Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De Ngu van lop 6 HK I NH 2016 2017 De 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.03 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016-2017

Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

Môn NGỮ VĂN, Lớp 6

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2,0 đ ) - Thời gian làm bài 10 phút
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
*Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
Cồn Tàu là một cù lao nằm giữa sông Tiền, lúc đó chưa được khai phá, nửa cồn trên
toàn là cây gáo, cây gừa, nửa cồn dưới thì dừa nước mọc chi chít, rậm rạp như rừng. Đó là giang
sơn của một vị thần, tương truyền rất thiêng. Vị thần này có hai bộ hạ là hổ và heo (lợn) rừng ngày
ngày canh giữ. Dân trong vùng đồn rằng: hễ ai đến chặt một khoảnh rừng, thì phải nộp một mạng
người. Đã có nhiều người chỉ vô ý đến hái ít lá, hay một gánh củi, chưa kịp ra khỏi rừng thì đã bị
thần sai bộ hạ quật chết. Vì thế từ lâu rồi, không ai dám lai vãng đến cánh rừng này nữa. Một chiếc
lá rụng, một cành củi khô cũng còn nguyên vẹn.
(trích Truyền thuyết Cồn Tàu, Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre)

Câu1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào ?
A. tự sự
B. miêu ta
C. biểu cam
D. thuyết minh
Câu 2: Dòng nào sau đây là nội dung khái quát của đoạn văn trên?
A. kể chuyện về nguồn gốc Cồn Tàu
B. miêu ta Cồn Tàu thuở còn nguyên sơ


C. giới thiệu Cồn Tàu khi chưa được khai phá
D. Cồn Tàu là một vùng đất linh thiêng.
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?
A. khai phá
C. giang sơn

B. rậm rạp
D. lai vãng

Câu 4: Dòng nào dưới đây là cụm tính từ ?
A. một cù lao nằm giữa sông Tiền
C. rất thiêng

B. mọc chi chít, rậm rạp như rừng
D. phai nộp một mạng người

Câu 5: Từ “cù lao”trong đoạn văn trên có nghĩa là gì ?
A. khoang đất lớn có nước bao quanh ở ao B. khoang đất lớn có nước bao quanh ở hồ
C. khoang đất lớn có nước bao quanh ở sông D. khoang đất lớn có nước bao quanh ở biển
Câu 6. Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể và thứ tự kể như thế nào ?
A. kể xuôi theo ngôi thứ nhất
B. kể xuôi theo ngôi thứ ba
C. kể ngược theo ngôi thứ nhất
D. kể ngược theo ngôi thứ ba
*Đọc và trả lời tiếp các câu hỏi 7,8

Câu 7: “Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người
chính nghĩa, lương thiện” là ý nghĩa của văn ban nào sau đây?
A. Thánh Gióng
B. Thạch Sanh

C. Em bé thông minh
D. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Câu 8: Trong bài văn kể chuyện, phương thức biểu đạt nào giúp cho người đọc hình dung
được cụ thể, rõ ràng về sự việc, nhân vật được kể?
A. tự sự
B. miêu ta
C. biểu cam
D. nghị luận
- Hết –


PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
Đề chính thức
Điểm
bằng số

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016-2017

Mơn NGỮ VĂN, Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

Giám khảo 1

Điểm bằng
chữ

STT

Lời phê


Số tờ

Số phách

Giám khảo 2

II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút

Câu 1: (2,0 đ)
a-Kể tên các truyện ngụ ngôn và truyện cười mà em được học và đọc thêm trong chương
trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 .
b-Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian ấy.
Câu 2: (2,0 đ)
a-Trình bày khái niệm từ mượn và nguyên tắc mượn từ.
b-Cho ví dụ hai từ mượn tiếng Hán và hai từ mượn ngôn ngữ khác (tiếng Pháp, tiếng Anh...)
Câu 3: (4,0 đ) Em tưởng tượng mình có dịp chứng kiến và tham gia ý kiến dàn xếp một
cuộc tranh cãi giữa các phương tiện liên lạc có ở nhà em là điện thoại bàn, điện thoại di
động.... Hãy kể lại nội dung cuộc tranh cãi trên.
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Câu
Kết quả

1

2

3


4

5

6

7

8

II - PHẦN TỰ LUẬN:

HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2016-2017 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ)
Câu
Kết quả

1
A

2
C

3
B

4
C


5
C

6
B

7
B

8
B


II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ)
Câu 1: (2,0 đ)
a-Tên các truyện:
+ ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (0,5 đ)
+ cười: Lợn cưới áo mới; Treo biển (0,5 đ)
a) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười
-Giống nhau: đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ (0,5 đ)
-Khác nhau: Nếu như mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học
trong cuộc sống thì mục đích của truyện cười là mua vui hoặc phê phán, chế giễu những biểu hiện
đáng cười trong cuộc sống. (0,5 đ)
Câu 2: (2,0 đ)
a. -Khái niệm từ mượn: Từ mượn (hay còn gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của ngôn
ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật,
hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. (0,5 đ)
-Nguyên tắc mượn từ: (0,5 đ)
+Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+Giữ gìn ban sắc dân tộc.

b.Cho ví dụ đúng (1,0 đ)
+2 từ mượn tiếng Hán
+2 từ mượn ngôn ngữ khác (tiếng Pháp, tiếng Anh...)
Câu 3: (4,0 đ)
1. Yêu cầu:
a ) Hình thức: Hoc sinh viết được một bài văn kể chuyện tưởng tượng có bố cục rõ ràng; diễn
đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính ta ...
b ) Nội dung: Kể tưởng tượng nội dung cuộc tranh cãi giữa các phương tiện liên lạc có ở nhà
em là điện thoại bàn, điện thoại di động ...
2.Tiêu chuẩn cho điểm:
A. Mở bài ( 0,5 đ ): Giới thiệu tình huống xay ra cuộc tranh cãi giữa các phương tiện liên lạc ở
nhà em
B. Thân bài ( 3,0 đ ) Kể diễn biến cuộc tranh cãi
-Thuật lại cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, thái độ... của các phương tiện liên lạc trong cuộc tranh cãi.
-Thuật lại lời góp ý của em để các phương tiện liên lạc trên nhận thức được vai trò của mình trong
cuộc sống con người.
C. Kết bài (0,5đ): Bài học ý nghĩa từ câu chuyện kể rút ra (đoàn kết, không nên tự quá đề cao vai
trò của mình mà chê bai người khác.)
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên
khuyến khích những bài làm sáng tạo.
- Hết -



×