Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tác động của du lịch đến hệ xã hội – nhân văn tại một địa phương ở nước ta hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.94 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
--------------

BÀI THẢO LUẬN

DU LỊCH BỀN VỮNG
Tên đề tài: Tác động của du lịch đến hệ xã hội – nhân văn
tại một địa phương ở nước ta hiện nay?
Nhóm thực hiện: 01
Mã lớp học phần: 2170TSMG3021
Giảng viên:

Hà Nội – 2021


2

MỤC LỤC


3

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Mức
sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu sống không chỉ dừng lại ở "ăn no, mặc
ấm" mà trở thành "ăn ngon, mặc đẹp, sống sang". Con người vốn tò mò về thế giới
xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động - thực vật và nền
văn hóa của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến,
đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quan


trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và là động lực tăng nguồn thu
nhập quan trọng đối với nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó tạo ra
hàng tỷ đơ la doanh thu và hàng triệu việc làm trên toàn thế giới. Thực tế cho thấy,
ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những
ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… của đất nước. Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra,
năm 2018 tổng thu từ khách du lịch ở Việt Nam đạt hơn 620.000 tỷ đồng (tăng 21.4%
so với năm 2017), đóng góp trực tiếp ước đạt 8.5% vào GDP. Năm 2019, ngành du lịch
đóng góp vào nền kinh tế ước đạt 726.000 tỷ đồng (khoảng 31 tỷ USD), tăng hơn 17%
so với năm 2018. Có thể thấy vai trị và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch không
thể phủ nhận được. Bên cạnh đó du lịch cịn mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ
dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí và phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tác động của quá trình hội nhập hóa, tồn cầu
hóa, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đến du lịch đã ảnh
hưởng rất lớn hệ xã hội - nhân văn. Hoạt động khai thác tài nguyên xã hội - nhân văn
cịn nhiều khó khăn, hạn chế, địi hỏi sự quy hoạch cụ thể và phát triển bền vững vừa
phục hồi và nâng cao chất lượng điểm đến đảm bảo sự an toàn, thỏa mãn được nhu cầu
du lịch cho du khách. Huế là một trong số ít những địa phương có nguồn tài nguyên du
lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, có
giá trị cao. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa,
kinh tế lớn của nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Huế khơng chỉ có các cơng trình kiến trúc
cổ kính, nhã nhạc cung đình hay những thú mang dấu vết thời vua chúa. Nơi đây còn
được thiên nhiên cũng rất ưu ái khi đã ban tặng cho cố đô nhiều danh lam thắng cảnh
tuyệt đẹp, cùng với đó là những tinh hoa văn hóa do con người tạo nên.
Chính vì vậy nhóm 1 chúng em chọn đề tài: "Tác động của du lịch đến hệ xã hội nhân văn tại một địa phương ở nước ta hiện nay. Liên hệ thành phố Huế" mong muốn
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động
khai thác tài nguyên xã hội - nhân văn tại Huế. Bên cạnh đó đánh giá ưu điểm và hạn
chế còn tồn đọng trong quá trình khai thác, từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị
góp phần bảo bảo vệ và xây dựng du lịch Huế ngày đàng phát triển toàn diện hơn.



4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
DU LỊCH ĐẾN HỆ XÃ HỘI – NHÂN VĂN
Cơ sở lí luận về du lịch bền vững
1.1.1. Khái niệm du lịch bền vững
1.1.

Theo World Conservation Union (1996): Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham
quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường (và tất cả những
đặc điểm văn hố kèm theo, có thể là trong q khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến
cáo về bảo tồn, có tác dụng thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham
gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương
Theo điều 4 luật du lịch Việt Nam (2017): Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển
du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và mơi trường, bảo đảm hài
hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.

1.1.2. Mơ hình phát triển du lịch bền vững
Trụ cột kinh tế: Du lịch bền vững cần bảo đảm lợi ích về kinh tế thiết thực và lâu dài.
Đảm bảo phân bổ lợi ích kinh tế một cách đồng đều bao gồm cả các dịch vụ xã hội
đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo
Trụ cột xã hội và văn hố: Cần tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hoá của các
cộng đồng địa phương. Bảo tồn di sản văn hoá và các giá trị truyền thống đã được xây
dựng và đang sống động, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hố
Trụ cột mơi trường: Du lịch bền vững cần sử dụng một cách tối ưu nhất tài nguyên
môi trường, yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái
cần thiết và giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.

Tác động của du lịch lên hệ xã hội – nhân văn
1.2.1. Tác động tích cực
1.2.

- Góp phần bảo tồn di tích, di sản lịch sử - văn hóa: Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ
việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di
tích những đất nước nghèo khơng có đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu và bảo vệ. Du lịch
góp phần đắc lực bảo tồn các di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hố, đồ thủ cơng, lễ hội,
trang phục, lối sống truyền thống. Không những vậy, du lịch đã đóng góp kinh phí trực
tiếp hay gián tiếp (thơng qua ngân sách) cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các
hoạt động truyền thống và văn hoá ẩm thực.
- Góp phần khơi phục niềm tự tin và tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng của văn hố,
tạo sự tơn trọng các đặc trưng văn hố của dân tộc mình.


5

- Xác định lại vai trò nhằm tạo ra những cơ hội mới cho phụ nữ và thanh niên: du lịch
phát triển cần một nguồn nhân lực không nhỏ, khi đó những người phụ nữ tại các bản
khơng chỉ có làm việc nhà, nương rãy mà giờ đây họ còn chung tay phục vụ cho hoạt
động du lịch, tiếp đón khách du lịch.
- Đầu tư mới/mở rộng các dịch vụ cơng cộng và tiện nghi: Nhiều tiện ích được mở ra
nhằm đảm bảo nhu cầu của khách du lịch khi tới điểm đến. Điều này giúp thu hút
nhiều khách du lịch nhằm ổn định nền kinh tế, qua đó gia tăng sử dụng, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa.
- Ổn định nền kinh tế, qua đó gia tăng sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên văn
hoá: Du lịch tạo thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại
tệ… Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, phát triển
kinh tế địa phương, kinh tế vùng quốc gia. Du lịch tạo ra chất xúc tác để phát triển mở
rộng khu vực , gia tăng sử dụng trong quá trình xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực

phẩm, văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm… Đồng thời đóng góp
ngân sách khơng nhỏ bảo tồn tài ngun thiên nhiên.
- Nâng cao chất lượng giáo dục: du lịch tác động lớn đến việc đưa kiến thức lịch sử
cho giới trẻ từ những điểm tham quan du lịch, hay những điểm học ngoại khóa ngắn.
- Khuyến khích sử dụng ngôn ngữ bản địa: Khi du lịch phát triển, người dân địa
phương thường có xu hướng học nói ngơn ngữ quốc tế để phục vụ khách du lịch dẫn
đến tình trạng ngơn ngữ của dân tộc mình bị lãng qn. Nên hãy cố gắng sử dụng ngôn
ngữ của địa phương để bảo tồn thứ tiếng vô cùng thiêng liêng của mỗi dân tộc.
- Đa dạng hóa sinh kế: Du lịch phát triển tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho
người dân, có thể lựa chọn những cơng việc phù hợp, tạo ra thu nhập.
- Trao đổi giao lưu văn hố, ngơn ngữ, sức khoẻ, vùng miền, hành vi đạo đức: Góp
phần làm phong phú thêm bản sắc văn hố của cả hai phía cũng như hiểu biết và hợp
tác trong nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời giữa khách du lịch và người dân địa phương
cũng sẽ học hỏi được nhau nhiều điều về ngôn ngữ, cách ứng xử và các hành vi đạo
đức. Và khi có khách du lịch thì trang thiết bị về đầu tư cơ sở vật chất, trang bị về y tế
được nâng cao giúp sức khoẻ của người dân địa phương được cải thiện đáng kể.
- Ngồi nghỉ ngơi thư giãn, du khách có cơ hội được gặp gỡ và hiểu hơn về những nền
văn hoá khác: Khi đến bất cứ một địa điểm tham quan nào, mỗi du khách không chỉ là
đến để nghỉ ngơi mà đó là đến để biết, đến để trải nghiệm và đến để hiểu nhiều hơn về
những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Các địa phương khi phát triển các khu du lịch, họ sẽ tiếp cận được văn minh, sẽ hiểu
biết và phát triển hơn bao giờ hết. Đồng thời những người phụ nữ sẽ trở nên độc lập
hơn và vai trò của mỗi cá nhân sẽ được quan tâm và chú ý nhiều hơn.

1.2.2. Tác động tiêu cực


6

- Xã hội thay đổi mất sự cân bằng: sự mất cân bằng xảy ra khi các hoạt động du lịch

chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng biệt dẫn đến sự phát triển không
đồng đều của cư dân trong các vùng chậm phát triển khác. Sự bùng phát giá đất đai,
hàng hoá, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá trị của đồng tiền, gây sức ép tài
chính lên cư dân trong vùng. Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến
thành thứ lao động rẻ mạt, tạm bợ theo mùa, gây mất sự cân bằng trong xã hội.
- Mất ngôn ngữ: điều này xảy ra tại 1 số địa phương khi người địa phương thường có
xu hướng thay đổi ngơn ngữ của mình khiến cái đặc trưng vốn có dần bị mai một do sự
gia nhập của các ngơn ngữ khác, cũng như chính sự chuộng ngơn ngữ khác của người
dân.
- Vấn đề đạo đức: Nhiều cơ sở kinh doanh trái phép, các loại hình dịch vụ khơng lành
mạnh mở ra ngồi tầm kiểm sốt của chính quyền làm xấu hình ảnh du lịch đẹp của
nước ta. Nhiều cá nhân trục lợi bất chính gây nên hình ảnh xấu về con người tại địa
phương.
- Vấn đề sức khỏe: do du khách ở khắp mọi nơi đến khu du lịch nhiều khi cũng mang
lại các nguồn cơn dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến vấn đề sức khỏe của người dân. Và
môi trường dần bị ô nhiễm điều này ảnh hưởng vô cùng xấu tới sức khoẻ và đặc biệt là
sức khoẻ của người dân địa phương.
- Công việc làm con người mất tính lương thiện: đó là một tình trạng xấu đang diễn ra
hiện nay. Những vấn đề xảy ra như lừa đảo du khách, bán đồ vật giả,… Lợi dụng lịng
tốt của khách mà kiếm tiền bất chính.
- Đánh mất truyền thống tơn giáo: nhiều văn hóa phái giáo khác gia nhập vào địa
phương, người dân dần cuốn theo sự vụ lợi từ những giáo phái bất chính làm ảnh
hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương.
- Chia cắt văn hoá và hệ quả là làm giảm giá trị văn hoá, làm phá hỏng các giá trị văn
hoá: người dân có xu hướng chuộng văn hố ngoại lai dẫn đến làm mai một truyền
thống văn hoá của dân tộc.
- Đánh mất truyền thống tôn giáo: do sự du nhập của một số truyền thống tơn giáo
nước ngồi xâm nhập cũng ảnh hưởng đến các truyền thống tôn giáo tại địa phương và
ngày càng mất dần đi truyền thống vốn có của dân tộc mình.
- Gây vấn đề với cộng đồng bởi sự khác biệt giữa lợi ích và chi phí: tại cùng một địa

phương nhưng các doanh nghiệp du lịch tạo ra lợi ích và chi phí cho du khách khác
nhau dẫn đến hiện tượng chèo kéo khách, tranh giành khách hàng.
- Sự lan truyền của các đại dịch: thông qua đường du lịch giữa các nước cũng như sự
tiếp xúc của nhiều cá thể với nhau đã khiến đại dịch trở nên bùng phát và khó kiểm
sốt. Đặc biệt khó khăn nhất hiện nay chính là dịch covid- 19 lây lan trực tiếp qua
đường hô hấp. Tạo ra khơng ít hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như


7

khiến cho ngành du lịch gặp rất nhiều bất lợi. Nhiều biện pháp ngăn ngừa được đặt ra,
nhưng việc lây lan lại là điều khơng thể ngăn chặn hồn tồn.
- Sự quá tải của dịch vụ và vật chất: Khi khách du lịch quá đông dẫn đến sự quá tải của
dịch vụ du lịch và vật chất dân cư địa phương sẽ bị tranh giành về tiện nghi giao thông,
nhà hàng, chợ búa. Sự quá tải dẫn đến những nguy hại liên quan đến vấn đề môi
trường và an sinh xã hội.
- Sự tăng lên về tỉ lệ bạo lực và tội phạm: tỉ lệ tội phạm tại các khu du lịch tăng lên
nguyên nhân chính là chưa được sự giáo dục tốt dẫn đến những hành vi hám lợi trước
mắt mà dẫn đến các hành động trộm cắp, cờ bạc, ma tuý,…
- Các hành động vi phạm của người dân địa phương : Do nhu cầu tăng cao của khách
du lịch, họ có xu hướng mua các sản phẩm nghệ thuật và thủ công làm vật lưu niệm.
Nên người dân địa phương có xu hướng làm giảm chất lượng của các sản phẩm, bỏ bớt
các khâu hoặc các nguyên liệu dẫn đến sự suy giảm về chất lượng của sản phẩm.


8

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HỆ XÃ HỘI - NHÂN VĂN TẠI
HUẾ
2.1. Giới thiệu khái quát về Huế

2.1.1. Lý do chọn Huế
Huế là một trong những vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và di sản văn
hố. Ðến nay, khơng cịn một vùng nào có một số lượng lớn các di tích mà những di
tích này vẫn giữ được hình dạng vốn có của nó như ở cố đô này.
Kinh thành Huế được xây dựng dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, toạ lạc ở
phía Bắc sơng Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo
giữa những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương
Đông với thuyết âm dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc
quân sự phương tây.
Di tích cung đình cịn ngun vẹn nhất ở Việt Nam, nếu bạn từng đến cố đơ Hoa Lư
(Nình Bình), Cổ Loa, Thăng Long (Hà Nội), những nơi từng là kinh đơ của nước Việt
Nam, giờ đã trở thành phế tích, sẽ thấy quần thể di tích cố đơ Huế vẫn còn được bảo
tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa
chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm... cố đơ Huế mang trong mình vẻ
đẹp thanh bình, yên tĩnh. Du khách đến Huế sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác
nghệ thuật của cung điện vàng son, đền đài lăng miếu lộng lẫy, lăng tẩm uy nghiêm,
những danh lam thắng cảnh trầm mặc. Bên cạnh đó, Huế cũng khơng kém phần nhộn
nhịp đơng đúc, là nét hấp dẫn khi muốn tìm một chốn thanh tịnh nhưng khơng q u
buồn.
Ở bờ phía Bắc của sơng Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo
kiểu phòng thủ tạo thành một đường vịng cung dài 11km. Cơng trình q giá này gồm
hơn 100 tác phẩm kiến trúc, đã thực sự phản ánh được cuộc sống của vua quan nhà
Nguyễn. Giữa những quả đồi ở bờ Nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các
vua Nguyễn
Chọn Huế là một trong những vẻ đẹp thiên nhiên, du lịch nơi đây thật hào hùng và
mãnh liệt bền vững, bởi các di tích lịch sử văn hóa, bởi những phong cảnh hữu tình nơi
đây đã mang lại cho du khách những cảm nhận đặc biệt mà khó tả, khó quên.
2.1.2. Đặc điểm hệ xã hội – nhân văn của Huế
a. Về khái niệm: Tài nguyên du lịch nhân văn - xã hội nói một cách ngắn gọn, là các
đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục

vụ cho nhu cầu du lịch.


9

Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hố đặc sắc và tính du lịch xã hội
nhân văn, có nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử và hàng trăm lễ hội mang đậm bản
sắc văn hóa dân tộc, văn hố Huế, Thừa Thiên Huế thực sự là nơi hội tụ các tiềm năng,
thế mạnh để trở thành thành phố Festival, trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước và
của châu Á trong tương lai khơng xa.
b. Đặc điểm:
- Các di tích lịch sử - văn hóa:
Tính đến năm 2013, Thừa Thiên Huế có 140 Di tích lịch sử Văn hóa được xếp hạng
các cấp, nổi bật là Quần thể di tích Cố đơ Huế được cơng nhận là di sản văn hóa thế
giới. Thành phố Huế có mật độ di tích dày đặc và giá trị nhất.
+ Di tích khảo cổ: nhiều di tích khảo cổ có giá trị khoa học thuộc nền văn hóa
Chămpa và Quần thể di tích Cố đơ Huế vẫn còn tồn tại ở Huế : Đàn Xã Tắc, các nền
móng đền, tháp Chăm Pa,...
+ Di tích lịch sử: Tính đến năm 2013 có 89 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó có
42 di tích xếp hạng cấp quốc gia.
+ Di tích kiến trúc nghệ thuật (DTKTNT) ở Huế có giá trị đặc sắc, bao gồm cung
điện, thành quách, lăng tẩm, làng cổ, đình, chùa, miếu,... được xếp hạng cao, trong đó
có 17 di tích kiến trúc nghệ thuật được cơng nhận di sản văn hóa thế giới.
- Danh lam thắng cảnh: Huế có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hài hịa với các
cơng trình văn hóa tạo nên những danh thắng nổi tiếng.
- Các lễ hội: Huế có 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định kỳ. Ngoài các lễ hội
dân gian truyền thống, TTH cịn có các lễ hội cung đình tạo sức thu hút đặc biệt đối
với du khách. Bên cạnh đó, TTH cịn tổ chức nhiều lễ hội hiện đại, hấp dẫn như:
Festival Huế, Festival nghề truyền thống,...
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:

+ Nhạc Huế phong phú về thể loại, hấp dẫn về nội dung. Nhã Nhạc Cung đình Huế
đã được UNESCO cơng nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại. Ca Huế đã được
công nhận là DSVH phi vật thể quốc gia.
+ Ẩm thực Huế dù phong cách sang trọng, cung đình hay giản dị, dân dã cũng đều có
màu sắc, hương vị rất hấp dẫn. Vì vậy, ẩm thực Huế là nguồn TNDL hấp dẫn, là một
phần trong chương trình du lịch đến Huế.
+ Phong cách Huế: nếp sống người Huế gắn bó với khung cảnh thiên nhiên hài hịa,
hữu tình; tạo nên tâm hồn đa cảm, nét tính cách nhuần nhị và sâu lắng. Sự dịu dàng, e
ấp, kín đáo, rụt rè của người con gái Huế đã góp phần làm tăng thêm vẻ thơ mộng của
Huế.
+ Các đối tượng du lịch khác: Phía Tây tỉnh Thừa thiên Huế là địa bàn cư trú của các
dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu, Vân Kiều,... Các cộng đồng này có những sắc thái dân tộc độc


10

đáo trong sản xuất, sinh hoạt và phong tục tập quán. Những giá trị này tạo nên sức hấp
dẫn lớn cho du khách, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch địa phương.
- Làng nghề truyền thống: Ở Huế, nhiều làng nghề và nghề thủ công truyền thống lâu
đời đến nay vẫn còn tồn tại như đúc đồng, tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên,...
Các LN này là nguồn TNDL quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm như du lịch
LN, các loại hàng hóa lưu niệm,…
- Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác:
Các bảo tàng, cơng trình văn hóa đặc sắc, các sự kiện kinh tế, văn hóa,thể thao,... là
nguồn tài nguyên có giá trị đối với hoạt động du lịch của tỉnh.
 Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế :

Dựa vào ý kiến chun gia, tiêu chí độ hấp dẫn có vai trò tiên quyết đến khả năng và
định hướng khai thác tài nguyên du lịch xã hội nhân văn. Vì vậy, độ hấp dẫn của tất cả
các tài nguyên được đánh giá trước để sơ loại những tài nguyên có độ hấp dẫn dưới

trung bình. Qua đánh giá độ hấp dẫn của 172 các tài nguyên , đề tài chọn 76 điểm tài
nguyên du lịch xã hội nhân văn đưa vào đánh giá phân hạng khả năng khai thác gồm
44 di tích lịch sử văn hóa,4 lễ hội, 3 đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, 15 đối
tượng văn hóa khác. Kết quả phân hạng của 76 điểm tài nguyên du lịch xã hội nhân
văn ở tỉnh TTH bao gồm 4 cấp. Điểm đánh giá cao nhất là 5,0 (Chùa Thiên Mụ và
Điện Long An) và điểm thấp nhất là 1,8 (Địa điểm chiến thắng đồn Khe Tre)
2.2. Tác động của du lịch đến hệ xã hội – nhân văn của Huế
2.2.1. Tác động tích cực
a. Kinh tế
Năm 2019 đạt 4,817 triệu lượt tăng 11,18% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt
2,186 triệu lượt, tăng 12,06% so với cùng kỳ; khách lưu trú đạt 2,247 triệu lượt, tăng
7,30%, doanh thu từ cơ sở lưu trú năm 2019 đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54% so với
năm 2018; tổng thu từ du lịch đạt 11.300 tỷ đồng. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển
và đóng góp rất lớn vào nền kinh tế đất nước.
Việc tổ chức thành công các kỳ Festival ở Huế đã thu hút hàng triệu du khách lượt
khách đến tham dự thu hút nhiều nhà tài trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh
Ngành du lịch phát triển mang lại thị trường tiêu thụ văn hóa rộng lớn, thúc đẩy tăng
trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.Ngồi ra cịn tạo cơ hội việc làm lớn
cho những người người lao động, người dân địa phương.
b. Văn hóa – xã hội
Khi di sản chính thức được khai thác du lịch, hàng trăm cơng trình di tích lớn nhỏ đã
được trùng tu, tơn tạo, tiêu biểu như Ngọ Mơn, điện Thái Hịa, cung Diên Thọ, cung
Trường Sanh, Duyệt Thị Đường, Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình và nhiều công


11

trình tại các lăng tẩm của các vua, như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,
Khải Định… Những kết quả trong cơng tác bảo tồn, trùng tu di tích đã góp phần hồi

sinh diện mạo của di sản Huế, tạo nền tảng cho ngành du lịch phát triển.
Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp xây dựng địa
phương xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, từng bước hình
thành và khẳng định các thương hiệu Huế điểm đến di sản, “Thành phố Festival đặc
trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa, du lịch ASEAN”. cùng với Festival Huế,
Festival nghề truyền thống Huế trở thành nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, góp phần
khẳng định và nâng cao vị thế văn hóa Huế, Việt Nam, đồng thời quảng bá rộng rãi
hình ảnh, văn hóa, các sản phẩm của làng nghề Huế đến công chúng.
Du lịch phát triển kéo theo các ngành giao thơng vật tại, bưu chính viễn thơng, bảo
hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi, hệ thống điện nước được tỉnh
quan tâm đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển về
kinh tế - xã hội của Huế.
Du lịch góp phần củng cố lịng tự hào dân tộc, phát huy văn hóa truyền
thống, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa.
c. Mơi trường
Năm 2016, Huế được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế vinh danh ; là “ thành phố
Xanh quốc gia”. Và với những nỗ lực để giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, vệ sinh môi
trường, cuối năm 2017, Tổng cung Du lịch thông báo, Huế vinh dự đạt giải thưởng “
Thành phố Du lịch sạch ASEAN”. Huế là một điểm đến canh tự nhiên đầy ấn tượng
với những cảnh quan hấp dẫn du khách như vườn Quốc gia Bạch Mã, hệ đầm phá Tam
Giang, vịnh Lăng Cô, sông Hương được xem là dịng sơng sạch Việt Nam.
2.2.2. Tác động tiêu cực
a. Kinh tế
Du lịch phát triển gây sức ép với cơ sở hạ tầng, tăng chi phí cho các dịch vụ cơng
như công an, cứu hỏa, y tế,… (hiện nay hạ tầng du lịch vẫn còn hạn chế nhất định,
nhất là việc khai thác các đường bay quốc tế đến Huế. Lượng khách du lịch đến Huế
bằng đường hàng không thấp.)
Việc phát triển du lịch cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế tỉnh
Thừa Thiên Huế như: không những gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập mà cịn
làm tăng giá cả hàng hóa, khiến cho đời sống người dân khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, du lịch càng phát triển, thì đời sống của người dân tỉnh Thừa Thiên
Huế càng phụ thuộc vào du lịch. Và điều đó thực sự khơng tốt, chẳng hạn như trong
tình hình dịch bệnh kéo dài hiện nay, đời sống của người dân sẽ khó khăn và đã cần
được hỗ trợ, du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã thiệt hại 2,250 tỷ đồng vì Covid 19.
b. Văn hóa - xã hội:


12

Trải qua biến động thời gian, hệ tư tưởng của con người thay đổi, việc du nhập văn
hóa khiến những giá trị, bản sắc văn hóa của người Huế khơng ít nhiều bị phai nhạt,
nhất là trong thời kỳ xã hội mới. Điều này cũng gây ra khơng ít thách thức tỉnh Thừa
Thiên Huế phải có những biện pháp, đề án hiệu quả để giữ gìn, bảo vệ và phát huy và
làm sâu sắc hơn nét đẹp văn hóa, truyền thống của người dân để du khách trong nước
cũng như quốc tế ln ấn tượng và có cảm tình sâu sắc với cố đơ.
Xảy ra tình trạng trẻ em phải bỏ học, lao động từ sớm, bị lạm dụng sức lao động và
bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch để kiếm tiền.
c. Môi trường:
Du lịch cũng đã gây ra tác động nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và
hệ sinh thái tại điểm đến - thực tế, vấn nạn rác thải đang là một chủ đề gây nhức nhối
tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua thống kê gần nhất, mỗi ngày toàn tỉnh Thừa Thiên Huế
phát sinh khoảng 600 tấn rác thải sinh hoạt chưa qua phân loại. Riêng khu vực TP. Huế
phát sinh mỗi ngày 200 tấn rác sinh hoạt thì có đến 6% là rác nhựa và túi ni lơng. Đó
là chưa nói lượng chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế, chất thải rắn công nghiệp
thải ra hàng ngày...
Dù Thừa Thiên Huế thời gian qua đã duy trì tốt phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”,
thế nhưng tình trạng rác thải bừa bãi đang tồn tại rất nhiều nơi.
2.3. Đánh giá chung về tác động của du lịch lên hệ xã hội – nhân văn của Huế
2.3.1. Thành công
- Làm tăng sự hiểu biết của du khách với cảnh quan, con người cũng như lịch sử văn

hố, xã hội của địa phương, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của du khách và
người dân về ý thức bảo vệ mơi trường nói chung và bảo vệ cảnh quan du lịch nói
chung.
- Thúc đẩy q trình giao lưu văn hố thơng qua việc thu hút khách du lịch tham gia
các lễ hội (Festival Huế,…), triển lãm (áo dài, tranh, ảnh nghệ thuật,…).
- Doanh thu du lịch được sử dụng cho việc tu bổ, chỉnh sửa, khơi phục và phát triển
các di sản văn hố vật thể và phi vật thể, góp phần bảo tồn và quản lý bền vững các di
sản của địa phương.
- Giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế địa
phương, nâng cao đời sống.
- Phổ biến rộng rãi văn hoá của địa phương đến mọi miền của đất nước, rộng hơn là
quảng bá văn hoá của dân tộc Việt Nam ra quốc tế, tạo ấn tượng với bạn bè trên thế
giới.
2.3.2. Hạn chế
- Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong việc sử dụng lao động


13

- Xảy ra tình trạng bào mịn, xuống cấp, hư hại các cơng trình, di tích hiện có
- Gây ra một số tệ nạn xã hội, tác động xấu đến đời sống tinh thần địa phương
2.3.3.Nguyên nhân
- Tính thời vụ trong công việc tạo ra sự mất cân đối và ổn định trong việc sử dụng lao
động.
- Sự phát triển du lịch ồ ạt, chạy theo số lượng.
- Không kiểm sốt được một số hình thức kinh doanh khơng lành mạnh.


14


LỜI KẾT LUẬN
Du lịch có thể có những tác động khác nhau đến các khía cạnh văn hóa xã hội của
đời sống ở một vùng cụ thể. Để thúc đẩy du lịch, cần đầu tư vào việc bảo tồn di sản địa
phương, cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp cơ sở vật chất địa phương tốt hơn, từ đó tạo
ra nền giáo dục tốt hơn, cơ sở giải trí tốt hơn, tổ chức các sự kiện xã hội thường xuyên
và do đó một lối sống tốt hơn cho người dân địa phương. Họ tương tác với khách du
lịch, hòa mình với những người từ nhiều nguồn gốc khác nhau, điều này tạo nên một
nền văn hóa quốc tế trong khu vực. Do nhu cầu về các dịch vụ tốt hơn, các cơ hội việc
làm đa dạng đã tạo ra trong khu vực, và do đó, người dân khơng cảm thấy cần phải di
cư đến các thành phố khác để kiếm sống. Thật khơng may, du lịch cũng có những thiếu
sót của nó và có thể dẫn đến một số tác động bất lợi. Sự xâm nhập của người ngoài vào
khu vực có thể làm xáo trộn văn hóa địa phương và tạo ra bất ổn trong nhân dân Người
dân địa phương có thể sao chép lối sống của khách du lịch và kết quả là có thể làm mất
đi các phong tục và truyền thống bản địa. Một số người có thể tham gia vào các hoạt
động tội phạm để lấy tiền dễ dàng từ khách du lịch, điều này dẫn đến gia tăng tội phạm
và các hoạt động chống đối xã hội và làm mất đi các giá trị đạo đức và tơn giáo.
Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế
lớn của nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Ngày nay Huế vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn
hố biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, trở thành di sản quý hiếm
của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.
Có thể thấy hệ xã hội - nhân văn đóng vai trị quan trọng trong du lịch tại Huế, tuy
nhiên cịn phải đương đầu với khơng ít thách thức và khó khăn phía trước, nhất là
trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn cần có những chính sách hợp lý để giải quyết,
hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tốt của du lịch đối với hệ xã
hội - nhân văn của Huế.





15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di
sản, đưa kinh tế địa phương tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững - LÊ
TRƯỜNG LƯU- Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế
2.
/>


×