tổn thất là ngày 18/5/2016, tức qua 4 ngày so với thời hạn 30 ngày
3


theo quy định của pháp luật lao động. Do vậy Công ty không thể áp dụng biện pháp khấu

trừ tiền lương đối với ông Thanh.
2. Hướng giải quyết yêu cầu ông Thanh:
Do việc áp dụng biện pháp khấu trừ tiền lương của Cty đối với ông Thanh đã
quá thời hạn yêu cầu cho nên Cty cần thanh toán đầy đủ số tiền lương chưa trả cho ơng,
ngồi ra cần phải thanh toán số tiền lãi chậm trả theo quy định của pháp luật.
3.

Tình huống 3:

Ơng Bùi Quang là chun viên công tác tại Công ty TNHH G (viết tắt là Công ty G)
theo HĐLĐ số 30VP-HĐLĐ ngày 18/6/2012. Ban điều hành Công ty G gồm hai thành
viên là ông Lee Dong C (đại diện bên nước ngoài) được Hội đồng thành viên bổ nhiệm
làm Tổng giám đốc; ông Bùi Quang (đại diện bên Việt Nam) được Hội đồng thành viên
bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc. Ngày 17/02/2014 Hội đồng thành viên Công ty G ra
Nghị quyết số 07/HĐTV..., thống nhất tại mục 4 ghi: “Lương, phụ cấp và các chế độ của
Phó tổng giám đốc như sau: mức lương 2.850 USD/tháng; tiền thưởng 500USD/tháng;
hồn thành cơng việc được giao 300USD/tháng; tiền thưởng q (3 tháng) 1.500
USD/q,...”.
Ơng Lee Dong C tự ý ban hành nhiều văn bản, chỉ thị không trả lương cho ông
Quang từ tháng 9/2014. Đồng thời ông Lee Dong C - Tổng giám đốc buộc ông Quang là
Phó Tổng giám đốc phải ký HĐLĐ với Tổng giám đốc và chỉ thị thu hồi tiền lương của
ông Quang đã nhận từ tháng 3/2014 đến tháng 8/2014. Ông Quang khởi kiện yêu cầu
Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng 9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015)
và các khoản tiền thưởng tháng, quý.
Đại diện bị đơn đã xác nhận từ khi Công ty hoạt động cho đến nay Hội đồng thành
viên chưa có tổ chức cuộc họp hoặc lập biên bản đánh giá về việc hoàn thành tốt cơng
việc của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, nhưng hàng năm Tổng giám đốc, Phó tổng
giám đốc (trừ ông Quang) cũng vẫn được nhận đầy đủ các khoản thưởng hàng tháng, quý
và Tết Dương lịch; Trước khi xảy ra vụ việc, ơng Quang vẫn làm việc bình thường.
Tại Điều 7, 8, 9 Điều lệ Công ty quy định: “Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc do

Hội đồng thành viên bổ nhiệm và bãi nhiệm. Tiền thù lao, phúc lợi và các phụ cấp khác
4


của Tổng giám đốc; Phó tổng giám đốc cùng các điều khoản và điều kiện lao động khác
do Hội đồng thành viên quy định phù hợp với luật pháp Việt Nam”. Hội đồng thành viên
và Ban điều hành của Công ty chưa có bất kỳ Quyết định nào việc thay đổi Chế độ tiền
lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ khác của mọi người lao động trong Công ty.
Từ khi “Công ty không trả tiền lương, thưởng cho ông Quang đến nay thì Phó Tổng
giám đốc người nước ngồi vẫn được chi trả tiền thưởng bình thường”; tình hình kinh
doanh của Công ty K rất tốt.
Hỏi, theo quy định hiện hành:
1. Yêu cầu của ông Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ
tháng 9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) có được chấp nhận hay
khơng? Vì sao?
2. u cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý của ông Quang được chấp nhận
hay không? Vì sao?
Trả lời:
1.u cầu của ơng Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ
tháng 9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) có được chấp nhận hay khơng? Vì
sao?
u cầu của ơng Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng
9/2014 đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) được chấp nhận:
Xét thấy, theo quy định tại Điều 11.1, 11.3 hợp đồng liên doanh sửa đổi năm 2010
và tại Điều 7.1 và Điều 9 Điều lệ sửa đổi năm 2010 của Cơng ty thì “tiền thù lao, phúc lợi
và cả phụ cấp khác của Phó tổng giám đốc Bùi Quang T cùng các điều khoản, điều kiện
lao động khác sẽ do Hội đồng thành viên quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam”. Như
vậy, chỉ có Hội đồng thành viên của Cơng ty mới có quyền quyết định về lương cũng như
các vấn đề khác về lao động của Phó tổng giám đốc Bùi Quang T. Nếu ông T vi phạm nội
quy lao động của Cơng ty thì Tổng giám đốc chỉ có thể kiến nghị đến Hội đồng thành

viên của Công ty để Hội đồng thành viên quyết định. Việc Tổng giám đốc Công ty chỉ thị
cho bảo vệ chấm cơng ơng T Phó Tổng giám đốc để tính ra thời gian ông T vắng mặt tại
Công ty làm căn cứ trừ tiền lương từ tháng 9/2014 đến ngày 15/7/2015 và yêu cầu trả lại
tiền lương đã nhận từ ngày 01/3/2014 đến 31/8/2014 là khơng có căn cứ, khơng đúng
thẩm quyền, trái quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật lao động năm 2012.
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 97 BLLĐ 2019 quy định về Kỳ hạn trả lương:
5


“2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa
tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào
một thời điểm có tính chu kỳ.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện
pháp khắc phục nhưng khơng thể trả lương đúng hạn thì khơng được chậm quá 30
ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù
cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính
theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng
lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả
lương.”
Do trước khi xảy ra vụ việc, ông Quang vẫn làm việc bình thường, ngồi ra, khơng
ghi nhận bất kỳ trường hợp nào ông Quang tự ý nghỉ việc hay vi phạm quy định của công
ty, cho nên ông Quang vẫn được hưởng tiền lương theo đúng quy định của khoản 2. Vậy,
yêu cầu của ông Quang về việc buộc Công ty G thực hiện việc trả lương từ tháng 9/2014
đến ngày xét xử sơ thẩm (20/5/2015) được chấp nhận.
2. Yêu cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý của ơng Quang được chấp nhận
hay khơng? Vì sao?
u cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý của ông Quang được chấp nhận.
Theo Khoản 2 Điều 104 BLLĐ 2019: “Quy chế thưởng do người sử dụng lao động
quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”.

Hội đồng thành viên Công ty G ra Nghị quyết số 07/HĐTV..., thống nhất tại mục
4 về các khoản lương, thưởng, phụ cấp. Và tại Điều 7, 8, 9 Điều lệ Công Ty cũng quy
định “Tiền thù lao, phúc lợi và các phụ cấp khác của Tổng giám đốc; Phó tổng giám đốc
cùng các điều khoản và điều kiện lao động khác do Hội đồng thành viên quy định phù
hợp với luật pháp Việt Nam”. Đồng thời cũng nói rõ “ Hội đồng thành viên và Ban điều
hành của Cơng ty chưa có bất kỳ Quyết định nào việc thay đổi Chế độ tiền lương, thưởng,
phụ cấp và các chế độ khác của mọi người lao động trong Cơng ty”.
Trong tình huống trên cũng đã nêu rõ rằng từ khi công ty không trả tiền lương,
thưởng cho ơng Quang đến nay thì Phó Tổng giám đốc người nước ngoài vẫn được chi trả
tiền thưởng bình thường, và tình hình kinh doanh của Cơng ty G rất tốt.
Vì ơng Lee Dong C tự ý ban hành văn bản, chỉ thị không trả lương cho ông Bùi
Quang mà Hội đồng thành viên và Ban điều hành Cơng ty chưa hề có bất kỳ Quyết định
nào về việc thay đổi chế độ lương, thưởng, phụ cấp của mọi người lao động trong Công
ty, và cũng không có dẫn chứng nào nói đến lí do ơng Quang không được nhận các khoản
tiền thưởng. Trước khi xảy ra vụ việc, ơng Quang vẫn làm việc bình thường. Biết rằng từ
6


khi Công ty hoạt động cho đến nay Hội đồng thành viên chưa có tổ chức cuộc họp hoặc
lập biên bản đánh giá về việc hồn thành tốt cơng việc của Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc và hội đồng thành viên nắm được việc chi trả tiền thưởng cho Phó tổng giám đốc nên
có thể nhận định rằng Phó tổng giám đốc đã hồn thành tốt cơng việc. Nên việc Cơng ty
vẫn trả tiền lương, thưởng cho Phó tổng giám đốc người nước ngồi mà khơng trả cho
ơng Bùi Quang là hành vi trái với Nghị quyết, Điều lệ Cơng ty, trái với quy định của pháp
luật Việt Nam.
Vì vậy, ông Quang yêu cầu trả các khoản tiền thưởng tháng, quý là được chấp nhận.

7




×