Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tài liệu Dự án đầu tư-khái niệm và thuật ngữ_chương 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790 KB, 23 trang )

CHƯƠNG 1
DỰ ÁN ĐẦU TƯ - KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ
I.

ĐẦU TƯ
1. Khái niệm và thuật ngữ
Phân loại đầu tư
2.
3. Các giai đoạn đầu tư
II. CHI PHÍ
1. Chi phí và sản lượng
2. Chi phí thời cơ
3. Chi phí chìm
4. Chi phí tiền mặt và chi phí bút tốn
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
III.
1. Khái niệm một dự án đầu tư
2. Phân loại
3. Các đặc điểm của dự án
4. Các yếu tố dẫn đến thành công cùa một dự án
5. Các năng lực của người điều hành dự án
6. Các bộ phận của dự án
IV. NGHIÊN CỨU KHẢ THI
1. Phân tích thị trường
2. Phân tích kỹ thuật
3. Phân tích nhân lực và quản lý
4. Phân tích tài chánh hay ngân sách
5. Phân tích hiệu quả kinh tế
6. Phân tích hiệu quả xã hội
V. NGHIÊN CỨU DỰ ÁN KHẢ THI
VI. THIẾT KẾ CHI TIẾT


VII. THỰC HIỆN DỰ ÁN
VIII. ĐÁNH GIÁ SAU DỰ ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG “DỰ ÁN ĐẦU TƯ_KHÁI NIỆM và
THUẬT NGỮ”
PHỤ LỤC 1: NGHỊ ĐỊNH số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 về việc ban hành
Quy Chế Quản Lý và Đầu Tư Xây Dựng


I. ĐẦU TƯ
1. Khái niệm và thuật ngữ
- Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong 1 thời gian dự án
nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội
- Quàn lý đầu tư xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xd từ
bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai
thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định.
- Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới , mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởngvề số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một
khoảng thời gian xác định.
- Vốn Nhà Nước là vốn thuộc sở hữu tồn dân hoặc có nguồn gốc toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật.
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước
được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.
- Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách
nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của pháp luật.

Tổng mức đầu tư là tồn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản
xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án dược xác định trong quyết
định đầu tư và chỉ được điều chỉnh theo qui định tại điều 25 (Điều 25 Phụ lục 1)
1. Tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu

tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản
xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện
dầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản
xuất), chi phí bảo hiểm, chi phí dự phịng.
2. Tổng mức đầu tư chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp:
a.
Nhà nước ban hành những qui định mới được thay đổi mặt
bằng giá đầu tư và xây dựng.
b.
Do thay đổi tỉ gia giữa đồng VN và đồng ngoại tệ, đối với
phần phải sử dụng ngoại tệ cuả dự án
c.
Do trường hợp bất phản kháng
3. Bộ kế hoạch đầu tư hướng dẫn nôi dung chi tiết tổng mức đầu tư
* Tổng dự toán cơng trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây
dựng cơng trình thuộc dự án, được tính tốn cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.
Tổng dự tốn cơng trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến khảo sát,
thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng
mặt bằng, chi phí khác vá chi phí dự phịng.


* Vốn đầu tư được quyết tốn là tồn bộ chi phí hợp pháp đã được thực
hiện trong q trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp
là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo đúng chế độ kế tốn của Nhà
nước và được kiểm tốn khi có u cầu của Người có thẩm quyền quyết định đầu
tư.
* Tiêu chuẩn xây dựng là các tiêu chuẩn kỹ thuật được qui định để thực
hiện các công việc khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu đảm bảo chất lượng
cơng trình, áp dụng cho từng loại chuyên ngành xây dựng do Nhà nước hoặc các
Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành.

* Quy chuẩn xây dựng là văn bản qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu
bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp tiêu chuẩn
xây dựng được sử dụng để đạt các yêu cầu do Bộ Xây Dựng thống nhất ban hành.
- Đấu thầu là quá trình lựu chọn nhà thầu, đáp ứng được yêu cầu của Bên mời
thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- Xét thầu là q trình phân tích, danh giá các hồ sơ nhận thầu, để xét chọn bên
trúng thầu.
- Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư, có dự án
cần đấu thầu.
- Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia
đấu thầu.. Nhà thầu có thể là cá nhân, trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư
vấn.
- Gói thầu là một phần cơng việc của dự án đầu tư được chia theo tính chất
hoặc trình tự thực hiện dự án; có quy mơ hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự
án; để tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- "Gói thầu" cũng có thể là toàn bộ dự án.
- Tư vấn dầu tư và xây dựng là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức,
kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu, trong việc xem xét quyết định kiểm
tra quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư.
- Sơ tuyển là bước lựa chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực dể tham dự
dấu thầu.
- Nộp thầu là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu, được quy dình trong hồ sơ mới thầu.
- Mở thầu là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu, được quy định trong hồ
sơ mời thầu
- Danh sách ngắn là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọn qua các
buộc đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Phân loại đầu tư
a)

Đầu tư trực tiếp



Đầu tư trực tiếp là loại đầu tư mà người đầu tư vốn (chủ đầu tư) và người sử
dụng vốn là 1 chủ thể

Đầu tư nước ngồi trực tiếp FDI (Forein Direcơng trình Investment):
người đầu tư và vốn là nước ngồi

Đặc điểm FDI
Nhìn sang các nước châu Á lân cận, ta thấy họ ngày càng nhận thức vai trò
quan trọng của FDI trong xu thế tồn cầu hố, đang ra sức tạo điều kiện để thu hút
FDI hơn nữa. Các nước này với quá trình phát triển và thu hút FDI trong nhiều
thập kỷ đã xây dựng được một nền cơng nghiệp vững mạnh hơn Việt Nam rất
nhiều. Có thể nói trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, bề dày của tri thức quản lý kinh
doanh tại các nước này đã tăng nhanh và phụ thuộc nhiều vào độ lớn của FDI
được tích luỹ (FDI stock). Là một nước đi sau, FDI được tích luỹ của Việt Nam
quá nhỏ so với các nước lân cận là đương nhiên. Nhưng vấn đề đáng quan tâm ở
đây là dòng chảy hàng năm (flow) của FDI vào Việt Nam cũng quá nhỏ so với
Thái Lan, Philippines.
Tại các nước châu á khác, FDI qua mấy chục năm khơng những tích luỹ về
lượng mà cịn về chất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tạo dựng một nền tảng công
nghiệp ngày càng vững chắc. Đặc biệt, từ giữa thập niên 1980, FDI của Nhật tại
châu Á ngày càng nghiêng về các ngành chế tạo máy móc và linh kiện như xe hơi,
sản phẩm đi ện và điện tử, máy công cụ, máy dùng trong nông nghiệp, trong xây
dựng. . . Tỷ lệ của các ngành sản xuất máy móc và linh kiện trong tơng vốn FDI
thuộc lĩnh vực chế tạo của Nhật tại châu A trong ba thập niên trước năm 1980 chỉ
có 24%, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 45% trong hai thập niên 1980 và 1990. Tính
riêng về ngành điện và điện tứ, tỷ lệ này tăng từ 12% đến gần 27% trong thời gian
trên. Ngồi Nhật, các cơng ty Âu Mỹ và Đài Loan cũng đầu tư nhiều trong lĩnh
vực này. Hiệu quả tích tụ và phản ứng dây chuyền của các ngành này rất !ớn. Khi

đã có một số cơng ty đầu tư sản xuất nhiều linh kiện, bộ phận điện tử vào một địa
điểm nào đó (do những điều kiện ưu đãi về thuế, về cơ sở hạ tầng...) thường kéo
theo những đầu tư mới để lắp ráp các linh kiện, bộ phận đó, hoặc để sản xuất
những sản phẩm trung gian cung cấp cho những công ty đã đầu tư trước. Do hiệu
quả tích tụ và phản ứng dây chuyền này, sau nhiều năm tích cực thu hút FDI, hiện
nay Malaysia đã trở thành một trong những trung tâm lớn của thế giới sản xuất tivi màu, máy quay video, đầu máy DVD và nhiều sản phẩm điện tử khác. Thái Lan
đã trở thành trung tâm sản xuất xe hơi và các bộ phận liên hệ (lớn thứ ba ở châu á,
sau Nhật và Hàn Quốc) . Trong thập niên 1990, nhờ cải thiện môi trường FDI,
Philippines đã thành công trong việc tăng sức cạnh tranh trong công nghệ điện tử,
nâng tỷ lệ của các sản phẩm điện tử và chất bán dẫn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu từ 17% vào năm 1990 lên tới 53 % vào năm 1998
FDI được tích luỹ của Nhật tại Việt Nam cịn quá ít: chỉ bằng 1/11 của Thái
Lan và 1/7 của Malaysia, chưa nói đến những nước như Indonesia, Trung Quốc.
Ngay cá Philippines là nước phát triển chậm nhất trong các nước ASEAN trong 30
năm qua nhưng FDI được tích luỹ của Nhật tại đây cũng lớn hơn Việt Nam 4,5 lần


Nhưng như đã nói ở trên, sự cách biệt này khơng quan trọng lắm vì Việt Nam mơl
bắt đầu có chính sách thu hút FDI từ cuối năm 1987 và Nhật chỉ thực sự bắt đầu
đầu tư ở Vlệt Nam từ năm 1993.
• Tình hình FDI tại VN
Ba đặc trưng của FDI tại Việt Nam
Thứ nhất, vốn đăng ký của các dự án FDI giám liên tục từ năm 1997. Đặc
biệt vốn đăng ký năm 1999 chỉ bằng 40% năm trước và tụt xuống trở lại mức năm
1991. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 19 tỉ USD, tăng 21% so với nam trước và do đó
về hình thức đã chấm dứt được khuynh bướng giảm liên tục vừa đề cập Tuy nhiên,
trong năm 2000 có dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn rất lớn, chỉ một dự án
nầy đã chiếm hơn phân nứa toàn bộ vốn đăng ký của năm này. Do đó, về thực
chất, chưa cỏ một sự xoay chiều trong FDI tại Việt Nam.
So sánh vốn thực hiện của FDI tại các nước châu á (xem báng) cho thấy vốn

thực hiện FDI tại Việt Nam mấy năm gần đây chưa giảm nhiều vì nhờ kết quả của
vốn đăng ký trong những năm trước đó nhất là những năm từ 1996 trở vế trước:
Tuy nhiên, với khuynh hướng giám nhanh và liên tục trong vốn đăng ký những
năm gần đấy, vốn thực hiện trong những năm sau sẽ giảm trầm trọng. "Trong bản
dự tháo Báo cáo chính tri của Đại hội IX sắp tới: trong kế hoạch năm năm lần thứ
bảy (200l-2005), Việt Nam dự kiến sẽ cần mỗi năm 11,2 ti USD vốn FDI, bằng
18 – 19 % tổng vốn đầu tư (tý lệ này tương đương với tỷ lệ của mấy năm gần đây).
Với tình huống vừa đề cập, Việt Nam rất có khả năng không đạt được mục tiêu
này.
Thứ hai, FDI vào Việt Nam cho đến nay tập trung vào. các ngành khai thác
dầu khí, xây dựng, bất động sản (khách sạn nhà cao tầng...), du lịch..., cịn các dự
án phát triển cơng nghiệp thì cịn ít. Tính đến cuối tháng 6-2000, cơng nghiệp chỉ
chiếm 30% trong tống kim ngạch FDI đã được đăng kỷ cho đến thời điểm đó, và
hơn nữa trong đó hơn hai phần ba là các ngành công nghiệp nặng là những ngành
cần được bảo hộ, chú yếu sán xuất cho thị trường trong nước và ít tạo ra cơng ăn
việc làm (xem bảng). Trong thời kỳ đầu của quá trình thu hút FDI, khuynh hướng
tập trung vào các ngành phi cơng nghiệp cũng thấy có ở kinh nghiệm tại các nước
khác như Trung Quốc. Lý do là các nhà đầu tư nước ngồi muốn nhanh chóng thu
hồi vốn trong một thị rường còn rủi ro, chưa ổn định về hành lang pháp lý và cơ sở
hạ tầng. Một lý do nữa là trong giai đoạn đầu có nhiều nhu cầu đầu tư vào các
ngành khách sạn, dịch vụ, thông tin đề xây dựng cơ sớ hạ tầng phục vụ cho phát
triển sán xuất kinh doanh (mà có thể gọi chung là business infrastructureBảng 2: Dòng chảy FDI vào các nước Châu á


đây, FDI tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa chuyền sang giai đoạn tập trung vào
ngành công nghiệp. Thời kỳ FDI tập trung vào business infrastructure tại Việt
Nam có thể nói là chấm dứt khống năm 1995-1996, nhưng sau đó thay vì FDI
triển khai mạnh mẽ sang các ngành cơng nghiệp, nhất là các ngành phát huy được
lợi thế so sánh của Việt Nam, thì ngược lại, như đã thấy ở trên, FDI giảm mạnh và
liên tục. Trước nhu cầu cần đẩy mạnh cơng nghiệp hố, đế thú hút lao động dư

thừa hiện nay và trước nhu cầu cần du nhập nhiều công nghệ, vốn và tri thức quản
lý, kinh doanh đề ngày càng có nhiều hàng cơng nghiệp cạnh tranh được trên thị
trường thế giới, tình hình gần đây là đáng lo ngại vì sẽ ảnh hưởng đến chiến lược
cơng nghiệp hố sắp tới nếu khơng sớm có biện pháp đề khởi động một sự chuyển
dịch cá lượng và chất của FDI tại Việt Nam.
Đặc trưng thứ ba cửa FDI tại Việt Nam gần đây là ngày càng có nhiều dự án
100 % vốn nước ngoài, và các dự án liên doanh thì ngày cảng ít đi. Nếu chia 13
năm (1988-2000) thu hút FDI thành 3 giai đoạn thì thấy như sau: Nếu trong giai
đoạn 1988-1992, số dự án 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 12% tổng số dự án
được cấp giấy phép, thì tý lệ này táng lên 38% trong giai đoạn 1993- 1996 và !ên
tới 64% trong giai đoạn gần đây nhất. Riêng trong năm 2000, tỷ lệ này là 78%, số
dự án án 100% vốn nước ngoài lên tới con số 286, gấp 4, 5 lần số dự án liên
doanh.(tác giả tính từ tư liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư): Ngoài ra, nhiều dự án
nguyên là liên doanh đã xin chuyển sang hình thức 100 % vốn nước ngoài. Các
trường hợp này bắt đầu từ năm 1997 (chi tính đen cuối tháng 4- 1999 đã có 39 dự
án như vậy) và tăng nhanh trong những năm gần đây.
* Liên doanh (Joint Venture) : người đầu tư và vốn là nước ngoài hợp tác
với cơ quan Nhà nước, người đầu tư và vốn trong nước.
* Đầu tư trực tiếp trong nước : người đầu tư và vốn là nước trong nước.
b)

Đầu tư gián tiếp


Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư mà người đầu tư vốn và người sử dụng vốn
không là 1 chủ thể
Viện trợ phát triển chính thưc ODA ( Official Development

Assistant)
ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng

viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho
các nước đang và kém phát triểnđược các các cơ quan chính thức của chính phủ
trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức
liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu
cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết
tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận
và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi cơng pháp
quốc tế.
Theo cách thức hồn trả ODA có ba loại:
+ Viện trợ khơng hồn lại
Là loại ODA mà bên nước nhận khơng phải hồn lại, nguồn vốn nầy nhằm
để thực hiện các dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các
bên. Có thể xem viện trợ khơng hồn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà
nước, dược cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ khơng hồn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu
tiên cho những dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường...
+ Viện trợ có hồn lại (cịn gọi là tín dụng ưu đãi)
Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng
ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó khơng
được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các
dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy
lợi, năng lượng...làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các
điều kiện ưu đãi bao gồm:

Lãi suất thấp

Thời gian trả nợ dài

Có khoảng thời gian khơng trả lãi hoặc trả nợ
+ ODA cho vay hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần khơng hồn lại và tín
dụng ưu đãi.
* Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao BOT (Built-Operation-Transfer)
Do thiếu vốn nên Chính Phủ có thể kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước
(Built) thơng qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (Operation) và
sau cùng là chuyển giao (Transfer) lại cho nhà nước sở tại. Hình thức nầy cũng
được sử dụng ở VN, nhưng sau một thời gian có nhười ta có chung một nhận xét
là thường các dự án dạng BOT giá thành thường được đẩy lên cao hơn thực tế


nhiều do phía đầu tư biết rằng bên đối tác thiếu vốn để xây dựng để phát triển cơ
sở hạ tầng và có quá nhiều nước đang phát triển cần vốn.
c)

Các phân loại đầu tư khác


Phân theo nhóm
Dựa vào vốn đầu tư, ngành nghề kinh tế mà các dự án đầu tư có thể phân
thành ba nhóm A B C (chi tiết xem phần phụ lục trong phụ lục1)

Phân loại theo trình tự lập và trình duyệt dự án
Theo trình tự lập và trình duyệt dự án được phân ra làm 2 loại:
+ Nghiên cứu tiền khả thi (xem phần IV của chương nầy)
+ Nghiên cứu tiền khả thi (xem phần V của chương nầy)
Tùy theo qui mô của đầu tư mà phải tiến hành nghiên cứu hai hoặc một bước trong
trình tự nầy.
3. Các giai đoạn đầu tư
a) Chuẩn bị đầu tư
Nội dung công tác đầu tư bao gồm các bước sau :

1. Nghiên cưú sự cần thiết phải đầu tư và qui mô đầu tư
2. Tiến hành tiếp cận, thăm dị thị trường trong và ngồi nước để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét các khả năng có thể huy
động nguồn vốn đề đầu tư và lựa chọn hình thức để đầu tư
3. Lập dự án đầu tư
4. Thẩm định dự án để quyết định đầu tư
b) Thực hiện đầu tư
Nội dung thực hiện dự án đầu tư bao gồm:
1. Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước (bao gồm cả mặt
nước, mặt biển, thềm lục điạ)
2. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
3. Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật, ước
tính khối lượng cơng trình
4. Thẩm định thiết kế cơng trình
5. Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
6. Xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên (nếu có)
7. Ký kết hợp đồng với Nhà nước để thực hiện
8. Thi công xây lắp cơng trình
9. Theo dõi việc thực hiện, kiểm tra các hợp đồng


c)

Đưa dự án vào khai thác sử dụng

Nội dung công việc phải thực hiện khi kết thúc xây dựng bao gồm :
1. Bàn giao cơng trình
2. Kết thúc xây dựng
3. Bảo hành cơng trình
4. Vận hành dự án

II. CHI PHÍ
Chi phí liên quan trực tiếp đến giá thành, lãi lổ của dự án và đơi khi nó là yếu tố
quyết định đến qui mơ dự án. Chi phí khơng phải ln được biểu thị qua giá cả thị
trường mà có lúc nó cịn mang một ý nghĩa khác
1. Chi phí và sản lượng
Trong chi phí và sản lượng chúng ta có các dạng chi phí sau :
- Chi phí cố định (fixed cost) là chi phí mà xí nghiệp nhất thiết phải tiêu tốn
ngay cả khi khơng sản xuất gì cả. Ví dụ như nhà xưởng, tiền thuê đất ....
- Chi phí biến đổi (variable cost) là loại chi phí tăng lên cùng với mức tăng
của sản lượng
- Tổng chi phí (total cost) bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Chi phí tới hạn (marginal cost) là luợng chi phí gia tăng để sản xuất thêm
một đơn vị sản phẩm
2. Chi phí thời cơ
Chi phí thời cơ (opportunity cost) là giá trị kinh tế thật sự của một tài
nguyên dùng để sản xuất ra một loại hàng hố nào đó . Giá trị đó biểu thị bằng lợi
ích thu được nếu ta đem tài nguyên trên để sản xuất ra một loại hàng hóa khác. Ví
dụ như thay vì sản xuất ra một chiếc xe hơi chúng ta lại làm ra một máy công cụ
chẳng hạn. Trong ước tính chi phí thời cơ, cần phải phân ra 2 loại tài nguyên : tài
nguyên có thể thay thế được và tài ngun khơng thể thay thế được
Có thể phân thành 2 nhóm gía thời cơ: giá có thị trường và giá khơng có thị
trường.
* Giá thời cơ có thị trường là giá cả của thị trường trong một thị trường
canh tranh. Ví dụ người mua trả giá cho một tấn than là 1.50; 1.51; 1.52 triệu $, thì
người bán sẽ chọn giá 1.52 triệu $ (giá cao nhất) để bán. Trong trường hợp nầy giá
thời cơ cho 1 tấn than (cơ hội tốt thứ hai đã bỏ qua) là 1.51 triệu $
* Giá thời cơ khơng có thị trường là giá cả được tính tốn cho loại tài
nguyên thứ 2. Ví dụ một sinh viên nếu đi làm thay vì đi học thì có thể thu được là
2 triệu $ /năm, nhưng nếu đi học thì sẽ tốn 1 triệu $ /năm. Như vậy chi phí thời cơ
cho việc đi học là 3 triệu $ /năm.

* Chi phí thời cơ và việc sử dụng vốn


Việc sử dụng vốn cũng được xem như là một giá thời cơ khi đem vốn dùng trong
các dự án khác nhau, người ta thường dùng một giá thời cơ để so sánh
3. Chi phí chìm
Chi phí chìm (sunk cost) là những chi phí khơng thu lại được do những quyết
định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí nầy khơng được đưa vào trong tính tốn
dự án.
4. Chi phí tiền mặt và chi phí bút tốn
Chi phí tiền mặt (cash cost) bao gồm tiền phải chi trả và số nợ gia tăng
Chi phí bút tốn (book cost) là loại chi phí chỉ ghi trong sổ sách chớ khơng
có trong thực tế. Ví dụ các khỏan tính khấu hao cho đầu tư vốn dùng trong việc
tính thuế.
III. DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.

Khái niệm 1 dự án đầu tư

- Dự án đầu tư : là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới , mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởngvề số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một
khoảng thời gian xác định.
Một dự án có thể xác định theo nhiều cách. Các dự án có thể là do các bộ
ngành hữu quan đề xuất , có thể bắt nguồn từ quá trình xây dựng các kế hoạch
kinh tế quốc gia hay các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước cũng có các dự án
địi hỏi chính phủ phải trợ giúp hoặc phê chuẩn trước khi thực hiện .
Khi thực hiện một dự án bao giờ cũng có sự mâu thuẩn tiềm ẩn giữa về lợi
ích giữa những người thực hiện dự án và toàn xã hội. Lý do là lợi ích của dự án và
các chương trình cơng cộng chỉ tập trung cho một bộ phận dân chúng. Chẳng hạng

như, một đập thủy lợi chỉ giúp ích cho một nhóm hộ nơng dân trong vùng ảnh
hưởng của đập mà thơi. Nói một cách khác một dự án đầu tư chỉ giúp ích cho một
bộ phận cộng đồng nào mà thơi. Những đối tượng do nhận biết lợi ích do dự án
mang lại cho mình nên có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ. Đồng thời nếu các chi phí
của dự án được cung cấp phần lớn bằng tiền ngân sách chung của chính phủ, là
kinh phí được phân bố rộng rãi cho tồn xã hội, thì sẽ khơng có một nhóm người
nào thấy mình phải chịu phần lớn gánh nặng chi phí của dự án. Kết quả có thể
đốn trước được là những người được hưỡng lợi từ dự án có xu hướng tạo thành
một nhóm lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ dự án, trong khi có nhóm người thua thiệt (là
những người gánh chịu chi phí dự án) lại quá phân tán và những mất mát cá nhân
trong số họ quá nhỏ , nên họ không thể trở thành đối trọng có hiệu quả để chống
lại nhóm đối tượng hưởng lợi mang tính tập trung cao.
Nói cụ thể 1 dự án có thể chi phí cao 100% trong khi mức lợi ích chỉ là 50%
nếu xét trên tồn xã hội, nhưng nếu nhóm hưởng lợi chỉ chiụ 5% mức tổng chi phí
của dự án, họ sẽ thấy đó là 1 dự án vô cùng tốt và sẽ gây áp lực mạnh mẽ để dự án


được thực hiện. Chính vì vậy mà chúng ta cần sớm có hệ thống thẩm định dự án
tốt nhằm bảo vệ tốt lợi ích của cả quốc gia.
Tuy nhiên câu chuyện khơng chỉ dừng tại đó bởi trong thực tế cũng có các áp lực
ủng hộ dự án và các chương trình phát sinh từ chính trong bộ máy chính quyền .
Các bộ ngành chức năng thường đệ xuất các dự án và việc họ coi trọng các dự án
mà họ nghĩ là phục vụ cho lợi ích chung, cũng là một điều tự nhiên và phù hợp.
Tuy nhiên sự hăng hái của các quan chức nầy chưa đủ bảo đảm là các dự án mà họ
đề xuất thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Chúng ta cần các qui trình
thẩm định chính thức, vì hệ thống nầy sẽ giúp chúng ta tránh được những lưạ chọn
đầu tư sai lầm. Chỉ có những suy nghĩ ảo tưởng mới khiến chúng ta cho rằng nhiệt
tình của các cơ quan trong chính quyền, của các quan chức đối với dự án mà họ
xây dựng và đệ trình lại khơng là ngun nhân đáng kể có thể đưa đến sai lầm
2. Phân loại

Các dự án đầu tư có thể phân loại dựa theo các căn cứ sau đây :
1. Căn cứ nguồn tài lực khan hiếm của dự án
2. Số vốn đầu tư
3. Sự tác động của các dự án đầu tư khác đến lợi ích thu được tư dự án đầu tư
được xem xét.
Một số dự án có thể tự đứng vững 1 cách độc lập. Loại dự án khác chỉ có thể
thành cơng khi có thêm các dự án đầu tư khác yểm trợ. Loại thứ 3, các dự án vơ
tác dụng nếu có các dự án cạnh tranh khác được thông qua.
* Dự án đầu tư phụ thuộc và dự án đầu tư độc lập
- Dự án độc lập về mặt kinh tế
Dự án đầu tư A không phụ thuộc (độc lập) dự án B về mặt kinh tế khi thoả 2
điều kiện :
1. Dự án A phải có tính khả thi về mặt kỹ thuật mặc dù dự án B có được
chấp thuận hay khơng
2. Lợi ích thần dự kiến của dự án A không bị chi phối bổi sự chấp thuận dự
án B hay không
- Dự án phụ thuộc về mặt kinh tế
Nếu do việc thực hiện dự án 2 mà lợi ích dự kiến của dự án 1 tăng lên thì dự
án 2 được coi như là bổ sung cho dự án1.
Nếu do việc thực hiện dự án 2 mà lợi ích dự kiến của dự án 1 giảm xuống thì dự
án 2 được coi như là thay thế cho dự án 1
- Dự án loại trừ nhau
Trường hợp dự án 1 bị loại hồn tồn khi dự án 2 được thơng qua thì 2 dự án được
gọi là loại trừ nhau
4. Hình thức lợi ích thu được


5. Các lợi ích gia tăng do chi phí thấp (tăng hiệu quả)
6. Bộ phận chức năng liên quan chặt chẻ đến dự án đầu tư.
Ví dụ: cơng ty dầu mỏ có thể phân loại dự án đầu tư theo các hoạt động : tìm kiếm

thăm dị, khai thác, vận chuyển ...
7. Phân loại ngành nghề theo lãnh vực kinh doanh
8. Múc độ cần thiết của dự án
* Phân loại theo qui mô (Xem phần Phụ lục cuả Phụ lục 1)
Tuỳ theo tính chất, hình thức, quy mơ người ta phân thành 3 nhóm chính : A, B, C
và qui định quyền hạn, và cấp chính quyền xét duyệt
* Dự án tạo thu nhập
Mục tiêu chính của dự án nầy là tạo ra lợi nhuận
* Dự án phát triển
Mục tiêu chính của loại dự án nầy là tạo ra sự phát triển của 1 vùng, 1 miền hoặc
của 1 quốc gia
3. Các đặc điểm của dự án
Các đặc điểm cuả một dự án như sau:

Dự án là một cơng việc không thường kỳ
Bảng 1: So sánh dự án với công việc thường nhật
Dự án

Công việc định kỳ

Điều ngoại lệ của các chức năng thơng Định rị trong cơng việc thường kỳ
thường
Các hoạt động cuả dự án có liên quan Các hoạt động khơng liên quan nhau
nhau
Mục tiêu và hạn chót là cụ thể

Mục tiêu và hạn chót là chung chung

Kết quả (output) phải rỏ ràng


Khơng có kết quả nào được định rỏ


Các hoạt động cuả dự án có liên quan nhau
Các hoạt động cuả dự án phải liên quan với nhau theo một trật tư thời gian nhất
định, chẳng hạn như một cơng việc chỉ có thể bắt đầu khi một số cơng việc khác
đã kết thúc hoặc có những mốc thời gian của các giai đoạn chính cuả dự án.

Mục tiêu và hạn chót là cụ thể
Một dự án phải có một mục tiêu rỏ ràng và cụ thể, hơn nữa nó phải có hạn chót
(deadline)

Kết quả (output) phải rỏ ràng
Các kết quả phải thể hiện rỏ những mục tiêu cuả dự án
Ba điều kiện ràng buộc cuả dự án là ngân sách; kết quả; thời hạn


H.1:

Ba điều kiện ràng buộc cuả một dự án

Kết quả
Ngán sạch
Thåìi hạn

4. Các yếu tố dẫn đến thành cơng cuả một dự án
Hai thành phần dẫnđến thành công cuả một dự án là xác định và giám sát
Xác định bao gồm:

Mục đích

Bao gồm các ý nghiã sau: Điều mong đợi là gì; tại sao phải thực hiện dự án nầy và
các kết quả đạt được phải là như thế nào?

Nhiệm vụ
Các dự án lớn có thể chia nhỏ ra nữa không, nhiệm vụ cuả các thành viên trong dự
án là như thế nào, việc phối hợp các thành viên như thế nào?

Lịch trình
Hạn chót là thời điểm nào? Với hạn chót là mhư thế, hàng loạt các hạng mục nhỏ
hơn nữa phải được sắp xếp, duy trì và lập lịch trình như thế nào? Cơng tác lập lịch
trình hợp lý hàng tuần cho các công việc là điều then chốt cho việc đáp ứng cho
hạn chót dài hạn.

Ngân sách
Dự án nầy cần phải chi phí bao nhiêu? Liệu có phải đầu tư tiền vào nghiên cứu,
thiết bị sản xuất, khuyến mâi hoặc thăm dị thị trường hay khơng? Cần lập kế
hoạch cho khoản chi tiêu nào và cần dành bao nhiêu tiền dự phịng để dự án kết
thúc thành cơng.
Giám sát bao gồm:

Đội ngũ
Là nhà quản lý dự án bạn phải thiết lập một đội ngũ như thế nào cho phù hợp với
công việc. Bạn không thể xây dựng đội ngũ cho dự án khi bạn chưa biết mục đích,
lịch trình và ngân sách cuả dự án đó.



Điều phối
Một dự án theo đúng bản chất cuả nó, đòi hỏi một sự quản lý thống nhất. Một hội
đồng hay một ủy ban sẽ không hoạt động tốt được nếu hội đồng hay ủy ban đó quá

dân chủ. Cho nên với tư cách là nhà quản lý dự án, bạn có trách nhiệm điều phối
các hoạt động cuả từng thành viên cuả đội ngũ dự án.

Theo dõi
Lịch trình và ngân sách cuả bạn chỉ có thể hồn thành nếu bạn có khả năng phát
hiện những vấn đề nảy sinh và khắc phục chúng; giao việc cho người khác hoặc
thiết lập hệ thống giám sát vẫn chưa đủ. Còn phải theo dõi các chỉ số đẻ có thể
giúp bạn theo dõi dự án có theo đúng lịch trình hay đúng ngân sách hay khơng và
liệu mục đích trong tồn bộ dự án có đạt được hay khơng.

Hành động
Nếu thấy các vấn đề nảy sinh, bạn phải có hành động khắc phục chúng. Chẳng hạn
như nếu đội ngũ dự án không thực hiện đúng lịch trình, bạn phải đẩy mạnh tiến độ
cuả lịch trình. Nếu ngân sách bị vượt trội thì các khoản chi cần được khống chế và
mức dộ bội chi trong tương lai không thể xảy ra hoặc phải giảm xuống. Điều đó
chỉ có thể có được nếu bạn bám sát các vấn đề trước khi chúng vuột khỏi tầm tay
bạn

Hồn tất
Ngay cả khi một dự án được quản lý tốt và giữ đúng lịch trình đến 99% thời hạn
mà khơng có bước cuối cùng này thì bạn cũng khơng thực hiện đúng hạn chót.
Đơi khi một dự án được điều hành tốt cũng trở nên khó hồn tất. Báo cáo cuối
cùng, kết luận cuối cùng, các cam kết trên giấy tờ thường là phần khó khăn nhất
cuả dự án. H.2 Tóm tắt các năng lực của người điều hành dự án
5 Các năng lực của người điều hành dự án
a.
b.
c.
d.
e.

f.

Kinh nghiệm tổ chức và lãnh đạo
Có khả năng tiếp xúc với các nguồn cần thiết
Có năng lực điều phối các nguồn đa dạng
Kỹ năng truyền đạt và thủ tục
Năng lực giao phó và theo dõi cơng việc
Độ tin cậy
a)

Kinh nghiệm tổ chức và lãnh đạo
Khi tìm kiếm mơt nhà quản lý dự án có khả năng, người ta thường tìm người
có năng lực biểu lộ được năng lực tổ chức và lãnh đạo những người khác. Người
được chọn sẽ thành công trong việc chọn một dự án phức tạp, vì ơng ta đã biểu lộ
những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
b)
Có khả năng tiếp xúc với các nguồn cần thiết


Với một dự án lớn cần phải tiếp xúc với nhiều nguồn, cơ quan khác nhau.
Nếu người quản lý dự án có khả năng tiếp xúc, có mối quan hệ tốt thì cơng việc sẽ
tiến triển tốt đẹp hơn.
c)
Có năng lực điều phối các nguồn đa dạng
Là một nhà quản lý có khả năng bạn phải có năng lực giao và theo dõi những
công việc không chỉ quen thuộc với bạn mà cịn những cơng việc xa lạ khác nữa.
d)
Kỹ năng truyền đạt và thủ tục
Một nhà quản lý dự án giỏi phải biết cách truyền đạt thông tin cho các thành
viên đội ngũ dự án và thu nhận thông tin từ họ, ngay cả khi quan điểm cụ thể cuả

họ khác mình.
e)
Năng lực giao phó và theo dõi cơng việc
Khi giao việc cho mỗi thành viên cuả dự án, nhà quản lý dự án theo dõi sao
cho việc đó theo đúng lịch trình và nằm trong khn khổ ngân sách. Một nhà thầu
xây dựng một ngôi nhà phải hiểu các cơng đoạn do mỗi phụ thầu phụ trách, thậm
chí cơng đoạn đó mang tính chun mơn hố cao. Nhà quản lý dự án cũng thế, nếu
chỉ thuần tuý giao cơng việc, hồn thành đúng lịch trình và theo ngân sách vẫn
chưa đủ. Giao và theo dỏi công việc chỉ có hiệu quả nếu bạn có khả năng giám sát
và đánh giá tiến độ.
f) Độ tin cậy
Độ tin cậy cuả bạn chỉ có thể được kiểm nghiệm bằng cách: giao cơ hội và
trách nhiệm cho bạn để bạn xoay sở. Một khi đã giành được uy tín như một giam
đốc (theo nghiã người có khả năng và đáp ứng được điều mong mõi) thì bạn đã
sẳn sàng đảm nhận được một dự án
Bản câu hỏi cần đặt ra của một nhà quản lý dự án
1. Mục đích của dự án nầy là gì ?
Vấn đề đặt ra là phải thơng suốt mục tiêu của dự án để khỏi đi chệch hướng trong
các công việc kế tiếp.
2. Kết quả cuối cùng sẽ ra sau ?
Bạn cần biết chính xác người ta muốn thấy được cái gì khi kết thúc dự án. Chẳng
hạn phải có tổ chức báo cáo khơng? Phải đưa các chi tiết nào vào trong báo cáo?
3. Sẽ gặp phải vấn đề gì và cần giải quyết như thế nào?
Hãy luôn cho rằng một dự án phải xác định và giải quyết một loạt vấn đề cụ
thê mà tự bạn phải liệt kê ra và phải giải quyết nó.
4. Trách nhiệm của tơi là gì ?
Phải thấy rỏ trách nhiệm bạn được giao và giới hạn những trách nhiệm đó
5. Chức trách của tơi là gì ?
6. Ngân sách của tơi là bao nhiêu ?
7. Hạn chót là khi nào ?



6. Các bộ phận của dự án
Các bộ phận của dự án bao gồm các phần sau :
1. Nghiên cứu tiền khả thi
2. Nghiên cứu khả thi
3. Thiết kế chi tiết
4. Thực hiện dự án
5. Đánh giá hậu dự án
IV. NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI (PHÂN TÍCH KINH TẾ KỸ THUẬT)
NCTKT là nổ lực đầu tiên nhằm đánh giá triển vọng chung của dự án. Để
thực hiện giai đoạn nầy, điều quan trọng là phải cố gắng duy trì một mức độ chính
xác ngang nhau cho những phần phân tích khác nhau, đồng thời phải nhận thức
rằng mục đích của NCTKT là để có được những ước tính phản ảnh đúng (có định
lượng) của các biến số để chứng tỏ rằng dự án có đủ hấp dẫn để tiến hành nghiên
cứu sâu hơn (bước NCKT). Để tránh những ước tính quá lạc quan về lợi ích và chi
phí, chúng ta nên sử dụng những ước tính thiên lệch về hướng làm giảm bớt của
dự án trong khi làm tăng cao mức ước tinh vế chi phí. Nếu những dự án vẫn hấp
dẫn sau khi đã tiến hành NCTKT, thì rất có nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững
trong những bước nghiên cứu kế tiếp.
Một dự án đầu tư công cộng thướng bao gồm 6 lãnh vực được tóm tắt như sau :
1.

Phân tích thị trường

Mức cung và giá cả về hàng hoá và dịch vụ hay các nhu cầu tương đối về dịch vụ
xã hội được ước tính, định lượng hố và lý giải chứng minh.
2.

Phân tích kỹ thuật


Các thông số nhập lượng của dự án được xác định một cách chi tiết và các ước
tính vế chi phí được xây dựng
3.

Phân tích nhân lực và quản lý

Nhu cầu nhân lực cần thiết cho việc thực hiện cũng như vận hành dự án được xác
định một cách chi tiết , và nguồn nhân lực được xác định với số lượng cụ thể
4.

Phân tích tài chánh hay ngân sách

Chi và thu tài chính được phân tích cùng với việc đánh giá các phương án tái trợ
khác nhau
5.

Phân tích hiệu quả kinh tế

Các dữ liệu tài chính được điều chỉnh thành các dữ liệu kinh tế. Chi phí và lợi ích
của dự án được tính từ quan điểm của cả nền kinh tế


6

Phân tích hiệu quả xã hội

Dự án được tính theo quan điểm của những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và
từ những đối tượng phải chịu chi phí cho dự án. Ta nên định lượng hóa mức lợi
ích được hưởng và chi phí phải chịu của các nhóm nầy ở những chổ nào có thể

làm được.
V. NGHIÊN CỨU KHẢ THI
Nội dung của nghiên cứu khả thi, gần giống như NCTKT, tuy nhiên việc
nhiên cứu sẽ chi tiết hơn. NCKT bao gồm các bước sau :
1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
Bao gồm các vấn đề sau :
- Các căn cứ pháp lý để xây dựng dự án
- Tính hợp lý của dự án
- Phân tích các yếu tố cần thiết để xây dựng dự án
2. Lựa chọn hình thức đầu tư
Các hình thức đầu tư có thể xảy ra như sau (xem I.2. Phân loại đầu tư)
3. Các mục tiêu và sản phẩm của dự án
Bao gồm các bước :
- Mục tiêu phát triển dài hạn
- Mục tiêu ngăn hạn
- Sản phẩm dự án
4. Phân tích đặc điểm khu vực của dự án
Bao gồm các vấn đề sau :
- Diện tích sử dụng và vị trí lắp đặt : gồm một số phương án về địa điểm
- Vận chuyển và kết cấu hạ tầng
- Khí tượng thuỷ văn của khu vực dự án
- Địa hình và địa chất cơng trình
- Các yếu tố cần thiết khác
- Một số thông số kỹ thuật của dự án
5. Phân tích sự lựa chọn cơng nghệ
6. Các phương án và giải pháp xây dựng
Bao gồm các bước sau :
- Phương án bố trí mặt bằng
- Các giải pháp xây dựng
- Khối lượng xây dựng và chi phí xây dựng

- Tổ chức thi cơng xây lắp


- Tiến độ thi cơng xây lắp
7. Phân tích tài chính
Bao gồm các bước sau :
- Căn cứ phân tích tài chính
- Bảng dự trù doanh thu hằng năm
- Vốn lưu động
- Bảng dự trù chi phí sản xuất hằng năm
- Bảng dự trù lãi lỗ hằng năm
- Bảng dự trù cân đối thu chi
- Bảng tóm tắt cân đối tái sản
- Các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính
* Tỉ số B/C
* Hiện gía thuần NPV
* Tỉ suất thu hồi nội bộ IRR
* Điểm hòa vốn
* Thời gian hịa vốn
- Phương án trả nợ vay
- Phân tích độ nhạy
8. Phân tích kinh tế xã hội
Bao gồm :
- Phân tích định tính
- Phân tích định lượng
VI.

THIẾT KẾ CHI TIẾT
Bao gồm các bản vẽ thiết kế chi tiết đủ chính xác cho việc thi công


VII.

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Việc thực hiện dự án bao gồm các hình thức sau :
* Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư trực tiếp tuyển chọn trực tiếp ký hợp đồng với hoặc nhiều tổ chức tư
vấn để thực hiện cơng tác khảo sát, thiết kế cơng trình, soạn thảo hồ sơ gọi thầu, tổ
chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu
xây lắp, nhiệm vụ giám sát, quản lý q trình thi cơng đảm bảo tiến độ và chất
lượng cơng trình vẫn do tổ chức tư vấn đã được lưạ chọn đảm nhận.


* Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
1. Chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức
tư vấn thay mình làm ChủNhiệm điều hành dự án, chịu trách nhiệm giao dịch ký
kết hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị xây lắp để
hoàn tất quá trình thực hiện dự án, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát quản lý
tồn bộ q trình thực hiện dự án.
2. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án chỉ áp dụng đối với những dự án có qui
mơ lớn


Hình thức chìa khóa trao tay
1. CĐ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để lựa chọn 1 nhà thầu thực hiện toàn bộ
dự án C đầu tư chỉ trình duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn, nghiệm thu và nhận
bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Tổng thầu xây dựng có quyền
giao lại 1 số phần việc cho các nhà thầu phụ.
2. Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng trong cơng trình nhà ở, cơng trình
dân dụng và cơng trình sản xuất kinh doanh có qui mơ n




Hình thức tự làm
1. Chủ đầu tư sử dụng lực lượng được phép hành nghề xây dưng của mình để thực
hiện khối lượng xây lắp
2. Hình thức tự làm chỉ áp dụng đối với cơng trình sửa chữa, cải tạo qui mơ nhỏ,
cơng trình chun ngành đặc biệt (xây dựng cơng nơng lâm nghiệp và các cơng
trình tự đầu tư xd cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp xây dựng)
VIII. ĐÁNH GIÁ HẬU DỰ ÁN
Phần lớn công sức đều được bỏ ra trong khâu thiết lập dự án hơn là khâu
đánh giá các dự án đã thực hiện được. Để thực hiện công tác đánh giá nầy chúng ta
cần tiến hành đánh giá khâu quản lý hành chánh của dự án ngay khi dự án đi vào
giai đoạn vận hành. Các cán bộ quản lý giai đoạn vân hành phải hiểu rỏ rằng việc
thẩm định kỹ lưỡng các kết quả cuả dự án phải được tiến hành trong suốt thời giai
hoạt động của nó. Bằng cách nầy, các dữ liệu cần thiết có thể được xây dựng thơng
qua các hoạt động tài chánh và kiểm sốt thơng thường, tạo điều kiện cho việc
thẩm định được thực hiện với chi phí thấp nhất. Việc nầy cịn cho chúng ta thấy
các biến số quan trọng nhất trong việc thiết kế và thực hiện dự án, nó đã quyết
định sự thành công hoặc thất bại cuả dự án, để sao cho những kinh nghiệm thành
công được lập lại và những kinh nghiệm thất bại được loại trừ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG “DỰ ÁN ĐẦU TƯ_KHÁI NIỆM và THUẬT NGỮ”
Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger
Phân tích Chi Phí và Lợi Ích cho các quyết định đầu tư (Tập I), tuyển tập bài
giảng Chương Trình Thẩm Định và Quản Lý Dự Aïn – Viện Phát Triển Quốc Tế
ĐH Harvard-TP Ho Chi Minh 2-1995
Hà thị Ngọc Oanh


Hổ Trợ Phát Triển Chính Thức ODA- Những hiểu biết căn bản và thực tiển ở VN,

NXB Giáo Dục 1998
Micheal C. Thomsett (Ngô Mạnh Hùng dịch)
Cẩm Nang Quản Lý Dự n, TT Thơng Tin KHKT Hố Chất Hà Nội 1997
Nguyễn Xuân Thủy
Quản Trị Dự Án Đầu Tư, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo-ĐH Mở Bán Công 1993
Nguyễn Xuân Thủy
Quản Trị Dự Án Đầu Tư, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo-ĐH Mở Bán Cơng 1997
Phạm Phụ
Phân Tích và Lựa Chọn Dự Án Đầu Tư, ĐH Bach Khoa TP HCM 04-91
Vũ Công Tuấn
Quản Trị Dự Án, NXB TP HCM 1999
ANNEX 1 : NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ VỀ “Ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và
xây dựng” (Nghị Định 42/CP, ngày 19/7/1996)
Chương 1 Những qui đinh chung
Điều 1
Giải thích từ ngữ
Điều 2
Các yêu cầu cơ bản của quàn lý đầu tư và xây dựng
Điều 3
Những nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư và xây dựng
Điều 4
Trình tự đầu tư và xây dựng
Điều 5
Phân loại các dự án đầu tư
Điều 6
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
Điều 7
Thẩm quyền quyết định đầu tư, cho phép đầu tư và cấp giấy phép
đầu tư
Điều 8

Trách nhiệm Chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn xây dựng, cung cấp
thiết bị
Điều 9
Nguyên tắc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tư và phát triển
Điều 10
Kế hoạch hóa đầu tư
CHƯƠNG 2
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Điều 11
Công tác chuẩn bị đầu tư
Điều 12
Lập dự án đầu tư
Điều 13
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi


Điều 14
Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi
Điều 15
Yêu cầu thẩm định dự án đầu tư
Điều 16
Thẩm định dự án đầu tư
Điều 17
Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư
Điều 18
Thời gian thẩm định dự án
Điều 19
Quyết định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư
Điều 20
Thay đổi nội dung dự án đầu tư

Điều 21
Kinh phí lập dự án, thẩm định dự án đầu tư
Chương 3
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Điều 22
Nội dung thực hiện dự án đầu tư
Điều 23
Giao nhận đất
Điều 24
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Điều 25
Tuyển chọn tư vấn xây dựng
Điều 26
Thiết kế cơng trình
Điều 27
Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán
Điều 28
Giấy phép xây dựng
Điều 29
Giấy phép khai thác tài nguyên
Điều 30
Đấu thầu và chỉ định đấu thầu
Điều 31
Hợp đồng về tư vấn về mua sắm các thiết bị xây lắp
Điều 32
Điều kiện khởi công cơng trình
Điều 33
Quản lý chất lượng và kỹ thuật xây dựng
Điều 34
Nghiệm thu cơng trình

Điều 35
Cấp vốn và thanh tốn
Điều 36
Quyết tóan vốn đầu tư
Điều 37
Thẩm tra và phê duyện quyết toán
Chương 4
KẾT THÚC XÂY DỰNG ĐƯA DỰ ÁN VÀO SỬ DỤNG
Điều 38
Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào
khai thác sử dụng
Điều 39
Bàn giao cơng trình
Điều 40
Kết thúc cơng trình
Điều 41
Baỏ hành cơng trình
Điều 42
Vận hành dự án
Điều 43
Hịan trả vốn đầu tư
Chương 5
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều 44
Các hình thức tổ chức thực hiện dự án
Điều 45
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án


Điều 46

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Điều 47
Hình thức chìa khóa trao tay
Điều 48
Hình thức tự làm
Điều 49
Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng
Chương 6
QUẢN LÝ GÍA XÂY DỰNG
Điều 50
Nguyên tắc lập và quản lý gía xây dựng
Điều 51
Quản lý nhà nước về quản lý giá xây dựng
Điều 52
Quản lý tổng dt, dt hạng mục cơng trình, các dự án sử dụng vốn
nhà nước
Điều 53
Bảo hiểm công trình xây dựng
Chương 7
THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 54
Thanh tra các hoạt động đầu tư và xây dựng
Điều 55
Xử lý vi phạm đối với chủ đầu tư
Điều 56
Xử lý vi phạm đối với các tổ chức thẩm định dự án, thiết kế, tổng
dự tốn, thẩm tra quyết tóan
Điều 57
Xử lý vi phạm đối với các tổ chức tư vấn, cung ứng thiết bị xây lắp
Điều 58

Xử phạt đối với cá nhân
Chương
CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 59
Điều 60



×