Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

su 8 tuan 15 tiet 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.32 KB, 3 trang )

Tuần: 15
Tiết: 30

Ngày soạn :26/ 11/ 2017
Ngày dạy : 29/ 11/ 2017
Bài 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á
(1918-1939) (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học học sinh cần:
- Biết được những nét lớn của tình hình Đơng Nam Á trong những năm 1919-1939
- Trình bày được phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước
2. Thái độ
- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm
giành độc lập dân tộc của khu vực Đông Nam Á.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, tư liệu liên quan đến bài học
2. Học sinh
Sách giáo khoa
Vở bài soạn, vở bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định:
8A1…………8A2…………8A3…………8A4……..........8A5……………
1. Kiểm tra bài cũ


Cách mạng Trung Quốc1919 –1939 diễn ra như thế nào?
2.Giới thiệu bài mới
Phong trào cách mạng châu Á sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, điển hình nhất là cách
mạng Trung Quốc, thời kì cách mạng dân chủ mới bắt đầu. Phong trào cách mạng Đơng
Nam Á có những nét gì mới, đặc biệt hơn. Hơm nay, chúng ta cùng tìm hiểu phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc các nước Đơng Nam Á
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình chung
về phong trào độc lập dân tộc ở Đơng
Nam Á
GV: Xác định trên lược đồ các nước Đông
Nam Á tên các nước thuộc địa (3 nước
Đông Dương thuộc Pháp, Anh : Mã Lai,
Bru-nây, Xin-ga-po, Miến Điện …)
HS: Quan sát
GV: + Đầu thế kỷ XX các nước Đông
Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ
nghĩa thực dân (trừ Xiêm).
Dưới sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân
nhân dân các nước Đông Nam Á nổi dậy
đấu tranh

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
II. PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Ở ĐƠNG NAM Á
1. Tình hình chung

+ Đầu thế kỉ XX các nước Đơng Nam Á (trừ
Xiêm) đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực

dân
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh giải phóng
dân tộc theo con đường dân chủ tư sản


? Phong trào đấu tranh ở giai đoạn trước
những năm 20 của thế kỉ XX có đặc điểm
gì ?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: chuẩn kiến thức, sau thất bại của
phong trào Cần vương, tầng lớp trí thức
các nước ĐNA chủ trương đấu tranh giành
độc lập theo con đường dân chủ tư sản
GV: giải thích con đường dân chủ tư sản,
là giành độc lập và đưa đất nước theo con
đường tư bản chủ nghĩa (liên hệ với Việt
Nam tầng lớp nho học tân tiến tiếp thu tư
tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn trong
cuộc cách mạng Tân Hợi, ảnh hưởng hình
mẫu lý tưởng là Nhật Bản với cuộc Duy
tân Minh Trị)
? Từ những năm 20, nét mới của phong
trào độc lập ở ĐNA là gì?Vì sao lại có nét
mới đó?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: chuẩn kiến thức: giai cấp vơ sản đã
tham gia cách mạng, đó là do sự gia tăng
số lượng, phát triển và trưởng thành của
giai cấp cơng nhân sau chính sách khai
thác thuộc địa của đế quốc và ảnh hưởng

của cách mạng tháng Mười
- 5/1920 thành lập Đảng cộng sản In-đônê-xi-a
- 2/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam.
- 4/1930 thành lập Đảng cộng sản Mã
Lai, Xiêm.
- 11/1930 thành lập Đảng cộng sản Philíp-pin
? Ý nghĩa của sự thành lập các Đảng đối
với phong trào đấu tranh ? ?( hs yếu)
HS(yếu): Dựa vào SGK, trả lời
GV: chuẩn kiến thức: Dưới sự lãnh đạo
của Đảng nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra
sôi nổi, như cuộc khởi nghĩa ở Gia Va,
Xu-ma-tơ-ra ở In-đô và phong trào Xô
Viết – Nghệ Tĩnh ở Việt Nam
? Sự phát triển rõ rệt của phong trào dân
chủ tư sản được biểu hiện ở những điểm
nào ?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Về tổ chức nếu trước đây chỉ xuất
hiện những nhóm lẻ thì đến giai đoạn này
đã có sự ra đời những chính đảng có tổ
chức và ảnh hưởng xã hội lớn như Đảng

+ Từ những năm 20 giai cấp vô sản đã
trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu
tranh

+ Nhiều Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước:
nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra sôi nổi


+ Phong trào dân chủ tư sản có những bước
phát triển rõ rệt

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số
nước Đông Nam Á
* Ở Đông Dương


dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Thakin ở Miến Điện…
Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào độc
lập dân tộc ở một số nước Đơng Nam Á)
? Trình bày những nét chính về phong
trào chống Pháp ở 3 nước Đơng Dương ? Cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức,
với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: chuẩn kiến thức, liên hệ với cách
* Tại khu vực hải đảo, diễn ra nhiều phong
mạng Việt Nam
* Lào : Nhiều bộ tộc đã tham gia chống
trào, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu
Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa do Ong Kẹo biểu là ở In - đô - nê -xi – a:
và Com ma đam lãnh đạo.
- 1926 – 1927 : Khởi nghĩa nổ ra ở các đảo
* Cam-pu-chia : Phong trào yêu nước nổ Gia va, Xu ma tơ ra do Đảng cộng sản lãnh
ra liên tiếp từ 1918, 1920, 1926.
đạo
- Phong trào dân tộc tư sản do Ac mét Xu
* Việt Nam : Phong trào chống Pháp diễn
ra sôi nổi.

các nô lãnh đạo
? Em có nhận xét gì về phong trào cách * 1940 Phong trào chống Phát xít Nhật
mạng ở Đơng Dương ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Chốt chuẩn kiến thức
? Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đơnê-xi-a diễn ra như thế nào ?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: giới thiệu về Xu-các-nơ, hoạt động
của ơng
? Vì sao quần chúng ngả theo phong trào
dân tộc tư sản dưới sự lãnh đạo của Xucác-nô?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Phong trào đấu tranh theo xu hướng
vô sản đã bị đàn áp
4. Củng cố: Câu hỏi và bài tập
? Nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh
thế giới thứ nhất ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở châu Á.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….....
.....................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×