SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
ĐỀ: 2
KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
[…] Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ
nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của
người lao động.
[…] Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh: thương
nước, thương nhà, thương người, thương mình; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất
chống cường quyền, chống xâm lược. Dân tộc ta có tinh thần yêu nước rất cao, đồng thời
là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta cần phải nêu cao
giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với
nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám và tội ác. Tình cảm
ấy, ý thức ấy phải biểu hiện trong nếp sống, trong sự tiếp xúc hằng ngày với nhân dân.
(Lê Duẩn, Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 36)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tình thương là cơ sở quan trọng nhất
tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa”.
Câu 3. Theo anh (chị), vì sao tác giả lại cho rằng: “Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng
tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột,
ăn bám và tội ác”.
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến
được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của
Xn Quỳnh.
--------------------Hết----------------------
Thí sinh khơng sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:...................................................................... Số báo danh:...........................................
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM
(gồm 04 trang)
KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 12
I. Hướng dẫn chung
1. Cán bộ chấm thi cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài để đánh giá một cách
tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng
trường hợp cụ thể để cho điểm.
2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, cán bộ chấm
thi vẫn cho đủ điểm như Hướng dẫn chấm quy định, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.
3. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo khơng sai lệch với
Hướng dẫn chấm. Tổng điểm trịn bài làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5 điểm, lẻ 0,75 làm
tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Phần
Câu
I
1
2
3
4
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
3,0
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
“Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội
chủ nghĩa”, có thể hiểu:
0,5
- Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mang lại sự tự do, công bằng, hạnh phúc
cho mọi người….
0,25
- Truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam là lòng nhân ái, đó cũng
chính là nền tảng trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng đất nước trong
suốt bốn ngàn năm lịch sử….
0,25
- Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội mới.
“Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân
dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám và tội
ác”. Tác giả nói như vậy vì:
0,25
- Thế hệ thanh niên, những con người có trách nhiệm gánh vác sự tồn
vong của đất nước trong tương lai.
0,25
- Cần phải xây dựng tình thương sâu sắc với cộng đồng, nhân dân.
0,25
- Trách nhiệm đấu tranh với cái xấu (bóc lột, ăn bám, tội ác) để xây dựng
đất nước phát triển và thịnh vượng hơn.
0,25
- Học sinh nêu ra thơng điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với bản thân.
0,5
- Trình bày suy nghĩ của mình về thơng điệp đó.
II
(Có thể chọn thơng điệp về ý nghĩa tình thương với con người và xã hội
hoặc nhận thức của thanh niên về tình thương trong cuộc sống….)
0,5
LÀM VĂN
7,0
1
“Tình thương là hạnh phúc của con người”.
2,0
Yêu cầu về hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc 01 đoạn văn nghị luận, khoảng 200 từ, có đủ các phần: 0,25
mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
u cầu về nội dung:
Xác định và triển khai đúng vấn đề cần nghị luận: Tình thương là hạnh
phúc của con người, cụ thể như sau:
* Giải thích:
0,25
- Tình thương là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách
nhiệm với con người. Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy
hồn tồn đạt được ý nguyện.
- Câu nói định hướng nhận thức của con người trong cuộc sống khi lấy
tình thương làm lẽ sống cao cả của mình (con người có thể thỏa mãn ý
nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang
lại).
* Phân tích, chứng minh:
0,5
- Trong phạm vi gia đình: tình thương của ơng bà, cha mẹ đối với con
cháu, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hy sinh để nuôi dạy con cái nên
người; sự trưởng thành của con cái chính là hạnh phúc nhất của đời mình.
Tình u thương, hòa thuận của anh em tạo nên sự bền vững của hành
phúc gia đình….
- Trong phạm vi xã hội: Tình thương là truyền thống đạo lý, tạo nên sự
gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng, giai cấp, dân tộc….
* Đánh giá, mở rộng:
0,5
- Khẳng định: Đó là một quan niện nhân sinh cao quý
- Phê phán lối sống thờ ơ, vơ cảm, thiếu tình thương, khơng biết quan tâm,
chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…
* Bài học và liên hệ bản thân:
0,5
- Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn trong cuộc sống
để đón nhận hạnh phúc của đời người…
2
- Liên hệ bản thân.
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài 5,0
thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích bài thơ
để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi
chảy. Văn viết có cảm xúc. Khơng mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp, chính tả…
II. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng, học
sinh biết phân tích những chi tiết nghệ thuật để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn
người phụ nữ; có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu
được ý cơ bản sau:
Nêu được vấn đề nghị luận, giới thiệu bài thơ
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện trong bài thơ
- Qua hình tượng Sóng, Xn Quỳnh tự bạch những cung bậc tâm trạng
của người phụ nữ khi yêu cũng như những khát khao thoát khỏi giới hạn
chật hẹp tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu (khổ 1, khổ 2).
- Cảm nhận sự diệu kì của tình yêu và khát vọng tìm kiếm sự khởi nguồn
“khi nào ta yêu nhau” (khổ 3, 4).
- Tình yêu gắn với một nỗi nhớ cồn cào, da diết; nỗi nhớ chiếm cả tầng
sâu, chiều rộng và trải dài theo thời gian, lúc hiện hữu, khi lắng sâu, ngập
tràn cả ý thức lẫn tiềm thức (khổ 5).
- Cũng như sóng chỉ có một hướng đích duy nhất là bờ, em chỉ có phương
anh làm điểm đến, bất chấp cuộc đời có nhiều trái ngang. Đó chính sự
thủy chung, sắt son, hướng đến khát vọng một tình yêu chân thành, cao
đẹp (khổ 6,7).
- Khát vọng có được một tình u chân thành, vĩnh hằng vượt lên thử
thách của thời gian, sự hữu hạn của đời người (khổ 8,9).
- Đặc sắc nghệ thuật: Hình tượng ẩn dụ - biểu tượng (mượn hình tượng
sóng để thể hiện tình u một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ
với nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng; kết cấu song
hành: sóng và em; ngơn ngữ giản dị, trong sang; hình ảnh thơ có nhiều
sức gợi; giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo
âu…
- Đánh giá bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn của Xuân Quỳnh.
- Liên hệ bản thân…
- Sáng tạo, chính tả: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo và chuẩn
xác (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); thể
hiện được dấu ấn cá nhân…
----------------------HẾT---------------------
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5