Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giao an hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.93 KB, 14 trang )

NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
Trả lời:
- Đối tượng nghiên cứu di truyền học là ghiên cứu bản chất và tính qui luật của hiện tượng di truyền.
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế di truyền, tính qui luật của hiện tượng biến
dị và di truyền để giải thích tại sao con cái sinh ra giống với bố mẹ, tổ tiên trên những nét lớn,
nhưng lại khác bố mẹ, tổ tiên ở hàng loạt các đặc điểm khác.
- Ý nghĩa thực tiễn: Biến dị và di truyền là cơ sở của chọn giống, sử dụng để phát hiện các nguyên
nhân, cơ chế của bệnh , tật di truyền để đề xuất các lời khuyên phù hợp trong tư vấn Di truyền học
và đặc biệt có tầm quan trọng trong cơng nghệ sinh học hiện đại.
Câu 2: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai mà Menđen nêu ra là gì?
Trả lời: Gồm vấn đề cơ bản sau:
- Tạo dịng thuần chủng.
- Lai và phân tích kết quả lai trên từng cặp tính trạng riêng rẽ để phát hiện ra tính qui luật của mỗi
tính trạng rồi phân tích tổng hợp sự di truyền của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi
đưa vào lai.
- Sử dụng toán thống kê để xử lý, tính tốn các số liệu trên cơ sở đó nhanh chóng đề xuất các qui luật
di truyền.
Câu 3: Đậu Hà lan có những thuận lợi gì mà được Menđen chọn làm đối tượng để nghiên cứu di
truyền?
Trả lời: Đậu Hà lan có 3 thuận lợi trog nghiên cứu di truyền:
- Cây ngắn ngày.
- Có nhiều tính trạng đối lập và đơn gen.
- Có khả năng tự thụ phấn nhờ đó mà tránh được tạp giao trong lai giống.
Câu 4: Giả thuyết giao tử thuần khiết và nhân tố di truyền trong quan niệm của Menđen đã được sinh
học hiện đại xác nhận như thế nào?
Trả lời:
- Giả thuyết về giao tử thuần khiết của Menđen đã được sinh học hiện đại xác nhận qua cơ chế giảm
phân tạo giao tử.
- Nhân tố di truyền theo quan niệm của Menđen chính là gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thành cặp


tương ứng.
Câu 5: Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời: Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái kiểu hình khác nhau thuộc cùng một tính trạng biểu
hiện trái ngược, đối lập nhau.
Câu 6: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để tim kiếm các qui luật
di truyền?
Trả lời: Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản lai với nhau để phát hiện ra qui luật tính trội ở F 1
và phát hiện ra qui luật phân tính ở F2.
Câu 7: Dịng thuần chủng là gì?
Trả lời: Dịng thuần là dịng đồng hợp tử về kiểu gen và đồng nhất về một loại kiểu hình.
Tuy nhiên trong chọn giống, khi đề cập tới dòng thuần , người ta chỉ đề cập tới một hay một số
tính trạng được các nhà chọn giống quan tâm có liên quan tới năng suất, phẩm chất và khả năng thích
nghi.


Câu 8: Muốn xác định kiểu gen của các thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người
ta làm thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Muốn xác định kiểu gen của một cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử,
người ta lấy cơ thể mang tính trạng trội đó cho lai với cơ thể mang tính trạng lặn.
Nếu đời con chỉ biểu hiện là tính trạng trội thì cơ thể mang tính trạng trội đó có kiểu gen là đồng
hợp tử. Nếu đời con có cả tính trạng trội và tính trạng lặn thì cơ thể mang tính trạng trội đó là dị hợp tử.
Ví dụ: HS tự lấy ví dụ.
Câu 9: Thế nào là KH, TT trội, TT lặn, KG, Thể đồng hợp, thể dị hợp?
- Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. VD : Thân cao, thân thấp,…
- Tính trạng trội : Là tính trạng biểu hiện ở F1.
- Tính trạng lặn : là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gien trong tế bào của cơ thể. VD : AA, Aa,…
- Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Thể dị hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.

Câu 12: Phát biểu vắn tắt nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen khi lai hai hay nhiều cặp tính
trạng.
Trả lời: Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di
truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại. Và tỉ lệ kiểu
hình của F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp tành nó.
Câu 13: Dựa vào căn cứ nào để cho rằng tính trạng màu sắc và hình dạng hạt của đậu Hà lan trong
thí nghiệm của Menđen là di truyền độc lập?
Trả lời: Ở F2 , tỉ lệ kiểu hình chung của hai tính trạng là:
9 trơn, vàng : 3 trơn, xanh : 3 nhăn, vàng : 1 nhăn, xanh.
Đó là kết quả của sự tổ hợp tỉ lệ kiểu hình của hai tính trạng:
( 3 trơn : 1 nhăn) với ( 3 vàng : 1 xanh ).
Câu 14: Trên cơ sở sự di truyền độc lập của hai tính trạng trong thí nghiệm của Menđen, hãy cho biết
cơng thức chung về tỉ lệ kiểu hình cho sự di truyền của n cặp tính trạng di truyền độc lập?
Trả lời:
Tỉ lệ chung về tỉ lệ kiểu hình của n cặp tính trạng là ( 3 : 1 )n
Câu 15: Thế nào là biến dị tổ hợp? Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Giải
thích?
Trả lời:
- Sự phân li các cặp tính trạng dẫn đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình
khác P là biến dị tổ hợp.
- Giải thích: trong q trình giảm phân đã xẩy ra sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các nhiễm
sắc thể, của các cặp gen tương ứng từ đó tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.
- Các loại giao tử này được tổ hợp lại trong thụ tinh đã tạo nên nhiều loại hợp tử khác nhau về nguồn
gốc NST, nguồn gốc của các alen dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng hay tạo nên các kiểu hình mới
ở thế hệ con.
Câu 16: Menđen đã giải thích sự di truyền độc lập khi lai hai cặp tính trạng như thế nào?
Trả lời:
Để giải thích kết quả thí nghiệm, Menđen cũng cho rằng mỗi tính trạng được xác định bởi
một cặp nhân tố di truyền. Với thí nghiệm trên ơng ký hiệu:
- Hạt vàng được xác định bởi nhân tố di truyền A.

- Hạt xanh được xác định bởi nhân tố di truyền a.
- Vỏ trơn được xác định bởi nhân tố di truyền B.
- Vỏ nhăn được xác định bởi nhân tố di truyền b.
Vì vậy, F1: cây hạt vàng, vỏ trơn có kiểu gen là AaBb. Cây này khi giảm phân tạo ra 4 loại giao tử có tỉ
lệ bằng nhau: AB: Ab: aB: ab, vì vậy khi tổ hợp thành hợp tử ở đời lai F2 tạo ra 16 tổ hợp di truyền,


phân hóa thành 9 kiểu di truyền có tỉ lệ 1 AABB:2 AABb: 1Aabb: 2 AaBB :4AaBb : 2 Aabb : 1 aaBB :
1 aabb.
Tỉ lệ 9 kiểu di truyền nói trên là kết quả của sự tổ hợp tự do và ngẫu nhiên của tỉ lệ kiểu di truyền ở
hai cặp tính trạng khi lai F 1 với nhau: ( 1 AA : 2 Aa : 1 aa ) ( 1 BB : 2 Bb : 1 bb ). Trên cơ sở 9 kiểu di
truyền đã tạo ra 4 kiểu hình ở F2 với tỉ lệ : 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn. Đây là
kết quả của sự tổ hợp hai tỉ lệ kiểu hình ( 3 hạt vàng : 1 hạt xanh ) với ( 3 vỏ trơn : 1 vỏ nhăn ). Chứng
tỏ hai tính trạng này di truyền độc lập không phụ thuộc vào nhau
Câu 17: Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ cho hiện tượng di truyền độc lập về hai cặp tính trạng của
Menđen như thế nào?
Trả lời:
- Sinh học hiện đại đã nhận thấy rằng nhân tố di truyền mà Menđen đã nhắc đến trong các thí nghiệm
của mình đó chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên một cặp NST tương đồng.
- Vì vậy để chứng minh cho nhận thức đúng đắn của Menđen, sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân
tố di truyền lên mỗi cặp NST để thấy được sự phân li và tổ hợp các NST gắn liền với sự phân li và
tổ hợp của các nhân tố di truyền.
- Bản chất của sự di truyền độc lập chính là do sự phân li, tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền
trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.
Câu 18: Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho qui luật phân li độc lập của Menđen.
Trả lời:
Các điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li độc lập của Menđen:
- P thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng.
- Trội phải lấn át hoàn toàn lặn.
- Các laoị giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống ngang nhau.

- Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau giữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau.
- Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.
- Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai.
- Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập với
nhau, khơng lệ thuộc vào nhau.
Câu 19: Nêu ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống của qui luật di truyền độc lập của Menđen.
Trả lời:
- Ý nghĩa trong tiến hóa: Dựa vào qui luật này chúng ta có thể giải thích được tính nguồn gốc và sự
đa dạng của sinh giới trong thế giới tự nhiên.
- Ý nghĩa trong chọn giống: Là cơ sở khoa học và là phương pháp tạo ra giống mới trong lai hữu tính.
Câu 20: Tại sao các lồi giao phối( sinh sản hữu tính)lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn so với các
lồi sinh
sản vơ tính?
Trả lời:
- Các lồi giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của nhiễm sắc
thểvà của gen đã tạo nên nhiều loại giao tử, nhờ đó khi thụ tinh đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
- Đối với các lồi sinh sản vơ tính là hình thức sinh sản bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ
gen ở đời convẫn giống với bộ NST, bộ gen so với thế hệ mẹ.
Câu 21: NST là gì? Giải thích cấu tạo và chức năng của NST.
Trả lời: NST là cấu trúc nằm trong nhân của tế bào, dễ bắt màu khi khi được nhuộm bằng dung dịch
thuốc nhuộm mang tính kiềm.
- Cấu tạo NST: NST thường chỉ được quan sát rõ nhất vào kỳ giữa của q trình phân bào. Lúc này
nó đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng. Vào kỳ này, NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính
với nhau ở tâm động. mỗi cromatit chứa 1 phân tử ADN và mmột loại protein dạng histon.
- Chức năng: NST có vai trị quan trọng trong sự di truyền , do đó có những chức năng sau:


+ NST là cấu trúc mang gen. Gen nằm trên phân tử ADN của NST. Gen chứa thông tin qui định
tính trạng di truyền của cơ thể.
+ NST có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. NST nhân đôi được

nhờ phân tử ADN nằm trong nó nhân đơi.
Câu 22: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Trả lời: Quá trình nguyên phân xẩy ra gồm một giai đoạn chuẩn bị ( còn gọi là kỳ trung gian) và q
trình phân bào chính thức ( gồm 4 kỳ)
Trong mỗi kỳ nói trên, NST có những biến đổi như sau:
1. Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi mảnh do duỗi xoắn. Vào kỳ này, NST tiến hành tự nhân đôi: mỗi
NST đơn tạo thành một NST kép gồm hai cromatit giống nhau dính với nhau ở tâm động.
2. Phân bào chính thức:
a. Kỳ đầu (cịn gọi là kỳ trước): Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn dần lại và dày dần lên.
b. Kỳ giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại cho thấy hình thái rõ rệt, dễ quan sát nhất. Lúc này các
NST kép chuyển về tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c. Kỳ sau: Mỗi NST kép trong tế bào chẻ dọc ở tâm động tạo thành hai NST đơn phân ly về hai cực
của tế bào.
d. Kỳ cuối: Các NST ở các tế bào con duỗi xoắn và trở lại dạng sợi dài mảnh.
Câu 23: Trình bày những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân.
Trả lời: Trong giảm phân gồm hai lần phân chia tế bào. Ở mỗi lần phân bào đó đều gồm giai đoạn chuẩn
bị (kì trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kì.
1. Lần phân bào I trong giảm phân (giảm phân I):
a) Kì trung gian I: NST tự nhân đôi: Mỗi NST đơn tạo thành 1 NST kép gồm có hai crơmatit
giống hệt nhau, dính với nhau ở tâm động.
b) Phân bào chính thức: Gồm 4 kì:
- Kì đầu I: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn dần lại. Sau đó xẩy ra sự tiếp hợp và có thể
bắt chéo giữa 2 crômatit trong từng cặp NST kép tương đồng, rồi tách nhau ra.
- Kì giữa I: Các NST kép đóng xoắn cực đại và tạo ra dạng đặc trưng. Chúng tập trung thành hai
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau I: Mỗi NST kép trong từng cặp tương đồng phân ly về một cực của tế bào và vẫn đóng xoắn.
- Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với bộ nhân là đơn bội kép (n
kép) và vẫn giữ nguyên trạng thái đóng xoắn.
2. Lần phân bào II trong giảm phân ( Giảm phân II)
a. Kì trung gian: Diễn ra rất nhanh, các NST kép đơn bội (n) trong tế bào vẫn đóng xoắn và khơng

xẩy ra nhân đơi.
b. Phân bào chính thức:
 Kì đầu II: Các NST kép co ngắn lại cho thấy rõ số lượng của bộ nhân đơn bội.
 Kì giữa II: Các NST kép vẫn đóng xoắn và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng của thoi
phân bào.
 Kì sau II: Hai crômatit trong mỗi NST kép tách ra ở tâm động tạo thành hai NST đơn phân li
về hai cực của tế bào.
 Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong hai nhân mới với bộ nhân là đơn bội đơn (n đơn)
Câu 24: trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và quá trình phát sinh giao tử cái.
Trả lời:
 Quá trình phát sinh giao tử cái: Từ tế bào mầm qua q trình ngun phân tạo ra nỗn nguyên
bào. Từ noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I. Từ noãn bào bậc một qua giảm phân
lần một tạo thành noãn bào bậc hai và thể cực thứ nhất, qua giảm phân lần hai tạo thành tế bào
trứng và thể cực thứ hai. Như vậy từ một noãn bào bậc một qua hai lần giảm phân tạo thành một
tế bào trứng và 3 thể cực thứ hai.


 Quá trình phát sinh giao tử đực: Từ tế bào mầm qua quá trình nguyên phân tạo thành tinh nguyên
bào. Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I. Tinh bào bậc I qua giảm phân I tạo thành
tinh bào bậc II., qua giảm phân lần II tạo thành tinh tử.
Câu 25:Thụ tinh là gì? Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
Trả lời:
1) Khái niệm về thụ tinh:
 Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái, hay giữa một
tinh trùng và một tế bào trứng để tạo thành hợp tử.
 Về mặt di truyền, thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp hai bộ nhân đơn bội (n) để tạo
thành bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố và mẹ ở hợp tử.
2) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh:
 Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa
giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. như vậy sự phối hợp các

quá trình nguyên phân, giảm phân và thị tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định của bộ NST
đặc trưng của những lồi sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể của loài.
 Mặt khác, giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp
ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo các hợp tử mang nững tổ hợp NST
khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở
những lồi sinh sản hữu tính, tạo nguồn ngun liệu cho tiến hóa và chọn gióng. Do đó,
người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ
cho công tác chọn giống.
Câu 26: Nêu khái niệm và ví dụ về NST giới tính và về sự phân hóa cặp NST giới tính ở sinh vật.
Trả lời:
 Trong các tế bào lưỡng bội (2n) của mỗi lồi, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A), luôn
săp xếp thành các cặp tương đồng, giống nhau về giới đực và giới cái, còn có một cặp NST giới
tính có thể tương đồng (XX) ở giới này nhưng lại không tương đồng (XY) khi ở giới cịn lại.
 Ví dụ: trong tế bào lưỡng bội của người có 46 NST xếp thành 23 cặp; trong đó có 44 NST thường
(44A) xếp thành 22 cặp tương đồng và 1 cặp NST giới tính; ở nữ là cặp tương đồng XX và ở nam
là cặp không tương đồng XY. NST giới tính có chức năng mang gen qui định giới tính và những
tính trạng liên quan đến giới tính.
 Sự phân chia giới tính của mỗi lồi tùy thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính XX hay XY
trong tế bào.
 Ví dụ: ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây me chua…, giới đực mang cặp NST giới
tính XY, giới cái mang cặp XX. Ngược lại ở chim ếch nhái, bò sát… giới đực mang cặp XX, giới
cái mang cặp XY.
Câu 27: So sánh NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.
Trả lời:
1) Các điểm giống nhau:
a. Về cấu tạo:
- Đều được cấu tạo từ hai thành phần là phân tử AND với một loại Prôtêin là Histơn.
- Đều có tính đặc trưng theo lồi.
- Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng gồm hai chiếc giống nhau.
b. Về chức năng:

- Đều có chứa gen qui định tính trạng của cơ thể.
- Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào như nhân đơi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào, phân ly về hai cực của tế bào…

2) Các điểm khác nhau:


Về cấu tạo
Về chức
năng

NST thường
Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
Luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng
Giống nhau về cá thể đực và cá thể cái
trong lồi.
Khơng qui định giới tính của cơ thể.
Chứa gen qui định tính trạng thường
khơng liên qua đến giới tính.

NST giới tính
Chỉ có một cặp trong tế bào lưỡng bôi
Cặp XY là cặp không tương đồng
Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái
trong lồi.
Qui định giới tính.
Chứa gen qui định tính trạng thường có
liên quan đén giới tính.

Câu 28: Giải thích cơ chế sinh con trai và con gái ở người, vẽ sơ đồ minh họa.

Vì sao ở người tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số với qui mô lớn luôn xấp xỉ 1 : 1
Trả lời:
1. Giải thích và vẽ sơ đồ minh họa cơ chế sinh con trai, con gái ở người.
a) Sơ đồ minh họa:
P:
G:

mẹ (44A + XX)
22A + X

x

bố (44A + XY)
22A + X
22A + Y
F1:
44A + X
44A + XY
(Con gái)
( con trai )
b) Giải thích: Sự phân li của các cặp NST giới tính trong q trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại
trong quá trình thụ tinh là cơ chế xác định giới tính.
- Trong phát sinh giao tử:
+ Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo ra một loại trứng duy nhất đều mang NST giứi tính X(đồng
giao tử).
+ Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau: Một loại mang X và
một loại mang Y(dị giao tử).
- Trong thụ tinh:
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX (44A + XX) phát triển thành con gái.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY (44A + XY) phát triển thành con trai.

2) Tỉ lệ nam : nữ luôn xấp xỉ 1 : 1:
Trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo ra một loại trứng mang X, còn giới nam tạo ra hai loại
tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là X và Y, nên trong cấu trúc dân số với qui mô lớn, tỉ lệ nam : nữ luôn
xấp xỉ 1 : 1.
Câu 29: Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật ni? Điều đó có ý
nghĩa gì trong thực tiễn? giải thích và nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
1) Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật ni:
Vì bên cạnh NST giới tính là yếu tố qui định giới tính của cơ thể, thì sự hình thành và phân hóa giới
tính cịn chịu tác động bởi hoocmơn sinh dục và các điều kiện của mơi trường ngồi.
- Về tác động hoocmơn sinh dục: Nếu tác động hoocmôn sinh dục vào giai đoạn sớm của q trình
phát triển cơ thể có thể làm biến đổi giới tính mặc dù khơng làm thay đổi cặp NST giới tính. Chẳng
hạn tác động hoocmơn sinh dục đực mêtyltestơstêrơn vào cá vàng cái lúc cịn non, có thể biến cá cái
trở thành cá đực.
- Về điều kiện của mơi trường ngồi: Các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ tác động lên quá trình nở
của trứng, của cơ thể non hay thời gian thụ tinh… có thể là thay đổi giới tính. Ví dụ: Một số loài
rùa, ở nhiệt độ dưới 280C, trứng nở thành rùa đực còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành rùa cái.

2) Ý nghĩa thực tiễn của việc điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi:


Việc nắm vững cơ chế di truyền giối tính và các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính giúp con người chủ
động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật ni phù hợp với mục đích sản xuất và tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất
trong q trình sản xuất.
Ví dụ: người ta có thể chủ động tạo ra tồn tằm đực trong chăn ni tằm dâu vì tằm đực cho năng suất
cao hơn tằm cái.
Câu 33: Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN.
Trả lời:
 Phân tử ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn. Phân tử ADN được cấu
tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N và P.

 ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các Nu. Mỗi phân tử ADN có hàng
vạn đến hàng triệu Nu với 4 loại: A, T, G, X.
 Trong phân tử ADN, các Nu liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch ( gọi là mạch
pôlinuclêôtit). Với hàng vạn đến hàng triệu Nu, gồm 4 loại sắp xếp với thành phần, số lượngvà
trật tự khác nhau, tạo cho ADN ở sinh vật vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù.
 Tính đa dạng của ADN: với thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp khác nhau của các loại Nu
tạo ra gần như vô số loại ADN trong các cơ thể sống.
 Tính đặc thù của ADN: Mỗi một loại ADN có thành phần, số lượng và trật tự xác định của các
Nu.
Câu 34: Nêu cấu trúc không gian của ADN.
Trả lời:
 Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo
chiều từ trái sang phải, tạo thành các vòng xoắn mang tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ xoắn có chiều
dài là 34Å, chứa 20 Nu xếp thành 10 cặp. Đường kính vịng xoắn là 10Å.
 Giữa các Nu trên hai mạch của phân tử ADN, theo từng cặp liên kết với nhau theo nguyên tắc
bổ sung, thể hiện như sau: A = T, G ≡ X.
 Do nguyên tắc bổ sung nên nếu biết trình tự các Nu trên 1 mạch của ADN, ta có thể suy ra trình
tự các Nu trên mạch còn lại. Và cũng theo nguyên tắc bổ sung nên trong phân tử ADN có:
Số A = T và số G = X → A + G = T + X.
Riêng tỉ lệ: A + T / G + X trong ADN thì khác nhau và mang tính đặc trưng cho từng lồi
Câu 35: Nêu chức năng của ADN? Để thực hiện các chức năng đó, phân tử AND có những đặc
điểm cấu tạo và hoạt động như thế nào?
Trả lời:
* Chức năng của ADN: AND được xem là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nhờ thực hiện được hai
chức năng quan trọng sau đây:
 ADN chứa đựng thơng tin di truyền.
 ADN cịn truyền đạt thông tin di ruyền qua các thế hệ tế bào và các thế hệ cơ thể khác nhau của
loài.
* Những đặc điểm cấu tạo và họat động giúp AND thực hiện chức năng di truyền:
 Để thực hiện chức năng chứa đựng thông tin di truyền: ADN là cấu trúc mang gen, gen chứa

thông tin di truyền. Các gen phân bố theo chiều dọc của phân tử AND. Và cấu trúc hai mạch
xoắn kép là đặc điểm hợp lý để trật tự các gen trên phân tử ADN được ổn định; góp phần tạo ra
sự ổn định về thông tin di truyền của ADN.
 Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền: nhờ hoạt động tự nhân đôi, nên ADN
thực hiện được sự truyền đạt thơng tin di truyền qua các thế hệ. Chính q trình tự nhân đơi
ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng lồi ổn
định qua các thế hệ, đảm bảo sự sinh sôi nẩy nở của sinh vật.
Câu 36: Di truyền học là gì?


Di truyền học là một ngành sinh học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và các qui luật hiện
tượng di truyền và biến dị.
Câu 37: Di truyền là gì?
Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho thế hệ con cháu.
Câu 38: Biến dị là gì?
Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Câu 39: Nêu quan hệ giữa di truyền và biến dị?
Di truyền vã biến dị có những biểu hiện mâu thuẫn nhau nhưng là 2 mặt của cùng 1 q trình,
đó là q trình sinh sản của sinh vật.
Câu 40: Nêu một số khái niệm trong di truyền học?
- Tính trạng: Những đặc điểm cụ thể về hình dạng, màu sắc, cấu tạo hoặc sinh lý hoặc sinh lý cơ
thể của sinh vật.
- Cặp tính trạnh tương phản: Hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng 1 tính trạng.
- Nhân tố di truyền: hay cịn gọi là gen. Qui định khả năng biểu hiện của tính trạng.
- Kiểu gen: Tập hợp toàn bộ các gen của cơ thể.
- Kiểu hình: Tập hợp tồn bộ các tính trạng của cá thể.
- Dòng thuần chủng: Bao gồm những cá thể có chung nguồn gốc nên giống nhau về kiểu gen, biểu
hiện thành những đặc điểm giống nhau nên thế hẹ sau thường giống với thế hệ trước.
- Lai : Cho giao phối giữa các cá thể sinh sản hữu tính hoặc cho thụ phấn chéo giữa hai cá thể thực
vật.

Câu 41 : ADN tự nhân đôi như thế nào ? Bản chất hóa học của gen là gì ? Cho biết chức năng của
ADN?
Trả lời :
 ADN tự nhân đôi tại NST ở kỳ trung gian.
 ADN tự nhân đơi theo đúng mẫu ban đầu
 Q trình tự nhân đôi:
 Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc.
 Các Nu của mạch khuôn liên kết với các Nu tự do theo nguyên tắc bổ sung, 2 mạch mới
dần được hình thành dựa trên mạch khn của ADN mẹ theo chiều ngược nhau.
 Kết quả: 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
 Bản chất hóa học của gen chính là ADN. Mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN
mang thông tin qui định cấu trúc của của một loại Prôtêin nhất định.
 Chức năng của ADN :
 Lưu giữ thông tin di truyền.
 Truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 42: ARN là gì? Nêu cấu trúc của ARN? Có mấy loại ARN? ARN được tổng hợp như thế
nào? Cho biết mối quan hệ giữa gen và ARN?
Trả lời:
 ARN là một axit nucleic có cấu tạo tương tự ADN. Trong phân tử ARN khơng có T (timin)
mà T được thay thế bởi U (uraxin).
 ARN là một đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit.
Có 4 loại nucleotit: A, U, G, X liên kết với nhau tạo thành một chuỗi xoắn đơn. Mỗi ARN
do hàng trăm đến hàng ngàn đơn phân cấu tạo nên. ARN nhỏ hơn nhiều lần so với ADN.
 Dựa vào cấu tạo người ta phân ARN thành 3 loại:
 mARN: Truyền đạt thông tin di truyền.
 tARN: Vận chuyển các axit amin đến riboxom tham gia tổng hợp protein.
 rARN: Tham gia cấu tạo riboxom.
 Quá trình tổng hợp ARN:



 Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kỳ trung gian.
 Quá trình tổng hợp:
 Gen tháo xoắn và tách dần thành 2 mạch đơn.
 Các nucleoti ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường
nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
 Sau khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra tế bào chất.
 Nguyên tắc tổng hợp:
 Khuôn mẫu: dựa trên 1 mạch khuôn của gen.
 Bổ sung: A – U; T – A; G – X; X – G.
 Mối quan hệ giữa gen và ARN: Gen làm khuôn mẫu để tổng hợp ARN. Trình tự các
nucleotit trên mạch khn của gen qui định trình tự các nucleotit trên ARN.
Câu 43: So sánh cấu trúc ADN và ARN?
Trả lời:
 Điểm giống nhau:
 Cấu tạo đa phân gồm nhiều đơn phân.
 Các đơn phân liên kết với nhau tạo thành mạch.
 Điểm khác nhau:
ADN
ARN
Hai mạch xoắn kép.
Một mạch xoắn hoặc thẳng.
Nucleotit có 4 loại: A, T, G, X.
Nucleotit có 4 loại: A, U, G, X.
Kích thước lớn, khối lượng lớn, đơn phân Kích thước nhỏ hơn, khối lượng nhỏ hơn,
nhiều hơn.
đơn phân ít hơn.
Câu 44: Nêu cấu trúc của phân tử Protein? Protein thể hiện tính đặc trưng và đa dạng như thế nào?
Nêu chức năng của protein?
Trả lời:
 Cấu trúc của phân tử protein:

 Protein được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố: C, H, O, N.
 Protein cũng là đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các
axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Cách sắp xếp khác nhau của 20 axit
amin này đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của protein.
 Mỗi phân tử protein không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp
của các axit amin, số chuỗi axit amin mà con do cấu trúc không gian của phân tử. Có 4
bậc cấu trúc:
 Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axit amin có trình tự xác định.
 Cấu trúc bậc hai: Là chuỗi axit amin tạo vòng xoắn lò xo.
 Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 xếp cuộn theo kiểu đặc trưng, tạo nên tính đặc
trưng của protein.
 Cấu trúc bậc 4: Gồm nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với
nhau.
 Tính đặc trưng và đa dạng của phân tử protein:
 Tính đặc trưng: các phân tử protein đặc trưng bởi thành phần, số lượng, trình tự các
axit amin và cấu trúc khơng gian của chúng.
 Tính đa dạng: với bốn yếu tố trên thay đổi tạo ra vô số protein khác nhau, nên các loại
phân tử protein trong cơ thể sinh vật vừa rất đa dạng vừa rất đặc trưng.
 Chức năng của protein: Protein có nhiều chức năng quan trọng như:
 Tham gia cấu trúc tế bào.
 Xúc tác các quá trình trao đổi chất (enzim).
 Điều hịa hoạt động cơ thể (hoocmon)
 Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật và các vật lạ xâm nhập (kháng thể).
Câu 45: trình bày q trình tổng hợp protein? Q trình tổng hợp Prơtêin diễn ra theo nguyên


tắc nào?
Cho sơ đồ: gen (1 đoạn của ADN) → mARN → protein → tính trạng. Em hãy cho biết mối quan
hệ 1, 2, 3 trong sơ đồ trên, từ đó cho biết mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Nêu bản chất của
mối quan hệ?

Trả lời:
 Quá trình tổng hợp protein:
- Riboxom dịch chuyển trên mARN theo từng bộ ba.
- Khi riboxom dịch chuyển 1 nấc trên mARN thì tARN vận chuyển 1 axit amin vào
riboxom và đặt axit amin vào đúng vị trí (bộ ba đối mà của nó khớp với bộ ba mã hóa
của mARN).
- Khi riboxom dịch hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong
(Ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc của mARN thì khơng có axit amin nào được vận
chuyển thêm nữa).
 Q trình tổng hợp Prơtêin diễn ra theo nguyên tắc:
Bổ sung: A – U; G – X và ngược lại.
- Khuôn mẫu: mARN làm khuôn mẫu.
 Mối quan hệ 1, 2, 3 trong sơ đồ:
- 1: Gen làm khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
- 2: mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp Protein.
- 3: Protein tham gia cấu trúc và các hoạt động sinh lý trong tế bào biểu hiện thành tính
trạng.
- Từ mối quan hệ 1, 2, 3 cho thấy gen qui định tín trạng.
 Bản chất của mối quan hệ:
Trình tự các nuclêơtit trên gen qui định trình tự các nuclêơti trên mARN
Trình tự các nuclêơtit trên mARN qui định trình tự các axit amin trong phân tử Prôtêin.
Protein tham gia cấu trúc và các hoạt động sinh lý trong tế bào biểu hiện thành tính trạng.
Câu 46: Biến dị là gì?
Trả lời: là hiện tượng ở thế hệ con xuất hiện những đặc điểm khác biệt về các chi tiết giữa các cá
thể đời con hoặc giữa con cái với các cá thể thế hệ bố mẹ.
Câu 2: Có mấy loại biến dị?
Trả lời: Có hai loại, đó là biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.
- Biến dị di truyền được: liên quan đến các biến đổi vật chất di truyền bao gồm:
+ Biến dị tổ hợp do sự khác nhau trong tổ hợp các gen khi giảm phân và thụ tinh.
+ Đột biến trong ADN (đột biến gen) và đột biến về số lượng hoặc cấu trúc NST (đột biến NST).

+ Cá thể có mang các đột biến, biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến.
- Biến dị không di truyền được gọi là thường biến do ảnh hưởng của mơi trường làm biến đổi
kiểu hình.
Câu 47: Đột biến gen là gì?
Trả lời: - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên qua đến một hoặc một số cặp Nu xẩy
ra tại một điểm của phân tử ADN nên đột biến gen còn gọi là đột biến điểm.
- Đột biến gen là hình thức biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ phân tử nên không thể phát hiện
được bằng kính hiển vi quang học.
Câu 48: Các dạng đột biến gen thường gặp?
Trả lời: Có 4 dạng thường gặp:
- Mất cặp Nu.
- Thêm cặp Nu.
- Thay thế cặp Nu.
- Đảo vị trí giữa các cặp Nu.
Câu 49: Nguyên nhân gây đột biến gen?
Trả lời:


-

Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen phát sinh do các tác nhân của mơi trường trong và ngồi cơ
thể, ảnh hưởng đến quá trình tự sao chép của phân tử ADN. Tự sao bình thường cho phân tử ADN
giống hệt, tự sao khong bình thường cho phân tử ADN có sai khác ở một vài cặp Nu gây đột biến
gen.
- Trong thực nghiệm con người chủ động gây ra các đột biến bằng các tác nhân vật lý hay hóa học
gọi là đột biến nhân tạo.
Câu50: Ý nghĩa của đột biến gen?
Trả lời:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, từ đó biến đổi mARN và biến đổi Prơtêin
tương ứng nên có thể biểu hiện ra những biến đổi kiểu hình sinh vật.

- Đột biến gen có thể có hại hoặc có lợi cho bản thân sinh vật hoặc đối với con người.
- Đột bến nhân tạo cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình lai tạo và chọn giống mới
trong khoa học chọn giống hiện đại.
Câu 51: Đột biến cấu trúc NST là gì?
Trả lời: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST, gồm các dạng: Mất đoạn, lặp
đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 52: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là gì?
Trả lời: Tác nhân vật lý và hóa học của ngoại cảnh phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây nên sự sắp xếp
lại các đoạn của chúng, làm thay đổi thành phần, số lượng và trình tự các gen trên NST là nguyên
nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST.
Câu53: Ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST ?
trả lời:
- Trong q trình tiến hóa của lồi, các gen đã được sắp xếp trên NST một cách hợp lý. Đột biến
cấu trúc NST làm biến đổi cách sắp xếp bình thường nên thường gây hại. Ví dụ: mất đoạn NST
trên cặp NST số 21 gây bệnh ung thư máu ở người.
- Nhưng cũng có trường hợp đột biến cấu trúc NST có lợi. ví dụ lặp đoặn gen tổng hợp enzim thủy
phân tinh bột ở lúa đại mạch làm tăng họat tính của enzim, có lợi cho nhà sản xuất rượu bia.
Câu 54: Đột biến số lượng NST là gì?
Trả lời:
 Đột biến số lượng NST là hiện tượng số lượng của bộ NST của tế bào sinh dưỡng thay vì là 2n
như bình thuờng thì lại thêm hoặc mất một NSTở một cặp nào đó, gọi là thể dị bội.
 Trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n) được gọi là
hiện tượng đa bội hóa và tạo ra thể đa bội.
 Đột biến dị bội NSt có thể xẩy ra ở người, động vật và thực vật.
 Đột biến đa bội NST chỉ gặp ở thực vật, không gặp ở người và động vật.
Câu 55: Nguyên nhân của đột biến dị bội thể?
Trả lời: Trong quá trình phát sinh giao tử có một cặp NST tương đồng không phân ly, dẫn đến tạo
ra một giao tử mang hai NST và một giao tử không mang NST nào. Sự tổ hợp các giao tử trên sẽ
tạo ra thể 2n+1 (thể 3 nhiễm) hoặc thể 2n – 1 (thể một nhiễm).
(HS vẽ sơ đồ như SGK).

Câu 56: Nêu đặc điểm của thể đa bội? có thể nhận biết thể đa bội qua đặc điểm nào? Ứng dụng
của thể đa bội? Cơ chế hình thành thể đa bội?
Trả lời:
 Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội nên số lượng ADN cũng tăng tương ứng, làm cho
quá trính tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến kích thước tế bào của thể đa bội
lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển mạnh.
 Dấu hiệu nhận biết thể đa bội: tăng kích thươc cơ quan.
 Ứng dụng của thể đa bội:
- Tạo ra giống cây trồng ó năng suất cao.
- Tăng kích thước thân, cành → tăng sản lượng gỗ.


- Tăng kích thước lá, củ, quả… → tăng sản lượng rau màu.
 Cơ chế hình thành thể đa bội: Do rối loạn ngun phân hoặc giảm phân khơng bình thường →
không phân ly tất cả các cặp NST → thể đa bội.
Câu 57: Thường biến là gì? Cho biết mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Mức phản
ứng là gì?
Trả lời:
 Thường biến: Là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường.
 Thường biến biểu hiện đồng lọat theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh không
di truyền được.
 Mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình:
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và mơi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
- Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của môi trường.
 Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay một nhóm gen)
trước những điều kiện mơi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen qui định.
Câu 58: Phân biệt tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng?
Trả lời:

 Tính trạng chất lượng thường là các tính trạng về hình dáng, màu sắc, dễ nhận biết bằng mắt
thường, phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, rất ít phụ thuộc hoặc khơng chịu ảnh hưởng bởi những
thay đổi của mơi trường.
 Tính trạng số lượng thường là các tính trạng tổng hợp, khó nhận biết bằng mắt thường, phải cân
đong đo đếm, phụ thuộc vào nhiều gen, mỗi gen tương tác với môi trường một cách khác nhau
nên dễ thay đổi bởi những thay đổi của môi trường.
Câu 59: Phân biệt thường biến với đột biến?
Trả lời:
Thường biến
Đột biến
- Do môi trường thay đổi.
- Do các tác nhân gây đột biến
như tác nhân vật lý, tác nhân hóa học.
- Khơng biến đổi kiểu gen.
- Làm biến đổi kiểu gen.NST...
- Đồng lọat, định hướng.
- Cá thể, không định hướng.
- Khơng di truyền được.
- Di tryền được.
- Có ý nghĩa thích nghi.
- Là nguyên liệu của chọn lọc.
Câu 60: Tại sao không thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động thực vật khi
nghiên
cứu di truyền học ở người?
Trả lời:
 Người sinh sản chậm, ít con. Cấu tạo bộ NST người phức tạp, số lượng NST nhiều, nhỏ, gần
giống nhau, mang rất nhiều gen.
 Con người có đời sống thành xã hội, có nền văn hóa, ln lý, khơng thể tiến hành lai giống hay
gây đột biến… như các lồi sinh vật khác.
 Do đó để nghiên cứu di truyền học ở người đòi hỏi phải có những phương pháp nghiên cứu riêng.

Câu 61: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
Trả lời:
Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dịng họ qua
nhiều thế hệ (ít nhất là 3 thế hệ), để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.

Câu 62: Ở người có những bệnh và tật di truyền nào? Nêu đặc điểm di truyền và biểu hiện của
những bệnh và tật di truyền đó?


Trả lời:
 Các bệnh di truyền thường gặp:
Tên bệnh
Bệnh Đao

Bệnh
Tơcnơ
Bệnh bạch
tạng
Bệnh câm
điếc bẩm sinh


Đặc điểm di truyền
– Cặp NST số 21 có 3
NST

– Cặp NST số 23 chỉ có
1 NST
– Đột biến gen lặn
– Đột biến gen lặn


Biểu hiện bên ngòai
– Bé lùn , cổ rụt , má phệ , miệng hơi há ,
lưỡi hơi thè ra , mắt hơi sâu và một mí ,
khỏang cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay
ngắn
– Lùn , cổ ngắn , là nữ
– Tuyến vú không phát triển thường mất trí
và không có con
– Da và tóc màu trắng
– Mắt màu hồng
– Câm điếc bẩm sinh

Các tật di truyền ở người thường gặp:
- Đột biến NST và đột biến gen gây ra các dị tật bẩm sinh ở người .
- Các tật di truyền ở người thường gặp:
Tật khe hở môi hàm
Tật bàn tay , bàn chân mất một số ngón
Tật bàn chân nhiều ngón.

Câu 63: Ngun nhân gây nên các bệnh di truyền ở người? Nêu các biện pháp hạn chế phát
sinh bệnh tật di truyền ở người?
Trả lời:
 Nguyên nhân gây nên các bệnh tật bẩm sinh ở người: Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở
người do các tác nhân lý, hóa trong tự nhiên, do ơ nhiễm môi trường sống hoặc do rối loạn trao
đổi chất nội bào.
 Các biện pháp hạn chế:
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học.
- Ngăn cấm các hành vi gây ơ nhiễm môi trường.
- Sử dụng hợp lý các loại thuốc bảo vệ thục vật.

- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh.
Câu 64: Trẻ đồng sinh là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
trả lời:
- Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ sinh ra trong một lần sinh. Có hai dạng:
 Trẻ đồng sinh cùng trứng: Có cùng kiểu gen và cùng giới tính.
 Trẻ đồng sinh khác trứng: Khác nhau về kiểu gen, cùng giới hoặc khác giới.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng trong cùng điều
kiện môi trường và trong những điều kiện khác nhau, có thể xác định được tính trạng nào do gen
qui địnhlà chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội từ đó ra các
biện pháp thích hợp.

Câu 65: Di truyền y học tư vấn là gì? Tại sao luật pháp nước ta cấm kết hôn trong vàng 4 đời và
qui định 1 vợ một chồng?
Trả lời:


 Di truyền y học tư vấn là sự phối hợp các phaương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di
truyền cùng với nghiên cứu phả hệ. Từ đó cung cấp thơng tin và cho lời khun liên quan đến
bệnh và tật di truyền.
 Di truyền học đã chứng minh giao phối gần làm suy thối nịi giống vì những gen lặn gây bệnh có
nhiều cơ hội tạo nên thể đồng hợp và biểu hiện ra bệnh tật di truyền nên những người có quan hệ
huyết thống trong vịng 4 đời khơng được kết hơn với nhau.
 Thống kê dân số ở nhiều nước, kể cả nước ta từ sau ngày hịa bình lập lại cho thấy tỷ lệ dân số
nam : nữ trong độ tuổi kết hôn (từ 18 tuổi đến 35 tuổi) là 1:1 nên nam giới chỉ được lấy 1 vợ, nữ
giới chỉ được lấy 1 chồng là có cơ sở khoa học.
Câu 66: Tại sao phụ nữ không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn, quá dày hoặc quá đông
và không nên sinh con ở tuổi ngoài 35?
Trả lời:
 Phụ nữ lập gia đình sớm, cơ thể phát triển chưa đầy đủ sinh con yếu đuối dễ bệnh tật và chưa đủ
khả năng chăm sóc và ni dạy con cái.

 Phụ nữ lớn tuổi sức kẻo giảm sút, các đột biến di truyền dễ phát sinh, sinh con muộn, đứa trẻ dễ
mắc các bệnh di truyền thường gặp như hội chứng đao, tật sứt mơi, thừa ngón, chết yểu…nên việc
phụ nữ khơng nên sinh con ngồi 35 tuổi là có cơ sở khoa học.
 Sinh con quá dày, quá đông sẽ hạn chế khả năng chăm sóc, ni dạy dẫn đến vịng xốy đơng con,
đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu… nên mỗi gia đình chỉ nên sinh từ 1 đến 2 con.
Câu 67: Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? làm thế nào để chống ô nhiễm
Môi trường ?
Trả lời:
 Ơ nhiễm mơi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc bệnh tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống
ô nhiễm môi trường.
 Trong sản xuất và đời sống để bảo vệ môi trường cần:
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thức vật.
- Cấm sử dụng các hóa chất độc hại gây ung thư trong chế biến và bảo vệ thực phẩm.
- Qui định nghiêm ngặt về chế độ an tồn phóng xạ.
- Vệ sinh mơi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả trong cộng đồng dân cư.
- Dân số tăng quá nhanh cũng góp phần làm ơ nhiễm mơi trường, cần kiểm sốt q trình
tăng dân số một cách hợp lý.
Câu 68: Cơng nghệ tế bào là gì? Ứng dụng của công nghệ tế bào? Nêu những ưu điểm và thành
tựu của nhân giống vơ tính?
Trả lời:
 Cơng nghệ tế bào là qui trình ứng dụng phương pháp ni cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan
hoặc cơ thể hồn chỉnh với kiểu gen của cơ thể gốc. Cơng nghệ tế bào gồm hai công đoạn thiết
yếu:
Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng vô trùng để tạo
mô non gọi là mơ sẹo.
Dùng hoocmơn sinh trưởng với tỉ lệ thích hợp kích thích mơ sẹo phân hóa phát triển thành
cơ quan hoặc cơ thể hồn chỉnh.
 Cơng nghệ tế bào được ứng dụng trong nhân giống vơ tính hay nhân bản vơ tính hoặc trong chọn
dịng xơma biến dị để tạo ra giống cây trồng mới.
 Ưu điểm của nhân giống vơ tính :

- Tăng nhanh số lượng cây giống.
- Rút ngắn thời gian tạo cây con.
- Bảo tồn một số nguồn gen thực vật q hiếm.
 Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây , mía , hoa phong lan , cây gỗ q.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×