Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BAO CAO Tong ket nam hoc 20172018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.51 KB, 12 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÁNH LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU

Số: 12/BC-THLN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
La Ngâu, ngày 25 tháng 5 năm 2018
BÁO CÁO

Tổng kết năm học 2017-2018
Thực hiện công văn 85/PGDĐTTH ngày 05/4/2018 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác chuẩn bị tổng kết năm học 2017-2018,
Trường Tiểu học La Ngâu báo cáo tổng kết năm học 2017-2018 và xây dựng kế
hoạch năm học 2018-2019 như sau:
I. Tổng kết năm học 2017-2018:
1. Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ
năm học 2017-2018.
1.1. Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực người học, các các nội dung dạy học lồng
ghép, nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học, hoạt động
giáo dục.
a/ Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực người học.
Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhà trường đã chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Theo đó, nhà trường đã chú ý tăng cường các hoạt động thực hành,
hoạt động trải nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội


cho học sinh. Đặc biệt nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh để
giáo dục học sinh một cách thiết thực, hiệu quả.
Trong năm học nhà trường đã chú ý điều chỉnh nội dung dạy học một
cách hợp lí nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối
tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số; từng bước thực hiện đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh theo
nguyên tắc: bảo đảm yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện
thực tế; rà soát, phát hiện, lược bớt những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa
các môn học, giữa các khối lớp; tinh giảm các nội dung quá khó, chưa thực sự
cần thiết đối với học sinh dân tộc thiểu số; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học
theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; khơng cắt xén chương
trình, tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức
các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.


Trong năm học đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa; đã thực hiện tốt
nội dung bơi, phịng chống đuối nước trong nhà trường theo các văn bản đã
hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
b/ Nội dung dạy học lồng ghép, nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị
sống trong các môn học, hoạt động giáo dục.
Nhà trường thường xuyên chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức,
nhân cách; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận
thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phịng chống tai nạn
thương tích; phịng chống HIV/AIDS; chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống,
các kĩ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc
sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên
giới, biển đảo; bảo vệ mơi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí
hậu, phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an tồn giao thơng.

Trong năm học đã tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi
trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Giao lưu tìm hiểu
An tồn giao thông; Câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao…trên tinh thần tự
nguyện tham gia của học sinh và nhà trường. Ngoài ra trường cũng đã tổ chức tốt các
hoạt động ngoại khố thơng qua hoạt động Đội TNTPHCM.
1.2. Cơng tác chỉ đạo, tổ chức và quản lý hoạt động chun mơn: đổi mới
hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn;
tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng và sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin
trong quản lý và dạy học; các giải pháp, mơ hình giáo dục mới đặc thù của địa
phương.
a/ Đổi mới hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Nhà trường chú trọng đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đa dạng hóa
các hình thức tổ chức dạy học gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống.
Thực hiện dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt
động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh.
Lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, nhân cách; giáo dục quốc phòng và
an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ
em; bình đẳng giới; phịng chống tai nạn thương tích; phịng chống HIV/AIDS;
chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống, các kĩ năng tự bảo vệ, chống xâm hại,
bạo lực; thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên
truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ mơi trường;
bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh và giảm nhẹ
thiên tai, giáo dục an tồn giao thơng… Tiếp tục thực hiện dạy học gắn với di
sản văn hóa theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16/01/2013
của Bộ GDĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch một cách thiết thực, hiệu quả.
Chỉ đạo tốt cơng tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng



theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương và các cấp cơ sở Đồn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương.
Đã chú ý đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tài liệu tham khảo
để xây dựng và sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện trường học; tổ chức
các hoạt động giáo dục tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và
phát triển văn hóa đọc cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy
và học trong các cơ sở giáo dục. Tiếp tục triển khai nhân rộng mơ hình Thư viện
thân thiện trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Trong năm học đã chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai dạy
học nhóm đạt hiệu quả cao.
Tiếp tục thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”; xây dựng, hoàn thiện
các tiết dạy, bài dạy, chủ đề áp dụng phương pháp BTNB; tổ chức các giờ học
cho học sinh tự thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ
thực hiện, hướng tới việc thành lập các phịng hỗ trợ thí nghiệm tại trường.
Tiếp tục thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường góp phần tích cực phát triển năng lực và phẩm
chất học sinh.
Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư số
22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định
đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT
ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Thông tư 22). Đặc biệt chú ý vận
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học đáp ứng yêu cầu dạy-học theo 4 mức
độ, rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh theo Thông tư 22.
Nhà trường đã tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên về kĩ thuật đánh
giá thường xuyên học sinh theo Thông tư 22, ra đề kiểm tra theo 4 mức độ.
- Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm
túc, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học
sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức
xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.
Đã tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và

thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Giao lưu viết chữ đẹp trong học
sinh, Giao lưu tìm hiểu An tồn giao thơng.
b/ Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn:
Nhà trường ln chú ý đến cơng tác đổ mới quản lí chun mơn theo
hướng nâng cao vai trị của tổ chun mơn trong nhà trường, chú trọng cơng tác
kế hoạch hố trong từng tổ chuyên môn. Đặc biệt quan tâm công tác tự bồi
dưỡng trong tổ chun mơn; duy trì thường xuyên các buổi sinh hoạt định kì,
sinh hoạt chuyên đề đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua trong tổ chun mơn;
xây dựng khối đồn kết thống nhất trong các tổ chuyên môn nhằm phấn đấu
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nhà trường đã từng bước hạn chế các hình thức sinh hoạt chuyên môn


truyền thống và mạnh dạn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên trên cơ sở mối
quan hệ bình đẳng và hợp tác giữa các thành viên. Các bài dạy minh họa không
đánh giá hay xếp loại giáo viên, mà coi đó là cơ hội để các giáo viên nghiên cứu
học tập, phát triển năng lực chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp. Khi thảo
luận về giờ dạy chuyển từ thảo luận về việc dạy của giáo viên sang thảo luận chi
tiết về thực tế việc học của học sinh. Các ý kiến cần tập trung làm rõ từng tình
huống, từng thời điểm em nào tập trung học, em nào chưa tập trung học.
c/ Tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng và sử dụng hiệu quả công
nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
Nhà trường luôn chú trọng trang bị thiết bị CNTT thiết yếu phục vụ đổi
mới phương pháp dạy học trên lớp học; trang bị đủ máy tính phục vụ dạy – học
môn Tin học (đạt tỷ lệ 24 học sinh/1 máy tính), phịng máy tính phục vụ dạy học
được nối mạng Internet. Trang bị đủ thiết bị CNTT phục vụ công tác quản lý,
điều hành (4 bộ máy tính, 3 laptop, 3 đèn chiếu, 4 máy in, 1 camera, 1 máy scan,
1 máy quay phim, 2 smat TV).
Nhà trường sử dụng khá hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy

học. Nhà trường duy trì thường xuyên việc liên lạc với giáo viên, phụ huynh
thơng qua website () và hịm thư điện tử
(). Triển khai đồng bộ phần mềm quản lý trường học quản lý
học sinh, đội ngũ; tăng cường sử dụng sổ điện tử trong quản lý và lưu trữ. Tiếp
tục triển khai có hiệu quả các hệ thống thơng tin dùng chung tồn ngành của Bộ
GDĐT như: Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục và chống mù chữ, tại
địa chỉ: ; Phần mềm thống kê số liệu quản lý giáo dục
(EMIS) tại địa chỉ: .
Luôn chú ý ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và
kiểm tra đánh giá học sinh. Nhà trường đã khai thác khá tốt phần mềm vnEdu để
quản lí kết quả giáo dục và học tập của học sinh. Tận dụng các tiện ích từ phần
mềm này để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên
quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và
giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT; đầu năm học đã tổ chức bồi dưỡng kỹ
năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; đã ban hành
quy chế quản lý, duy trì và khai thác sử dụng các hệ thống CNTT; phân công cụ
thể trách nhiệm về quản lý, sử dụng hệ thống; triển khai các biện pháp đảm bảo
an tồn, an ninh thơng tin trong lĩnh vự CNTT.
d/ Các giải pháp, mơ hình giáo dục mới đặc thù của địa phương:
Trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn với 92% học sinh dân tộc thiểu số
nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thời
gian qua, trường tập trung triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20162020, định hướng đến 2025” theo Kế hoạch số 846/KH-UBND ngày 10 tháng 3


năm 2017 của UBND tỉnh Bình Thuận. Tổ chức các lớp chuẩn bị tiếng Việt
trong hè theo tài liệu của các Chương trình, Dự án đã cung cấp, sử dụng hiệu
quả thiết bị dạy học tại các đơn vị đã được cấp.
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng

Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bảo đảm cho học sinh đạt chuẩn năng lực
tiếng Việt của mỗi lớp. Thực hiện kế hoạch dạy dãn tiết ở môn tiếng Việt lớp 1
từ 350 tiết thành 500 tiết theo chương trình mà Sở GD&ĐT đã tập huấn triển
khai; dạy tăng cường tiếng Việt ở các môn học, ở các khối lớp.
Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động
dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò
chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ....
Đã tổ chức tốt việc tập huấn, hướng dẫn, hội thảo chuyên đề trong quá
trình triển khai các phương án dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
1.3. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, Tin học:
a/ Dạy học Tiếng Anh
Nhà trường thực hiện dạy tiếng Anh cho học sinh theo các văn bản hướng
dẫn của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT. Đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy Tiếng
Anh cho học sinh các lớp 3, 4, 5 với thời lượng 2 tiết/tuần; căn cứ vào tài liệu
được Bộ GDĐT phê duyệt đã lựa chọn nội dung và ngữ liệu phù hợp để dạy đủ
4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; Trong đó chú trọng kĩ năng nghe, nói; sử dụng
bài kiểm tra định kì phù hợp với nội dung đã học.
- Giáo viên dạy tiếng Anh của trường đạt trình độ chuẩn B2 (theo khung
tham chiếu châu Âu); trong dạy học đã luôn chú ý đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng giao tiếp; đổi mới về hình thức, nội dung dạy và học; tổ chức các
hoạt động ngoại khóa phục vụ yêu cầu dạy và học tiếng Anh.
b/ Dạy học Tin học
- Nhà trường thực hiện dạy học môn Tin học cho các lớp 3, 4, 5 theo
Chương trình giáo dục phổ thơng ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thường
xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Cơng nghệ thơng
tin để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo.
- Đã chú ý đầu tư các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, máy tính phục
vụ tốt cho việc dạy tin học cho học sinh.
1.4. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; việc xây dựng môi

trường giáo dục dân chủ, an toàn, vệ sinh; biện pháp khắc phục tình trạng dạy
thêm, học theo, thu sai quy định.
a/ Cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh:
Đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy các môn học Đạo đức, tổng phụ trách
đội, giáo viên làm cơng tác đồn, giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường.
Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc tiếp tục


nâng cao chất lượng dạy học các môn học Đạo đức; tích hợp, lồng ghép trong
các mơn học liên quan, các hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, hoạt động
trải nghiệm và các hoạt động giáo dục khác một cách thiết thực, hiệu quả với
những nội dung giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp lứa tuổi và đặc điểm học sinh
dân tộc thiểu số.
b/ Công tác xây dựng mơi trường giáo dục dân chủ, an tồn, vệ sinh:
Trong năm qua, trong nhà trường, dân chủ được phát huy tối đa và đã
mang lại những kết quả thiết thực. Thầy cô giáo luôn yêu thương, thân thiện, tôn
trọng học sinh và lắng nghe các phản hồi của các em. Các bức xúc của phụ
huynh nếu có đều được giải quyết thỏa đáng nên trong suốt những năm vừa qua,
nhà trường và phụ huynh học sinh ln có được sự đồng thuận cao. Việc phát
huy dân chủ của phụ huynh học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, qua Ban
đại điện cha mẹ học sinh; phát huy dân chủ của học sinh thơng qua các tổ chức
Đồn, Đội, hội đồng tự quản của học sinh nên được đẩy mạnh hơn. Trường thiết
lập kênh thơng tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để
tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thơng
tin. Vì vậy một số biểu hiện tiêu cực, mất dân chủ trong các nhà trường đã từng
bước được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, góp phần làm giảm các khiếu kiện
vượt cấp.
Trường toạ lạc ở vị trí trung tâm xã, có cổng trường, tường rào bảo đảm
an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, mơi trường thân thiện; có phịng học bảo

đảm đủ ánh sáng, thống mát, có bàn ghế phù hợp với học sinh; có cơng trình vệ
sinh, nước sạch và các cơng trình xây dựng khác bảo đảm an tồn, thân thiện, dễ
tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Trường đảm bảo các
yêu cầu về an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an tồn phịng, chống tai
nạn, thương tích; an tồn, phịng, chống cháy, nổ; an tồn phịng, chống thảm
họa, thiên tai;
Thường xun tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho học sinh,
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo
lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học
đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường
phù hợp với khả năng của bản thân; giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về
phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng tự
bảo vệ cho học sinh.
Trường duy trì tốt cơng tác vệ sinh học đường. Các phịng học thống
mát, đủ ánh sáng; có đủ nước sạch đã được lọc để cho học sinh uống trong thời
gian học tại trường. Có hệ thống nước sinh hoạt, nhà tiêu, hố tiểu, hố rác, hệ
thống cống nước thải hợp vệ sinh.
c/ Biện pháp khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm, thu sai quy định:
Trong nhiều năm nay, nhà trường không cá nhân nào tham gia tổ chức
dạy thêm, học thêm.
Các khoản thu từ học sinh đều được sự thống nhất của cha mẹ học sinh và


của UBND xã la Ngâu. Khơng có tình trạng lạm thu.
1.5. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh khó
khăn và tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
a/ Đối với trẻ khuyết tật
- Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo các
văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật; huy động tối đa số trẻ
khuyết tật học hòa nhập.

- Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích
sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; bảo đảm quyền được chăm sóc và
giáo dục của tất cả học sinh.
b/ Đối với học sinh dân tộc thiểu số
- Đã thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học
sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”
của UBND tỉnh Bình Thuận.
- Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng
dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; bảo đảm cho học sinh đạt
chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp. Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày cho học
sinh tất cả các lớp; đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn
học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh. Thực hiện kế hoạch dạy
dãn tiết ở môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết theo chương trình mà
Sở GD&ĐT đã tập huấn triển khai; đã tổ chức khá tốt việc dạy tăng cường tiếng
Việt ở các môn học, ở các khối lớp.
- Đã xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt
động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các
trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các
phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện
thân thiện, thư viện lưu động; thi kể chuyện;....
1.6. Công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; cơng tác xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia; dạy học 2 buổi/ngày.
a/ Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
Nhà trường tích cực, chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa
phương kiện tồn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế
hoạch, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập
giáo dục tiểu học và phấn đấu đạt chuẩn ở mức cao hơn. Trong năm học khơng
có học sinh bỏ học, huy động hết trẻ trong độ tuổi vào học tiểu học tại địa bàn;
đã tạo mọi điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật và trẻ em có hồn cảnh khó
khăn được đi học và hồn thành chương trình tiểu học. Triển khai cập nhật, xử lí

số liệu trên hệ thống thơng tin quản lí phổ cập giáo dục, xố mù chữ chính xác,
kịp thời.
Năm 2017 được UBND huyện Tánh Linh kiểm tra công nhận đạt mức 2
về công tác phổ cập giáo dục tiểu học và mức 1 về cơng tác xố mù chữ.


b/ Nâng cao chất lượng xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia
Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tập trung các nguồn lực để xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng đến này chỉ đạt 1/ 5 tiêu chuẩn. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn: 1: Đạt
- Tiêu chuẩn 2: Chưa đạt
- Tiêu chuẩn 3: Chưa đạt.
- Tiêu chuẩn 4: Chưa đạt
- Tiêu chuẩn 5: Chưa đạt
c/ Công tác tổ chức dạy học 2 buổi/ngày:
Tuy còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất nhưng nhà trường đã cố
gắng tổ chức dạy học 9 buổi/tuần cho tất cả các lớp nhằm nâng cao chất lượng
dạy học, nâng cao khả năng tự học của học sinh, bồi dưỡng học sinh năng khiếu,
tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá, dạy
tăng cường tiếng Việt trong các môn học…
1.7. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và
chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp
ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng mới; các hoạt động bồi dưỡng
khác do Phòng GD&ĐT tổ chức; hoạt động đổi mới quản lí giáo dục.
a/ Cơng tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và
chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí của trường đủ về số lượng, hợp lí về
cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho việc

triển khai Chương trình giáo dục phổ thơng mới. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng
cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về quan điểm,
nội dung đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29/NQ-TW.
Thường xuyên rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên theo
chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trên cơ sở đó xây
dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng các tiêu
chuẩn theo yêu cầu. Đã triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương
trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học tại Công văn số 1060/HDSGDĐT ngày 18/5/2017 của Sở GD&ĐT.
Tiếp tục tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên
môn trong trường; đã chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chun
mơn thơng qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
b/ Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thơng mới:
Tăng cường và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất: Đã sử dụng hiệu quả


nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy động hợp
pháp khác từ công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
xây dựng phòng học, thư viện, vườn trường, chuẩn bị tốt cho đổi mới Chương
trình giáo dục phổ thơng mới. Tăng cường thực hiện xã hội hóa giáo dục, vận
động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh quan trường học
đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn theo quy định.
Tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày,
bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với
tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục
thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo: thực hiện nghiêm túc các quy định
về việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo theo Công văn số
372/BGDĐT-GDTrH ngày 11/4/2013 và Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT
ngày 07/7/2014 của Bộ GD&ĐT. Bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới

tất cả học sinh đều có đủ sách giáo khoa của các mơn học, hoạt động giáo dục
theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư
viện nhà trường, nhất là tủ sách dùng chung. Thực hiện việc cấp miễn phí sách
giáo khoa cho học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc đối tượng
chính sách từ các nguồn kinh phí xã hội hóa.
Thiết bị dạy học: Thường xuyên rà soát, sửa chữa, bổ sung thiết bị dạy
học tối thiểu theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành theo Thông tư
15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh cùng làm đồ dùng dạy học. Khai thác các nguồn lực để từng
bước đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục,
nâng cao chất lượng dạy và học.
c/ Việc triển khai tập huấn nhân rộng các nội dung do Phòng GD&ĐT tổ
chức.
Trong năm học nhà trường đã thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo
viên các chuyên đề do Phòng GD&ĐT triển khai như: tập huấn sử dụng phần
mềm vnEdu, đánh giá trẻ khuyết tật học hoà nhập, Tập huấn đánh giá học sinh
theo Thông tư 22/2016/TT-BGD, Tập huấn kĩ năng ra đề kiểm tra định kì đạt 4
mức độ,v Vận dụng phương pháp kĩ thuật dạy học đạt 4 mức độ trong dạy học
mơn Tốn, vận dụng linh hoạt các bước của PP BTNB trong dạy học môn
TN&XH, vận dụng phương pháp kĩ thuật dạy học đạt 4 mức độ trong dạy học
môn Tập đọc.
d/ Các hoạt động bồi dưỡng khác do Phòng GD&ĐT tổ chức.
Trong năm học đã triển khai tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên
cho giáo viên.
đ/ Hoạt động đổi mới quản lí giáo dục:
Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lí, thực hiện đúng các quy định về quản lí
tài chính. Tăng cường kiểm tra công tác thu đầu năm học và kiểm tra xử lí các


khoản thu khơng đúng quy định nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu sai quy

định.
Thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục theo Thông tư số
09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT, thực hiện
nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác
quản lý, báo cáo thống kê kết quả đánh giá giáo dục; sử dụng phần mềm phổ cập
theo hệ thống thông tin điện tử quản lý PCGD- XMC; sử dụng phần mềm quản
lý trường học (EMIS, VnEdu…).
Triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư theo công văn số 1616/KH-SGD&ĐT ngày
26/7/2017 của Sở GD&ĐT.
Đã ngăn chặn có hiệu quả bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học. Khen
thưởng học sinh cuối năm đúng đối tượng; khơng có hiện tượng “làm đẹp” hồ
sơ, học bạ học sinh...
e/ Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học
- Đã thực hiện tốt công tác truyền thông, quán triệt kịp thời và sâu sắc các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT về đổi
mới và phát triển giáo dục. Tuyên truyền những kết quả đạt được để xã hội hiểu
và chia sẻ, đồng thuận với các chủ trương đổi mới về giáo dục tiểu học; xây
dựng kế hoạch truyền thông, chủ động cung cấp thông tin để định hướng dư
luận, tạo niềm tin của xã hội.
- Đã chủ động viết và đưa tin, bài về các hoạt động của ngành, nhất là các
gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học để khích lệ các
thầy cơ giáo, các em học sinh phấn đấu, vươn lên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong
cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật và thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm
pháp luật.
2. Việc triển khai mơ hình trường học mới, dạy học Mỹ thuật theo
phương pháp mới của Đan Mạch:
(Có báo cáo riêng đã gửi vào ngày 11/4/2018).

3. Thực hiện việc đánh giá học sinh:
Đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá học sinh theo quy định tại Thông
tư 22 nhất là việc đánh giá định kỳ cuối năm học và xét lên lớp.
Công tác bàn giao chất lượng giáo dục học sinh giữa các lớp được thực
hiện theo quy trình giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào
năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh
giá học sinh.

4. Công tác khen thưởng


Việc khen thưởng học sinh cuối năm học bảo đảm minh bạch, khách
quan, trung thực, đúng thực chất và có ý nghĩa thiết thực; khơng có hiện tượng
khen tràn lan gây bức xúc, tạo dư luận không tốt trong phụ huynh học sinh và xã
hội.
5. Kết quả các mặt giáo dục:
(Có các phụ lục đính kèm)
II. Dự kiến kế hoạch năm học 2018-2019:
1. Số liệu phát triển trường lớp:
- Tổng số học sinh: 257 em
- Tổng số lớp: 14 lớp (Lớp 1: 4, Lớp 2: 3, Lớp 3: 2, Lớp 4: 3, Lớp 5: 2)
- Số học sinh lớp 3, 4, 5 học môn: Tiếng Anh, Tin học: 140 em
- Tổng số học sinh dân tộc: 237/267 em
2. Một số nhiệm vụ trong tâm:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và
khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", “Mỗi nhà giáo, cán
bộ giáo dục giúp đỡ một học sinh có hồn cảnh khó khăn” và phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

- Đổi mới mạnh mẽ cơng tác quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lí giáo dục;
- Thực hiện chương trình theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT và
sách giáo khoa hiện hành.
- Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;
- Tiếp tục rút kinh nghiệm và chỉ đạo triển khai có hiệu quả Thơng tư
22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016.
- Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tiếp tục
thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục.
- Thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học, tiếng Anh cho học sinh lớp 3,
4, 5.
- Tăng cường cơng tác giáo dục hồ nhập trẻ khuyết tật;
- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh có nguy cơ lưu ban,
học sinh bỏ học.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục đạo đức, kĩ năng
sống cho học sinh.
- Duy trì, củng cố kết quả PCGDTH đã đạt được hướng đến nâng cao chất


lượng phổ cập giáo dục tiểu học.
- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra các chuyên
đề với nhiều nội dung phong phú.
- Triển khai đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực,
hiệu quả, tránh hình thức.
- Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho
cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
- Tham mưu các ngành, các cấp, các đoàn thể trong xã hội để đầu tư trang
bị thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho nhà trường nhằm sớm đạt được
các tiêu chuẩn cơ bản của trường chuẩn quốc gia.

III. Các giải pháp thực hiện:
- Tham mưu Cấp uỷ, UBND xã, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo để
tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện kế hoạch
năm học.
- Tổ chức Hội nghị Cán bộ - Công chức để thảo luận các biện pháp, xây
dựng các chỉ tiêu phấn đấu của kế hoạch năm học. Phát động kí kết thi đua, phát
huy vai trò dân chủ của CB-GV-CNV. Phát huy tinh thần cộng đồng trách
nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch năm học.
- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, NV trong việc thực hiện tốt
nhiệm vụ năm học.
- Đẩy mạnh công tác thi đua.
- Phối hợp thật tốt các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng để thực hiện nội dung
xã hội hố giáo dục.
- Tăng cường cơng tác kiểm tra nội bộ trường học. Cụ thể hoá nhiệm vụ
năm học thành các Chương trình hành động, các kế hoạch học kì, các kế hoạch
tháng, tuần để phấn đấu thực hiện.
- Thành lập các ban chỉ đạo để tổ chức các cuộc vận động lớn đồng thời
xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho mỗi cuộc vận động./.
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

Cao Thống Súy



×