Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc từ đó liên hệ để xem xét vấn đề BREXIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.96 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa khoa học xã hội

ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc. Từ đó
liên hệ để xem xét vấn đề BREXIT

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thế Hùng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Quang Huy

Lớp
Mã sinh viên
Hà nội,

ngày tháng năm 2020

1


Contents
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Huy ....................................................1
Mở đầu .........................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................4
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................5
4.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5


5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài ...............................................5
5.1. Ý nghĩa lí luận.........................................................................................5
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................5
Nội dung.......................................................................................................................5
Phần 1: Phần lý luận ..........................................................................................5
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc..........5
1.2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin.................................9
Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ................................11
2.1 Sự vận dụng Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta cũng như trên
thế giới ................................................................................................................11
2.2 Vấn đề Brexit của Liên minh Châu Âu..........................................13
Kết luận.......................................................................................................................15

2


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay dân tộc ln là một vấn đề mang tính chất
thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt
trong tình hình thế giới hiện nay, dân tộc nổi lên như một
vấn đề quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia
mà còn trên tịan thế giới. Dân tộc ln là vấn đề hàng đầu
mà các thế lực thù địch nhắm đến, lợi dụng nhằm gây rối
an ninh quốc gia, chống phá nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc. Đặc biệt đối với một nước theo Chủ nghĩa Xã
hội như nước ta thì đây lại càng là một vấn đề nhạy cảm
cần đặc biệt chú ý.
Nước ta là một quốc gia đa dân tộc với đặc trưng là

truyền thống đoàn kết hàng ngàn năm đã được minh chứng
qua bao cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Các dân tộc ở
nước ta có các đặc trưng văn hóa đa dạng từ ngơn ngữ,
trang phục, phong tục, tập quán,
sinh sống xen kẽ nhau, các dân tộc thiểu số lại thường tập
trung cư trú ở những địa bàn có vị trí chiến lược về quốc
phịng an ninh và đặc biệt trình độ phát triển rất khác nhau.
Trong bối ảnh ngày nay chính sự phát triển khơng đồng đều
đó sẽ tạo nên sự bất đồng nếu như vấn đề dân tộc khơng
được giải quyết tốt. Chính vì vậy Đảng ta luôn xác định dân
tộc luôn là vấn đề cấp thiết luôn cần được giải quyết tốt thi
mới có thể đưa Việt Nam thành một nước phát triển, đi lên
Chủ nghĩa Xã hội.
Trong tình hình đất nước đổi mới nhanh chóng như hiện nay,
có rất nhiều vấn đề phức tạp phát sinh địi hỏi sự đồn kết
tồn dân tộc thì mới có thể đứng vững và từng bước phát
triển. Vì vậy việc nhận thức một cách đúng đắn, nhanh nhạy
các vấn đề đặc biệt là vấn đề dân tộc là một điều bắt


quan trọng nhằm tránh việc các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi
dụng gây chia rẽ gây mất đồn kết dân tộc, mất ổn định chính trị, an ninh
an toàn trật tự xã hội. Và để làm được điều trên cần phải có những cơ sở lí
luận ban đầu thật đúng đắn, vững chắc. Và nền móng của tất cả tư tưởng
đó chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ những nhận thức trên, em quyết định lựa chọn cho mình đề tài:” Quan
điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và từ đó liên hệ để xem
xét vấn đề BREXIT”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài tiểu luận nhằm mục đích chính là làm rõ quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, từ đó liên hệ tới vấn đề Brexit.
Với mục đích nghiên cứu như trên, bài tiểu luận tập trung vào các vấn đề
sau:
- Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc
- Phân tích nội dung cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
- Liên hệ với vấn đề dân tộc hiện nay trên thế giới cũng như sự vận
dụng của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc ở
Việt Nam hiện nay.
- Liên hệ với vấn đề Brexit.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên
quan đến quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc. Từ đó
liên hệ tới vấn đề dân tộc trên thế giới cũng như sự vận dụng của Đảng và
Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay.

4


4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí luận
Bài luận dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc,
cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật kết hợp với các
phương pháp khác như: thống nhất logic và lịch sử, tổng hợp, khái quát
hóa và hệ thống hóa.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lí luận
Giúp nắm được quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc,

chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như tầm quan
trọng của vấn đề này đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp làm sáng rõ tính khoa học trong quan điểm và cách giải quyết vấn
đề dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam từ đó
liên hệ đưa ra quan điểm các nhân về vấn đề Brexit.
Nội dung
Phần 1: Phần lý luận
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là quá trình phát triển lâu
dài của xã hội lồi người, trải qua các hình thức cộng đồng từ thấp đến cao, bao
gồm: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất
chính là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng dân tộc.

5


Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
được xác lập thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Ở phương Đông, dân tộc được hình thành trên cơ sở một nền văn hố, một tâm
lý dân tộc đã phát triển tương đối và một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một
mức độ nhất định song nhìn chung cịn kém phát triển và ở trạng thái phân tán.
Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ bản:
Thứ nhất: Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị-xã hội
có các đặc trưng cơ bản như:
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng cơ bản,
quan trọng nhất của dân tộc và là cơ sở liên kết các bộ phận, thành
viên của dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cả dân tộc.

- Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, là địa bàn sinh sống và
phát triển của cộng đồng dân tộc. Khái niệm lãnh thổ bao gồm cả vùng
đất, vùng biển, hải đảo, vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia dân
tộc và thường được thể chế hoá thành luật pháp quốc gia và luật pháp
quốc tế. Vận mệnh dân tộc là một phần rất quan trọng gắn liền với
việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ quốc gia, dân tộc.
- Có sự quản lí của một nhà nước, nhà nước-độc lập dân tộc.
- Có ngơn ngữ chung của quốc gia làm cơng cụ giao tiếp trong xã hội và
trong cộng đồng (bao gồm cả ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết).
- Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc và tạo nên bản sắc
riêng của nền văn hóa dân tộc. Đối với một quốc gia có nhiều tộc
người thì đặc trưng văn hóa dân tộc chính là tính thống nhất trong đa
dạng văn hóa.

6


Thứ hai: Dân tộc-tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày,
Thái, Ê Đê... ở Việt Nam hiện nay. Theo nghĩa này, dân tộc
là cộng đồng người được hình thành lâu dài trong lịch sử và
có ba đặc trưng cơ bản sau:
- Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngơn
ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngơn ngữ nói). Đây là tiêu chí
cơ bản để phân loại các tộc người khác nhau và luôn
là vấn đề các tộc người chú trọng gìn giữ. Tuy nhiên
trong quá trình phát triển, vì nhiều lí do khác nhua mà
một số tộc người khơng dùng tiếng mẹ đẻ để sử dụng.
- Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa ở đây bao gồm cả
văn hóa vật thể và phi vật thể phản ánh lối sống,
phong tục, tín ngưỡng, .......................................... của từng tộc

người. Lịch sử phát triển của tộc người gắn liền với
truyền thống văn hóa của họ. Trong thời kì giao lưu văn
hóa trên tồn thế giới như hiện nay việc giữ gìn bản sắc
dân tộc cũng là một vấn đề đáng lưu tâm.
- Ý thức tự giác tộc người, là tiêu chí quan trọng nhất
để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối
với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc
trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về
nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình; đó cũng là ý
thức tự khẳng định sự tồn tại của và phát triển của mỗi
dân tộc cho dù có những tác động làm thay đổi địa
bàn cư trú, lãnh thổ, hay tác động của sự giáo lưu văn
hóa, kinh tế
Sự hình thành và phát triển của ý thức tự giác tộc
người gắn liền với các yếu tố của ý thức, tình cảm,
tâm lý tộc người.

7

Các tiêu chí trên tạo nên sự ổn định của mỗi tộc người trong
q trình phát triển đồng thời cũng dựa vào đó để phân định,
xem xét các tộc người ở Việt Nam hiện nay.


Đối với các quốc gia đa dân tộc, căn cứ vào số lượng của mỗi cộng đồng, người
ta phân thành tộc người đa số và tộc người thiểu số. Các phân chia này hồn
tồn khơng phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi cộng đồng.
Như vậy, khi nhắc tới dân tộc ta cần phải hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Hai
vấn đề này tuy khác nhau nhưng thực chất lại gắn bó mật thiết với nhau, khơng
thể tách rời.

1.1.2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc, Lênin phát hiện ra hai xu hướng khác quan
trong sự phát triển quan hệ dân tộc.
Xu hướng thứ nhất: cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng
dân tộc độc lập. Nguyên nhân à do sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc,
ý thức về quyền được sống củ mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để
thanh lập các dân tộc độc lập.
Xu hướng này thể hiện rất rõ trong các phong trào đấu trành giành độc lập dân
tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, muốn thoát khỏi sự áp bức bó lột
của chế độ thực dân, đế quốc.
Xu hướng thứ hai: các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên khi chủ nghĩa tư
bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa. Do sự phát triển
của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn
hoá trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào
ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Trong thời đại ngày nay, hai xu hướng trên diễn ra với các biểu hiện rất đa
dạng, phong phú.
Xu hướng này thể hiện ở các đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp
bức nhằm xóa bỏ ách thống trị của chế độ thực dân, đế quốc; khẳng định quyền
tự quyết của dân tộc; hoặc là đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, kì thị sắc tộc;
8


hoặc đấu tranh chống lại tình trạng bị đồng hóa cưỡng bức của
các dân tộc nhỏ dưới sự áp bức của các nước tư bản chủ nghĩa.
Phong trào này diễn ra mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỉ
XX, kết quả là đã có khoảng 100 quốc gia giành được độc lập
dân tộc. Hiện nay xu hướng xích lại gần nhau thể hiện ở sự
liên minh của các dân tộc trên cơ sơ lợi ích chung về kinh tế,

chính trị, văn hóa, qn sự để hình thành các hình thứ liên minh
đa dạng như: ASEAN, NATO, EU
.................................................................................................................................
1.2 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa
dân tộc với giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan
trong sự phát triển dân tộc; dựa vào thực tế phong trào cách mạng
thế giới và cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
những năm đầu thế kỷ XX, Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân
tộc như sau: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc
được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.
Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, khơng phân biệt trình
độ phát triển, dân tộc lớn hay nhỏ. Các dân tộc đều có quyền lợi
và nghĩa vụ ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội; không dân tộc nào được giữ đặc quyền đặ lợi về kinh tế,
chính trị, văn hóa.
Trong quan hệ xã hội và quan hệ quốc tế, không một dân tộc
nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc
gia đa dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được thể
hiện trên cơ sở pháp lí, nhưng quan trọng hơn nó phải được thể
hiện trên thực tế.
Để thực hiện được quyền bình đẳng dân9tộc, trước hết phải xóa
bỏ tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở xóa bỏ tình trạng áp
bức dân tộc; phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa phân biẹt chủng
tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.


Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở chính để thự hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.

Hai là: Các dân tộc có quyền tự quyết
Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình,
quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra để thành lập một quốc gia dân
tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên
cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất
phát từ thực tiễn - cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công
nhân. Lênin đặc biệt chú trọng đến quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức,
phụ thuộc.
Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với quyền của các tộc người thiểu số
trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập để trở thành quốc gia độc
lập. Cần kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào ông
việc nội bộ của các nước hoặc kích động địi li khai dân tộc.
Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp, phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
Đồn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các
tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Do vậy, nội dung này vừa là
nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của
Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể.

10


Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1 Sự vận dụng Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc

giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta cũng như trên thế giới.
Như đã đề cập, dân tộc đã, đang và vẫn sẽ là một vấn đề hết sức nhạy cảm trên
thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Trên thế giới hiện nay, những
biến động liên quan đến vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc diễn ra một cách
thường xuyên và tương đối rộng khắp; các cuộc xung đột sắc tộc vẫn liên tục
xảy ra đặc biệt là ở vùng Trung Đông và ở một số nước Châu Phi. Đối với Việt
Nam là một vấn đề hết sức nhạy cảm luôn bị các thế lực thù địch âm mưu lợi
dụng nhằm chống phá chính quyền. Vì vậy thực tế đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta
phải vận dụng sáng tạo linh hoạt Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin
nhằm giải quyết các vấn đề dân tộc một cách hợp lí. Và thực tế đã cho thấy
Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt Cương lĩnh về dân tộc
của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào các chính sách dân tộc của mình. Kể từ Quốc hội
khóa XX tính đến nay Quốc hội đã ban hành hơn 100 luật, hơn 30 nghị quyết có
nội dung, chính sách liên quan đến các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn. Những chính sách được đưa ra đều là nhắm vào các vấn đề quan
trọng, có tính quyết định tới sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số. Các chính
sách của Đảng tập trung vào các khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của
nhân dân vùng dân tộc thiểu số. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng
vì hiện nay chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
giữa các dân tộc ngày càng gia tăng. Để thu hẹp được khoảng cách
này thì việc cần làm chính là đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ đó hướng tới mục tiêu nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các vùng dân tộc thiểu số.
Đồng thời phát huy truyền thống gắn bó, đoàn kết giữa đồng bào địa
phương và đồng bào từ nơi khác tới, chống tư tưởng ích kỉ, hẹp hịi.

11



- Tơn trọng sự bình đẳng lẫn nhau giữa các dân tộc. Nước ta là một
nước đa dân tộc trong đó rất nhiều dân tộc có ngơn ngữ, phong tục, tập
quán riêng. Do đó, cùng với việc xóa đi ranh giới giữa các dân tộc cần
phải tôn trọng, bảo vệ, phát huy những truyền thống văn hóa riêng của
từng tộc người. Nhưng đi đơi với việc gìn giữ phát huy những truyền
thống tốt đẹp ta cần phải đấu tranh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Đảng
ta cũng có các chính sách nhằm khuyến khích đưa văn hóa truyền
thống vào gảng dạy ở các trường học nhằm giữ cho chúng không bị
mai một.
- Quan tâm đào tạo cán bộ cho các dân tộc. Muốn đưa đồng bào dân tộc
thiểu số dần phát triển thì nhất định phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng
văn hóa. Muốn thực hiện được những điều đó nhất quyết phải có
người đi tiên phong, hướng dẫn cho đồng bào, đó chính là các cán bộ,
bởi cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất thì mới có thể lãnh đạo được
nhân dân.
- Đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng, tệ nạn tiêu cực vùng đồng bào
dân tộc. Vùng đồng bào các dân tộc nhất là khu vực giáp biên giới vẫn
thường xuất hiện các tệ nạn đặc biệt là tệ buôn lậu diễn ra rất phức tạp
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống của đồng bào. Các tệ nạn
xã hội gây ra những bức xúc ở nhiều vùng dân tộc, gây bất ổn với đời
sống đồng bào. Tệ tham ơ, tham nhũng, lãng phí ở một số cán bộ làm
mất lòng tin của nhân dân. Những hiện tượng như vậy khiến cho lòng
tin, tinh thần đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau trở thành hình thức, mất đi giá
trị của chiến lược công tác dân tộc, mở ra cơ hội cho các thế lực thù
địch lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Phát huy truyền thống đoàn kết đấu tranh kiên cường của các dân tộc.
Trong suốt 4000 lịch sử đã bao lần dân tộc ta phải đấu tranh với giặc
ngoại xâm từ các nước khác. Chính trong những thời khắc hiểm nghèo
12



ấy, dân tộc ta đã thể hiện được sức mạnh kiên cường, bất khuất, cùng
với tinh thần đoàn kết của cả dân tộc để đánh bại giặc ngoại xâm. Tinh
thần đồn kết đó cần đượ gìn giữ, phát huy mọi lúc mọi nơi tạo thành
sức mạnh đưa dân tộc vượt qua những khó khăn di lên Chủ nghĩa xã
hội.
Đó là tại Việt Nam còn trên thế giới, ngay cả trong các nước tư bản chủ nghĩa,
nơi được cho rằng đã vấn đề dân tộc đã được giải quyết, mâu thuẫn dân tộc
cũng nổi lên gay gắt. Chính sự phát triển khơng đồng đều là ngun nhân gây
phân hóa thế giới, gây sức ép và tạo ra sự xáo trộn ở nhiều quốc gia. Đặc biệt
nổi lên chính là vấn đề về làn sóng người di cư gây ảnh hưởng xấu tới cả các
nước phát triển và nước đang phát triển, điều này càng làm sâu sắc thêm mâu
thuẫn dân tộc giữa các quốc gia này. Xung đột sắc tộc ở một số khu vực đã
cướp đi sinh mạng hàng triệu người đẩy các quốc gia này vào tình trạng bất ổn,
đói nghèo, nợ nần chồng chất và ngày càng phụ thuộc vào các nước lớn. Muốn
giải quyết những vấn đề trên địi hỏi các quốc gia phải khơng ngừng lựa chọn
linh hoạt các khả năng và điều kiện, lựa chọn các chính sách, đường lối trong
chính sách dân tộc để vừa hợp tác vừa đấu tranh với các dân tộc khác nhằm tạo
môi trường ổn định để phát triển kinh tế, xã hội. Còn đối với nội bộ một quốc
gia, phải tập trung vào xây dựng và củng cố sự thống nhất trong đa dạng dân tộc
của một quốc thổ tồn vẹn, đó là mối quan tâm lớn nhất trong vấn đề dân tộc
của thế giới hiện nay nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của quốc gia – dân tộc,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh
chính trị, giữ vững độc lập chủ quyền lãnh thổ.
2.2 Vấn đề Brexit của Liên minh Châu Âu
Brexit là một vấn đề được nhắc tới rất nhiều trong những năm trước đây. Brexit
là khái niệm để chỉ việc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tách khỏi
Liên minh Châu Âu. Việc Anh đề xuất tách khỏi Liên minh Châu Âu sau hơn
13



40 năm gia nhập là một sự kiện gây chấn động khơng chỉ Châu Âu mà cịn trên
tồn thế giới. Sau khi gia nhập Anh và EU đã dần trở thành các đối tác quan
trọng của nhau, điều này thể hiện rất rõ thông qua các chỉ số thương mại. EU trở
thành đối tác lớn nhất của Anh, chiếm tới 44% sản lượng xuất khẩu và 53% sản
lượng nhập khẩu vào năm 2015. EU cịn góp phần giải quyết vấn đề việc làm
cho hơn 3 triệu lao động ở Anh khi trở thành một trong những nhà đầu tư lớn
nhất vào nước này. Những ngược lại Anh đã đóng góp vào ngân sách chung EU
tới hơn 10 tỷ Bảng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới
việc Anh rời khỏi EU khi mà những người ủng hộ Brexit cho rằng đây là một
gánh nặng đối với quốc gia của họ và nó nhiều hơn những gì nhận được từ EU.
Thế nhưng Brexit không chỉ do bất đồng về các hóa đơn mà cịn do các ngun
nhân chính khác.
Thứ nhất phải kể tới chính là do cuộc khủng hoảng về di cư. Làn sóng người
nhập cư ngày càng lớn khiến cho người dân Anh lo lắng do có thể dẫn tới sự
xáo trộn của nền văn hóa đặc biệt là nỗi lo tư tưởng Hồi giáo cực đoan sẽ lan
truyền rộng rãi sau những luồng nhập cư. Người dân Anh ngày càng bất mãn
trước cuộc khủng hoảng người nhập cư và sự bất lực của Chính phủ trong việc
kiểm soát cuộc khủng hoảng này.
Thứ hai là vấn đề nội chính tương đối bất ổn. Sự tranh chấp diễn ra ngầm ngay
trong nội bộ nước Anh khi chính trong nội bộ các đảng phái của nước này lại có
mâu thuẫn rất lớn xung quanh vấn đề Brexit.
Một số nguyên nhân quan trọng khác như việc EU có những hành động đe dọa
đến chủ quyền của nước Anh khi mà hàng loạt các hiệp ước của EU đã chuyển
lượng lớn quyền lực của các nước thành viên đến cơ quan trung ương của EU.
Người dân Anh cũng khơng hài lịng với một số quy định của EU và với hi vọng
sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu họ có thể tự do làm luật, tự do đánh thuế,
tự do đưa ra các chính sách đối với vấn đề người nhập cư.
14



Brexit đã thể hiện phần nào sự chia rẽ bên trong nội bộ nước Anh khi mà người
trẻ chọn ở lại trong khi người già chọn ra đi, đó cịn là cuộc đối đầu giữa các đô
thị lớn và các vùng quê, còn thể hiện sự ngăn cách giữa các thế hệ và tầng lớp
trong xã hội Anh. Nguyên nhân chính dẫn đến những điều trên chính là mối
quan hệ dân tộc đã không được giải quyết một cách hợp lí khiến những mâu
thuẫn dân tộc xuất hiện và âm thầm tồn tại. Nếu không giải quyết kịp thời, hậu
quả không chỉ dừng lại ở việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu mà cịn có thể
là các cuộc xung đột, châm ngịi cho sự bất ổn chính trị ở Vương quốc Anh.
Kết luận
Dân tộc là một vấn đề lớn và cấp bách song để giải quyết nó lại là một q trình
lâu dài. Chính những biến động chính trị xã hội của thế giới đã đem lại cho
nước ta những bài học mang ý nghĩa sống còn trong việc giải quyết các vấn đề
dân tộc. Khơng có một quốc giá với một chế độ chính trị nào mà khơng tồn tại
những vấn đề dân tộc cần xử lí. Khơng thể bằng lịng với những thành quả hiện
có mà phải bám sát thực tế phát hiện những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quan
hệ dân tộc để giải quyết kịp thời. Mọi biến động chính trị - xã hội của thế giới
hiện nay đều liên quan tới vấn đề dân tộc. Phải giải quyết quan hệ dân tộc một
cách toàn diện từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... đặc biệt cần chú trọng lĩnh
vực văn hóa và ý thức dân tộc. Vấn đề dân tộc là một vấn đề đặc thù. Mọi sự
chủ quan, áp đặt trong trong quan điểm lí luận và phương thức xử lí quan hệ dân
tộc đều có thể đem tới những hậu quả khơn lường, thậm chí có thể làm tiêu
vong cả một chế độ chính trị, một quốc gia dân tộc. Vấn đề dân tộc tồn tại lâu
dài một cách khách quan và có xu hướng vận động riêng của nó. Tơn trọng xu
hướng này là một điều tất yếu trong quá trình giải quyết các vấn đề dân tộc.
Bản thân là một sinh viên, ta cần phải tích cực học tập, rèn luyện đặc biệt là với
các mơn chính trị, đường lối để có nhận thức rõ hơn về vấn đề dân tộc. Cũng
với đó tham gia vào cơng tác tun truyền, đề xuất giải pháp góp phần giải

15



quyết các vấn đề dân tộc nhằm thể hiện vai trị, trách nhiệm của thế hệ trẻ góp
phần đưa Việt Nam đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

16



×