Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DE HSG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.72 KB, 4 trang )

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN NGA SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 LẦN 1
CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 26 tháng 10 năm 2016

Câu 1: (6,0 điểm).
Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết: “ Nhưng
điều kỳ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc khơng
gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị,
rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại…”
( Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục Việt Nam, 2015 )
a. Đoạn trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết
hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho
Người?
b. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong đoạn trích và cho biết hiệu quả
nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
c. Hãy trình bày suy nghĩ của em ( không quá 01 trang giấy thi ) về trách nhiệm của
thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Câu 2 : (6,0 điểm)
Suy nghĩ của em về hành động của cậu bé trong câu chuyện dưới đây:
Tơi đang dạo bộ trên bãi biển khi hồng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng


tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống, nhặt thứ gì lên và ném xuống. Tiến lại gần
hơn, tơi chú ý thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt vào bờ và
ném chúng trở lại với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? Tôi làm quen.
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước. Cháu phải giúp chúng- Cậu bé trả
lời.
- Cháu có thấy là mình đang mất thời gian khơng. Có hàng ngàn con sao biển như
vậy. Cháu khơng thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi.
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tơi mỉm cười trả lời:
- Cháu biết chứ. Nhưng cháu nghĩ cháu có thể làm được điều gì đó. Ít nhất là cháu đã
cứu được những con sao biển này.
( Theo Hạt giống tâm hồn- Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp Thành phố HCM)
Câu 3: ( 8,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng: Cảnh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại.
Qua hai đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích (Ngữ văn 9, tập 1), em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
-----------Hết---------------


PHỊNG GD&ĐT
NGA SƠN
§Ị chÝnh thøc

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THIKHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2016-2017

Môn thi: Ngữ văn
Đáp án gồm có 03 trang


I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo chấm kĩ để đánh gía một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức
văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần
vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý. Đặc biệt khuyến khích những bài
viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục râ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc
quá nhiều các lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì khơng cho quá nửa số điểm
của mỗi câu.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu1: ( 6 điểm) Nêu được các ý chính sau:
a. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hịa bởi ảnh hưởng của văn hóa quốc tế
( mà chủ yếu là phương Tây) với cái gốc của văn hóa dân tộc Việt Nam và tinh hoa của phương
Đơng. Đó là sự kết hợp giữa babr sắc dân tộc, đậm đà chất phương Đơng với tính hiện đại của
phương Tây. Nét đẹp của phương Đơng là tính giản dị ở hình thức, ẩn chứa chiều sâu của tâm
hồn và sự cao nhã của tinh thần. Với nhận xét của tác giả về phong cách Hồ Chí Minh, em hiểu
tác giả rất yêu thương, trân trọng, kính phục và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(1.5 điểm )
b. Hai danh từ được dùng như tính từ là Việt Nam và phương Đông ( rất Việt Nam, rất phương
Đông ). Hiệu quả của cách dùng từ này là đã khái quát hóa được nhiều tố chất tốt đẹp của cả một
đân tộc và một phần thế giới vào phong cách của một con người cụ thể. Cách dùng từ này đã gây
được ấn tượng sâu sắc và không thể nào quên cho người đọc về phong cách đặc biệt của Hồ Chí
Minh: con ngườ có tầm vóc, có vị trí quốc tế nhưng đồng thời rất tiêu biểu cho bản sắc văn hóa
quốc gia Việt Nam và khu vực phương Đơng. (1.5 điểm )
c. Học sinh có thể triển khai bài viết theo những quan điểm riêng, hưng phải đạt được các ý cơ
bản:
(3.0 điểm )
- Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đây là một cơ hội, đồng thời cũng là
một thách thức. Cơ hội được tiếp xúc và học tập những điều hay ho, đẹp đẽ, văn minh và hiện

đại của thế giới. Bên cạnh đó chúng ta rất có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Do
đó, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là phải thận trọng và nỗ
lực trong việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và văn hóa lâu đời của dân tộc trong thời kỳ hội nhaaoj và
phát triển.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc sắc về văn hóa có tính ổn định trong lịch sử lâu dài
của dân tộc. Bản sắc ấy bao gồm cả những mặt mạnh và mặt yếu. ( có dẫn chứng để minh họa )
Ví dụ: Điểm mạnh như: thơng minh, nhayjnbens với cái mói, cần cù, sáng tạo, u thương, đồn
kết. Mặt yếu: thiếu đức tính tỉ mỉ, thoải mái tùy tiện, kì thị, trong cư xử thường tỏ ra khơn vặt,
khơng coi trọng chữ tín…
- Vì vậy, trách nhiệm đầy tiên của mọi người trong thời kì hội nhập và phát triển là:
+ Cần có nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống ( lịch sử, văn
học, phong tục, tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử…)
+ Từ đó có thái độ đúng: phát huy cái mạnh, khắc phục, hạn chế cái yếu của của văn hóa dân
tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc cái mạnh, cái hay, cái đẹp của thế giới. Tránh thái độ sùng


ngoại hoặc bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Phải đồn kết cùng nhau chống lại văn
hóa lai căng, vi phạm thuần phong mĩ tục. Phải động viên nhau cùng bảo vệ giữ gìn nét đẹp văn
hóa phương Đông như hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, lễ nghĩa, trí, tín, thương người
như thể thương thân, yêu quý nét đẹp của tinh thần và chiều sâu của tâm hồn. Trách nhiệm của
chúng ta là phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, nhân ái, vị tha, luôn cố gắng học hỏi
và rèn luyện để thành một công dân tốt. Bên cạnh lối sống đạo đức gương mẫu, chúng ta cần lên
án và tuyên chiến với cái xấu, cái ác, với những hành động đi ngược với văn hóa Việt Nam…
Câu 2: ( 6 điểm)
1. Về hình thức:
(0.5 điểm )
- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luận thuyết phục, lời văn trong sáng, giàu hình ảnh biểu cảm.
- Bài viết đảm bảo bố cục ba phần.
2. Về nội dung:

Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
- Hành động giúp đỡ những con sao biển để chúng trở về với biển cả của cậu bé trong câu
chuyện tuy nhỏ nhặt, bình thường, chẳng mấy ai quan tâm nhưng lại là hành động mang nhiều ý
nghĩa:
(2.0 điểm )
+ Góp phần bảo vệ thiên nhiên, mơi trường tự nhiên
+ Thể hiện nét đẹp nhân cách của con người: không thờ ơ, lạnh lùng vô cảm trước sự vật, sự
việc, hiện tượng diễn ra xung quanh mình, đồng thời biết chia sẻ, giúp đỡ vật hoặc người khi gặp
hoạn nạn khó khăn.
- Hành động của cậu bé trong câu chuyện cho ta bài học sâu sắc, thấm thía về những kĩ năng
sống cần có ở mỗi con người:
(2.0 điểm )
+ Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.
+ Có thói quen làm những việc tốt, những việc có ích dù đó là những cơng việc làm nhỏ nhặt (
chia sẻ ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt trong cơn bão số 7 vừa qua...)
- Phê phán những hành động thiếu trách nhiệm với thiên nhiên và môi trường sống cũng như lối
sống thờ ơ, vô cảm trước sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh mình ( HS có thể liên hệ từ vụ
xả thải ra mơi trường của tập đồn Formosa...)
(1.0 điểm )
- Liên hệ với bản thân mình.
(0.5 điểm )
Câu 3 ( 8 điểm )

* Yêu cầu về kĩ năng:
( 0.5 điểm)
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành
văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, khơng mắc lỗi diễn đạt, dùng từ.
* Yêu cầu về thức: ( 7.5 điểm)
Bài văn cần đảm bảo một số ý chính sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận, tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến. ( 0.5 điểm)
2. Giải thích:
( 1.0 điểm)
- Sự vận động của thiên nhiên và tâm trạng con người là sự thay đổi, biến chuyển theo khơng
gian, thời gian, hồn cảnh.
- Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trong sự vận động theo
thời gian, không gian và tâm trạng nhân vật.
3. Chứng minh:
a. Cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại ( 2.5 điểm)
* Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân:
( 1.0 điểm )
- Buổi sáng xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống; bút pháp chấm phá, ngôn ngữ
giàu chất tạo hình…


- Chiều xuân cũng là lúc lễ hội tan cảnh có sự thay đổi theo thời gian (chiều tà) và tâm trạng con
người (bâng khuâng buồn) nên cảnh thiên nhiên mùa xuân khi về chiều vẫn mang cái thanh, cái
dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, lặng dần, vắng dẫn; cảnh được cảm nhận qua
tâm trạng con người; sử dụng các từ láy giàu sức gợi…
* Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
( 1.5 điểm )
- Sáu câu đầu, thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của một kẻ cô đơn, cô độc nên cảnh vật
hoang vắng, mênh mơng, rợn ngợp…hình ảnh ước lệ, từ ngữ gợi hình, gợi cảm…
- Vẫn thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích, nhưng tám câu cuối ta thấy có sự vận động theo dòng tâm
trạng Thúy Kiều. Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du đã thể hiện sinh động, bức tranh thiên nhiên
với những cảnh vật cụ thể từ xa đến gần, âm thanh từ tĩnh đến động, màu sắc từ nhạt đến đậm…
Hình ảnh ẩn dụ, ước lệ, từ láy gợi tả, gợi cảm…
b. Tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du cũng luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại.
( 3.0 điểm)
* Trong Cảnh ngày xuân: Tâm trạng của nhân vật có sự biến đổi theo thời gian và khơng gian

ngày xuân:
( 1.0 điểm )
- Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xn đơng vui lịng người cũng nô nức, tươi vui,
hào hứng, tha thiết yêu cuộc sống…
- Lễ hội tan, tâm trạng con người cũng thay đổi: bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui đang
còn mà dự cảm về một điều sắp xảy ra đã xuất hiện
* Trong Kiều ở lầu Ngưng Bích tâm trạng cũng có sự biến đổi rõ rệt: ( 2.0 điểm )
- Trước hết là tâm trạng cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng.
- Sau đó là day dứt, dày vị, đau đớn khi tưởng nhớ về Kim Trọng; xót thương, lo lắng khi nghĩ
đến cha mẹ
- Cuối cùng là đau đớn, tuyệt vọng, bơ vơ, lo sợ, hãi hùng khi đối diện với cuộc đời đen tối,
tương lai mờ mịt của chính mình.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình; hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm; các ẩn dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ…
4. Đánh giá, tổng hợp, nâng cao:
( 0.5 điểm)
- Khái quát và khẳng định tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lịng nhân đạo của Nguyễn Du trong
Truyện Kiều; giá trị và sức sống lâu bền của tác phẩm…
……………Hết…………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×