DANH MỤC SƠ ĐỒ &
BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Cơ chế phát sinh hành vi phạm tội..........................................................4
Biểu đồ 1. Số vụ tội phạm trộm cắp tài sản và tổng số vụ tội phạm nói chung
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017.....................................14
Biểu đồ 2. Số người phạm tội trộm cắp tài sản và tổng số người phạm tội nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017.........................15
Biểu đồ 3. Cơ cấu theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bản tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017..............................15
Biểu đồ 4. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân trong các vụ án trộm cắp
tài sản trên địa bản tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017.........................15
Biểu đồ 5. Cơ cấu số vụ án xâm hại tình dục trẻ em trong tổng số những vụ án
xâm hại tình dục nói chung trên tồn quốc năm 2016.........................................19
Biêu đồ 6. Cơ cấu về độ tuổi của trẻ em nữ bị xâm hại tình dục trong tổng số
những vụ án xâm hại tình dục nói chung trên tồn quốc năm 2016....................19
Biểu đồ 7. Cơ cấu về số vụ án hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em trong tổng
số những tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên toàn quốc năm 2016................20
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tội phạm được xem là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội,hình thành
từ khi có sự phân chia và đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội. Nó
khơng những gây ra những tác động tiêu cực đến các yếu tố, hiện tượng
khác trong đời sống xã hội mà bản thân nó cũng bị chi phối, ảnh hưởng bởi
chính các yếu tố đó. Sự tác động qua lại của các yếu tố này trở thành
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Trong đó, nạn nhân của tội phạm là
một trong những yếu tố có tác động đến sự hình thành và phát sinh tội
phạm. Một hành vi phạm tội được thực hiện thường có sự tác động, gây
thiệt hại đến nạn nhân và ngược lại, nạn nhân trong nhiều tình huống cũng
có sự ảnh hưởng nhất định đến việc nảy sinh ý định phạm tội cũng như
thực hiện hành vi phạm tội. Nạn nhân có thể làm hạn chế nhưng cũng có
thể góp phần thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Chính vì vậy,
nhóm chúng em xin lựa chọn đề số 4 “Trình bày vai trị của nạn nhân
trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội? Liên hệ thực tiễn?” để làm
Tiểu luận môn Tội phạm học.
3
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM
1. Khái niệm “nguyên nhân của tội phạm”
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội hay tư duy)
đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu
thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn
gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi cái mới ra đời. Khơng
nằm ngồi quy luật đó, trong mỗi con người đều tồn tại hai mặt đối lập nhau, đó
là “mặt tốt” và “mặt xấu”. Vậy nguyên nhân để một người trở thành tội phạm
có phải là do “mặt xấu” lấn át “mặt tốt” hay không? Theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhâna là một phạm trù triết học chỉ sự tác động
lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra
một biến đổi nhất định nào đó 1. Dưới góc độ ngơn ngữ học, ngun nhân được
hiểu là “nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm nảy sinh sự việc” 2. Hai định nghĩa này
đều chỉ ra nội hàm cơ bản của ngun nhân, đó chính là các nhân tố tạo ra kết
quả nhưng không đề cập đến cơ chế khiến các nhân tố có thể tạo ra được kết quả;
từ đó, xác định vai trị của ngun nhân trong cơ chế hình thành hành vi phạm
tội là “làm nảy sinh sự việc”. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, tội phạm được
quy định là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự 3. Có thể thấy, tội
phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội không chỉ tác động đến các yếu tố,
hiện tượng khác mà còn chi phối, ảnh hưởng đến ngay cả chính bản thân nó. Sự
tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực bên ngồi mơi trường và bên trong cá
1
GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ Giáo dục & Đào
tạo, Hà Nội, 2019, tr.94.
2
GS. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học & Trung tâm Từ điển
học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2003, tr.694.
3
Xem thêm: Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015.
nhân người phạm tội đã hình thành nên động cơ phạm tội, nói cách khác là
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm.
Triết học Mác - Lênin cho rằng mối quan hệ cặp phạm trù nguyên nhân
và kết quả (mối quan hệ nhân quả) được coi là một mối quan hệ biện chứng giữa
các quá trình, hiện tượng xã hội và tự nhiên. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả,
còn kết quả là sản phẩm sinh ra từ nguyên nhân, nên ngun nhân ln có trước
kết quả về mặt thời gian4. Bởi vậy, muốn tìm hiểu nguyên nhân của một hiện
tượng, sự việc nào đấy thì cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy
ra trước khi hiện tượng, sự việc đó xuất hiện. Thế nên, khi nghiên cứu nguyên
nhân của tội phạm, cần phải đặt tội phạm trong hệ thống các hiện tượng và quá
trình xã hội để từ đó tìm ra sự tác động, mức độ tác động, tính chất của sự tác
động, hình thức tác động giữa các hiện tượng và quá trình xã hội với tội phạm.
Từ những phân tích trên, nguyên nhân của tội phạm có thể hiểu là “tổng hợp các
yếu tố tiêu cực mà sự tác động qua lại giữa chúng đã dẫn đến việc tội phạm
được thực hiện”5. Theo đó, các yếu tố tiêu cực được đề cập trong định nghĩa
trên có thể là các yếu tố tiêu cực xuất phát từ mơi trường sống, từ chính bản thân
người phạm tội, hay là các tình huống cụ thể (xảy ra trong môi trường hoặc xuất
phát từ con người như từ chính bản thân nạn nhân hoặc những người xung
quanh). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân của tội phạm là những yếu tố
trực tiếp làm phát sinh tội phạm; còn điều kiện của tội phạm là những yếu tố tuy
không trực tiếp làm phát sinh tội phạm nhưng lại tạo điều kiện cho tội phạm xảy
ra được thuận lợi, hỗ trợ, thúc đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội. Về bản chất,
điều kiện là những dự kiện, hiện tượng, tình huống, hồn cảnh nhất định.
2. Cơ chế phát sinh hành vi phạm tội
Qua q trình phân tích ở trên, có thể thấy nghiên cứu nguyên nhân của
tội phạm chính là xác định các yếu tố tiêu cực tác động qua lại lẫn nhau và cơ
4
GS.TS. Phạm Văn Đức (Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Bộ Giáo dục & Đào
tạo, Hà Nội, 2019, tr.95.
5
TS. Lại Viết Quang - TS. Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên): Giáo trình Tội phạm học,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.101.
chế của việc tác động của các yếu tố này dựa trên việc nghiên cứu về hành vi
phạm tội của con người, cụ thể là nghiên cứu về cơ chế tâm lý - xã hội của hành
vi. Cơ chế của hành vi phạm tội là một hiện tượng động, là sự tác động lẫn nhau
nhất định trong các yếu tố cấu thành nó. Các yếu tố cá nhân bên trong của cơ
chế hành vi phạm tội là những quá trình và trạng thái tâm lý được xem xét trong
trạng thái động, không tách rời mà là ở trong sự tác động lẫn nhau với các nhân
tố của môi trường bên ngồi quyết định hành vi đó6.
Sơ đồ 1. Cơ chế phát sinh hành vi phạm tội
PSG.TS. Đặng Thanh Nga nhận định “hành vi phạm tội phát sinh khơng
phải từ chính mơi trường hoặc do chính cá nhân mà nó phát sinh do mối tác
động qua lại giữa ra môi trường và cá nhân”7. Dưới góc nhìn tổng quan, tội
phạm khơng chỉ là một hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý mà
cịn chứa đựng trong nó những đặc tính chống đối lại xã hội. Q trình thực hiện
việc chống đối lại xã hội bắt nguồn từ những đặc điểm tâm lý tiêu cực bên trong
chủ thể kết hợp với yếu tố thuận lợi của tình huống tiêu cực từ môi trường bên
6
TS. Đỗ Thanh Trường: Một số vấn đề về cơ chế tâm lý - xã hội của hành vi phạm tội cụ thể
và nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy, Cổng thông tin điện tử Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 16/11/2018, truy cập ngày 14/3/2021.
7
PGS.TS. Đặng Thanh Nga (Chủ biên): Giáo trình Tâm lý học tư pháp, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2019, tr.114.
ngoài đã thúc đẩy, điều khiển hành vi của cá nhân ra ngoài xã hội trở thành hành
vi phạm tội với một cơ chế tâm lý - xã hội gồm ba khâu cơ bản như sau:
Khâu thứ nhất, hình thành ý định phạm tội: Đây là một quá trình
tâm lý, hoàn toàn diễn ra trong ý thức chủ quan của người phạm tội, thể hiện một
sự thôi thúc phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi một xử sự nào đó
nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của cá nhân. Ý định phạm tội chỉ có thể được
hình thành khi có sự tương tác giữa những đặc điểm của cá nhân người phạm tội
với môi trường tiêu cực xung quanh để tạo ra những phẩm chất tâm lý tiêu cực.
Tuy nhiên, khơng phải cá nhân nào có những phẩm chất tâm lý tiêu cực đều tất
yếu nảy sinh ý định phạm tội. Chỉ khi những phẩm chất tiêu cực của con người
gặp những tình huống tiêu cực cụ thể (thường là những tình huống địi hỏi con
người phải lựa chọn những sự cụ thể) và có sự tác động qua lại giữa chúng thì
mới phát sinh ý định phạm tội. Ví dụ, nếu cùng sống trong một gia đình bạo lực,
coi thường pháp luật, đạo lý xã hội thì người có tính tình ngang bướng, hiếu
thắng thường sẽ dễ có khả năng hình thành ý định phạm tội hơn so với người
trầm tĩnh khi gặp phải yếu tố tình huống như va chạm giao thơng hay đánh nhau.
Khâu thứ hai, kế hoạch hóa việc phạm tội (quyết định thực hiện tội
phạm): Chủ thể sau khi hình thành ý định phạm tội thường sẽ suy nghĩ, cân
nhắc và đi đến một trong quyết định: (i) Hủy bỏ ý định phạm tội; (ii) Tiếp tục
thực hiện ý định phạm tội. Trường hợp phẩm chất tâm lý tiêu cực ở mức độ
chưa nghiêm trọng gặp tình huống cụ thể ít tiêu cực, cá nhân sẽ tính tốn kỹ
lưỡng, từ bỏ ý định phạm tội và lựa chọn cách cư xử khác phù hợp với đạo đức
xã hội, không trái với pháp luật. Ngược lại, nếu phẩm chất tâm lý tiêu cực tác
động qua lại với tình huống cụ thể quá tiêu cực thì sẽ khiến cho chủ thể quyết
định kế hoạch hóa việc phạm tội của mình. Q trình này được hiểu là sự cụ thể
hóa ý định phạm tội vào kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội, thông qua việc
chủ thể xác định các mục đích cũng như cách thức, thủ đoạn, địa điểm, thời gian
và có các quyết định thích hợp để thực hiện tội phạm dễ dàng hơn. Ví dụ: Đối
với tội phạm giết người, trước khi thực hiện, người phạm tội thường tìm hiểu rõ
quy luật đi lại, sinh hoạt của nạn nhân, lựa chọn thời gian thích hợp cũng như
các phương tiện, cơng cụ để thực hiện hành vi phạm tội như dao, kéo, mã tấu,…
Khâu thứ ba, thực hiện hành vi phạm tội: Đây là khâu cuối cùng và
quan trọng nhất trong cơ chế hành vi phạm tội, bởi nó trực tiếp thực hiện tội
phạm (hành động hoặc không hành động) và biểu hiện ra bên ngoài mức độ của
ý định phạm tội đầy đủ và rõ ràng nhất. Trên cơ sở của chuẩn bị, tính tốn kỹ
lưỡng kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội, với phẩm chất tâm lý cực đáng kể
và tình huống cụ thể tiêu cực đã kích động khiến chủ thể trực tiếp thực hiện
hành vi phạm tội tới cùng. Tuy nhiên, nếu cá nhân với phẩm chất tâm lý tiêu cực
ở mức độ khơng đáng kể, trong tình huống tiêu cực nhưng vẫn có thể kiềm chế,
cân nhắc suy nghĩ thì dù có ý định thực hiện hành vi phạm tội nhưng cá nhân có
thể tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điển hình, vụ án anh trai truy sát cả
nhà em ruột ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) chỉ vì mâu thuẫn đất đai vào năm
2019, khiến bốn người tử vong và một người bị thương. Đối với người kiềm chế,
trầm tính, thương yêu gia đình nếu đặt trong cùng tình huống này thì sẽ có cách
cư xử khác phù hợp hơn như khởi kiện ra Tịa án để giải quyết tranh chấp.
Có thể thấy, cơ chế tâm lý - xã hội của hành vi phạm tội ln diễn ra
theo một trình tự nhất định, cụ thể và chặt chẽ, khâu trước là cơ sở, là tiền đề
của khâu sau. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi phạm tội nào cũng phải trải
qua đủ ba khâu này mà còn phụ thuộc vào hành vi phạm tội trên thực tế, lỗi của
chủ thể, hay là sự phát triển của hoạt động phạm tội. Ví dụ, đối với một số vụ
cướp giật tài sản, cá nhân với tâm lý tiêu cực, gặp tình huống thuận lợi như chủ
tài sản sở hở, là nữ giới hoặc người già đi lại ở khu vực vắng vẻ,... khiến cá nhân
này nảy sinh ý định và thực hiện ngay hành vi cướp giật mà không cần phải lên
kế hoạch trước. Qua đây, cần lưu ý một số vấn đề sau đây: (i) Khơng phải ai
hình thành phẩm chất tâm lý tiêu cực cũng đều dẫn đến việc hình thành tội phạm.
Việc phát sinh tội phạm là sự kết hợp từ nhiều nguyên nhân phát sinh; (ii) Người
có “phẩm chất tâm lý tiêu cực” sẽ khó có thể vượt qua những tác động xấu của
mơi trường, sự cám dỗ, khó kiềm chế bản thân hơn; (iii) Những người vốn có
bản tính hiền lành, được giáo dục cẩn thận (khơng hình thành nhân cách, phẩm
chất tâm lý tiêu cực) nhưng trong một tình huống tiêu cực cụ thể thì vẫn có thể
thực hiện hành vi phạm tội, nên ai cũng có thể thực hiện tội phạm.
3. Phân loại nguyên nhân của tội phạm
Thứ nhất, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, có thể chia nguyên nhân
của tội phạm thành nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố thuộc môi trường và
nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thuộc bản thân người phạm tội.
- Nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố thuộc môi trường là tổng hợp các nhân tố
tiêu cực được hình thành từ môi trường vi mô hoặc môi trường vĩ mô của con
người, có tác động, ảnh hưởng đến cá nhân ở một mức độ nhất định làm phát
sinh tội phạm. Ví dụ: Gia đình khơng hồn thiện, nơi cư trú có nhiều tệ nạn xã
hội, trường khơng nghiêm, giáo dục học sinh yếu kém,…
- Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố của bản thân người phạm tội là tổng hợp
các nhân tố tiêu cực hình thành trong chính nội tại, thuộc về nhân thân người
phạm tội mà những nhân tố này có thể tác động, ảnh hưởng và dẫn đến làm phát
sinh tội phạm của người phạm tội. Những nhân tố tiêu cực này có thể là các
nhân tố thuộc tâm sinh lý, xã hội - nghề nghiệp của người phạm tội. Về đặc điểm
sinh học, nạn nhân thường rơi vào nhóm người chưa thành niên, người già, phụ
nữ,… Đặc điểm xã hội thì dấu hiệu nghề nghiệp, vị trí xã hội, hồn cảnh kinh tế
của nạn nhân như giết người vì lý do cơng vụ của nạn nhân, khủng bố, bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản. Về tâm lí thì sự dễ dãi, cả tin trong quan hệ xã hội, hám
lợi tạo điều kiện cho các tội như lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm.
Thứ hai, căn cứ vào hình thức tác động của ngun nhân tới tội phạm,
có thể phân chia thành nguyên nhân thứ yếu và nguyên nhân chủ yếu. Nếu
nguyên nhân chủ yếu là tổng hợp các yếu tố đóng vai trị chủ chốt, trực tiếp làm
phát sinh tội phạm, thì nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân chỉ góp phần
làm phát sinh tội phạm. Ví dụ, do lợi nhuận từ việc bn bán nội tạng rất cao
nên đối tượng A đã lừa gạt, dụ dỗ, bắt cóc đối tượng B để lấy nội tạng bán cho
những người cần cấy ghép nội tạng.
Thứ ba, căn cứ vào lĩnh vực hình thành ngun nhân, có thể chia
nguyên nhân của tội phạm hành các loại nguyên nhân như sau:
- Nguyên nhân về kinh tế - xã hội: Đây là tổng hợp các yếu tố tiêu cực thuộc về
lĩnh vực kinh tế - xã hội mà từ đó tác động làm phát sinh tội phạm như
tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, tác động của q trình đơ thị và cơng nghiệp
hóa, tác động của q trình di dân…
- Ngun nhân về chính sách - pháp luật: Đây là những sơ hở, thiếu sót, bất cập,
chồng chéo trong việc quy định các chính sách, hệ thống pháp luật làm ảnh
hưởng, phát sinh tội phạm. Ví dụ, quy định về giải phóng mặt bằng, đền bù đất
nơng nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến một số cá nhân hoặc doanh nghiệp lợi dụng sơ
hở của pháp luật để đền bù không thỏa đáng cho một số hộ dân dẫn đến những
người này có phản ứng tiêu cực là chống người thi hành công vụ.
- Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục - xã hội: Đây là các yếu tố hạn chế trong việc
quản lý, triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến văn hóa - giáo dục có thể
làm phát sinh tội phạm. Ví dụ: Nhà trường chưa coi trọng việc giáo dục các em
gái cách bảo vệ bản thân nhằm ngăn chặn hiệu quả tội phạm tình dục.
- Nguyên nhân về tổ chức, quản lý - xã hội: Đây là những yếu tố thiếu sót, bất cập
của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý trong những lĩnh vực nhất định.
Thuộc về nguyên nhân này có thể là các nhân tố như: bng lỏng quản lí, đùn
đẩy trách nhiệm, khơng hợp tác trong giải quyết vụ việc,…
TIỂU KẾT (1)
Các yếu tố tiêu cực từ môi trường khách quan được lặp đi lặp lại tác động
ảnh hưởng đến tâm sinh lý của cá nhân, từ đó hình thành những phẩm chất tâm
lý tiêu cực, và khi gặp những tình huống cụ thể sẽ làm nảy sinh ý định phạm tội.
Trong những điều kiện nhất định, nó sẽ dẫn cá nhân đến chỗ thực hiện hành vi
phạm tội. Ở mức độ tổng quan, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành
những nhóm nguyên nhân cơ bản như sau: (i) Nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ
mơi trường sống; (ii) Nhóm ngun nhân xuất phát từ phía bản thân người
phạm tội; (iii) Tình huống cụ thể (xảy ra trong môi trường hoặc xuất phát từ
con người như từ chính bản thân nạn nhân hoặc những người xung quanh)8.
8
Xem thêm:
Phụ lục 1. Nguyên nhân của tội phạm tiếp cận từ nguồn gốc phát sinh trong tội phạm học.
Phụ lục 2. Tình hình và vai trị của tình hình dưới góc độ tội phạm học.
II. NẠN NHÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN
1. Khái niệm “nạn nhân của tội phạm”
Việc nghiên cứu về nạn nhân của tội phạm mang lại những ý nghĩa hết
sức to lớn, không chỉ giúp cho việc điều tra vụ án nhanh chóng, thuận lợi mà
cịn bổ sung hồn chỉnh trong những nghiên cứu của nghành Tội phạm học, từ
đó tìm ra các biện pháp phịng, ngừa tội phạm hiệu quả. Theo Từ điển Tiếng
Việt, từ nạn nhân được định nghĩa là “người bị nạn hoặc người phải chịu hậu
quả của một tại họa xã hội hay một chế độ bất cơng” 9. Trên thực tế, có thể thấy
nạn nhân có rất nhiều dạng hình thức như nạn nhân của chiến tranh, nạn nhân bị
tai nạn lao động, nạn nhân tự tử,... Hiện nay, khái niệm nạn nhân có rất nhiều
quan điểm chưa thống nhất, tuy nhiên phần lớn khái niệm này được hiểu theo
nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, tại khoản a Điều 1 Nghị quyết khung của Cộng đồng
Châu Âu ngày 15/3/2001 định nghĩa: “Nạn nhân là một thực thể tự nhiên, người
đã bị thiệt hại, bao gồm tổn hại về thể xác và tinh thần, tổn hại tình cảm hoặc
mất mát kinh tế có ngun nhân trực tiếp từ bởi hành động hoặc không hành
động vi phạm Luật Hình sự của một quốc gia thành viên”. Cũng có ý đồng nhất
với quan điểm trên, TS. Trần Hữu Tráng nhận định: “Nạn nhân của tội phạm
học được xác định là những cá nhân bị hành vi phạm tội xâm phạm gây thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, tinh thần hay thiệt hại về kinh tế” 10. Theo cách hiểu này,
nạn nhân chỉ là những cá nhân con người đã bị các hành vi mà theo luật hình sự
của một quốc gia thành viên coi là tội phạm, gây thiệt hại về thể xác, tinh thần,
tình cảm, kinh tế.
Theo nghĩa rộng, khái niệm nạn nhân của tội phạm khơng chỉ bao gồm
thể nhân mà cịn có các tổ chức bị hành vi phạm tội xâm phạm. Theo học giả
Fritz R. Paasch xác định “nạn nhân của các tội phạm về kinh tế là các cá nhân
9
GS. Hoàng Phê (Chủ biên): Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học & Trung tâm Từ điển
học, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2003, tr.656.
10
TS. Trần Hữu Tráng: Bàn về khái niệm nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học, Tạp chí
Nghề luật, số 05, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010, tr.58.
con người (thể nhân) và các pháp nhân bị xâm hại các quyền và lợi ích được
pháp luật ghi nhận”11. Tiếp đến, Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp
đối với nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng sức mạnh của Liên
Hợp Quốc ngày 29/11/1985 (tên tiếng Anh: Declaration of Basic Principles of
Justice for Victims of Crime and Abuse of Power) quy định: “Nạn nhân của tội
phạm là những cá nhân hay tổ chức bị hành vi phạm tội (theo quy định của luật
hình sự các nước thành viên) xâm phạm, gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tình
cảm, kinh tế hoặc những thiệt hại đáng kể về các quyền cơ bản” 12 (Điều 1) và
“Nạn nhân của tội phạm không chỉ bao gồm những người trực tiếp bị hành vi
phạm tội xâm hại mà còn bao gồm cả những người thân trong gia đình, những
người phụ thuộc vào nạn nhân và cả những người chịu thiệt hại trong quá trình
trợ giúp nạn nhân”13 (Điều 2). So với nghĩa hẹp, khái niệm nạn nhân theo nghĩa
rộng đã được nhìn nhận tổng quan hơn, theo đó, nạn nhân của tội phạm có ba
đặc điểm như sau:
(i) Nạn nhân phải là cá nhân hoặc tổ chức còn tồn tại vào thời điểm tội phạm xảy ra
và tổ chức phải là tổ chức được hoạt động hợp pháp. Nghĩa là, hành vi phạm tội
phải xâm hại đến một người đang tồn tại trong thế giới khách quan để gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại, với tổ chức thì cần điều kiện là tổ
11
Hans Joachim Schneider: Viktimologie-Wissenschaft vom Verbrechensopfer, Tubinghen
1975, tr.10 (Hans Joachim Schneider: Nạn nhân học tội phạm, Tu-bi-ghen, Cộng hòa liên bang
Đức, 1975).
12
Nguyên văn: “Victims” means persons who, individually or collectively, have suffered
harm, including physical or mental injury, emotional suffering, economic loss or subtantial
impairment of their fundamental rights, through acts or omissions that are in violation of
criminal laws operative within Member States, including those laws proscribing criminal
abuse of power”.
13
Nguyên văn: “A person may be considered a victim, under this Declaration, regardless of
whether the perpetrator is identified, apprehended, prosecuted or convicted and regardless of
the familial relationship between the perpetrator and the victim. The term "victim" also
includes, where appropriate, the immediate family or dependants of the direct victim and
persons who have suffered harm in intervening to assist victims in distress or to prevent
victimization”.
chức hợp pháp, có tài sản, cịn tồn tại, nếu tổ chức bất hợp pháp thì khơng thể là
nạn nhân của tội phạm và không được pháp luật ghi nhận, bảo vệ;
(ii)Thiệt hại mà nạn nhân gánh chịu rất đa dạng, có thể là thiệt hại về thể chất, tinh
thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác;
(iii)
Những cá nhân và tổ chức này có thể bị hành vi phạm tội trực tiếp
tác động (nạn nhân trực tiếp) hoặc có thể bị hành vi phạm tội tác động một cách
gián tiếp (nạn nhân gián tiếp), nhưng đều phải gánh chịu những hậu quả trực
tiếp từ hành vi phạm tội. Nghĩa là, giữa hành vi phạm tội với hậu quả thiệt hại
mà nạn nhân gánh chịu phải có mối quan hệ nhân quả với nhau; và thiệt hại đó
phải do chính hành vi phạm tội gây ra. Ngược lại, nếu không tồn tại mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi phạm tội và thiệt hại xảy ra thì không được coi là nạn
nhân của tội phạm.
Từ những phân tích ở trên, có thể rút ra định nghĩa như sau:“Nạn nhân
của tội phạm là cá nhân, tổ chức phải gánh chịu những hậu quả thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp
khác mà những hậu quả thiệt hại này là do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra”14.
2. Phân loại nạn nhân của tội phạm
Thứ nhất, căn cứ vào địa vị pháp lý của nạn nhân, có thể chia nạn
nhân thành hai nhóm cơ bản là cá nhân (thể nhân) và tổ chức. Trong đó, cá nhân
là nhóm nạn nhân phổ biến của tội phạm, bao gồm nạn nhân trực tiếp và nạn
nhân gián tiếp; Còn nhóm nạn nhân là tổ chức chỉ có thể bị hành vi phạm tội
xâm hại về tài sản hoặc kinh tế (chỉ có các nạn nhân trực tiếp).
Thứ hai, căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến nạn
nhân, nạn nhân được chia thành ba nhóm: Nhóm nạn nhân trực tiếp (primary
victims hay direct victims) là những cá nhân hay tổ chức chủ yếu, bị hành vi
phạm tội trực tiếp tác động gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hay các
quyền và lợi ích hợp pháp khác; Nhóm nạn nhân thứ cấp hay nạn nhân gián tiếp
(indirect victims hay secondary victims) là những cá nhân mà tuy hành vi phạm
14
TS. Lại Viết Quang - TS. Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên): Giáo trình Tội phạm học,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.168-170.
tội không trực tiếp tác động đến họ nhưng do họ có mối quan hệ đặc biệt đối với
nạn nhân trực tiếp nên hành vi phạm tội đã gián tiếp tác động đến họ; Nhóm nạn
nhân mở rộng cách gọi khác là nạn nhân thứ ba (tertiary victims) chỉ phạm vi
rộng gồm những người chịu ảnh hưởng, tác động sâu sắc của hành vi phạm tội.
Thứ ba, căn cứ vào vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội,
nạn nhân của tội phạm có thể được chia thành nạn nhân có lỗi và nạn nhân
khơng có lỗi. Nạn nhân có lỗi là những nạn nhân đã có các hành vi, xử sự không
đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành
vi phạm tội thực hiện. Nhiều nhà tội phạm học cịn chia nhóm này thành hai
nhóm, nhóm nạn nhân có lỗi nhỏ và nhóm nạn nhân có lỗi nghiêm trọng; Nạn
nhân khơng có lỗi là những người có những hành vi, xử sự hoàn toàn đúng đắn,
tuân thủ đúng những chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Hành vi của họ hồn tồn
khơng tạo điều kiện thuận lợi hay thúc đẩy hành vi phạm tội.
Thứ tư, căn cứ vào thể chất, trạng thái, tinh thần cũng như đặc điểm
tâm lý hiểu biết của nạn nhân, bao gồm các nhóm nạn nhân là người dưới 16
tuổi, nữ giới, người già, người mắc bệnh tâm thần, người tàn tật,... Đây là những
nhóm đối tượng có các đặc điểm sinh học vốn có là những yếu tố thuận lợi tạo
ra nguy cơ trở thành nạn nhân nhiều hơn so với nhóm những người khác. Đó là
các đặc điểm đặc thù như độ tuổi, giới tính hay sức khỏe, vì vậy các nhóm đối
tượng trên đáng quan tâm và bảo vệ hơn.
Ngồi ra, cịn một số nhóm nạn nhân khác như nhóm nạn nhân là những
người nhập cư và người thiếu số, nhóm nạn nhân là những người tham lam, hám
lợi, nhóm nạn nhân là những người dâm đãng, háo sắc, nhóm nạn nhân là những
người thích cơ lập, ẩn dật và những người mắc bệnh hiểm nghèo...15
3. Vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội
3.1. Nạn nhân có lỗi
Nghiên cứu về cơ chế phát sinh tội phạm đã chỉ ra rất nhiều nguyên
nhân, động cơ, mục đích thúc đẩy sự hình thành và phát triển hành vi phạm tội.
15
TS. Lại Viết Quang - TS. Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên): Giáo trình Tội phạm học,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.171-179.
17
Trong đó, nạn nhân đóng vai trị quan trọng đối với các quyết định của cá nhân
khi cân nhắc, suy nghĩ có nên thực hiện hành vi phạm tội hay khơng? Trong
nhiều vụ án, nạn nhân chính là nhân tố làm nảy sinh ý định phạm tội cũng như
thúc đẩy hành vi phạm tội xảy ra, thể hiện một phần lỗi của nạn nhân trong các
vụ án hình sự. Nạn nhân có lỗi được hiểu là những nạn nhân đã có hành vi, xử
sự khơng đúng chuẩn mực tạo điều kiện thuận lợi hoặc thúc đẩy hành vi phạm
tội được thực hiện. Nói cách khác, giữa hành vi, cách xử sự của nạn nhân với
hành vi phạm tội của người phạm tội có sự tác động qua lại mà trong đó, hành vi
của nạn nhân là một trong những yếu tố thức đẩy, làm phát sinh tội phạm. Nhìn
chung, lỗi của nạn nhân có thể xuất phát từ một số nguyên do sau đây:
Một là, sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của nạn nhân: Các đặc
điểm tâm lý của con người trước hết tác động đến việc thực hiện hành vi của họ
thể hiện qua lời nói, cử chỉ hay hành động. Trong những tình huống nhạy cảm
như va chạm giao thông, vô ý vấp nhau,… chỉ cần những lời nói cử chỉ khơng
đúng mực, chửi bới, thơ lỗ, nóng nảy, cọc cằn… sẽ làm kích động, khiêu khích
sự bực tức, ức chế với những người khác và nếu những người này cũng là những
người nóng nảy, khơng kiềm chế được thì tất yếu phát sinh hành vi phạm tội.
Hai là, tính hám lợi hoặc tính phản trắc, bội bạc của nạn nhân: Nạn
nhân do ảnh hưởng tiêu cực của mơi trường gia đình, bạn bè, cộng đồng hình
thành nên những phẩm chất lệch lạc như lịng tham, sự ích kỷ, coi thường các
chuẩn mực xã hội, lười lao động,… Hám lợi là bất chấp tất cả dù không đủ khả
năng hay hi sinh tinh thần để đạt được những lợi ích đó. Những người như thế sẽ
bất chấp tất cả kể cả đi vào con đường sai trái. Nó thể hiện sự mong muốn quá
mức khiến cho người ta khơng cịn tỉnh táo vì vậy rất dễ bị lợi dụng và lao vào
các đường dây lừa đảo. Hay tính phản trắc, bội bạc thể hiện sự “ăn cháo đáo
bát” của nạn nhân cũng là nguyên cớ gây nên hận thù và khi đặt trong tình
huống tiêu cực cụ thể sẽ dễ làm nảy sinh ý định phạm tội cũng như thúc đẩy việc
thực hiện tội phạm ở người khác.
Ba là, sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân: Người
phạm tội thường nhằm vào sơ hở của nạn nhân để thực hiện các hành vi phạm
tội của mình, trong nhiều trường hợp nạn nhân có thể do chủ quan, tự tin hoặc
vơ ý khơng phịng vệ tốt cho bản thân sẽ thúc đẩy tội phạm xảy ra. Việc ăn mặc
hở hang, ăn mặc quá lố, thường xun đi một mình vào đêm muộn…cũng có thể
khiêu khích việc phạm tội ở người khác ví dụ như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm,
tội cố ý gây thương tích. Hay tâm lý dễ dãi, thái quá của nạn nhân như phấn
khích quá sẽ dễ bị lừa gạt, bị lợi dụng có thể trở thành nạn nhân trong các tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản…và các thói quen xấu như tập trung vào cuối tuần ở các
quán bar, bida, karaoke…cùng với việc uống rượu bia nhưng không kiềm chế
được dẫn đến nhiều sự gây gỗ, xích mích, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hành
vi phạm tội xảy ra.
Bốn là, sự phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo
vệ tài sản: Với tâm lý thích phơ trương tài sản, thiếu sự đề cao cảnh giác đối với
việc bảo vệ tài sản của mình như khơng trơng giữ xe cẩn thận, khơng khóa cửa
nhà, khơng an ninh bảo quản tài sản của mình, đeo nhiều trang sức vàng, bạc lên
người khi ra đường, cho trẻ em dùng điện thoại đắt tiền, đồ đắt tiền,… cũng
đóng vai trị đáng kể trong q trình phát sinh tội phạm. Ở nước ta, thời gian qua
đã xảy ra hàng loạt các vụ phạm tội xâm phạm sở hữu nhằm vào những sơ hở,
mất cảnh giác của chủ sở hữu.
Biểu đồ 1. Số vụ tội phạm trộm cắp tài sản và tổng số vụ tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 2. Số người phạm tội trộm cắp tài sản và tổng số người phạm tội nói
chung trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 3. Cơ cấu theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bản tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 4. Cơ cấu theo tình huống trở thành nạn nhân trong các vụ án trộm cắp
tài sản trên địa bản tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Phan Diệu Linh, Tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 đến năm
2017
Theo số liệu thống kê về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2013 đến năm 2017, có thể thấy tội trộm cắp tài sản
chiếm tỷ lệ lớn nhất 45,21% (973/2152) số vụ án, 34,41% (993/2886) số bị can
trong các tội phạm nói chung. Nguyên nhân là do Quảng Trị có mật độ dân cư
không đồng đều, sống chủ yếu ở nông thơn và tình hình xã hội cũng khơng q
phức tạp, nhưng ở địa phương nghề nghiệp còn hạn chế, số lượng thất nghiệp
nhiều, người phạm tội khơng có nghề nghiệp chiếm 43,33% và an ninh bảo quản
tài sản của người dân cịn chưa tốt, cẩu thả điều đó dẫn đến việc trở thành nạn
nhân của tội phạm do sở hở trong quản lý tài sản chiếm đến 59,44%. Cụ thể hơn,
tại thành phố Đông Hà, năm 2019 trên địa bàn thành phố xảy ra 72 vụ trộm cắp
tài sản, chiếm hơn 60% số vụ phạm pháp hình sự, trong đó Công an thành phố
đã điều tra, làm rõ 64 vụ với 60 đối tượng, khởi tố 59 vụ với 40 bị can16.
Năm là, khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân cịn kém: Dù có
thể nhận thức được những mối nguy hiểm nhất định xung quanh nhưng kĩ năng
tự vệ và phòng vệ của một số người còn hạn chế, trong những tình huống cụ thể
cịn loay hoay, chưa biết làm như thế nào để bảo vệ mình và công tác tuyên
truyền cũng chưa thật sự hiệu quả. Vẫn còn nhiều sự việc như việc trẻ con chơi
một mình khơng có người lớn theo dõi dẫn đến các vụ việc bắt cóc... hay mọi
người thường đi đêm về muộn, đi vào các đoạn hẻm tối, các đoạn đương vắng
vẻ…cũng tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy tội phạm, tạo ra điều kiện thuận lợi nhất
định cho người khác thực hiện hành vi nguy hiểm đối với bản thân mình. Đặc
biệt hơn, đối với nhóm người dễ bị tổn thương là trẻ em, phụ nữ, người già,
người tàn tật hay người mắc bệnh tâm thần thì sẽ bị hạn chế về khả năng tự vệ
bản thân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trở thành nạn nhân của tội phạm.
Sáu là, nạn nhân có lối sống vơ đạo đức hoặc có hành vi trái pháp
luật: Xã hội phát triễn mạnh mẽ đem lại những đổi thay tích cực, hiệu quả
nhưng cũng đồng thời xảy ra nhiều mặt trái, hệ lụy trong xã hội. Điển hình là sự
16
Xem thêm: Tăng cường công tác đấu tranh với tội phạm trộm cắp tài sản, Báo Quảng Trị
điện tử, ngày 29/02/2020, />8Dc-Ph%C3%A1p-lu%E1% BA%ADt/modid/422/ItemID/146453, truy cập ngày 14/3/2021.
ích kỷ, cạnh tranh gay gắt và cũng như các tệ nạn xã hội khác,…khiến cho con
người ngày càng cách xa nhau và trong nhiều trường hợp khơng cịn sự cấu kết
chặt chẽ. Sự thờ ơ, vô cảm của các cá nhân trong xã hội cũng là nguyên nhân
khiến chính mình hay một ai đó trở thành nạn nhân của tội phạm. Ví dụ như, đi
đường gặp vụ tai nạn giao thơng, nạn nhân nằm đó nhưng lờ đi, vì khơng phải
việc của mình, sợ mang vạ, hay khơng có ý thức tố giác tội phạm. Và sự hình
thành các thói quen xấu, việc ảnh hưởng các văn hóa phẩm đồi trụy, ảnh hưởng
bởi nhiều tư tưởng cực đoan và có các hành vi trái pháp luật như hành hạ, lăng
mạ người khác…có thể thúc đẩy tội phạm xảy ra và biến mình trở thành nạn
nhân của tội phạm.
Một vụ án trong thời gian gần đây đã gây hoang mang chấn động dư
luận, trong đó cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như nhiều bài báo đưa tin đã đề
cập trực tiếp đến lỗi của nạn nhân trong vụ án hình sự: Vợ giết chồng, phi tang
xác tại Bình Dương vào năm 2017. Tại phiên tòa, bị cáo Hàn Thị Hồng Diễm
(sinh năm 1984, quê Hậu Giang) lạnh lùng khai về hành vi của mình. Trình bày
quan điểm luận tội, đại diện Viện kiểm sát cũng đã nêu bị cáo phạm tội có một
phần lỗi của bị hại. Qua các thơng tin được biết có thể thấy một phần lỗi của nạn
nhân là anh Trần Thanh Tú (chồng chị Diễm) đã thúc đẩy hành vi phạm tội của
chị Diễm. Do hành vi trái pháp luật của anh Tú là quan hệ bất chính bên ngồi,
thường xun chửi bới, hành hung chị Diễm. Từ đó, hình thành 14 nên sự phẫn
ức âm ỉ trong chị Diễm và khi đặt vào tình huống xấu cụ thể đó là nạn nhân có
rượu trong người, cả hai cãi vã và anh Tú lấy bao trùm đầu đánh, cầm dao ẩu đả
thì làm cho sức chịu đựng của bị cáo khơng kìm hãm được, dẫn đến câu chuyện
“tức nước vỡ bờ” bị cáo không làm chủ được bản thân và thực hiện hành vi
phạm tội là giết nạn nhân, phi tang xác bằng cách phân xác nạn nhân vào 10 bọc
nylon đem vứt các nơi khác nhau và thậm chí cịn cắt cả dương vật nạn nhân do
“hận anh Tú vì anh có người đàn bà khác”17.
17
Xem thêm: Vợ giết chồng, phi tang xác ở Bình Dương lãnh án chung thân, Báo
VietNamNet, ngày 23/8/2018, truy cập 14/3/2021.
24
3.2. Nạn nhân khơng có lỗi
Trái ngược lại với nạn nhân có lỗi, nạn nhân khơng có lỗi là trường hợp
nạn nhân là những người có hành vi, xử sự hoàn toàn đúng đắn, tuân thủ chuẩn
mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và pháp luật18. Hành vi của họ hồn tồn
khơng hề tác động hay tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hay làm phát sinh hành
vi phạm tội nhưng họ vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm. Nói cách khác,
khơng phải lúc nào cũng do nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội.
Trong một số trường hợp ngay cả khi một người ln có ý thức bảo vệ
tính mạng, sức khoẻ, tài sản... của mình nhưng họ vẫn có thể trở thành nạn nhân
của tội phạm nếu người phạm tội quá ranh ma, xảo quyệt, ngoan cố, cố tình thực
hiện tội phạm đến cùng. Ví dụ như, vụ việc của Trần Hồng Tấn xảy ra tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Vào 3 giờ 30 phút sáng ngày 18/12/2020, sau nửa giờ
tìm kiếm, khi Tấn đi ngang qua nhà số 8 Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1), thấy
cửa nhà là cửa kéo hai cánh, khóa bằng hai ổ khóa ngồi nên đã dừng xe và
dùng thanh kim loại mà mình mang theo để cạy ổ khóa 19. Có thể thấy, dù người
dân đã có ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của mình trước khi ra khỏi nhà hoặc
đi ngủ thơng qua việc khóa cửa nhà cẩn thận, nhưng tội phạm sẽ vẫn có thể diễn
ra khi người phạm tội đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ cách thức đến phương tiện,
công cụ cũng như lựa chọn thời điểm để thực hiện hành vi phạm tội.
Thực tế cũng chứng minh rằng có những trường hợp mặc dù khơng có
lỗi nhưng vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm, điển hình là những vụ án
về xâm hại tình dục trẻ em. Cách đây gần bốn năm trước, chúng ta đã từng phải
giật mình thảng thốt khi đọc tin “Bé gái 1 tuổi bị lão già biến thái xâm hại tình
dục ở Quảng Ninh”. Thủ phạm trong vụ án này là Nguyễn Văn Kim (sinh năm
1936), còn nạn nhân là cháu H.G.H (sinh năm 2016, hàng xóm của Kim). Đối
18
TS. Lại Viết Quang - TS. Nguyễn Quốc Việt (Đồng chủ biên): Giáo trình Tội phạm học,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019, tr.175.
25