Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bao cao so ket 5 nam thuc hien Nghi quyet 29NQTW ngay 4112013 cua Ban chap hanh TW Dang ve doi moi giao duc va dao tao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.04 KB, 11 trang )

ĐẢNG BỘ XÃ MỸ HƯNG
CHI BỘ TRƯỜNG MẦM NON

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 03-BC/CBMN

Mỹ Hưng, ngày 26 tháng 5 năm 2018

BÁO CÁO SƠ KẾT
Năm năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Thực hiện Kế hoạch số 85-KH/HU ngày 22/5/2018 của Huyện ủy Thanh
Oai Kế hoạch sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày
04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều
kiện
kinh
tế
thị
trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Chi bộ trường mầm non Mỹ
Hưng báo cáo kết quả thực hiện “Đổi mới căn bản, và toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế” như sau:
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN


NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, PHỔ BIẾN, QUÁN TRIỆT,
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN.
Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của
BCH Trung ương, xây dựng Kế hoạch học tập, tổ chức các Hội nghị triển khai,
quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ, Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong
đơn vị. Đồng thời, xây dựng Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết
số 29-NQ/TW từ Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức
triển khai và thực hiện. Nhìn chung, Cán bộ, Đảng viên, GV-NV trong trường có
nhận thức đầy đủ, sâu sắc về đổi mới GD&ĐT theo tinh thần NQ số 29-NQ/TW.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp với các đoàn thể để thực hiện Nghị
quyết luôn được quan tâm và được cụ thể hóa trong nhiệm vụ từng năm học.
Trên cở sở các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, của
ngành, Chi bộ và Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng
năm học cụ thể, đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao về nhiệm vụ chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ.


- Nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non. Chấp hành sự
quản lý của chính quyền địa phương. Chủ động tham mưu cho các Cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể, để xây dựng
trường “Đạt chuẩn Quốc gia” theo đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016 - 2021, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non.
- Hằng năm, Chi bộ xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát việc thực hiện
Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình
của Huyện ủy, Đảng ủy xã... Chỉ đạo tổ chức Hội nghị CB-CC-VC hàng năm, để
đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết từng năm học trước đó, rút kinh
nghiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế, đồng thời đề ra kế hoạch trọng tâm cho năm
học mới; xây dựng kế hoạch từng học kỳ, tháng về thực hiện kế hoạch nhiệm vụ

từng năm học. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các bộ phận chun
mơn và các đồn thể trong đơn vị thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về đổi
mới giáo dục và đào tạo:
Qua nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết đến nay, trong Chi bộ đã có
sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong từng cán bộ, Đảng
viên, giáo viên và nhân viên về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tập
trung chăm lo cho sự nghiệp đổi mới giáo dục của đơn vị và địa phương.
Tổ chức phối hợp chặt chẽ 3 mơi trường giáo dục gia đình, nhà trường và
xã hội, để nâng cao hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ. Tăng cường phối hợp với
Hội phụ huynh của trường trong quản lý và giáo dục đạo đức cho học sinh. Phát
huy được vai trị của các đồn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, thực hiện tốt
công tác xã hội hóa giáo dục. Khuyến khích hình thành các quỹ khuyến học,
khuyến tài để giúp đỡ học sinh; tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp ủy,
chính quyền địa phương và đã được quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trường
chuẩn quốc gia.
Tham mưu UBND xã Mỹ Hưng ban hành Đề án xây dựng trường chuẩn
quốc gia, Đề án phát triển giáo dục,… phối hợp chặt chẽ với Cơng đồn nhà
trường, chi Đồn thanh niên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Thường xuyên đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp chăm sóc và giáo
dục trẻ phù hợp từng đối tượng học sinh, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá
chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của GV,NV. Chấn chỉnh, khắc phục các
biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, đào tạo; xây dựng nền nếp, kỷ cương, tình
thương và trách nhiệm trong trường học. Thực hiện tốt các chính sách ưu tiên
cho các cháu học sinh thuộc diện chính sách, có hồn cảnh khó khăn.


Chỉ đạo và thực hiện tốt việc xây dựng quy chế dân chủ tại cơ sở, công tác
bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, Đảng viên, GV-NV,

công tác phát triển Đảng viên, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhà
trường, nhất là việc thực hiện GD đạo đức nhà giáo trong đơn vị.
2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo
dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Trên cơ sở hướng dẫn Chương trình, nhiệm vụ năm học của Bộ GD-ĐT,
Sở GD&ĐT Hà Nội và phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai. Chi bộ đã chỉ đạo nhà
trường xây dựng phương hướng, nhiệm vụ thực hiện công tác chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục trẻ theo từng năm học cụ thể, đặc biệt quan tâm đến phương
pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp thực tiễn của địa phương và khả
năng học tập của học sinh, đảm bảo khung thời gian năm học; chú trọng nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non, đặc biệt chú trọng và ưu tiên cho trẻ trong
độ tuổi 5 tuổi. Thực hiện tốt việc phổ cập GD cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn.
Nhà trường đã tiến hành điều chỉnh và chỉ đạo đến đội ngũ GV thực hiện
tốt chương trình GDMN, xây dựng mơi trường học tập “Lấy trẻ làm trung tâm”,
các nội dung giáo dục theo hướng thiết thực, phù hợp với độ tuổi của trẻ và tình
hình thực tế của nhà trường, nhằm phát huy tính tích cực và chủ động, sáng tạo
của học sinh. Chỉ đạo và hướng dẫn đội ngũ giáo viên soạn giảng theo hướng
lồng ghép và tích hợp các nội dung giáo dục vào các hoạt động học theo chủ đề,
rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, biết sử dụng CNTT thành thạo và áp dụng
kỹ năng sử dụng CNTT vào trong hoạt động giảng dạy phù hơp, đồng thời vận
dụng linh hoạt các kiến thức giảng dạy vào thực tiễn. Hàng năm nhà trường đều
thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVMN, để có kế hoạch
đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực sư phạm cho
đội ngũ GV, đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống,
tri thức cho đội ngũ CBQL,GV,NV và các cháu học sinh.
3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan:
Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra đánh
giá chất lượng dạy và học gắn liền với đổi mới phương pháp giảng dạy theo các
văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thể hiện tính trung thực,

khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực dạy của giáo viên và chất lượng
học của học sinh, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong nhà trường. Vận
dụng linh hoạt các hình thức đánh giá chất lượng học tập của trẻ theo các chỉ số
đã quy định của Bộ GD&ĐT. Chỉ đạo và hướng dẫn cho đội ngũ CBQL,GV
tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý nhà trường một cách có
hiệu quả.


4. Xây dựng hệ thống giáo dục theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp
nhân dân:
Nhà trường đã chú trọng đến phương pháp giáo dục trẻ “Lấy trẻ làm
trung tâm” để thực hiện trong các năm học, đổi mới phương pháp giáo dục trẻ
đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng hoạt động giảng dạy. Cập nhật
bổ sung phương pháp GD và kiến thức mới, hiện đại trong giảng dạy phù hợp,
đáp ứng với nhu cầu phát triển năng lực của trẻ từng độ tuổi. Luôn quan tâm và
chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp “Lấy trẻ làm trung tâm” và xây
dựng môi trường học tập thân thiện cho trẻ để thực hiện nội dung chương trình
giáo dục địa phương theo quy định, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
Hằng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH phù hợp với
từng đối tượng học sinh, triển khai ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thông tin
vào giảng dạy thông qua giáo án điện tử, trình chiếu minh họa, tranh ảnh, mẫu
vật trực quan. Đa dạng hóa cách truyền thụ kiến thức thơng qua hoạt động
nhóm, sân khấu hóa, trị chơi học tập, kể chuyện,... nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh. Đặc biệt, chú trọng đến phương pháp giáo
dục “Lấy trẻ làm trung tâm” trong các hoạt động học tập của trẻ ở trường, đổi
mới hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động cho
trẻ ở trường như: dạy trẻ học theo chủ đề, tổ chức các hình thức trải nghiệm sáng
tạo thực tế, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ. Tăng cường khai thác sử
dụng đồ dùng dạy học sẵn có và đồ dùng tự làm bằng nguyên phế liệu để nâng

cao chất lượng.
Nhìn chung, qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương
trình của Thành ủy, Huyện ủy, Đảng bộ xã, Chi bộ và nhà trường đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường
từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất của nhà trường được Thành phố Hà nội,
UBND huyện Thanh Oai quan tâm đầu tư đồng bộ theo mơ hình “Trường chuẩn
Quốc gia” có đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học tập.
Công tác XHHGD của nhà trường được đẩy mạnh, được các cấp, các ngành, các
tập thể, cá nhân và nhân dân trên địa bàn xã Mỹ Hưng quan tâm ủng hộ chính vì
vậy mà tháng 12/2017 nhà trường đã chính thức được UBND Thành phố Hà Nội
ra quyết định công nhận “Trường MN Mỹ Hưng đạt chuẩn Quốc gia mức độ I”.
5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân
chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo
dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng:
Nhà trường đã triển khai thực hiện các nội dung Nghị định 115/2010/NĐCP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục và
Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Liên Bộ (Bộ GD&ĐT -


Bộ Nội vụ) về phân cấp quản lý trong giáo dục, phân cấp quản lý cho các trường
trên nguyên tắc tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Nhà trường đã thực
hiện đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý trong đơn vị theo
hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
đơn vị trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, đi đơi với việc
nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ CBQL. Nhà trường đã hoàn
thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm theo đúng hướng dẫn, thực hiện cơng
khai hóa về chất lượng giáo dục.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong công tác quản lý chỉ đạo và CSGD trẻ, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả cơng tác nuôi dưỡng và giáo dục trong nhà trường, kết nối mạng
intenet để hình thành nhiều kênh tiếp nhận thơng tin phản ánh của các tổ chức,

cá nhân về thực trạng cơng tác chăm sóc và giáo dục trên địa bàn xã Mỹ Hưng.
Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo trước, kiểm tra
tồn diện đối với đội ngũ GV,NV trong nhà trường để có biện pháp chấn chỉnh
các tiêu cực, sai phạm trong hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Cơng tác lãnh đạo và quản lý nhà trường, luôn được coi trọng, đổi mới
theo hướng phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với công việc được giao. Cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin hiện nay được nhà
trường thực hiện nhanh chóng, hiệu quả thông qua việc ứng dụng công nghệ
thông tin, mạng internet.
Thực hiện quản lý chặt chẽ từ việc xây dựng kế hoạch theo năm học, từng
học kỳ, từng tháng, từng tuần. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá
kết quả và chất lượng của các tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn và một số
giáo viên về công tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, nề nếp sinh hoạt, hội
họp....
Xây dựng và triển khai nghiêm túc Quy chế dân chủ trong nhà trường,
thực hiện tốt 03 công khai trong đơn vị.
6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục và đào tạo:
Nhà trường luôn coi trọng sự phát triển về quy mô và chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên trong đơn vị, củng cố, theo hướng đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo và ln tạo điều kiện cho đội
ngũ CBQL,GV,NV trong đơn vị đi học tập để nâng cao trình độ chun mơn
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, QLGD,... tăng tỷ lệ CBQL,GV,NV có trình
độ trên chuẩn, hiện tại tỷ lệ CBQL,GV,NV của nhà trường có trình độ trên
chuẩn đạt 73 %.


Công tác phân công, điều động GV,NV, thực hiện quy trình bổ nhiệm các
chức danh chủ chốt trong các tổ, khối, đoàn thể của nhà trường trong các năm
qua được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định, quy trình. Việc thực hiện

các chế độ chính sách, chế độ lương đối với CB,GV,NV, chế độ phụ cấp thâm
niên đối với nhà giáo và các chế độ chính sách khác đảm bảo đúng quy định.
Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng nguồn cán bộ quản lý,
tích cực tham mưu với cấp trên bổ sung đội ngũ GV,NVđảm bảo đúng định biên
và đúng tỷ lệ quy định. Tạo mọi điều kiện để CBQL, GV,NV tham gia các lớp
đào tạo về chun mơn cơ bản hồn thành tốt cơng việc được giao.
7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của
tồn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo:
Hằng năm, nhà trường đều được câp trên quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí
cải tạo và sửa chữa CSVC tại các khu lẻ, đặc biệt năm 2017 nhà trường đã được
Thành phố Hà nội đầu tư kinh phí xây dựng khu Trung tâm có đầy đủ các phòng
học, phòng chức năng và đồ dùng trang thiết bị hiện đại với tổng kinh phí trên
38 tỷ đồng. Ngồi ra để sử dụng đúng mục đích các nguồn kinh phí, hàng năm
nhà trường đều xây dựng lại và thực hiện tốt Quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng
nguồn vốn ngân sách hiệu quả, tiết kiệm. Các chế độ chính sách cho cán bộ,
GV,NV được thực hiện đảm bảo, chi trả kịp thời. Quản lý tốt tài sản trong nhà
trường; thiết lập và mở sổ sách kế toán, lập chứng từ kế toán, giải quyết chế độ
chính sách đúng, đủ, kịp thời trên phần mềm quản lý tài chính, tài sản trong
cơng tác quản lý, chỉ đạo.
Hàng năm nhà trường đều thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư sửa chữa,
mua sắm trang thiết bị có trọng tâm, trọng điểm, tránh được tình trạng đầu tư
dàn trải, kém hiệu quả trong sử dụng ngân sách nhà nước. Ngồi ra mỗi năm học
nhà trường cịn thực hiện tốt công tác XHHGD, nhằm huy động sự ủng hộ và
đóng góp tự nguyện của các nhà hảo tâm, các cá nhân và cha mẹ học sinh, để
trang bị bình nước nóng, điều hịa, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc sinh hoạt,
vui chơi, học tâp của trẻ và xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm cho các
cháu có mở sổ theo dõi và thực hiện theo quy trình 4 bước.
8. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong
giáo dục và đào tạo:
Hàng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, tạo

điều kiện cho CBQL,GV,NV thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về
chuyên môn, nội dung bồi dưỡng về công tác quản lý chỉ đạo do PGD-ĐT
Thanh Oai và Sở GD-ĐT Hà nội tổ chức. Đồng thời nhà trường còn tổ chức cho
đội ngũ CBQL và GV,NV cốt cán của trường đi tham quan học tập kinh nghiệm
tại các trường điểm trong Thành phố, để về áp dụng vào việc xây dựng môi
trường học tập “Lấy trẻ làm trung tâm” tại nhà trường có hiệu quả.


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.
1. Ưu điểm:
- Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền và học tập, quán triệt Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tới
tồn thể cán bộ, Đảng viên, giáo viên, nhân viên trong toàn trường, xây dựng kế
hoạch và chương trình hành động để triển khai thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW, các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên. Nhìn chung cán bộ, Đảng
viên, GV-NV trong nhà trường đều có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về đổi mới
GD&ĐT theo tinh thần NQ số 29-NQ/TW. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự
phối hợp với các đoàn thể để thực hiện Nghị quyết luôn được quan tâm và được
cụ thể hóa trong nhiệm vụ từng năm học , có sự tập trung chăm lo cho sự nghiệp
đổi mới giáo dục của của các cấp lãnh đạo tại địa phương.
- Nhà trường đã phát huy được vai trò của các đoàn thể, Ban đại diện cha
mẹ học sinh, thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, đã tạo được sự gắn kết
và nhận được sự quan tâm của cán bộ chính quyền và nhân dân địa phương.
- Hằng năm nhà trường đều xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH phù hợp
với yêu cầu của chương trình khung, triển khai ứng dụng có hiệu quả việc áp
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thông qua giáo án điện tử, bài giảng Elerning, trình chiếu minh họa, tranh ảnh, mẫu vật trực quan. Đa dạng hóa cách
truyền thụ kiến thức thơng qua hoạt động nhóm, sân khấu hóa, kế chuyện,...
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường từng
bước được nâng lên, cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư đồng
bộ theo mơ hình “Trường chuẩn Quốc gia” có đầy đủ trang thiết bị hiện đại

phục vụ cho việc dạy và học tập. Công tác XHHGD của nhà trường được đẩy
mạnh, được các cấp, các ngành, các tập thể, cá nhân và nhân dân trên địa bàn xã
Mỹ Hưng quan tâm ủng hộ. Kết quả tháng 12/2015 nhà trường được công nhận
danh hiệu “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, tháng 12/2017 được UBND Thành phố
Hà Nội ra quyết định công nhận “Trường MN Mỹ Hưng đạt chuẩn Quốc gia
mức độ I”. Đặc biệt trong năm học 2017-2018 nhà trường đã đạt được nhiều
thành tích đáng kể trong các hội thi do sở GD-ĐT Hà Nội và PGD-ĐT Thanh
Oai tổ chức, cụ thể:
+ Trường đạt giải xuất sắc cấp huyện, đạt giải Nhì cấp Thành phố trong
hội thi “Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm”.
+ 02 đồng chí GV,NV đạt giải Nhì, 01 đ/c đạt giải ba, 01 đ/c đạt giải
khuyến khích trong Hội thi GVG,NVG cấp huyện.
+ 02 đồng chí đạt giải khuyến khích Hội thi xây dựng Bài giảng E-lerning
cấp huyện....
2. Những hạn chế:


- Cán bộ quản lý có đổi mới trong cơng tác quản lý, nhưng chưa có những
giải pháp mang tính đột phá, khả năng linh hoạt và sáng tạo cũng còn hạn chế.
- Trong trường vẫn còn nhiều giáo viên cịn hạn chế về sử dụng cơng nghệ
thơng tin và chưa thực sự phát huy hết năng lực. Việc đổi mới phương pháp dạy
học, hình thức tổ chức dạy học tuy có chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, cịn
lúng túng và chuyển biến chậm.
- Chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa được duy trì bền vững, tỷ lệ CBQL
cịn thiếu 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng so với u cầu, nghiệp vụ quản lý giáo
dục còn vài điểm hạn chế, chưa cập nhật linh hoạt, kịp thời so với yêu cầu đổi
mới. Tình trạng đội ngũ giáo viên thừa, thiếu, chưa đồng bộ, một số giáo viên,
nhân viên trong trường chưa tích cực học tập đổi mới phương pháp dạy học. Số
lượng GV biên chế chưa đủ so với quy định, số GV hợp đồng cịn nhiều. Cơng
tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng năng lực cho giáo

viên về việc XD giáo án điện tử, bài giảng E-lerning và kỹ năng sử dụng đang
Oocgan, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế.
- Công tác XHHGD trong nhà trường chưa được duy trì thường xun.
Nhận thức của một số ít cán bộ địa phương và phụ huynh học sinh về GDMN
còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến GDMN. Họ chỉ cho rằng nhiệm vụ của
trường MN, chỉ là nơi để trông và giữ trẻ, không cần phải học, nên chưa thực sự
quan tâm và ủng hộ nhà trường như các cấp học khác.
- Nhà trường chưa có nhân viên Văn thư, Thủ quỹ theo quy định.
3. Nguyên nhân của những hạn chế:
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số GV,NV trong trường còn
hạn chế, chưa năng động sáng tạo trong việc đổi mới chăm sóc và giáo dục trẻ,
chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác tun truyền với phụ huynh về
GDMN, chưa biết cách tuyên truyền để thực hiện công tác XXHGD. Một số
giáo viên chưa bắt kịp yêu cầu đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ, ý
thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt là
vấn đề bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT ở một số giáo viên cịn chưa tích cực.
Đời sống nhân dân tại địa phương tuy đã có sự cải thiện, song vẫn cịn hết
sức khó khăn, do vậy việc quan tâm đến con em họ khi gửi các cháu vào trường
còn hạn chế. Trong trường vẫn còn nhiều bậc phụ huynh cịn có suy nghĩ chưa
đúng và cho rằng tồn bộ cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho các
cháu ở trường, Nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư và lo hết, các con khi vào
trường phụ huynh khơng phải đóng góp thêm một khoản gì khác, do vậy khi nhà
trường thực hiện cơng tác XHHGD đã gặp rất nhiều khó khăn.
PHẦN THỨ HAI
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC THỰC HIỆN


NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW TRONG THỜI GIAN TỚI
I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết

số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”, tạo sự nhất quán về nhận thức và hành động từ việc đề ra chủ
trương, nhiệm vụ giải pháp phù hợp để kiểm tra kết quả thực hiện.
2. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung đổi mới những mặt
còn hạn chế nhằm tạo sự chuyển biến toàn diện về giáo dục mầm non. Nâng cao
chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, đến năm 2020 có trên 50% trẻ trong
độ tuổi nhà trẻ và 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường và được
chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng dưới 1,5%.
3. Tiếp tục đổi mới công tác QLGD, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã
hội, coi trọng quản lý chất lượng. Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu
quả công tác quản lý trong nhà trường theo hướng phân cấp quản lý, tăng quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc thực hiện chương trình, kế
hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội
ngũ CBQL.
4. Thực hiện công khai hóa về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo
dục, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Tiếp tục
xây dựng Đề án vị trí việc làm và thực hiện quản lý nhân sự theo vị trí việc làm
tại nhà trường. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý chỉ đạo, chăm sóc và GD trẻ, nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ, hình thành nhiều kênh tiếp nhận thông
tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân về thực trạng giáo dục trên địa bàn xã Mỹ
Hưng.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất
để có biện pháp chấn chỉnh các tiêu cực, sai phạm trong hoạt động chăm sóc và
giáo dục tại đơn vị. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, coi trọng công tác thi
đua khen thưởng. Xây dựng tổ chức Đảng, các đoàn thể trong nhà trường vững

mạnh.
7. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục,
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT. Tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL và
GV cốt cán của trường được đi bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và học lớp
trung cấp lý luận chính trị.


8. Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên đúng theo chuyên môn nghiệp vụ và
năng lực thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giảng dạy.
Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để giáo viên được nâng
cao trình độ ngoại ngữ, tin học, nhằm ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong
giảng dạy. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, kiểm tra chuyên môn và nhận xét,
đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm theo định hướng chuẩn nghề
nghiệp GVMN, chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, bao gồm bồi dưỡng về
phẩm chất chính trị, đạo đức người thầy, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm, năng lực tiếp cận hoạt động chính trị, xã hội, năng lực phát triển nghề
nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của cấp học
mầm non theo năm học và từng giai đoạn.
9. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo theo hệ thống
giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
10. Tăng cường tham mưu với cấp trên để được đầu tư cơ sở vật, đồ dùng
trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa để phấn đấu đạt
“Trường chuẩn Quốc gia mức độ II”.
11. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với lãnh đạo địa
phương, phối hợp với các cấp hội, đoàn thể tại địa phương, phát huy vai trò Ban
đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học,... nhằm xây dựng, điều chỉnh, bổ sung
các chính sách về hỗ trợ cho học sinh có hồn cảnh khó khăn, khuyến khích đào
tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho
phát triển GD&ĐT của xã Mỹ Hưng.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

1. Đối với UBND Huyện, phòng GD&ĐT Thanh Oai:
Tham mưu UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục đầu tư trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi ở các cơ sở GDMN theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT quy định
(do hư hỏng trong quá trình sử dụng), tăng cường đầu tư nguồn kinh phí chương
trình mục tiêu hằng năm. Tăng cường biên chế về đội ngũ đảm bảo tỷ lệ giáo
viên/ lớp theo đúng quy định để thực hiện việc dạy 2 buổi/ ngày.
2. Đối với Trung ương và Thành phố:
Cần có sự quan tâm và những chính sách ưu tiên hơn về chế độ lương, chế
độ phụ cấp cho đội ngũ GVMN và nhân viên nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho đội
ngũ CBQL, GVMN được hưởng chế độ lương theo bằng cấp để họ gắn bó với
nghề và n tâm cơng tác.
Trên đây là Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của
BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,


đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Chi bộ trường
MN Mỹ Hưng. Chúng tôi rất mong được lãnh đạo các cấp, các ngành tiếp tục
quan tâm hơn nữa đến GDMN của xã Mỹ Hưng để Chi bộ và nhà trường tiếp tục
thực hiện các nhiệm vụ GDMN được tốt hơn./.
Nơi nhận:
- Huyện ủy huyện T.Oai (để b/c);
- Đảng ủy xã Mỹ Hưng (để b/c);
- Lưu CB nhà trường./.

T/M BAN CHI ỦY
BÍ THƯ

Nhữ Thị Thủy




×