Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bao cao tong ket cong tac PCGD 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.71 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ NINH THƯỢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 282/BC-UBND

Ninh Thượng, ngày 14 tháng 11 năm 2017

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2017
Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của
Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, Thơng tư số 07/2016/TT-BGDĐT
ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về
điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra cơng nhận đạt chuẩn
phổ cập giáo dục, xố mù chữ, cơng văn số 592 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị
xã Ninh Hòa về việc hướng dẫn lập hồ sơ theo dõi và phục vụ cơng tác kiểm tra xóa
mù chữ và phổ cập giáo dục năm 2017, Ủy ban nhân dân xã Ninh Thượng báo cáo
quá trình thực hiện và kết quả Xóa mù chữ, Phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập
giáo dục Trung học cơ sở năm 2017 như sau:
Phần thứ nhất
Q TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
XĨA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2017
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm về địa lí, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục
a) Về địa lí


- Ninh Thượng là một xã miền núi nằm ở phía tây của Thị xã Ninh Hịa, có
tổng diện tích đất tự nhiên 7328 ha, ranh giới hành chính, phía Đơng giáp với xã
Ninh Trung và xã Ninh Thân, phía Tây giáp với xã Ninh Tây và Huyện Ma Đrắc –
Tỉnh Đắc Lắc, Phía Nam giáp với xã Ninh Xuân và xã Ninh Sim, phía Bắc tiếp
giáp với xã Ninh An và xã Ninh Sơn;
b) Về kinh tế
- Tổng dân số là: 6754 khẩu, với 1649 hộ; đại bộ phận nhân dân sống chủ
yếu dựa vào nơng nghiệp (cây lúa, mía...) chăn ni và dịch vụ buôn bán nhỏ, lẽ;
đời sống nhân dân khá ổn định chính nhờ sự quan tâm chỉ đạo của địa phương đã
mạnh dạn đưa khoa kỹ thuật vào sản xuất và phát triển các ngành nghề trên địa bàn
xã.


c) Về văn hóa - xã hội
- Các phong trào của xã phát triển mạnh như: Phong trào Xóa đói giảm
nghèo; Đền ơn đáp nghĩa; phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; phong
trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào Thi đua Dạy tốt, Học tốt,...
d) Về giáo dục
- Công tác giáo dục cũng được đẩy mạnh, cơ bản đã từng bước đi vào chất
lượng, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm đều đạt và vượt.
2. Thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi
– Cơng tác PCGD TH và THCS có Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của
Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, Thị xã đã
giúp cho cấp Ủy Đảng và chính quyền xã chỉ đạo và triển khai thực hiện được
nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.
– Sau nhiều năm triển khai công tác CMC-PCGD đã đúc kết được nhiều bài
học kinh nghiệm, nên việc thực hiện cơng tác PCGD có nhiều thuận lợi. Các cấp
ủy Đảng đã chỉ đạo cơng tác chặt chẽ hơn, chính quyền đã có nhiều biện pháp tháo

gỡ khó khăn trong công tác phổ cập giáo dục. Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành,
đoàn thể đã phối hợp hiệu quả với ngành Giáo dục nhất là khâu tuyên truyền vận
động học viên ra lớp, tổ chức “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” và duy trì học
viên các lớp PC đến kết quả tốt nghiệp cuối cùng .
– Trong quá trình đổi mới chung của cả nước, đời sống kinh tế-văn hóa của
người dân được nâng cao, đa số phụ huynh có điều kiện quan tâm đến việc học của
con em. Điều này thể hiện rõ ở xã “Khơng cịn trẻ em bỏ học ở Tiểu học”.
– Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Một hội đồng, hai
nhiệm vụ”. Bảo đảm bố trí đầy đủ giáo viên dạy lớp PC Tiểu học,THCS.
– Được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá công nhận xã đạt chuẩn
Quốc gia PCGDTH và THCS (tháng 03/2007). Đây là điều kiện thuận lợi để triển
khai thực hiện công tác những năm tiếp theo.
b. Khó khăn:
– Địa bàn Ninh Thượng khá rộng, có 1 điểm trường phụ, cách xa điểm
chính từ 2 đến 3 km. Dân cư phân bố rải rác không đồng đều nên việc quản lý,
chỉ đạo tổ chức thực hiện cơng tác cịn gặp nhiều khó khăn.
– Cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục” được triển khai và thực hiện nghiêm túc nên chất lượng giảng dạy
và học tập được nâng lên.


– Số học sinh cá biệt và thiểu năng trí tuệ vẫn còn ở các khối lớp nên
phần nào đã ảnh hưởng đến công tác Phổ cập Giáo dục đúng độ tuổi.
– Cơ sở vật chất chưađđược trang bị đầy đủ để đáp ứng với u cầu giáo
dục hiện nay, còn thiếu một số phòng chức năng.
- Bên cạnh đó một số hộ gia đình đi nơi khác làm ăn sinh sống, địa bàn rộng.
Vì vậy việc chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và phấn đấu giữ vững đơn vị đạt
chuẩn PCGD hằng năm cịn gặp nhiều khó khăn.
II. Q TRÌNH THỰC HIỆN
2.1. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, HĐND, UBND

a. Đối với Cấp ủy đảng
- Đảng ủy luôn quan tâm chỉ đạo và có Nghị quyết về công tác giáo dục,
triển khai đến các Đoàn thể, Cán bộ, Đảng viên, đã ban hành Chỉ thị số 03CT/ĐU ngày 29/04/2008 “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc
xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã Ninh Thượng trong thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, trong đó xác định nhiệm vụ “Duy trì vững chắc kết quả Chống
mù chữ và Phổ cập Giáo dục Tiểu học”.
b. Đối với Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
- Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân xã đã tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện
công tác CMC – PCTH và THCS trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương
năm 2017, trong đó có nhiệm vụ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013- 2020 trên
địa bàn xã Ninh Thượng và quy định mục tiêu đầu tiên là “Củng cố vững chắc kết
quả thanh toán xong nạn mù chữ cho người từ 15 đến 60 tuổi bằng biện pháp hạn chế
tối đa học sinh lớp 1, 2, 3 bỏ học. Huy động hầu hết số trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bỏ học
ra lớp Phổ cập Tiểu học đạt trên 95%”. Phấn đấu giữ vững đơn vị xã đạt chuẩn Phổ
cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vững chắc (hiện đạt 97,14% trẻ 11 tuổi hồn
thành chương trình Tiểu học) để tạo tiền đề thuận lợi cho cơng tác PCGD/THCS”.
- UBND xã trực tiếp chỉ đạo các Ban nhân dân thôn tăng cường công tác
huy động con em trong độ tuổi ra lớp hàng năm, xem đây là tiêu chí để bình xét
thi đua cuối năm. Phân cơng các ban ngành, đồn thể trong Ban Chỉ đạo PCGD
trực tiếp chịu trách nhiệm phong trào tại mỗi thôn. Giao trách nhiệm Ban nhân dân
thôn vận động học sinh bỏ học trở lại trường, tạo điều kiện hỗ trợ sách vở, quần áo
cho học sinh nghèo được tiếp tục đến trường.
- Các văn bản chỉ đạo (chỉ thị, quyết định, nghị quyết, kế hoạch phổ cập, công
văn, thông báo) của cấp uỷ, HĐND, UBND cấp xã thực hiện đầy đủ.


- Quyết định thành lập (hoặc kiện toàn) Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục –
chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập cập nhật và kiện toàn kịp thời. Mỗi Ban
ngành, đồn thể được phân cơng phụ trách xây dựng phong trào của 1 thôn và
tuyên truyền, vận động đến từng gia đình, bảo đảm hầu hết học sinh mới bỏ học

đều đi học lại và số trẻ khó khăn được học lớp Phổ cập.
- Các thành viên trong Ban Chỉ đạo của xã đã tích cực theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc các địa bàn thôn được phân công phụ trách, đồng thời phối hợp chỉ đạo
xây dựng “Làng Văn hóa khơng cịn người mù chữ và trẻ em bỏ học ở Tiểu học,”.
2.2. Công tác xã hội hóa giáo dục
- UBND xã trực tiếp chỉ đạo Ban nhân dân các thơn các ban, ngành, đồn
thể, mặt trận tổ quốc, các hội, tổ chức chính trị - xã hội; các doanh nghiệp trên địa
bàn tăng cường công tác huy động con em trong độ tuổi ra lớp hằng năm, xem đây
là tiêu chí để bình xét thi đua cuối năm. Phân cơng các ban ngành, đồn thể trong
Ban Chỉ đạo PCGD trực tiếp chịu trách nhiệm phong trào tại mỗi thôn. Giao trách
nhiệm Ban nhân dân thôn vận động học sinh bỏ học trở lại trường, tạo điều kiện hỗ
trợ sách vở, quần áo cho học sinh nghèo được tiếp tục đến trường.
2.3. Hoạt động của ngành giáo dục
- Tổ chức tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, hằng năm đã huy động
100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1phổ thông. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 6 đến 11tuổi đi học tiểu
học đạt trên 99%. Tích cực phấn đấu "xã khơng cịn trẻ em bỏ học cấp Tiểu học“
nâng cao kết quả xóa mù chữ phổ cập giáo dục.
- Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục: Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối
với cấp Tiểu học, Trường tiểu học và THCS đã từng bước nâng cao chất lượng
giảng dạy của giáo viên bằng nhiều biện pháp tích cực như: Tập trung bồi dưỡng
giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tất cả giáo viên thực hiện
nghiêm túc quy chế chuyên môn, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, xếp loại
học sinh một cách khách quan, nghiêm túc, chính xác, đúng chất lượng học tập của
học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Giảm tỉ lệ HS lưu ban cấp Tiểu học còn
0,5%. Bỏ học cấp THCS còn 3.4%. Học sinh HTCTTH đạt 97.14%. Số trẻ được huy
động ra các lớp linh hoạt đạt 100%, các lớp xóa mù chữ thực hiện 1 so với chỉ tiêu
giao1học viên, sau xóa mù chữ giao 1 thực hiện 4 học viên; PCGDTHCS giao 4 thực
hiện 11 học viên.
2.4. Kinh phí đầu tư cho cơng tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục: Khơng có
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÓA MÙ CHỮ, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU

HỌC, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM 2017
3.1. Xóa mù chữ
3.1.1. Về điều kiện đảm bảo


a) Đảm bảo người tham gia dạy học xóa mù chữ
- Bố trí đủ giáo viên dạy các lớp xóa mù chữ.
- Bố trí người theo dõi cơng tác xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
- Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các lớp xóa mù chữ.
3.1.2. Tiêu chuẩn cơng nhận
- Huy động người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục:
+ Số người khuyết tật 15-60 tuổi : 24 người
+ Số người khuyết tật đi học: 1, tỉ lệ: 4.16%,
- Số người trong độ tuổi 15 đến 35:
+ Tổng số: 2735 , biết chữ mức độ 1: 2735, tỉ lệ : 100%
- Số người trong độ tuổi 15 đến 60:
+ Tổng số: 4812 , biết chữ mức độ 2: 4466, tỉ lệ :92.81%
3.1.3 Đính kèm 8 biểu thống kê kết quả
- Tổng hợp tình hình số liệu cơng tác chống mù chữ;
- Tổng hợp kết quả xóa mù chữ;
- Thống kê số người mù chữ trong các độ tuổi;
- Thống kê danh sách người mù chữ;
- Thống kê hiện trạng mù chữ mức 1;
- Thống kê hiện trạng mù chữ mức 2;
- Thống kê kết quả học xóa mù chữ mức 1;
- Thống kê kết quả học xóa mù chữ mức 2.
3.2. Phổ cập giáo dục tiểu học
3.2.1. Về điều kiện đảm bảo
a) Đội ngũ giáo viên và nhân viên:

- Số GV tiểu học: 24, số lớp: 16, tỉ lệ GV/lớp: 1.5
trong đó: số lớp 1 buổi/ngày: 0, số lớp 2 buổi/ngày: 16 lớp
Đảm bảo số lượng giáo viên, cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học theo
quy định.
- Cơ cấu giáo viên: số GV cơ bản: 19 ; số GV Âm nhạc: 2; số GV Mĩ thuật:
1; số GV Thể dục: 1; số GV Tin học: 0; số GV Ngoại ngữ: 1
- GV Tổng phụ trách Đội: 01
- Nhân viên Thư viện-Thiết bị: 01
- Nhân viên Y tế học đường: 01
- Nhân viên Văn phòng: 01
- Số giáo viên có trình độ đào tạo đạt và trên chuẩn: 24, tỉ lệ: 100%,


trong đó có trình độ đào tạo trên chuẩn: 21, tỉ lệ: 87,5%
- Số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: 24, tỉ lệ:
100%, trong đó: Xuất sắc: 20, Khá: 4, Trung bình: 0
- Bố trí người theo dõi cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học.
b) Phát triển trường, lớp:
Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Số trường: 01, số điểm trường: 01, đảm bảo thuận lợi cho trẻ đi học.
- Số phòng học: 16, số lớp: 16, tỉ lệ phịng học/lớp: 1/1
- Phịng học an tồn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh, có bảng, bàn ghế
giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đơng, thống mát về mùa hè; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi.
- Trường học có các phòng chức năng:
+ Thư viện: 01
+ Phòng y tế học đường: 01
+ Phòng TB giáo dục: 01
+ Phòng TT và HĐ Đội: 01
+ Phịng hiệu trưởng: 01

+ Phịng Phó HT: 01
+ Văn phịng: 01
+ Phịng họp: 01
- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 15/2009/TTBGDĐT ngày 16/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các thiết bị dạy
học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện.
- Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xun, an
tồn.
+ Diện tích tồn trường: 15197 m2,
+ Diện tích sân chơi: 8930 m2, chiếm tỉ lệ: %
+ Diện tích bãi tập: 4500 m2, chiếm tỉ lệ: %
- Mơi trường xanh, sạch, đẹp;
- Có nguồn nước sạch, hệ thống thốt nước;
- Có cơng trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho
giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
3.2.2. Tiêu chuẩn công nhận:
- Huy động trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục:
+ Số trẻ khuyết tật 6-14 tuổi : 17 trẻ
+ Số trẻ khuyết tật đi học: 14, tỉ lệ: 82,35%,
trong đó: Tiểu học: 11 em, THCS: 3 em


- Huy động trẻ diện phải phổ cập:
+ Số trẻ 6 tuổi phải phổ cập: 94 , huy động ra lớp 1: 94, tỉ lệ : 100%
+ Số trẻ 11 tuổi phải phổ cập: 105 trẻ,
Hoàn thành CTTH: 102 trẻ, tỉ lệ: 97,14; Đang học tiểu học: 3, tỉ lệ: 2,86%
+ Số trẻ 14 tuổi phải phổ cập: 468 ; Hồn thành CTTH: 464, tỉ lệ: 99,15%
3.2.3. Đính kèm 3 biểu thống kê kết quả:
- Thống kê trẻ em 6 đến 14 tuổi của toàn xã;
- Thống kê đội ngũ giáo viên tiểu học của toàn xã;
- Thống kê cơ sở vật chất giáo dục tiểu học của toàn xã.

3.3 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
3.3.1. Về điều kiện đảm bảo
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên
- Số GV THCS: 28, số lớp: 14, tỉ lệ GV/lớp: 2
Đảm bảo số lượng giáo viên, cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học theo
quy định.
- GV Tổng phụ trách Đội: 01
- Nhân viên Thư viện: 01
- Nhân viên Y tế trường học: 01
- Nhân viên Thiết bị, thí nghiệm: 01
- Nhân viên Văn phịng: 02
- Số giáo viên có trình độ đào tạo đạt và trên chuẩn: 28, tỉ lệ: 100%
trong đó có trình độ đào tạo trên chuẩn: 25, tỉ lệ: 89%
- Số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS: 28, tỉ lệ:
100%, trong đó: Xuất sắc: 3, Khá: 25, Trung bình: 0
- Bố trí người theo dõi cơng tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
b) Phát triển trường, lớp
Đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Số trường: 01, số điểm trường: 0, đảm bảo thuận lợi cho trẻ đi học.
- Số phòng học: 08, số lớp: 14, tỉ lệ phòng học/lớp: 0.57
- Phòng học an tồn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh, có bảng, bàn ghế
giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đơng, thống mát về mùa hè; có điều kiện tối
thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi.
- Trường học có các phịng chức năng
+ Thư viện: 01
+ Phịng y tế trường học: 01
+ Phịng thí nghiệm: 01


+ Phịng Hiệu trưởng: 01

+ Phịng Phó HT: 01
+ Văn phịng: 01
+ Phịng họp: 01
- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định tại Thông tư số 19/2009/TTBGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các thiết bị dạy
học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện.
3.3.2. Tiêu chuẩn công nhận
- Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ:
+ Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 ;
+ Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2
- Huy động thanh niên, thiếu niên khuyết tật có khả năng học tập được tiếp
cận giáo dục:
+ Số thanh niên, thiếu niên khuyết tật 11-18 tuổi : 10 em
+ Số thanh niên, thiếu niên khuyết tật đi học: 7 em, tỉ lệ: 70%,
trong đó: THCS: 04 em, THPT: 0 em
- Huy động thanh niên, thiếu niên diện phải phổ cập:
+ Số thanh niên, thiếu niên 15-18 tuổi phải phổ cập: 464em ,
+ Số thanh niên, thiếu niên tốt nghiệp THCS: 418em, tỉ lệ: 90%
+ Số thanh niên, thiếu niên đang học cấp THPT hoặc GD nghề nghiệp: 240,
tỉ lệ: 52%
3.3.3 Đính kèm 5 biểu thống kê kết quả:
- Thống kê phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Tổng hợp tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
- Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên trung học cơ sở;
- Thống kê tình hình cơ sở vật chất cho dạy và học ở cấp THCS;
- Thống kê đội ngũ quản lý, giáo viên trung học cơ sở.
Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP và Thông tư số 07/2016/TTBGDĐT, xã Ninh Thượng đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục
tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 năm 2017.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
4.1. Bài học kinh nghiệm
- Kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo: Thực hiện tốt công tác quản lý, phát

triển giáo dục ở các bậc học, đặc biệt chỉ đạo các nhà trường duy trì đảm bảo tốt sĩ
số cuối năm, tăng cường các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.


- Kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động: Không ngừng đẩy mạnh
công tác xây dựng hệ thống các tổ chức đoàn thể, cộng tác phối hợp tham gia công
tác giáo dục cộng đồng, tuyên truyền rộng rãi trong bà con nhân dân, vận động bà
con nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục.
- Kinh nghiệm tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong ban chỉ đạo, các tổ nhóm phụ trách điều tra ở từng địa bàn, thường xuyên
thăm nắm tình hình để vận động đối tượng đi học một cách đều đặn. Tham mưu
tích cực với cấp trên để hố trợ kinh phí cho học viên theo học lớp phổ cập. Tích
cực trong cơng tác thanh tốn chế độ giảng dạy và chế độ làm công tác phổ cập
giáo dục.
- Kinh nghiệm quản lí đối tượng: Tăng cường các hoạt động giáo dục khác
nhằm đảm bảo công tác giáo dục tồn diện, chú trọng cơng tác hoạt động vui chơi,
phong trào VHVN – TDTT nhằm thu hút học sinh tham gia học tập tốt hơn. Tăng
cường công tác giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn, phấn đấu hoàn
thành và đạt các chỉ tiêu chất lượng cuối kỳ, cuối năm.
- Kinh nghiệm về quản lí hồ sơ: Lập hệ thống hồ sơ theo dõi công tác phổ cập
giáo dục trong từng giai đoạn, từng năm. Thống kê các loại biểu mẫu ở các năm,
để có số liệu so sánh, đánh giá tình hình thực hiện.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
- Cách thức thực hiện: Đề nghị Phòng giáo dục, Ban chỉ đạo phổ cập giáo
dục Thị xã tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo để đơn vị xã Ninh Thượng thực hiện duy trì
đạt kết quả tiếp theo trong năm 2018.
- Thực hiện chế độ đối với đối tượng phổ cập tiếp tục cho mở lớp và hỗ trợ
kinh phí cho đối tượng người học để đảm bảo duy trì kết quả lớp học.
- Những vấn đề cần thực hiện trong thời gian tới: Chính quyền địa phương và
các nhà trường, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về phổ cập giáo dục tiểu học và

phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Phần thứ hai
PHƯỚNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CƠNG TÁC
XĨA MÙ CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu
1. Duy trì kết quả phổ cập đã đạt được.
2. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS bằng cách tiếp
tục xây dựng kế hoạch xin mở các lớp xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho đối
tượng học sinh trong độ tuổi.


3. Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và trung học cơ sở bằng cách tiếp tục
xây dựng kế hoạch điều tra trình độ dân trí, cập nhật thơng tin vào hồ sơ phổ cập,
tham mưu với ngành và địa phương về tình hình kết quả phổ cập.
2. Kế hoạch
Để được cơng nhận duy trì kết quả phổ cập năm 2017 thì Ban chỉ đạo phổ cập
giáo dục của xã Ninh Thượng cần phải thực hiện tốt công tác phổ cập tới từng đối
tượng học sinh, thường xuyên vận động các em đến trường đầy đủ, giảm tỷ lệ học
sinh bỏ học. Đồng thời Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục của xã Ninh Thượng cần phải
thực hiện mở lớp giảng dạy phổ cập cho học sinh trong độ tuổi cần phải phổ cập.
* Về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học
1.Giữ vững đơn vị xã thanh toán xong nạn mù chữ và đạt chuẩn quốc gia về
chống mù chữ cho độ tuổi 15–35.
2. Duy trì đơn vị đạt chuẩn QG XMC mức 2 phấn đấu đạt chuẩn mức 3 vào
năm 2020.
3. Điều tra, nắm chắc đối tượng chưa biết chữ độ tuổi 35 đến hết tuổi lao
động, mở lớp Xóa mù chữ thực hiện đạt chỉ tiêu Thị xã giao của năm.
4. Duy trì tỷ lệ đạt chuẩn giáo viên 1,5gv/ Lớp.
5. Bố trí đầy đủ mạng lưới trường học, đảm bảo đạt chuẩn phòng học: 1

phịng/1lớp. Hồn thành kế hoạch xây dựng một số phòng chức năng và đưa vào sử
dụng trong năm học 2017-2018
6. Rà sốt, điều chỉnh số liệu phục vụ cơng tác đưa thông tin PCGD Tiểu
học, XMC lên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
* Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở
1.Giữ vững đơn vị xã thanh toán xong nạn mù chữ và đạt chuẩn Quốc gia về
Chống mù chữ - Phổ cập giáo dục Tiểu học
2. Phấn đấu xã đạt chuẩn quốc gia PCTHCS, có từ 90% thanh thiếu niên 15
– 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS.
3. Trường Phổ thông tham mưu Lãnh đạo xã: Tổ chức hội nghị “Giảm lưu
ban, chống bỏ học”, tập trung nhiều vào việc chống bỏ học ở trường THCS.
4. Đảm bảo duy trì số học sinh lớp 9 phổ thông đến khi xét TNTHCS .
5. Vận động HS bỏ học ở các khối lớp 6,7,8,9 trở lại trường PT trong thời
gian ngắn nhất. Đối với HS lớp 7,8 bỏ học nếu q khó khăn khơng thể trở lại
trường PT thì VĐ các em ra lớp 7 và 8 PC.
6. Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu PCTHCS Thị xã giao.
7. Rà sốt, điều chỉnh số liệu phục vụ cơng tác đưa thông tin PCGD Trung
học cơ sở lên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
8. Huy động các ban ngành đồn thể tham gia cơng tác vận động học viên ra
lớp phổ cập.
3. Các giải pháp thực hiện


1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trường học, các ban
ngành đoàn thể ở địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Phổ cập giáo dục Tiểu học
và Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con, quần chúng nhân dân
tích cực học tập văn hóa, nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế gia đình.
Các tổ chức hội, đồn thể cần đẩy mạnh thi đua tuyên truyền về mục đích ý nghĩa
của cơng tác Phổ cập giáo dục.

3. Kiện tồn ban chỉ đạo các cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ PC
4. Thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục
5. Quan tâm, giúp đỡ các gia đình có đời sống kinh tế, trình độ dân trí thấp,
các hộ nghèo, đơng con khơng có điều kiện đi học,…
6. Đối với ngành giáo dục
- Thường xuyên quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời cho địa phương hồn
thành sự nghiệp, cơng tác Phổ cập giáo dục.
- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng trường lớp đạt chuẩn theo qui định; đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên.
- Trên đây là bản Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục Tiểu học phổ cập giáo dục THCS năm 2017 của xã Ninh Thượng ./.

Nơi nhận:
- Huyện ủy;
- UBND huyện;
- Phòng GD&ĐT;
- Thường trực Đảng ủy xã;
- Thường trực HĐND xã;
- Thường trực UBND xã;
- Các trường TH, THCS trên địa bàn;
- Các thành viên Ban chỉ đạo;
- Lưu: VT, BCĐ.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN



×