Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tìm hiểu và phân tích 3 cấp độ văn hoá của google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.73 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Khoa Quản trị kinh doanh

NHĨM 5

ĐỀ TÀI
Tìm hiểu và phân tích 3 cấp độ văn hoá của Google
Giảng viên hướng dẫn:

TS. Đặng Thị Hương

Lớp học phần:

BSA4018 7

Thành viên:

Lã Thuỳ Linh
Lương Thuỳ Minh
Vũ Thị Kiều Vy
Đào Đức Lâm
Nguyễn Minh Tú
Hà Thuỷ Tiên

Hà Nội, tháng 11 năm 2021
0


MỤC LỤC
1. Giới thiệu về Google...............................................................2


1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................2

1.2. Văn hóa Google nói chung...............................................3
2. Tìm hiểu về văn hố Google theo mơ hình Edgar Shein......5
2.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình............................5
2.2. Những giá trị niềm tin được tuyên bố..............................7
2.3. Những giá trị mang tính vô thức....................................10
3. Kết luận.................................................................................12

1


1. Giới thiệu về Google
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thời đại công nghệ số
đang dần trở nên phổ biến, Google chắc hẳn khơng cịn là cái tên xa lạ với người
dân tồn cầu, một cơng cụ tìm kiếm thơng tin vơ cùng hữu ích và được coi là
một “huyền thoại công nghệ” trên thế giới. 
Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, chuyên về các
dịch vụ và sản phẩm liên quan đến internet bao gồm: công nghệ quảng cáo trực
tuyến, điện tốn đám mây, cơng cụ tìm kiếm, phần cứng và phần mềm. Doanh
nghiệp nằm trong những công ty công nghệ “Big Four” có giá trị nhất thế giới
cùng với: Apple, Facebook, Amazon.
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của
GG:
 Google đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên vào năm 1995 với cái tên là “BackRub”
được tạo nên bởi hai sinh viên ngành Khoa học Máy tính của Đại học Stanford
là Larry Page và Sergey Brin,
 Cái tên BackRub chưa kéo dài được bao lâu thì Sergey Brin và Larry Page đã
quyết định đổi thành “googol”- ám chỉ thuật tốn có số 1 đầu tiên với 1 trăm

số 0 sau đó (10 mũ 100), cũng là số lượng dữ liệu mà họ muốn đạt được, và
với cách chơi chữ của riêng mình Page và Brin đã chọn một cái tên quen thuộc
và dễ đọc hơn cho cơng cụ tìm kiếm mới ra đời của họ – Google.

 Andy Bechtolsheim – là người đồng sáng lập của Sun Microsystems – người
này đã viết một tấm séc với mệnh giá 100.000 đô la Mỹ và gửi đến Google
Inc. Đây chính là bước ngoặt trong lịch sử Google, cơng ty đã phát triển đi lên,
chính thức hợp nhất và đi vào hoạt động vào năm 1998. Kỷ nguyên mang tên
lịch sử Google đã được bắt đầu từ đây.
 Năm 2001, ra mắt cơng cụ tìm kiếm bằng hình ảnh. Năm 2003: Google cho
ra mắt Google Adsense. Ngày 1/4/2004, Gmail được ra mắt công chúng với
1GB dung lượng lưu trữ và khả năng tìm kiếm nâng cao, khắc phục được các
hạn chế thường thấy trên sản phẩm thư điện tử của các hãng cạnh tranh phổ
biến thời bấy giờ. Ngày 19/8 cùng năm, Google mở bán cổ phiếu mang lại
nguồn doanh thu khủng. Tiếp theo đó là hàng loạt các dịch vụ khác được ra
đời như GG Maps, Youtube, GG Chrome… đã ngày càng khẳng định được
vị thế Google.
2


Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Google đã trở thành một
phần không thể thiếu với người dùng Internet. Cùng với sự phát triển và sáng
tạo của mình, chắc hẳn Google sẽ cịn tiếp tục vươn lên những tầm cao mới
trong tương lai để không những là “gã khổng lồ” mà sẽ trở thành một vị vua
thực sự trong làng cơng nghệ thế giới.
1.2. Văn hóa Google nói chung
Nhắc đến văn hóa doanh nghiệp, người ta nghĩ ngay đến Google với nền văn
hóa vơ cùng khác biệt, và nhân viên của Google khiến những người khác không
khỏi ghen tị với những đặc quyền không thể so sánh được. Google cũng là công ty
luôn đứng trong danh sách top các công ty tốt nhất để làm việc của Fortune và

nằm trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất của trên thế giới.
Văn hóa doanh nghiệp của Google đã trở thành huyền thoại, biểu tượng
thành công của các công ty internet. Tuy là một trong những công ty lớn và thành
công nhất trên thế giới, GG vẫn duy trì nét văn hóa kiểu các cơng ty nhỏ và đã trở
Thành Một Xu Thế Mới Trong Văn Hóa Doanh Nghiệp.
Điều gì đã khiến cho văn hố GG lớn mạnh như vậy? Xin mời cơ và các bạn
cùng nhóm 5 tìm hiểu kĩ hơn về văn hố của GG theo mơ hình Edgar Shein.
2. Tìm hiểu về văn hố Google theo mơ hình Edgar Shein
2.1. Những q trình và cấu trúc hữu hình

 Logo
Các cơng ty mang tính tồn cầu có một thiết kế logo kinh doanh độc đáo và đáng
nhớ. Trong thực tế, nhiều trong số các Logo đã trở thành một phần của những kỷ
niệm và văn hóa của chúng ta. Logo của Google là một trong những biểu tượng
được công nhận là được nhiều người biết đến nhất. Đơn giản là do Google là một
cơng cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Giống như nhiều biểu tượng nổi tiếng khác,
phía sau biểu tượng nổi tiếng này là cả một câu chuyện.
Mới nhìn vào logo google, ta có cảm giác đây là một logo được thiết kế một cách đơn

giản với tên công ty với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, ít người trong chúng
ta biết rằng logo này đã có rất nhiều thay đổi. Trong suốt q trình hoạt động của
mình, google đã trải qua ít nhất 7 lần thay đổi logo.
Sự thay đổi liên tục này cho thấy được rằng GG đang từng ngày cố gắng thay đổi
để sao cho phù hợp với sự phát triển của thế giới, với thị hiếu của người tiêu dùng.
Tuy có nhiều phiên bản khác nhau nhưng logo google vẫn dựa trên nền tảng là tên
của doanh nghiệp với dãy màu xanh da trời – đỏ – vàng – xanh da trời – xanh lá
3


cây – đỏ. Điều này mang đến thông điệp rằng GG có thể thay đổi để đáp ứng nhu

cầu của khách hàng nhưng vẫn sẽ giữ lại những bản sắc cốt lõi của mình.

 Slogan
Google ln có một phương châm hoạt động được gói gọn trong cụm từ “Don’t be
evil” – Đừng biến thành quỷ dữ. Có thể hiểu đó là đừng trở thành kẻ xấu xa, hay
đừng làm những việc xấu.“Don’t be evil” đã trở thành một phần trong quy tắc ứng
xử được ban hành trong nội bộ của Google kể từ năm 2000. Cụm từ “Don’t be evil”
đã được in sâu vào trong tâm trí của mọi nhân viên Google, thậm chí cịn được đặt
làm mật mã WiFi trên xe bus đưa đón nhân viên.
Cho đến khi tái cơ cấu vào năm 2015, công ty mẹ Alphabet đã thay đổi phương
châm hoạt động thành “Do the right thing” – Làm điều đúng đắn. Và tháng
05/2018, GG đã loại bỏ toàn bộ cụm từ “Don’t be evil”. Thay vào đó, Google chỉ
nhấn mạnh rằng sẽ tơn trọng đạo đức kinh doanh, làm tất cả để có thể tuyển dụng
những người giỏi nhất, xây dựng những sản phẩm tuyệt vời nhất và thu hút người
dùng trung thành.

 Kiến trúc nội ngoại thất, cơ sở vật chất
Những người đứng đầu google cho rằng khi đã được chu cấp đầy đủ, nhân viên của
họ sẽ khơng bị vướng bận những chuyện ngồi lề, và có thể tồn tâm tồn ý cho
cơng việc. Larry và sergey muốn tạo nên một môi trường vui nhộn và cung cấp rất
nhiều dịch vụ miễn phí cho nhân viên.

Tồ nhà Googleplex, trụ sở chính của Google, có bề ngồi trơng như một qn cà
phê với bàn ghế đầy đủ màu sắc được bày trong tòa nhà.
Cách trang trí có phần trẻ trung, năng động, trái ngược với phong cách nghiêm
nghị, sang trọng như ở văn phòng của Microsoft. Điều này tạo tâm lý thoải mái và
tự do nhất để các nhân viên có thể đưa ra ý tưởng sáng tạo mới.
Bên trong trụ sở làm việc của Google có 1 phịng tập thể dục với các trang thiết bị
hiện đại, mở cửa suốt 24h cho nhân viên có những phút vận động cơ thể. Với
những ai theo đạo, Google bố trí hẳn 1 phịng cầu nguyện để họ có thể làm lễ vào

thời điểm nào đó trong ngày. Bên cạnh đó, Google cịn bố trí phịng để các bác sĩ
khám bệnh cho nhân viên nếu họ cảm thấy mệt mỏi. Thậm chí, có cả salon tóc để
chị em phụ nữ làm đẹp khi cần.
Và Google còn trang bị vô số những tiện nghi khác cho nhân viên như leo núi trong
nhà, sân bóng đá, bàn đánh bi-a, bóng rổ, phịng máy chơi game, studio làm nhạc.
4


Có một câu chuyện thú vị được Steve Yegge chia sẻ: một ngày, Yegge cẩm thấy ganh tị
với chiếc đàn piano mà bạn của anh đang sở hữu, nên đã gửi email lên ban lãnh đạo để
hỏi xem liệu anh có được sở hữu một chiếc đàn guitar hay khơng. Ban lãnh đạo trả lời
rằng đây là một ý kiến khá thú vị và sẽ xem xét. Một tháng trôi qua, Yegge bắt đầu thấy
thất vọng vì khơng thấy có động thái nào từ ban lãnh đạo Google, tuy nhiên anh vẫn kiên
trì gửi 1 email khác lên ban lãnh đạo với hy vọng sẽ có sự biến chuyển. Ngay lập tức, anh
nhận được email phản hồi: “Xin lỗi, tôi đã khơng nói với anh. Chúng tơi đã gửi u cầu
này lên ban Giám đốc và chúng tôi đã quyết định sẽ xây dựng một studio nhạc”

Salon mát-xa ngay bên trong trụ sở Google, với 3 đến 4 nhà trị liệu mát-xa đã
được cấp phép. Các nhân viên có thể được mát-xa thư giãn trong suốt cả giờ đồng
hồ mà không phải trả bất cứ khoản tiền nào. Với những ai theo đạo, Google bố trí
hẳn 1 phịng cầu nguyện để họ có thể làm lễ vào thời điểm nào đó trong ngày.
Ẩm thực và ăn uống được xem là 1 nét văn hố đại diện cho hình ảnh văn phịng
Google. Tại văn phịng làm việc của Google có đến 3 quán ăn tự phục vụ, tối
thiểu 6 đến 8 khu vực với đầy đủ đồ ăn nhẹ miễn phí, 2 nhân viên pha chế cafe và
đồ uống luôn sẵn sàng phục vụ, một gian đồ ăn tráng miệng theo phong cách những
năm 1950, hàng chục tủ lạnh với đồ uống miễn phí,…Cuối buổi làm việc thứ 6
hàng tuần, một bàn dài với đầy đủ thức ăn, bia, rượu luôn sẵn sàng để các nhân
viên liên hoan, kết thúc tuần làm việc căng thẳng. Ngoài ra, khu vực ẩm thực cịn
cung cấp đồ ăn chay cho những nhân viên khơng ăn thịt.
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp của Google thể hiện qua các giá trị hữu hình như:

nội thất, trang bị văn phòng, xây dựng khu vui chơi hiện đại, với các thiết kế độc
đáo,… Tất cả những điều đó khiến Google nằm trong top 10 đãi ngộ khủng cho
nhân viên, tạo nên nét văn hoá đặc sắc cho Google.

2.2. Những giá trị niềm tin được tuyên bố.
Bao gồm: chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý
kinh doanh,.. được công bố để mọi thành viên của doanh nghiệp nỗ lực thực hiện.
 Sứ mệnh: Sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thơng tin trở nên có ích
và có thể truy cập được trên khắp toàn cầu  giúp mọi người dễ dàng khám
phá vô vàn các loại thông tin từ nhiều nguồn. 
Một số thông tin chỉ đơn thuần là dữ kiện, chẳng hạn như chiều cao của tháp
Eiffel. Đối với những chủ đề phức tạp hơn, Google là một công cụ để khám
phá nhiều góc nhìn, từ đó giúp bạn hình thành nhận thức về thế giới quan của
riêng mình.
5


 Tầm nhìn: Google cung cấp quyền truy cập vào thông tin của thế giới chỉ
bằng một cú nhấp chuột.
 Mục tiêu: 
 Cung cấp thơng tin sẵn có đáng tin cậy và phù hợp nhất
 Tối đa hóa khả năng tiếp cận thơng tin
 Trình bày thơng tin theo cách hữu ích nhất
 Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
 Giúp mọi người, các nhà xuất bản và các doanh nghiệp ở mọi quy mô
thành công trong môi trường Internet và dễ dàng được người dùng khác
tìm thấy.

 Triết lý kinh doanh : Triết lý kinh doanh của Google rất đơn giản đó là tập
trung tất cả cho nhân viên. Triết lý này mặc dù ai cũng biết nhưng để ứng

dụng được thì khơng phải dễ dàng.
 Tự do đưa ra ý tưởng
 Khu relax trong văn phòng của Google là nơi nhân viên được khuyến khích
gặp gỡ và trao đổi ý kiến, chia sẻ quan điểm với nhau về cơng việc cũng như
về cuộc sống vì Google khơng cho rằng đây là những hành động tán dóc vơ
bổ, lãng phí thời gian ngược lại cơng ty cho rằng việc chia sẻ quan điểm giữa
các nhân viên với nhau là một mấu chốt quan trọng trong hoạch định.
 Công ty cịn có cả một cuộc họp mang tên TGIF (thanks god is Friday) vào
mỗi cuối thứ sáu để người đứng đầu hệ thống có thể tự do trao đổi với nhân
viên về các vấn đề xảy ra trong tuần và nhân viên được khuyến khích phát
biểu hoặc trao đổi bất cứ điều gì.
 Tập trung vào nhân viên thay vì ban lãnh đạo.
 Ở Google phát triển rất nhiều công cụ, dự án, các tổ chức hoạt động nhằm
trưng cầu ý kiến của nhân viên trong bất kì một vấn đề gì, tồn bộ nhân viên
được quyền đưa ra những câu hỏi mà bản thân cảm thấy hay và thú vị. Như
vậy khi sự kiện hay cuộc họp diễn ra, nội dung đó sẽ được đóng góp bởi tập
thể.
 Google cũng thường xuyên phỏng vấn và đánh giá nhân viên quản lý của
mình. Những nhà quản lý tốt sẽ trở thành hình mẫu cho những nhà quản lý
khác và được chọn là người truyền dạy phong cách quản lý cho những năm
tiếp theo. Ngược lại những quản lý nhận nhiều lời phàn nàn nhất sẽ được
6


tham gia khóa huấn luyên tăng cường năng lực chuyên mơn và được nhân
viên đánh giá có tiến bộ hơn. Thay vì đầu tư vào lãnh đạo Google lại cực kì
quan tâm đến ý kiến của nhân viên mình và điều này khiến cho họ cảm thấy
thoải mái hơn để cống hiến năng lực của mình vào cơng việc.

 Cơng ty của nhân viên

Google tổ chức một cuộc điều tra quy mơ tồn cơng ty mang tên
Googlegeist, trong đó nhân viên được trưng cầu ý kiến về rất nhiều vấn đề.
Sau đó, cơng ty đã tuyển hẳn một đội ngủ tình nguyện viên để tham gia giải
quyết những vấn đề nan giải nhất.
Với một văn hóa tự do như thế thì làm thế nào Google có thể kiểm sốt
cơng việc của nhân viên mình? Làm thế nào để họ được tự do tư duy sáng
tạo nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ phát triển chung của công ty? 
=> Google giải quyết bài tốn này bằng cách họ khơng quản lý nhân viên
theo thời gian mà quản lý theo chất lượng đầu ra công việc. Mỗi nhân viên sẽ
tự ý thức được mục tiêu của bản thân là gì để hồn thành được mục tiêu
chung cho tập thể và mỗi quý sẽ có đánh giá hiệu quả cơng việc theo mục
tiêu của công ty đặt ra và tương tự là các thành viên cũng tự mình xem xét
lại.
  Quy tắc, quy định của Google ( đọc slide)
(NOTE: Đến quy định về nghỉ thai sản thì đọc phần dưới đây)
Cũng giống như bất kỳ cơng ty lớn nào khác, Google có một bộ phận nhân sự (HR) khổng
lồ nhưng họ gọi nó là bộ phận “Vận hành con người”. Vận hành Con người là nơi khoa
học thuần túy và nhân sự giao nhau, và đó là yếu tố giúp Google trở thành một trong
những cơng ty có hiệu suất lao động cao nhất.
Trong khi hầu hết các bộ phận nhân sự đều mang tính phản ứng, thì bộ phận Vận hành
con người của Google sử dụng phương pháp chủ động.
Bộ phận Vận hành con người của Google, giống như tất cả các bộ phận khác, hoạt động
dựa trên các kết quả nghiên cứu và dữ liệu thực tế.
Ví dụ, một vài năm trước, Google nhận thấy rằng họ có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao đối
với phụ nữ. Trong khi cố gắng giảm tỷ lệ này, nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ này chỉ liên

7


quan đến các bà mẹ mới sinh. Nên Google cho phép họ nghỉ 18 tuần thai sản được trả

lương như là giải pháp cho vấn đề này.

2.3. Những giá trị mang tính vơ thức.
* Giá trị cốt lõi
1. Tập trung vào người dùng và tất cả những thứ khác sẽ theo sau.
Ngay từ đầu, GG tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất có
thể. Cho dù đang thiết kế một trình duyệt Internet mới hay một chỉnh sửa mới cho
giao diện của trang chủ, thì ln rất cẩn thận để đảm bảo rằng cuối cùng chúng sẽ
phục vụ mọi người, thay vì mục tiêu nội bộ.
2. Tốt nhất nên làm một việc thực sự, thực sự tốt.
GG biết mình làm tốt điều gì và làm cách nào để có thể làm tốt hơn. Thơng qua
việc tiếp tục lặp lại giải quyết các vấn đề khó khăn, GG đã có thể giải quyết các
vấn đề phức tạp và cung cấp các cải tiến liên tục cho một dịch vụ giúp việc tìm
kiếm thơng tin trở thành trải nghiệm liền mạch và nhanh chóng cho hàng triệu
người.
3. Nhanh là tốt hơn chậm.
GG có thể là DN duy nhất trên thế giới có thể nói rằng mục tiêu của họ là khiến
mọi người rời khỏi trang web càng nhanh càng tốt. GG biết thời gian của người
dùng là có giá trị, vì vậy khi đang tìm kiếm câu trả lời trên web, họ muốn có nó
ngay lập tức – và GG rất mong muốn làm hài lòng.

4. Dân chủ trên web hoạt động
GG đánh giá tầm quan trọng của mọi trang web bằng cách sử dụng hơn 200 tín
hiệu và nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả thuật tốn PageRank - phân tích
trang web đã được các trang khác “bình chọn” là nguồn thơng tin tốt nhất trên tồn
bộ web.

5. Bạn khơng cần phải có mặt tại bàn làm việc để cần câu trả lời.
Thế giới ngày càng di động: mọi người muốn truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi,
bất cứ khi nào họ cần. GG đi tiên phong trong các công nghệ mới và cung cấp các

8


giải pháp mới cho các dịch vụ di động giúp mọi người trên toàn cầu thực hiện bất
kỳ tác vụ nào trên điện thoại.
6. Có thể kiếm tiền mà khơng cần làm điều ác.
GG không cho phép hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả của mình trừ khi
chúng có liên quan ở nơi được hiển thị. GG tin chắc rằng quảng cáo có thể cung
cấp thơng tin hữu ích nếu và chỉ khi, chúng có liên quan đến những gì bạn muốn.
Quảng cáo có thể hiệu quả mà khơng cần hào nhống. GG khơng chấp nhận quảng
cáo bật lên gây cản trở khả năng xem nội dung người dùng đã yêu cầu.
GG không bao giờ thao túng thứ hạng để đưa đối tác lên cao hơn trong kết quả tìm
kiếm và khơng ai có thể mua PageRank tốt hơn.

7. Ln có nhiều thơng tin hơn ngồi kia.
Các nhà nghiên cứu của GG tiếp tục tìm cách đưa tất cả thơng tin của thế giới đến
những người đang tìm kiếm câu trả lời.

8. Nhu cầu thông tin vượt qua mọi biên giới.
Sử dụng các công cụ dịch của GG, mọi người có thể khám phá nội dung được viết
ở bên kia thế giới bằng những ngôn ngữ mà họ khơng nói được, tạo điều kiện tiếp
cận thơng tin cho tồn thế giới và bằng mọi ngơn ngữ.

9. Bạn có thể nghiêm túc nếu khơng có bộ vest.
GG đặt niềm tin vào đội ngũ nhân viên của mình - những người năng động, đầy
nhiệt huyết đến từ nhiều nền tảng khác nhau với những cách tiếp cận sáng tạo trong
công việc, giải trí và cuộc sống. Bầu khơng khí của GG có thể bình thường, nhưng
khi những ý tưởng mới xuất hiện trong một quán cà phê, tại một cuộc họp nhóm
hoặc tại phịng tập thể dục, chúng được trao đổi, thử nghiệm và đưa vào thực tế với
tốc độ chóng mặt – và có thể là bệ phóng cho một dự án mới để sử dụng trên toàn

thế giới.
10.Tuyệt vời thôi chưa đủ.
GG xem việc trở nên tuyệt vời ở một thứ gì đó là điểm khởi đầu, khơng phải điểm
cuối. GG đặt ra cho mình những mục tiêu mà họ biết rằng chưa thể đạt được, bởi vì
khi nỗ lực để đạt được mục tiêu thì sẽ có thể tiến xa hơn những gì mong đợi. Thơng
9


qua sự đổi mới và lặp đi lặp lại, GG mong muốn tiếp nhận những thứ hoạt động tốt
và cải thiện chúng theo những cách bất ngờ.

3. Kết luận
- Từ những phân tích của 3 cấp độ văn hóa của GG nhóm 5 nhận định rằng văn
hóa của GG thuộc mơ hình văn hóa gia đình bởi lẽ:
+ Đặc tính: Lãnh đạo và nhân viên các cấp luôn phối hợp với nhau để cố gắng
đạt được mục tiêu đã đề ra mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng.
+ Tổ chức lãnh đạo: Người quản lí ln ủng hộ, chỉ bảo, bồi dưỡng về chuyên
môn cũng như đời sống tinh thần cho nhân viên.
+ Quản lí nhân viên: Dựa trên sự nhất trí và làm việc theo nhóm. Nhân viên
ln được bày tỏ bất cứ quan điểm gì về vấn đề cần giải quyết và được khuyến
khích gặp gỡ trao đổi với nhau về công việc cũng như về cuộc sống.
+ Chất keo kết dính : Những giá trị và lợi ích tuyệt vời mà GG mang lại khiến
nhân viên muốn gắn bó, trung thành.
+ Chiến lược nhấn mạnh: GG tập trung tất cả cho nhân viên chăm lo quan tâm
đến từng bữa ăn, giải trí, làm đẹp,... sao cho nhân viên có thể thoải mái ngay khi
ở nơi làm việc. Từ đó hiệu quả, năng suất cơng việc cũng sẽ tốt hơn.
+ Tiêu chí thành cơng: Phát triển nguồn nhân lực, quan tâm lẫn nhau, tối ưu sự
tham gia của nhân lực.
- Google là một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh
+ Triết lí kinh doanh rõ ràng: tập trung vào nhân viên thay vì ban lãnh đạo.

+ Sử dụng nhiều thời gian cho hoạt động giao tiếp để phục vụ quản lý: cuộc
họp mang tên TGIF (thanks god is Friday) vào mỗi cuối thứ sáu để người đứng
đầu hệ thống có thể tự do trao đổi với nhân viên về các vấn đề xảy ra trong
tuần..
+ Đặc điểm: Logo có nhiều phiên bản khác nhau nhưng logo google vẫn dựa
trên nền tảng là tên GG với dãy màu xanh da trời – đỏ – vàng – xanh da trời –
xanh lá cây – đỏ. Đó chính là thơng điệp rằng google có thể thay đổi để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn sẽ giữ lại những bản sắc cốt lõi của mình.
+ Sự lựa chọn cẩn thận các thành viên mới
10


+ Các giá trị cốt lõi đã ăn sâu bám rễ
=> Đánh giá: Google đã có tầm nhìn và những mục tiêu rõ ràng bao rộng tồn cầu
với mục đích vì lợi ích của khách hàng và tham vọng hướng đến người dùng
internet trên toàn thế giới “cung cấp quyền truy cập vào thông tin của thế giới chỉ
bằng một cú nhấp chuột”. Bản sắc văn hóa của Google cũng đã tạo nên sự khác biệt
với các doanh nghiệp khác với những ưu đãi đặc biệt dành cho nhân viên tạo nên
sự thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo. Những bản sắc văn hóa ấy đã khẳng định
sự phát triển lâu dài của Google nói riêng và tồn thể nhân viên nói chung.

 

11



×