Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Khóa luận thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 125 trang )

THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC VÀ
CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Giáo dục mầm non

Năm 2021


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn...................................................................................................................... i
Mục lục.......................................................................................................................... ii
Danh mục các bảng........................................................................................................v
Danh mục các hình.......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................2
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu...............................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM
KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON.....................................................6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................6
1.1.1. Trên thế giới.........................................................................................................6
1.1.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơng cụ.....................................................................................11


1.2.1. Thí nghiệm, thiết kế, thiết kế thí nghiệm............................................................11
1.2.3. Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên........14
1.3. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi......................................................................14
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi........................................................14
1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi........................................................16
1.4. Hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ở trường mầm non................................................................................................17
1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.....................................................................18


1.4.2. Nội dung khám phá khoa học chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non..................................................................................19
1.4.3. Cách thức tổ chức hoạt động thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng
tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.................................................23
1.5. Lý luận về thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.....................................................25
1.5.1. Yêu cầu thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.....................................................................25
1.5.2. Quy trình thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.....................................................26
1.5.3. Điều kiện thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.....................................................27
Tiểu kết chương 1........................................................................................................30
Chương 2. THỰC TRẠNG THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ
VỀ NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA LAN THÀNH PHỐ BẮC GIANG VÀ
TRƯỜNG MẦM NON THANH VẬN, HUYỆN CHỢ MỚI, BẮC KẠN..............31
2.1. Vài nét về trường mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang.................................31
2.1.1. Đặc điểm cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Lan..........31

2.1.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Lan....................32
2.2. Vài nét về trường mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn..............32
2.2.1. Đặc điểm cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trường mầm non Thanh Vận......32
2.2.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Thanh Vận.................33
2.3.Thực trạng thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang và
trường mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn......................................33
2.4. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong hoạt động khám phá về nước và các hiện
tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Lan và trường
mầm non Thanh Vận....................................................................................................40
Tiểu kết chương 2........................................................................................................55


Chương 3.THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC VÀ
CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG
MẦM NON.................................................................................................................56
3.1. Nguyên tắc thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non...............................................................56
3.2. Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang và trường
mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn..................................................58
3.2.1. Thí nghiệm khám phá "màu sắc của bầu trời"....................................................58
3.2.2. Thí nghiệm quan sát hiện tượng “núi lửa phun trào”.........................................60
3.2.3. Thí nghiệm quan sát hiện tượng “lốc xốy, vịi rồng”........................................63
3.2.4. Thí nghiệm khám phá hiện tượng “Sét”.............................................................66
3.2.5. Thí nghiệm “Sự đơng đặc của nước”.................................................................68
3.2.6. Thí nghiệm “Vẽ mây trong nước”......................................................................70
3.2.7. Thí nghiệm “Pháo hoa sắc màu”........................................................................72
3.3. Kết quả khảo sát về tính khả thi của một số thí nghiệm được thiết kế sử dụng
trong hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6

tuổi ở trường mầm mầm non........................................................................................74
3.3.1. Mục đích khảo sát..............................................................................................74
3.3.2. Nhiệm vụ khảo sát.............................................................................................75
3.3.3. Đối tượng khảo sát.............................................................................................75
3.3.4. Tổ chức khảo sát................................................................................................75
Tiểu kết chương 3........................................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ quan trọng của việc thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các
hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non..........................................34
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của thiết kế mộtsố thí nghiệm khám phá
về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.......................35
Bảng 2.3. Những điều kiện ảnh hưởng tới việc thiết kế thí nghiệm khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non......................36
Bảng 2.4. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế thí nghiệm trong hoạt
động khám phá nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non....37
Bảng 2.5. Mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong hoạt động khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non......................40
Bảng 2.6. Số lượng thí nghiệm giáo viên sử dụng trong một hoạt động khám phá về
nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non............................42
Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về phương pháp để tổ chức hoạt động khám phá
về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. .44
Bảng 2.8. Nhận thức của giáo viên về lựa chọn những biện pháp khi tổ chức hoạt
động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non........................................................................................................................... 46
Bảng 2.9. Mức độ thay đổi các thí nghiệm sử dụng trong hoạt động khám phá về

nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non............................47
Bảng 2.10. Mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia hoạt động khám phá về
nước các hiện tượng tự nhiên có sử dụng thí nghiệm..............................................49
Bảng 2.11. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức hoạt động khám phá
về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non..................52
Bảng 3.1. Mức độ khả thi của các thí nghiệm được thiết kế....................................93
Bảng 3.2. Bảng đánh giá của giáo viên về sự phù hợp của thí nghiệm....................94
Bảng 3.3. Bảng đánh giá về hiệu quả của các thí nghiệm trong hoạt động khám phá
nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non...........95
Bảng 3.4. Bảng đánh giá của giáo viên về mức độ hứng thúcủa trẻ sau khi dự các
tiết học..................................................................................................................... 95


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mức độ quan trọng của việc thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các
hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Hình 2.2. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thiết kế thí nghiệm trong hoạt
động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non............................................................................................................................... 38
Hình 2.3. Mức độ thường xuyên sử dụng thí nghiệm trong hoạt động khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non...........................41
Hình 2.4. Số lượng thí nghiệm giáo viên sử dụng trong một hoạt động khám phá các
hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi.............................................................................42
Hình 2.5. Mức độ thay đổi các thí nghiệm sử dụng trong hoạt động khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non...........................48
Hình 2.6. Mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia hoạt động khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên có sử dụng thí nghiệm..............................................50
Hình 2.7. Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức hoạt động khám phá
về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non......................53
Hình 3.1. Thí nghiệm màu sắc bầu trời

Hình 3.2. Thí nghiệm núi lửa nhân tạo phun trào.........................................................62
Hình 3.3. Thí nghiệm nhân tạo lốc xốy, vịi rồng.......................................................66
Hình 3.5. Thí nghiệm sự đơng đặc của nước................................................................69
Hình 3.6. Thí nghiệm vẽ mây trong nước....................................................................71
Hình 3.7. Thí nghiệm pháo hoa sắc màu......................................................................73


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dễ nhận thấy, đối với trẻ nhỏ nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêng, mơi
trường là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quá trình nhận thức.
Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ đã được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Thế giới
xung quanh trẻ vô cùng đa dạng, phong phú. Trong đó, sự tồn tại của nước và các
hiện tượng tự nhiên trong môi trường tuy diễn ra theo quy luật riêng nhưng có vai
trị quyết định đối với đời sống con người cũng như môi trường tự nhiên hữu sinh.
Ở trường mầm non, đối với trẻ mẫu giáo nói chung, sự trải nghiệm và lĩnh hội thông
tin được coi là cơ sở để kiến tạo nên nền tảng tri thức có giá trị, những phẩm chất
đạo đức, những quan điểm và niềm tin ở chúng. Vì thế, cũng giống như nhiều hoạt
động khác, việc giúp trẻ khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên được xem là
một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, một
mặt sẽ giúp trẻ hiểu hơn về bản chất, đặc điểm của nước và các hiện tượng tự nhiên,
mặt khác, góp phần hình thành ở trẻ các biểu tượng về thế giới xung quanh một
cách khoa học, chính xác và đúng đắn.
1.2. Ở trường mầm non, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hoạt động khám phá về
nước và các hiện tượng tự nhiên được coi là một trong những hoạt động cơ bản
nhằm cung cấp cho trẻ cái nhìn sơ lược về khoa học. Trên thực tế, việc giúp trẻ
khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên có thể được tiến hành bằng nhiều biện
pháp khác nhau. Một trong số những biện pháp đó là thiết kế một số thí nghiệm
khoa học. So với những phương tiện khác, đối với hoạt động khám phá về nước và
các hiện tượng tự nhiên, việc thiết kế thí nghiệm có những ưu thế nhất định trong

việc nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ. Trước hết, thiết kế thí nghiệm sẽ
tạo ra môi trường học tập vô cùng sôi nổi bởi trẻ sẽ được chứng kiến đặc điểm, tính
chất của nước và các hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh đó, trẻ cũng có cơ hội được tận
tay tiến hành những thí nghiệm cũng như lý giải các kết quả của quá trình thí
nghiệm. Như vậy, với những ưu thế có tính đặc thù, việc thiết kế các thí nghiệm sẽ
tạo ra một mơi trường học tập tích cực, sáng tạo và sơi nổi. Điều này có tác dụng
lớn đối với q trình nhận thức của trẻ mầm non.

1


1.3. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, ở các trường mầm non, vấn đề thiết kế,
tổ chức các hoạt động khám phá thử nghiệm nhằm giúp trẻ tìm hiểu về nước và các
hiện tượng tự nhiên chưa thật sự được quan tâm một cách đúng mực. Điều này không
chỉ bắt nguồn từ điều kiện khách quan như thiếu đồ dùng, dụng cụ, các điều kiện thí
nghiệm,… mà cịn xuất phát từ yếu tố chủ quan – năng lực sáng tạo, xây dựng, thiết kế
và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của giáo viên mầm non. Tất cả những
điều nàycó ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình lĩnh hội những kiến thức về mơi trường
xung quanh nói chung, những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên ở trẻ nói riêng. Vì
thế, việc nghiên cứu, thiết kế các hoạt động nhằm giúp trẻ có cơ hội được tìm hiểu về
khoa học đơn giản thực sự là vấn đề cần được quan tâm, coi trọng.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện
tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở nghiên cứu lý luậnvàđiều tra thực trạng về thiết kế thí nghiệm
khám phá nước và các hiện tượng tự nhiênở trường mầm non, từ đó thiết kế một số thí
nghiệm giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các

hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và hiện
tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Lan, thành phố
Bắc Giang và trường Mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
- Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiêncho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang và trường
Mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
4.2. Khách thể nghiên cứu

2


Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường Mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường
Mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thiết kế một số thí nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi khám phá khoa học trong chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên.
5.2. Phạm vi về khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu
Điều tra thực trạng thiết kế một số thí nghiệm cho trẻ mầm non 5-6 tuổi khám
phá về nước và các hiện tượng tự nhiên ở trường Mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc
Giang và trường Mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Khách thể
khảo sát là 15 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường Mầm non Hoa Lan, thành phố Bắc Giang và tổng số giáo viên và trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Bằng việc phân tích, hệ thống hóa, khái qt hóa các vấn đề lý luận liên quan
đến vấn đề thiết kế thí nghiệm và khám phá khoa học trong chủ đề nước và các hiện
tượng tự nhiên, phương pháp thiết kế thí nghiệm,... từ các tài liệu tham khảo như
sách, báo, giáo trình,luận ăn, luận án,…Từ đó tiến hành thu thập thơng tin, phân
tích, đánh giá, tổng hợp lại kiến thức để làm rõ cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
Một vấn đề nghiên cứu cần dựa trên sự phối hợp sử dụng các phương pháp
khác nhau. Trong đề tài này, đối tượng quan sát là quan sát giáo viên và trẻ. Đối với
giáo viên, việc quan sát được thực hiện khi quan sát một số hoạt động giáo viên đã
tổ chức trong hoạt động khám phá khoa học. Đối với trẻ, phương pháp quan sát
được sử dụng khi khảo sát mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia tiến hành thí
nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên. Phương pháp quan sát sư
phạm có ý nghĩa quan trọng xun suốt q trình nghiên cứu, mục đích của việc

3


làm này nhằm đánh giá tương đối tình hình thực tiễn, từ đó đưa ra những thí nghiệm
mới phục vụ cho hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên.
6.2.2. Phương pháp trò chuyện
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp trò chuyện được tiến hành đối với giáo
viên dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non nhằm tìm hiểu thực trạng thiết
kế và sử dụng các thí nghiệm, ứng dụng các thí nghiệm trong hoạt động khám phá
về nước và các hiện tượng tự nhiên. Thêm vào đó, phương pháp này cịn được thực
hiện đối với trẻ mầm non nhằm thu thập thông tin về mức độ hứng thú, khả năng
ghi nhớ sau khi tiếp cận thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên.
6.2.3. Phương pháp điều tra

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cung cấp những thông tin tương đối về
thực trạng thiết kế thí nghiệm trong hoạt động khám phá về nước các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Nhằm mục đích đánh giá thực
tiễn các yếu tố tác động đến việc thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và
các hiện tượng tự nhiên, phương pháp điều tra được sử dụng để phát hiện, đánh giá
về những yếu tố ảnh hưởng để xác định và đặt ra những yêu cầu mới trong quá trình
nghiên cứu. Những yêu cầu mới đặt ra có thể là việc khắc phục những hạn chế từ
thực trạng hoặc làm mới hoàn tồn những thí nghiệm trước đó chưa từng được thực
hiện. Quan trọng hơn hết đó là việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Để
đạt được những yêu cầu này, đề tài phải tiến hành điều tra thực trạng thiết kế thí
nghiệm, thực trạng sử dụng thí nghiệm trong hoạt động nàygiúp gia tăng tính khách
quan cho quá trình nghiên cứu.
6.2.4. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
là một trong số các phương pháp đóng vai trị quan trọng. Đề tài đã tiếp thu những ý
kiến đóng góp của các giảng viên giảng dạy môn khám phá môi trường xung quanh,
tâm lý học, sinh lý học;hiệu trưởng trường mầm non, các giáo viên mầm non có
trình độ chun mơn cao và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Đây là những người
có trình độ chun mơn có thể cố vấn kiến thức, có ý kiến đóng góp chuẩn xác,
đúng đắn đối với tất cả các khía cạnh trong đề tài nghiên cứu.

4


6.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động được vận dụng trong q trình
thiết kế nhằm tạo ra các thí nghiệm phục vụ cho việc khám phá về nước và các hiện
tượng tự nhiên. Dựa vào sản phẩm cuối cùng là các thí nghiệm sẽ giúp nhà nghiên
cứu đánh giá về mức độ hoạt động hiệu quả của các thí nghiệm như phân tích về
nước và các hiện tượng tự nhiên để tìm hiểu được đặc điểm, tính chất vốn có của

nó, trên cơ sở đónhằm hiệu chỉnh và xác định mức độ thành cơng của các thí
nghiệm trong việc ứng dụng chúng khi cho trẻ khám phá về nước và hiện tượng tự
nhiên ở trường mầm non.
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý số liệu, tính tỷ lệ phần
trăm trong quá trình điều tra thực trạng và kiểm tra sự khác biệt của kết quả nghiên
cứu về việc thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non nhằm đưa tới kết quả đảm bảo
tính khách quan.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM KHÁM PHÁ VỀ
NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Con người là chủ thể của quá trình giáo dục. “Giáo dục là một quá trình hình
thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thơng qua các
hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm
truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của lồi người”[1]. Nhằm đạt
được mục đích to lớn ấy, các chương trình giáo dục mầm non trên thế giới đã có

5


nhiều thay đổi theo xu hướng tích cực, giúp con người phát triển ở mức tối đa như
các xu thế phát triển giáo dục hiện đại của Mỹ, Canada, Singapore, Anh,… Cụ thể
như xu hướng giáo dục mầm non mới của Singapore nhận định trẻ nhỏ ln tị mị
hiếu động nên chúng thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng và khám phá những
thứ mới mẻ và sáng tạo bên ngoài. Khi trẻ được học tập chủ động, trẻ được tự do

khám phá tìm tịi và sáng tạo, điều này có thể giúp trẻ đạt được sự phát triển tốt nhất
thông qua việc chơi và học trong một môi trường thú vị, lành mạnh. Phương hướng
giáo dục hiện đại của Canada, Hàn Quốc cũng thống nhất quan điểm rằng: trẻ học
thông qua chơi và coi chơi là hoạt động chính của trẻ, có nghĩa là họ ngày càng chú
trọng hơn đến trẻ, môi trường học tập phải tạo được sự hứng thú cho trẻ, để trẻ thoải
mái vui chơi sáng tạo, góp phần phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Khi đó, việc
tới trường học sẽ là nơi giúp trẻ có những trải nghiệm chân thực, hình thành và phát
triển khả năng nhận thức, những kỹ năng cần thiết, rèn luyện tính cách cho các em
từ những điều đầu tiên.
Ở nhiều nước tiên tiến như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Hà Lan…đã sử dụng thí
nghiệm vào dạy học từ đầu thế kỉ XX và rất phát triển từ nửa sau của thế kỉ này. Có
thể kể đến các phương pháp như phương pháp giáo dục sớm Montessori, giáo dục
steam, thuyết đa trí tuệ dành cho trẻ mầm non… đã được ứng dụng và đạt hiệu quả
cao trên thế giới. Trong cuốn sách “Những khám phá và ý kiến của Galileo”, Galile
– một nhà vật lí học người Italia cho rằng “Muốn hiểu biết thiên nhiên phải trực
tiếp quan sát thiên nhiên, phải làm thí nghiệm, phải hỏi thiên nhiên chứ khơng phải
hỏi Aristotle hoặc kinh thánh…”. Tác giả đã đề cao vai trị của phương pháp thí
nghiệm và sau này các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng kế thừa và phát
triển phương pháp thêm hoàn chỉnh hơn. Năm 1980, Pie Giôliô Quiri – Viện trưởng
viện Hàn lâm Pháp đã khởi xướng phương pháp Lamap – “bàn tay nặn bột” với
mong muốn mang đến một cơ hội để người học tiếp cận khoa học bằng các bài học
thực tiễn chứ khơng phải là các bài giảng thuần túy lí thuyết. Trong suốt q trình
làm việc nhóm, giáo viên chỉ đóng vai trị là người quan sát hướng dẫn. Các phương
pháp học tập trên đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đạt được những kết quả
nhất định[1].
Khi nghiên cứu về vấn đề này, một số tác giả như Mary Stetten Carson,
Theodora Papatheodorou &Janet Moyles đã chỉ ra các nội dung của hoạt động khám

6



phá khoa học dành cho trẻ nhỏ bao gồm thiên nhiên vô sinh, thiên nhiên hữu sinh,
động vật, thực vật và môi trường giao tiếp xã hội gần gũi xung quanh trẻ. Trong
chương trình giáo dục mầm non của một sốquốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ,
Úc, Canada, chương trình giáo dục mầm non quốc tế(IPC) khi tiến hành thực hiện
chương trình giáo dục của mình đều chú trọng tới các nội dung khám phá khoa học
nói trên. Theo đó, các nội dung trên được coi là khoa học tích hợp theo hướng dạy
học STEAM đang được ứng dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao ở một số quốc gia
trên thế giới[1].
Một số tác giả như Marilyn Feleer vàTim Hardy trong nghiên cứu của mình đã
đưa ra những hướng tiếp cận dạy trẻ mẫu giáo khám phá khoa học; tác giả Mary
Stetten Carson đã đưa ra các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo dưới
hình thức chơi; một số tác giả như Thomas Amstrong, Bloom, Jeffey W trong các
nghiên cứu của mình đã xem khám phá khoa học như là một phương tiện để giáo
dục phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong việc xây dựng ngân hàng
các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển
toàn diện cho trẻ. Các nhà khoa học giáo dục mầm non ngày càng quan tâm nhiều
hơn tới hoạt động khám phá khoa học của trẻ, đặc biệt là hoạt động khám phá nước
và các hiện tượng tự nhiên.Về vấn đề này, Baldwin, Adams và Kelly trong cuốn
sách “Developing and Administering” (tạm dịch: Phát triển và quản lý chương trình
giáo dục và chăm sóc trẻ em) cho rằng: “Trong khi tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ
nhỏ đã chuẩn bị với những kinh nghiệm sống liên quan đến các khái niệm khoa học
vật lý, cuộc sống và trái đất có thể được liên kết một cách tự nhiên với cảm giác tự
hỏi về mơi trường của chính họ”. Thực tế đã chứng minh, trẻ tự mình khám phá ra
khái niệm, bản chất, quy luật vận động của sự vật hiện tượng sẽ giúp trẻ có khả
năng ghi nhớ nhanh hơn. Do đó, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp trong
giảng dạy nhằm đạt được hiệu quả cao. Trong các ấn phẩm gần đây về lĩnh vực
khoa học của Rochel Gelman- Giáo sư tâm lý học tại Đại học Rutgers khẳng định:
Cách tốt nhất để tìm hiểu khoa học là làm khoa học. Đối với một nhà khoa học, khi
gặp một hiện tượng bất kỳ, nhà khoa học sẽ quan sát, đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết,

làm thí nghiệm và đi đến kết luận. Với trẻ mẫu giáo, quá trình khám phá khoa học
cũng diễn ra tương tự. Có thể thấy, vai trị của phương pháp thí nghiệm đóng vai trị

7


quan trọng trong trong hoạt động khám phá khoa học, đặc biệt là khám phá về nước
và các hiện tượng tự nhiên.
Các nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này dù nghiên cứu ở các
khía cạnh khác nhau nhưng đều đánh giá cao phương pháp thí nghiệm, thực
nghiệm. Phương pháp thí nghiệm tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhận thức, gia tăng
sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động.
1.1.2. Ở Việt Nam
Nhu cầu nhận thứclà một trong những nhu cầu cơ bản của con người nói
chung và trẻ em nói riêng. Vì vậy, trẻ ln có nhu cầu cần được thỏa mãn mong
muốn của bản thân trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Nhu cầu
nhận thức của trẻ càng được nâng cao khi trẻ càng lớn. Do đó, ngồi tính tích cực
chủ động của trẻ, người lớn phải chủ động tạo ra môi trường học tập, khám phá để
mở rộng nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy, hoạt động khám phá khoa học nhằm phát
triển nhận thức cho trẻ là một nội dung được đưa vào chương trình giáo dục mầm
non đã được ban hành năm 2009 và thông tư 28/2016/thông tư Bộ Giáo dục và đào
tạo. Thông qua các hoạt động khám phá khoa học, trẻ được “học mà chơi, chơi mà
học” bằng việc thực hiện nhiệm vụ học tập thơng qua các hoạt động gần gũi, kích
thích sự hứng thú của trẻ để trẻ tự tìm tịi, khám phá thế giới xung quanh.
Hoạt động khám phá khoa học là một vấn đề được nghiên cứu từ sớm và đến
thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều cơng trình có giá trị nghiên cứu về lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ mầm nonnhư: Phạm Văn Hựu “Tuyển tập các trò chơi khoa học” –NXB Thanh
Niên, NguyễnThịThuHiền“Trị chơi, thí nghiệm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tìm
hiểumơi trường thiên nhiên”–NXB Giáodục. Bên cạnh đó,với những sáng kiến

kinh nghiệm, rất nhiều giáo viên đã xây dựng được một sốbài thí nghiệm phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi cũng như tình hình phát triển chung của địa phương.
Trong các nghiên cứu, có thể kể đến các nghiên cứu của một số tác giả như
Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Hiền,
Trần Nguyên Anh Vũ đã có những nghiên cứu xoay quanh vấn đề khám phá khoa
học. Trong nghiên cứu về “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm
non”[11], tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã nghiên cứu và chỉ ra những khó khăn của

8


giáo viên mầm non trong việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong việc xây dựng nền tảng kiến thức khoa học, tương tác các công
cụ và đối tượng nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về cách tiếp cận
cá nhân, cách tiếp cận theo qua trình hoạt động cũng được tác giả Hoàng Thị Oanh,
Nguyễn Thị Xuân đề cập tới trong cuốn “Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen
với môi trường xung quanh”. Hay, tác giả Hồ Lam Hồng đã chỉ ra một số cách tổ
chức tốt hoạt động khám phá khoa học cho trẻ trong các công trình nghiên cứu của
mình. Trong cuốn “Trị chơi thí nghiệm tìm hiểu mơi trường thiên nhiên cho trẻ 5-6
tuổi”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đã đề cao vai trò của phương pháp hoạt động
thơng qua trị chơi, thí nghiệm. Tác giả cho rằng việc sử dụng trị chơi, thí nghiệm
đơn giản ln tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở
trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi, phát triển óc quan sát, phán
đốn và các năng lực hoạt động trí tuệ,... từ đó mà nâng cao hiệu quả của q trình
tìm hiểu mơi trường tự nhiên. Như vậy, với các nghiên cứu của mình, tác giả đã
nhận định việc sử dụng trị chơi, thí nghiệm trong hoạt động khám phá có vai trị rất
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện ở trẻ em.
Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm cho rằng: “Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, học
khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của
khoa học(vật lí, sinh vật....), ở giai đoạn này, giáo viên khơng nhất thiết phải dạy

hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy
nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát,
xem xét, suy luận, phỏng đoán... về các sự vật và hiện tượng xung quanh.” [11 tr.
15] và tác giả cũng đề cao vai trò của hoạt động khám phá và thử nghiệm “Khả
năng nhận thức của trẻ được phát triển khi trẻ khám phá và thử nghiệm với môi
trường vật chất, lĩnh hội các quá trình tư duy khoa học trong giải quyết vấn đề, suy
luận, phỏng đốn và hình thành kiến thức về các sự vật và hiện tượng xung
quanh”[12, tr.15]… Đây là một trong số những nhận định trong các cơng trình
nghiên cứu có đóng góp quan trọng, là nền tảng, cơ sở lý luận cho các cơng trình
nghiên cứu sau này, có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động khám phá khoa học
cho trẻ mầm non được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.

9


Hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên là một trong những
chủ đề thú vị trong hoạt động khám phá khoa học. Vì vậy, các nhà nghiên cứu ở
Việt Nam đã sớm thấy rõ được vai trò của hoạt động khám phá nước và các hiện
tượng tự nhiên đối với trẻ mầm non. Trong cơng trình nghiên cứu “Khả năng phán
đoán, suy luận của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động khám phá các hiện tượng
tự nhiên” tác giả Nguyễn Thị Nga cho rằng: “Việc được tham gia khám phá về các
hiện tượng tự nhiên, trẻ biết được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản của
các sự vật, hiện tượng xung quanh trong cuộc sống hàng ngày, được thỏa mãn nhu
cầu nhận thức, mở ra thế giới rộng lớn giúp trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề theo
những cách khác nhau. Việc khám phá, thử nghiệm trực tiếp sẽ kính thích các giác
quan của trẻ phát triển và trở nên nhanh nhạy, chính xác hơn” [6, tr.13]. Có thể
thấy, nhận định của tác giả đã đề cao vai trò của hoạt động khám phá nước và các
hiện tượng tự nhiên đối với quá trình nhận thức ở trẻ.
Như vậy, trong hoạt động tổ chức hướng dẫn trẻ khám phá khoa học có rất
nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước được đưa ra. Tuy nhiên, mỗi tác giả

nghiên cứu đều lựa chọn một con đường và khía cạnh khác nhau trong q trình tiếp
cận vấn đề. Tất cả điều đó đều có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy các
cơng trình nghiên cứu mang ý nghĩa đối với trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển, hoàn
thiện nhân cách. Những nghiên cứu trên là nền tảng quan trọng cho những nghiên
cứu tiếp theo ở Việt Nam và là cơ sở, nguồn động lực thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài:
“Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1.Thí nghiệm,thiết kế, thiết kế thí nghiệm
Thuật ngữ“Thí nghiệm” trong tiếng La-tinh có nghĩa là “thử, thử thách, kiểm
tra, xét nghiệm, bằng chứng”.
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, tác giả Hồng Phê cho rằng:“Thí nghiệm là
gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu,
kiểm tra hay chứng minh”[8]; hay “Thí nghiệm có nghĩa là làm thử để rút ra kết
luận”[8].Như vậy, theo định nghĩa trên, tác giả đã tiếp cận thí nghiệm ở phương
diện kết quả, kết luận.

10


Tác giả Hồng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xn cho rằng:“Thí nghiệm là việc tổ
chức cho trẻ hành động tác động vào đối tượng,làm thay đổi đối tượng, nhằm kiểm
nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó
trong tự nhiên” [7, tr.69].Như vậy, với định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh đến
quá trình, kết quả và ý nghĩa của các hoạt động thí nghiệm.
Theo quan điểm của tác giả Hồng Thị Phương trong cuốn giáo trình “Lí luận
và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh”, tác giả định
nghĩa “Thí nghiệm được coi như một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất
định. Thí nghiệm địi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng (sự vật, hiện tượng),
làm thay đổi nó cho phù hợp với mục đích đặt ra” [9, tr.110].Theo định nghĩa này,

tác giả nhấn mạnh tới điều kiện thực kiện thực hiện thí nghiệm và sự tác động tích
cực từ phía giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá môi trường
xung quanh. Nhận định của tác giả là một đóng góp quan trọng nhằm khai thác khía
cạnh về nguồn lực cơ sở vật chất và con người, chúng có ảnh hưởng tới q trình tổ
chức hoạt động khám phá mơi trường xung quanh nói chung và khám phá các hiện
tượng tự nhiên nói riêng.
Theotác giả NguyễnThị Lan trong cuốngiáo trình “Phương pháp thínghiệm”,
tác giảcho rằng:“Thí nghiệm là những công việc để tạo ra hiện tượng nhằm phát
hiện được đầy đủ bản chất nguyên nhân của hiện tượng đó”[4, tr.4].Với nhận định
này, tác giả nhấn mạnh tới quá trình hoạt động của trẻ nhằm xác định được bản chất
và nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên.
Tác giả Lê Thị Thương Thương khi viết về “Tổ chức hoạt động khám phá mơi
trường xung quanh”, tác giả cho rằng:“Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ tác động
vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của
sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên”[10, tr.50].Tác giả
đã nhấn mạnh tới mục đích của q trình thực hiện thí nghiệm, đó là kiểm nghiệm
tính chất của sự vật và cho trẻ được tạo dựng lại một hiện tượng tự nhiên đang tồn
tại khách quan.
Có quan điểm cho rằng “Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan
được thực hiện hoặc được tái tạo lại trong điều kiện đặc biệt, trong đó con người có
thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào các quá trình xảy ra hiện tượng để

11


phục vụ cho các mục đích nhất định, giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ
những giả thiết khoa học hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên.
Nó chính là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân
thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo” [1].Nhận định này đã nhấn
mạnh vai trò của con người trong q trình thực hiện thí nghiệm, từ đó giúp hình

thành ở trẻ các kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy sáng tạo.
Trong phạm vi đề tài này,chúng tôi tán đồng với quan điểm của tác giả Hồng Thị
Oanh, Nguyễn Thị Xn như sau: “Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động tác
động vào đối tượng,làm thay đổi đối tượng, nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó
của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên” [7, tr.69].
Khi định nghĩa về “thiết kế”, đã có ý kiến cho rằng: “Thiết kế là việc tạo ra
các bản vẽ kỹ thuật, các đối tượng, hoặc các mẫu hình ảnh. Đặc điểm chung của
Thiết kế là việc hình ảnh hố các ý tưởng bằng các công cụ, phần mềm hỗ trợ.
Thông qua đó thể hiện được thơng số kĩ thuật, hoặc truyền tải được thông điệp và ý
tưởng của người thiết kế đến với người xem” [1]. Hoặc cũng có ý kiến cho rằng:
“Thiết kế được xem là một hoạt động truyền tải ý tưởng thành một kế hoạch chi tiết
một cách có ích”[1]. Hầu hết các kết quảcủa thí nghiệm đều trực quan (có thểnhìn
thấy), và nó xuất phát từmột định nghĩa đơn giản khác như thiếtkếlàtất cảnhững gì
xung quanhbạn, mọi thứdo con người làm ra đều đã được thiết kế, dù có ý thức
hay vơ thức.
Theo từđiển Tiếng Việt “Thiết kế là những gì liên kết sựsáng tạo và đổi mới;
nó định hình các ý tưởng đểtrởthành những đề xuất thực tiễn”.
Như vậy, có thể cho rằng: thiết kế là quá trình phác thảo ý tưởng và thực hiện
ý tưởng thông qua các sản phẩm đã được lên kế hoạch thực hiện.
Khi tìm hiểu về phương pháp thí nghiệm và q trình thiết kế thí nghiệm, tác
giả Nguyễn Đình Hiền,Đỗ Đức Lực đã đưa ra khái niệm“thiết kế thí nghiệm” như
sau: “Thiết kế thí nghiệm là lập kế hoạch nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề mới
hoặc khẳng định lại hoặc bác bỏ kết quả của những nghiên cứu trước đó. Thơng
qua thí nghiệm, người nghiên cứu có thể tìm được câu trả lời cho một vấn đề đặt ra
hoặc rút ra được kết luận về một hiện tượng nào đó. Theo một nghĩa hẹp, thí

12


nghiệm được thiết kế trong một môi trường quản lý nhằm nghiên cứu ảnh hưởng

của một hay nhiều yếu tố lên các quan sát” [3, tr.32].
Như vậy, có thể cho rằng: thiết kế thí nghiệm là việc lập kế hoạch và tiến hành
thí nghiệm nhằm mục đích tìm được câu trả lời cho một vấn đề được đặt ra và rút ra
kết luận đối với sự vật, hiện tượng đang được đề cập tới. Thiết kế thí nghiệm là cầu
nối của việc kiểm chứng giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn.
Thiết kế thí nghiệm dành cho trẻ mầm non được dựa trên cơ sở thiết kế thí
nghiệm nói chung, tuy nhiên chúng mang những đặc điểm đặc trưng riêng biệt. Các
thí nghiệm thiết kế dành cho trẻ mầm non cần dựa trên cơ sở về đặc điểm tâm sinh lý,
nhận thức của trẻ nhằm giúp trẻ có hiểu biết đúng đắn về các sự vật, hiện tượng.
Thêm vào đó, các thí nghiệm được thiết kế đơn giản, phù hợp với khả năng nhận thức
và vốn kinh nghiệm của trẻ, tránh sử dụng các thiết bị phức tạp mang tính trừu tượng.
Trẻ mầm non chủ yếu học bằng chơi, do đó các thí nghiệm được thiết kế phải gần
gũi, tái hiện được các sự vật, hiện tượng mà trẻ đã biết hoặc có khái niệm sơ đẳng về
nó. Trẻ mẫu giáo chưa có khả năng xử lý các tình huống nguy hiểm, bất ngờ so với
người lớn, các thí nghiệm phải tuyệt đối an tồn với sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Vì vậy, nhà nghiên cứu cần xác định chủ thể của việc thiết kế thí nghiệm nhằm đưa ra
các thí nghiệm phù hợp trong q trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học dành
cho trẻ mầm non.
1.2.2. Nước, hiện tượng tự nhiên, khám phá về nước, khám phá các hiện tượng tự
nhiên
Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Nước là phân tử hố
họccó cơng thức H2O gồmhai nguyên tử hydro và một nguyên tửoxy; là một chất
lỏng trong suốt, không màu, không mùi,không vịphổ biến trong hồ, sơng ngịi và đại
dươnghoặc rơi từ bầu trời như mưa hay tuyết.
Từ khái niệm trên, có thể nhận định rằng: khám phá về nước là hoạt động tìm
hiểu đặc điểm, tính chất vốn có của nước và chứng minh được rằng nước là là một chất
lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị; tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí.

13



Có thể cho rằng: hiện tượng tự nhiên là hiện tượng tồn tại khách quan và tuân
theo các quy luật tự nhiên; các hiện tượng tự nhiên luôn vận động và phát triển, có
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và các sinh vật trên trái đất.
Trong phạm vi đề tài này, hoạt động khám phá các hiện tượng tự nhiên được
hiểu rằng: khám phá các hiện tượng tự nhiên là hoạt động khám phá ra nguồn gốc,
sự vận động…của các hiện tượng tự nhiên thông qua các q trình quan sát, so
sánh, thử nghiệm, dự đốn,suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề để đưa ra kết luận
cuối cùng.
1.2.3. Thiết kế một số thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên
Thiết kế thí nghiệm khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên là việc lập
kế hoạch nghiên cứu về nước và hiện tượng tự nhiên nhằm xác lập các bước tiến
hành, chế tạo ra các thí nghiệm nhằm chứng minh các tính chất của nước và tìm
kiếm những thơng tin, kiến thức chưa biết có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên,
từ đó biết được các tính chất của đối tượng hay một phần đối tượng trong q trình
thí nghiệm. Trên cơ sở thu dữ liệu, phân tích, xử lý dữ liệu này, ta có thể có được
những hiểu biết sâu sắc hơn về nước và các hiện tượng tự nhiên.
1.3. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi có sự thay đổi về đặc điểm sinh lý so với các lứa tuổi
trước đó. Ở lứa tuổi này, trẻ đã cơ bản hoàn thiện các chức năng của các hệ cơ quan
và biết thể hiện sự thích thú, hiếu động với mơi trường nên trẻ dễ thích ứng với các
hoạt động khám phá ở trường mầm non. Mặc dù các đặc điểm sinh lý của trẻ đã có
sự hồn thiện nhưng sự tăng trưởng có phần chậm hơn so với giai đoạn trước và
không đồng đều về các chỉ số như chiều cao, cân nặng,...Đặc điểm sinh lý của trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ngoài việc tuân theo những quy luật phát triển chung đối với tuổi
mẫu giáo, còn mang những nét riêng nổi bật, cụ thể:
Hệ cơ: Đặc điểm phát triển hệ cơ của trẻ mầm non phát triển không đồng đều,
các cơ lớn phát triển nhanh hơn so với các cơ nhỏ. Hệ cơ của trẻ 5-6 tuổi phát triển
yếu, tổ chức cơ bắp cịn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương

đối nhiều, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi. Do đó, trẻ ở lứa tuổi
này khơng thích ứng sự căng thẳng q lâu của cơ bắp. Vì vậy, các thí nghiệm cần
phù hợp với khả năng thích ứng của trẻ, cả về thời gian và hình thức thực hiện.

14


Hô hấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hơ hấp gồm: Mũi, miệng, khí
quản, nhánh phế quản và phổi. Đường hô hấp của trẻ 5-6 tuổi tương đối hẹp, niêm
mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí
quản của trẻ 5-6 tuổi cịn nhỏ nên khơng khí đưa vào ít, trẻ thở nơng nên khả năng
trao đổi khơng khí của phổi kém. Do đó, khi tổ chứchoạt động khám phá các hiện
tượng tự nhiên cho lứa tuổi này cần chú ý tới thời gian thực hiện thí nghiệm, mức
độ an tồn của các thí nghiệm,…để có sự điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng nhằm đạt
được hiệu quả như mong muốn.
Hệ thần kinh: Hệ thần kinh của trẻ 5-6 tuổi đã ở mức cao hơn so với các lứa
tuổi trước đó. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc. Tuy
nhiên ở trẻ, quá trình hưng phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn
ức chế. Hệ thần kinh có tác dụng chỉ đạo tồn bộ hoạt động của cơ thể, vì vậy trong
q trình tiến hành thí nghiệm cần linh hoạt đảm bảo sự cân bằng của quá trình
hứng phấn và quá trình ức chế.
Hệ xương: Hệ xương của trẻ 5-6 tuổi chưa hồn thành cốt hóa, thành phần hóa
học xương của trẻ có nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vơ cơ so với người lớn,
nên có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong, gãy. Do đó, các thí nghiệm trước
khi tiến hành cần xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển thể
chất của trẻ.
Tóm lại, trẻ 5-6 tuổi có nhiều sự thay đổi trong đặc điểm sinh lý. Đó là sự biến
đổi có tính quy luật tự nhiên, nên trong q trình thực hiện thí nghiệm, giáo viên
mầm non cần chú ý thiết kế những thí nghiệm phù hợp với các đặc điểm của trẻ để
đảm bảo hiệu quả của hoạt động.

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
So với trẻ ở các lứa tuổi trước đó, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có sự phát triển tương
đối rõ cả về các đặc điểm sinh lí và tâm lí. Sự phát triển này tạo ra nền tảng cho trẻ
có thể tham gia có hiệu quả các hoạt động khác nhau ở trường mầm non. Nhìn
chung, khi đề cập đến những đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có thể nhấn
mạnh một số phương diện sau:
- Về trí nhớ: Ở trẻ mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại phát triển rất mạnh.
Trẻ thường ghi nhớ những gì mà trẻ cảm thấy hứng thú hoặc bị ấn tượng mạnh mẽ,

15


đặc biệt là những sự vật và hiện tượng mang tính trực quan, hình tượng rõ nét và tác
động mạnh đến đời sống tình cảm của chúng. Vì thế, nếu trẻ càng tích cực hoạt
động thực tiễn, đặc biệt là tham gia vào hoạt động vui chơi bao nhiêu thì càng nhớ
tốt những gì diễn ra trong đó bấy nhiêu. Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có
một bước biến đổi về chất: trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh
- Về nhận thức: Ở độ tuổi này, do đã có sự mở rộng phạm vi hoạt động và giao
tiếp nên trẻ tích lũy được nhiều thông tin về sự vật, hiện tượng. Không chỉ vậy, nhờ
có sự phát triển của tư duy nên trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể nắm bắt được các
khái niệm trừu tượng vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất của các sự vật,
hiện tượng. Vì thế trẻ vẫn cần có sự giải thích để có thể hiểu được bản chất, mối
quan hệ của các sự vật, hiện tượng. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung có nhu cầu
nhận thức rất lớn, điều này lí giải tại sao trẻ thường bị thu hút bởi những sự vật,
hiện tượng mới lạ và kèm với đó là những thắc mắc của trẻ. Do vậy, việc tổ chức
các hoạt động khám phá khoa học nói chung, các thí nghiệm nói riêng là một hướng
đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức ngày càng cao ở trẻ.
- Về chú ý: So với các giai đoạn trước đó, chú ý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã
có bước tiến bộ rõ rệt. Mặc dù trẻ ở độ tuổi này đã có sự chú ý có chủ định, nhưng
nhìn chung, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Do đó, ở độ tuổi này, trẻ

thường có xu hướng ít tập trung vào những hoạt động kém hấp dẫn, đơn điệu;
ngược lại, trẻ sẽ bị hấp dẫn, kích thích và chú ý bởi những hoạt động sôi nổi, nhiều
màu sắc; và “...hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá hay những hoạt động đượm
màu sắc xúc cảm thường lôi cuốn sự chú ý của trẻ khá lâu” [13, tr. 251]. Đây được
coi là một trong những cơ sở quan trọng để giáo viên mầm non có thể tổ chức hoạt
động khám phá khoa học nói chung, thiết kế và vận dụng các thí nghiệm nói riêng
đạt hiệu quả cao.
- Về ngôn ngữ: Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ phát triển
mạnh về các phương diện: ngữ âm, vốn từ; và sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo diễn ra khi hoạt động của trẻ ngày càng phong
phú và giao tiếp với những người xung quanh được mở rộng. So với các giai đoạn
trước, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt của ngôn
ngữ. Về mặt từ vựng, do sự mở rộng của phạm vi hoạt động, giao tiếp và sự phát

16


triển của nhận thức, số lượng từ vựng trẻ tích lũy được khá phong phú. Không chỉ
vậy, nhờ những hiểu biết đúng về nghĩa của các từ, trẻ ở lứ tuổi này cũng có khả
năng sử dụng tương đối chính xác các từ loại khác nhau trong những ngữ cảnh khác
nhau. Xét về mặt ngữ âm, trẻ ở độ tuổi này đã phát âm đúng gần như tất cả các âm
vị, thanh vị trong tiếng Việt; và khi nói, trẻ cũng bắt đầu biết sử dụng ngữ điệu. Về
mặt ngữ pháp, lời nói của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bao gồm cả câu đơn và hầu như tất
cả các loại câu ghép trong tiếng Việt. Những thành tựu về mặt ngôn ngữ của trẻ 5-6
tuổi đã chứng tỏtư duy của trẻ đạt đến một sự thay đổi về chất. Đây là một trong
những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động nói chung, hoạt
động khám phá khoa học nói riêng.
Như vậy, có thể thấy, với những thành tựu tâm lí đã đạt được, ở trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi có đầy đủ các điều kiện cần thiết và phù hợp để trẻ có thể tham gia các hoạt
động ở trường mầm non nói chung.

1.4. Hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động khám phá về nước và các hiện tượng tự
nhiên cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
1.4.1.1. Mục đích
Nước là đối tượng gần gũi, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ nên
việc khám phá về nước là hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Bên cạnh đó, các
hiện tượng tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng, đó là những hiện tượng thường diễn
ra xung quanh trẻ như mưa, nắng, ánh sáng, cầu vồng...tồn tại song song và có ảnh
hưởng đến cuộc sống của trẻ nên việc khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên
chiếm vai trò quan trọng. Bằng những câu hỏi của mình, trẻcó thể bộc lộ sự tị mị về
nước và các hiện tượng tự nhiên.Trong hoạt động khám phá khoa học về chủ đề nước và
hiện tượng tự nhiên ở lứa tuổi 5-6 tuổi,mục đích chính của hoạt động này là hướng cho
trẻ cách suy nghĩ, cho trẻ tự giải đáp các thắc mắc của bản thân bằng sự gợi ý, sự trải
nghiệm của bản thân. Mặc dù hoạt độngkhám phá nước và hiện tượng tự nhiênlà một
lĩnh vực trong hoạt động khám phá khoa học nhưng nó giúp hình thành năng lực cần có
ở trẻ:
Thứ nhất,tạo điều kiện cho trẻ nhận biết chính xác các thuộc tính, đặc điểm,
tính chất, mối liên hệ giữa con người đối với nước và các hiện tượng tự nhiên. Từ

17


đó trẻ tích lũy kiến thức một cách chính xác, đơn giản và trẻ được mở rộng sự hiểu
biết của mình về nước và các hiện tượng tự nhiên.
Thứ hai, giúp hình thành và phát triển năng lực quan sát, so sánh, đối chiếu, phán
đốn,cách nhìn nhận vấn đề và giải thích vấn đề. Từ đó, trẻ có hiểu biết sâu sắc về
nước và hiện tượng tự nhiên.
Thứ ba, trẻ có thái độ đúng đắn và có hành động phù hợp trong việc sử dụng,
bảo vệ đối với nước và các hiện tượng tự nhiên.

Các mục đích nói trên được xác định đồng thời, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của
giáo viên, giúp giáo viên tổ chức hoạt động đạt hiệu quả như mục đích đã đề ra.
1.4.1.2.Ý nghĩa
Ở trường mầm non, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động theo định hướng
chương trình giáo dục mầm non.Trong đó, hoạt động khám phá về nước và các hiện
tượng tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đến sựphát triển tồn diện của trẻ.
Trước hết, hoạt động khám phá nước vàcác hiện tượng tự nhiên góp phần
phát triển nhận thức cho trẻ về nước và các hiện tượng tự nhiên. Trong quá trình
khám phá, thơng qua các phương pháp thí nghiệm, trẻ được thỏa mãn tính tị mị,
kích thích lịng ham hiểu biết của trẻ. Bên cạnh đó các qtrình tâm lý, cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tư duy, ngơn ngữ, tưởng tượng.... được củng cố, rèn luyện. Thông qua
hoạt động này, trẻ phải suy nghĩ độc lập, hợp tác làm việc nhóm,...nên trẻ sẽ phát
huy được tính chủ động, khả năng hợp tác. Khơng những vậy, nó cịn góp phần
quan trọng vào việc phát triển ngơn ngữ, tình cảm- xã hội, thẩm mỹ, thể chất cho
trẻ. Trong quá trình hoạt động, trẻ được quan sát, trò truyện với các đối tượng khác
nhau. Các đối tượng ấy chủ yếu là cô giáo và các bạn. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sẽ có
cơ hội tiếp cận với những suy nghĩ, cách lập luận khác nhau. Do đó, trẻ có khả năng
ghi nhớ sâu sắc, phát triển khả năng tư duy. Mục đích nhằm giúp trẻ có cái nhìn đa
chiều về sự vận động, biến đổi trạng thái của nước và sự vận động khơng ngừng của
các hiện tượng tự nhiên, giúp hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.
Mặt khác, trong quá trình tiến hành hoạt động khám phá, giáo viên sử dụng tổng
hợp các phương pháp giảng dạy. Phương pháp thí nghiệm là một trong những phương
pháp đóng vai trị quan trọng. Phương pháp thí nghiệm là nền tảng giúp trẻ nhận biết,
khám phá về nước và các hiện tượng tự nhiên thơng qua cách so sánh thí nghiệm và

18


nước, hiện tượng tự nhiên trong thực tiễn. Thí nghiệm đóng vai trị như “nam châm”
hút giữa hai mặt lý thuyết và thực tiễn, khiến trẻ hình dung ra đặc điểm, tính chất của

nước một cách đơn giản và của các hiện tượng tự nhiên từ đơn giản đến phức tạp. Đặc
biệt, trẻ sẽ có thể vận dụng những điều đã học vào cuộc sống, giúp trẻ gần gũi hơn với
những sự vật hiện tượng đang tồn tại xung quanh trẻ. Thông qua các thao tác và cách
thức tiến hành thí nghiệm, trẻ được thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại,
dự đoán,xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận/chia sẻ và tiếp nhận thơng tin. Từ
đó, giúp trẻ rèn luyện tính cẩn thận, tính kỷ luật,… góp phần hình thành những đức tính
cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi khi bước vào lớp 1.
1.4.2. Nội dung khám phá khoa học chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
Các hoạt động của trẻ tại trường mầm non theo định hướng chương trình giáo
dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm mục đích giúp trẻ emphát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.Vì vậy, trong các lĩnh vực phát triển, giáo
viên cần tổ chức tích hợp nội dung trong một hoạt động. Nội dung khám phá về
nước và hiện tượng tự nhiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non bao gồm:
Tính chất vật lý của nước: là một chất lỏng, chảy được. Nước khơng màu,
khơng mùi, khơng vị nhưng có thể chuyển màu, chuyển mùi, vị. Nước có thể sạch
và bẩn. Nước có nhiệt độ khác nhau: nước lạnh, nước vừa, nước nóng và nước sơi.
Nước có thể thay đổi hình dạng: khi lạnh thì đóng băng (băng cứng, lạnh, giịn, dễ
vỡ, trong suốt, gặp nóng thì tan thành nước); khi sơi ở nhiệt độ cao thì bốc hơi (hơi
nước nhẹ, màu trắng, bay lên cao, gặp hơi lạnh ngưng tụ lại thành những giọt nước,
mây trắng chính là những đám hơi nước tích tụ).
Ý nghĩa của nước: Nước có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người; cần
thiết để suy trì sự sống cho mọi sinh vật.
Sự phân bố của nước: Nước có ở ao, hồ, sơng, suối và các mạch nước ngầm
trong lòng đất.
Nội dung khám phá các hiện tượng tự nhiên bao gồm:
“Làm quen với các nguồn sáng: Mặt trời, mặt trăng, các vì sao với các biểu
hiện của nó như mặt trời mọc và lặn, sự xuất hiện và thay đổi của mặt trăng trong


19


×