BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
Họ Và Tên Sinh Viên :
Lớp :
Ngành :
Khóa :
Thực tế chính trị tại văn phòng thể dục thể thao huyện KaSy tỉnh Viêng Chăn –
Lào
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài thu hoạch thực tế chính trị này em xin tỏ lịng cảm ơn đến
các anh chị ở văn phòng thể dục thể thao huyện KaSy đã hướng dẫn tận tình em
trong quá trình viết báo cáo
Em xin cảm ơn quý thầy cô của trường Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền và nhất
là các thầy cơ trong khoa chính trị phát triển trong suốt q trình học tập tại
trường đã trang bị cho em nhiều kiến thức kĩ năng .
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan các vấn đề được trình bày trong báo cáo , các số liệu , kết quả
và dẫn chứng là em tự tìm hiểu , có sự tham khảo , sưu tầm và có sự kế thừa của
các tác giả đi trước .
Em xin cam đoan rằng các thông tin , trích dẫn trong báo cáo đều có trích dẫn
nguồn gốc rõ ràng .
Bài viết của em tuy đã cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong các thầy cơ giáo và các bạn đóng góp ý kiến và bổ sung thêm để bài viết
của em đầy đủ hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN KASY TỈNH VIÊNG CHĂN
–LÀO
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ , TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI HUYỆN KASY
CHƯƠNG III. THỰC HIỆN CHUN MƠN CỦA VĂN PHỊNG TỔ CHỨC
TẠI HUYỆN KASY TỈNH VIÊNG CHĂN
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GẮN VỚI CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH
HỌC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào là một trong các quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều
thành phần tộc người và những nét bản sắc văn hóa độc đáo. Thời gian
qua, Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân đã bền gan anh dũng
chiến đấu giành được thắng lợi cho đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho
dân tộc. Đó là xây dựng con người mới, lối sống mới, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước
coi việc phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng văn hóa là
nền tảng, động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội. Đất nước Lào đã và đang
bước vào quá trình hội nhập và giao lưu với quốc tế trên nhiều lĩnh vực:
Kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội. Nhờ phát triển kinh tế theo cơ chế
thị trường và mở rộng trao đổi hàng hóa với thế giới, nên đời sống kinh tế
của đất nước ta đã từng bước phát triển, phong phú hơn .
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhân dân
Lào , Lào đã và đang từng bước tiến hành cải cách nền hành chính trên
mọi lĩnh vực. Đặc biệt là cải cách tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, cơng
chức hành chính. Việc đổi mới và hoàn thiện phương thức tổ chức, điều
hành hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước giữ một vai trị hết
sức quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây được coi là một trong những chủ
trương lớn của nước ta trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
Để thực hiện tốt chủ trƣơng này chúng ta không thể không ngừng cải tiến
và hoàn thiện hoạt động của các bộ phận chức năng, đặc biệt là bộ phận
Văn phòng, một tổ chức rất quan trọng có ở trong tất cả các cơ quan hành
chính. Bởi đây là bộ phận có chức năng tham mƣu, tổng hợp, giúp việc,
quản trị hậu cần của mỗi cơ quan, là tổ chức trực tiếp giúp lãnh đạo đơn
vị điều hành tồn bộ cơng việc và các hoạt động của đơn vị, đồng thời là
trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo và quản lý.
Văn phòng là đầu mối, là nơi đến và đi của hầu hết các thơng tin liên
quan đến q trình lãnh đạo, quản lý điều hành của cơ quan. Cho nên,
chất lượng và hiệu quả công tác chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo cơ
quan phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức
hoạt động Văn phịng. Chính vì vậy, xây dựng Văn phịng mạnh là yếu tố
rất quan trọng để giúp cơ quan, tổ chức đổi mới phương thức lãnh đạo.
Thực tiễn đã cho thấy, nơi nào công tác văn phịng được quan tâm đúng
mức thì nơi đó sự chỉ đạo, điều hành đạt hiệu quả cao và nơi nào lãnh
đạo, điều hành hoạt động tích cực, có kinh nghiệm thì nơi đó Văn phịng
được xây dựng, phát triển tốt. Lãnh đạo có nắm chắc được tình hình hay
khơng, có bao quát được các công việc, tổ chức thực hiện có hiệu quả các
chủ trƣơng, chương trình cơng tác hay không, đều phụ 1 thuộc rất lớn
vào việc tổ chức xây dựng và thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng. Chính
vì vậy việc xây dựng tổ chức và cải cách hoạt động Văn phòng của cơ
quan cần được quan tâm đặc biệt, hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt
động của Văn Phòng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cả
cơ quan. Với vị trí và vai trị quan trọng như vậy nên Văn phòng tổ chức
đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc đẩy nhanh tốc
độ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cơ quan
hành chính nhà nƣớc của các cơ quan trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ..
Để làm tốt được nhiệm vụ này, thì việc nghiên cứu, đánh giá một cách
đầy đủ thực trạng làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động của Văn phòng tổ chức là một vấn đề cơ bản và cấp thiết
hiện nay.
Từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Hoạt động của Văn phòng tổ chức huyện
Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện
nay” để làm đề tài báo cáo chuyên ngành Chính trị phát triển với mong
muốn sẽ tìm hiểu rõ hơn về các nội dung liên quan đến lý luận và thực
tiễn trong hoạt động của Văn phòng Giáo dục và thể thao huyện Ka Sý
trong thời gian qua
2. Mục đích nghiên cứu :
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động của văn phòng tổ
chức huyện ở nước CHDCND Lào báo cáo phân tích thực trạng hoạt
động của văn phòng giáo dục và thể thao huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn,
nước CHDCND Lào từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của Ban tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn, nước
CHDCND Lào trong những năm tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
Khái quát chung về huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn
Tìm hiểu chức năng , nhiệm vụ , tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ
thống chính trị tại huyện kasy
Thực hiện chun mơn của văn phòng tổ chức tại huyện kasy tỉnh viêng
chăn
Kết quả đạt được gắn với chuẩn đầu ra ngành học
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
5.
6.
7.
8.
Hoạt động của văn phòng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn, nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh
Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Cơ sở lý luận :
Đề tài nghiên cứu dựa trên các nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane; các quan điểm,
đường lối, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, pháp luật của
Nhà nước CHDCND Lào về tổ chức và hoạt động của Ban tổ chức
huyện.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong khóa luận để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu đề tài đó là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Đồng thời khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu của
chính trị học như: phương pháp logic - lịch; phương pháp phân tích tài
liệu; phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê.
Kết cấu của đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN KASY TỈNH VIÊNG CHĂN
–LÀO
1. Lịch sử hình thành tỉnh viêng chăn
Nhân vật lịch sử Lào vĩ đại, Phra Lak Phra Lam, tuyên bố rằng Hoàng tử
Thattaradtha đã thành lập lên tỉnh này khi ông dời bỏ Vương quốc Lào
huyền thoại ở "Muong Inthapatha Maha" vì đã khơng được nối ngơi (thay
vào đó là em trai của ơng). Thattaradtha thành lập một đô thị gọi là Maha
Thani Si Phan Phao trên bờ phía tây của sơng Mekong; thành phố này
được cho là đã trở thành Udon Thani của Thái Lan ngày nay. Một hôm,
một người 7 đầu Naga đã nói với Thattaradtha cần xây dựng một thành
phố mới ở bờ phía đơng của con sơng, đối diện Maha Thani Si Phan
Phao. Hoàng tử gọi thành phố này là Chanthabuly Si Sattanakhanahud;
đó chính là tiền thân của Viêng Chăn ngày nay.
Trái với Phra Lak Phra Ram, hầu hết các nhà sử học tin rằng thành phố
Vientiane là một khu định cư cũ của người Khmer bao xung quanh một
ngôi đền Hindu, sau này thay thể bởi Pha That Luang. Chính đức vua cầm
quyền Khmer Say Fong là người đã dịch chuyển đến gần ngôi đền giáp
Vientiane. Trong thế kỷ 11 và 12, người Lào và người Thái, được cho là,
đã di cư vào Đông Nam Á từ Nam Trung Quốc đã lên nằm quyền cai trị
khu vực này khi số ít người Khmer cịn lại trong khu vực đã bị giết chết,
đuổi đi, hoặc đồng hóa thành các cư dân lào hiện nay.
Năm 1354, khi Fa Ngum thành lập vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn
trở thành một thành phố hành chính quan trọng, mặc dù nó khơng phải là
thủ đơ khi đó. Vua Setthathirath chính thức lập nó thành thủ đơ Lan Xang
vào năm 1563, để ngăn ngừa cuộc xâm lăng của người Miến Điện. Trong
vài thế kỷ sau vị trí của Vientiane khơng ổn định; một số giai đoạn nó trở
thành trung tâm phát triển của khu vực nhưng nhiều lần nó nằm dưới sự
kiểm sốt của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm La.
Khi Lan Xang tan rã vào năm 1707, nó đã trở thành một Vương quốc
Vientiane độc lập. Năm 1779, nó bị chinh phục bởi thống sối Phraya
người Siêm Buddha Yodfa Chulaloke và nó trở thành một nước chư hầu
của Xiêm La. Khi vua Anouvong tiến hành một cuộc nổi dậy để trở thành
một vương quốc độc lập không thành công, lực lượng của ông đã bị quân
Xiêm tiêu diệt vào năm 1827. Thành phố này đã bị đốt cháy thành tro bụi
và các hiện vật Lào bị cướp hết, bao gồm tượng Phật và con người.
Người Xiêm La đã khống chế Anouvong và phá hủy thành phố chỉ để lại
chùa Wat Si Saket còn nguyên trạng, bắt tất cả dân chúng đi. Khi người
Pháp đến năm 1867, Vientiane đã bị hư hỏng nặng nề, đã xuống cấp và bị
rừng bao phủ. Cuối cùng khu vực này được chuyển sang Pháp vào năm
1893. Nó đã trở thành thủ đơ của chính phủ bảo hộ Pháp Lào vào năm
1899. Pháp xây tái lập thành phố và xây dựng lại hoặc sửa chữa các chùa
Phật giáo như Pha That Luang, Haw Phra Kaew, và xây dựng nhiều tòa
nhà thuộc địa. Theo một sắc lệnh được Thống đốc Paul Doumer ký vào
năm 1900, tỉnh này đã được chia thành bốn ''muang'', bao gồm Borikan,
Patchoum, Tourakom và Vientiane. Hai năm trước đó, những người đàn
ông từ bốn "muang" này đã bị gọi tập trung đến để xây dựng một ngôi
nhà cho Pierre Morin, thống soái đầu tiên của Vientiane.
Trong Thế chiến II, Vientiane đã thất thủ và bị lực lượng Nhật chiếm
đóng, dưới sự chỉ huy của tường Sako Masanori. Ngày 9 tháng 4 năm
1945, lính nhảy dù của Pháp đến và giải phóng Vientiane vào ngày 24
tháng 4 năm 1945. Khi cuộc nội chiến Lào nổ ra giữa Chính phủ Hồng
gia Lào và quân đội Pathet Lào, Viêng Chăn là vùng không ổn định.
Tháng 8/1960, Kong Le nắm giữ thủ đô và tuyên bố rằng Souvanna
Phouma trở thành Thủ tướng Chính phủ. Vào giữa tháng 12, Tướng
Phoumi chiếm lại thủ đô, lật đổ chính phủ Phouma, và đưa Boun Oum lên
làm Thủ tướng Chính phủ. Vào giữa năm 1975, quân đội Pathet Lào tiến
về thành phố và lính Mỹ bắt đầu sơ tán thủ đô. Vào ngày 23 tháng 8 năm
1975, một đội ngũ 50 phụ nữ quân đội Pathet được thiết lập, tượng trưng
cho "giải phóng" thành phố. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, đảng Cộng
sản của quân đội Pathet Lào đã chiếm Vientiane và đánh bại Vương quốc
Lào và kết thúc cuộc Nội chiến Lào; nhưng những thể lực Nổi dậy ở Lào
vẫn tiếp tục hoạt động trong rừng sâu (Hmong, Hoàng gia lưu vong và
các phần tử cánh hữu) để chống phá quân đội Pathet Lào.
Trong những năm 1950 và 1960 trong Chiến tranh Pháp-Đông Dương và
Chiến tranh Việt Nam, hàng ngàn người tị nạn đến tỉnh này. Đến năm
1963, khoảng 128.000 người chạy đến đây, đặc biệt là người Hmong tỉnh
Xiengkhouang. Khoảng 150.000 người khác đến vào đầu những năm
1970. Nhiều người tị nạn đến bị nghiện thuốc phiện. Năm 1989, tỉnh này
được chia thành hai phần, Thành phố Vientiane có thủ đơ Viêng chăn, và
khu vực cịn lại là tỉnh Viêng chăn hiện nay.
Vào cuối năm 2006, 13 người Khơ me bị bắt ở làng Khon Kean. Một
người đã được phóng thích vào tháng 4 năm 2007, và vào ngày 16 tháng
5, chín người khác đã được thả ra sau khi bị giam giữ tại một trại giam
của cảnh sát ở Hin Heup. Vientiane đã tổ chức SEA game lần thứ 25 vào
tháng 12 năm 2009 đúng dịp kỷ niệm 50 năm SEA Games. Vùng
Xaysomboun thi thoảng xảy ra xung đột giữa các quân đội chính phủ và
quân nổi dậy người Hmong.
2. Về tình hình kinh tế - chính trị của huyện Ka Sý
Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn hiện nay
được thể hiện qua các vấn đề sau đây:
Một là, về tình hình kinh tế
Huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn kiên trì đường lối của Đảng lấy sự phát
triển kinh tế làm trung tâm, đi cùng với sự phát triển xã hội đối với tăng cường
lực lượng tiềm tàng và đặc điểm của huyện, triển khai nghị quyết Đại hội lần
thứ VI của Đảng bộ huyện thành kế hoạch, dự án để tổ chức thực hiện bằng
cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế đầu tư vào việc sản xuất hàng hóa
và dịch vụ làm cho kinh tế của huyện có phát triển tốt hơn.
Tổng sản phẩm trong (GDP) tồn huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đạt được
bình qn trong thời gian qua là 7,8% mỗi năm. Huyện có các ngành kinh tế
làm cơ sở cho quá trình phát triển trong những năm như: ngành nông nghiệp rừng tăng bình qn 5%, ngành cơng nghiệp 14%, và ngành dịch vụ tăng 16%,
tổng doanh thu bình quân một người được 2693 USD/người/năm trong năm
2018 so với 3 năm qua tăng 342 USD, đồng thời sản lượng gạo đối với dân số
đạt được 505kg/người/năm [17, tr.2-3].
Hai là, về tình hình chính trị
Chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, quy định của chính phủ, tình
hình thời sự trong nước và quốc tế được phổ biến cho cán bộ, đảng viên, lực
lượng vũ trang, đồng bào dân tộc hiểu biết và thấm nhuần, nắm chắc và tổ chức
thực hiện cho phù hợp.
Mặt khác, Đảng ủy đã quan tâm huấn luyện chính trị - tư tưởng, tổ chức
bổ túc lý thuyết, đường lối và chuyên môn cho cán bộ chủ chốt của huyện, bí
thư chi bộ nâng cao kỹ năng lãnh đạo, khả năng tổ chức. Đồng thời, tăng cường
sự đoàn kết, tin tưởng vào lý tưởng của Đảng, lý tưởng của xã hội chủ nghĩa
ngày càng cao hơn [19, tr.2].
Ba là, về tình hình quốc phịng - an ninh
Kiên trì đường lối bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh toàn dân toàn diện
của Đảng, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đã quan tâm đến việc huấn luyện lực
lượng vũ trang, đồng bào dân tộc, để bảo vệ quốc phòng - bảo vệ an ninh của
Đảng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu của kẻ địch.
Huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn lấy xây dựng chính trị cơ sở, phát triển
nông thôn làm cơ sở, quan tâm đến việc xây dựng với việc 3 phát triển nông
thôn mới theo 4 nội dung 3 mục tiêu, xây dựng lực lượng đội du kích, bảo vệ an
ninh làng xã để trở thành lực lượng chủ chốt bảo vệ những lễ hội quan trọng của
Đảng, của quốc gia, của địa phương, bảo vệ cơ quan - tổ chức, cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế - xã hội.
3. Về tình hình văn hóa - xã hội
Tình hình văn hóa - xã hội của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn có những
đặc điểm quan riêng biệt. Điều đó được thể hiện trong các nội dung sau đây:
Thứ nhất, về dân số
Bảng 2.1: Số dân số và tỷ lệ dân tộc tại huyện Ka Sý,
tỉnh Viêng Chăn trong giai đoạn hiện nay
TT
1
2
3
4
Nội dung
Số bản
Số cụm bản
Số hộ gia đình
Dân số
Số lượng
51
6
6790
38.169
TT
1
2
3
4
Nội dung
Dân tộc Lào Lùm
Dân tộc Mông
Dân tộc Khơ Mú
Dân tộc khác
Tỷ lệ
40,18%
12,91%
46,91%
0%
Nguồn: Cơ quan ủy ban huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy huyện Ka Sý là một trong những
huyện có số bản khá lớn trong tỉnh Viêng Chăn với 51 bản, có 6 cụm bản; có
6.790 hộ gia đình sinh sống với dân số đạt 38.169 người, trong đó nữ chiếm
18.727 người.
Ngồi ra, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn cũng có một số các dân tộc cùng
nhau sinh sống như: dân tộc Lào Lùm chiếm 40,18%/tổng dân số của huyện Ka
Sý tỉnh Viêng Chăn; dân tộc Mông chiếm 12,91% %/tổng dân số của huyện Ka
Sý tỉnh Viêng Chăn và dân tộc Khơ Mú chiếm 46,91%%/tổng dân số của huyện
Ka Sý tỉnh Viêng Chăn [20, tr.4].
Thứ hai, về giáo dục
Sự nghiệp giáo dục của huyện Ka Sý từng bước được xã hội hóa, chất
lượng giáo dục tồn diện, giáo dục mũi nhọn được nâng lên, hàng năm việc
tuyên truyền, khuyến khích nhân dân và đầu tư đẩy mạnh giáo dục, phát triển
trường học các cấp đến nông thơn vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, tồn huyện Ka
Sý tỉnh Viêng Chăn có 72 trường học, trong đó trường mầm non và mẫu giáo có
50 trường, trường tiểu học có 13 trường, trường trung học cơ sở 6 trường,
trường trung học phổ thơng 3 trường trên tồn huyện.
Giai đoạn vừa qua, tại huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn tổng tỷ lệ nhập học
của trẻ em tong độ tuổi từ 3-5 tuổi đã thực hiện đạt 46,43%; so với những năm
trước tăng 5,34%; tỷ lệ nhập học tiểu học tiểu học đạt 97,63%; so với những
năm trước giảm 0,96%; tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đạt 93,01%so với những
năm trước vẫn giữ nguyên và tỷ lệ nhập học trung học phổ thông thực hiện được
91,20% những năm trước tăng 2,5%. Đồng thời, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn
đã chuẩn bị tổ chức dạy thi kết thúc tốt nghiệp trung học cơ sở trong toàn huyện
cho hoàn thành theo kế hoạch [21, tr.6].
Thứ ba, về công tác y tế
Trong những năm qua huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đã quan tâm củng cố
chất lượng và dịch vụ cho người đi khám ở bệnh viện càng này càng tốt hơn,
hoạt động theo dõi của trạm xá, tủ thuốc thường trực cụm bản khu vực vùng sâu
vùng xa trong địa bàn huyện đã được cải thiện phần nào giúp đáp ứng với
những đòi hỏi của thực tiễn khách quan.
Hiện nay huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn có 6 trạm xá, 20 tủ thuốc thường
trực tại các bản; có 7 quỹ thuốc; có tiệm thuốc 4 nơi; phịng khám bệnh của tư
nhân có 3 địa điểm. Đồng thời nhờ những nỗ lực của huyện trong công tác y tế
mà đến hiện nay huyện có thể xây dựng bản kiểu mẫu về tế được 41 bản; chiếm
80,3% của tốt cả số lượng bản trên toàn địa bàn huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn .
Đặc biệt, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua đã tích cực
thực hiện các đợt tiêm phịng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên đạt được 95%; phụ nữ
mang thai đạt 97%. Đồng thời, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn cũng quan tâm
hơn tới vấn đề sức khỏe của phụ nữ qua việc xây dựng các kế hoạch về lĩnh vực
y tế trong tư vấn cho phụ nữ mang thai và phụ nữ sinh con mới. Điều này đã
giúp nâng tỷ lệ phụ nữ đi khám thai 4 lần đạt 68%; tỷ lệ sinh con có bác sĩ giúp
đỡ đạt 87%.
Không những vậy huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn cũng quan tâm hơn tới
việc tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình với tỷ lệ kế hoạch gia đình trong
huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đạt 33%; tỷ số trẻ em thiếu chất dinh dưỡng giảm
xuống 14%. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng nước sạch trong huyện Ka Sý tỉnh Viêng
Chăn đạt 91%; tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh tiêu chuẩn đạt 83% [17, tr.5-6].
Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đến cơ
sở, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển mạnh mẽ,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định. Cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước. Đó là những thuận lợi cơ bản, là tiền đề quan trọng đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn trong
những năm tới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thôn trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về mặt kinh tế - xã hội nêu trên,
huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn vẫn còn một số mặt yếu kém. Nền kinh tế của
huyện chủ yếu là nông nghiệp, tự cung, tự cấp, sự chuyển hướng sang sản xuất
hàng hóa cịn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều giữa các vùng. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nhất là các bản, làng ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu là thuần nơng. Tình trạng du canh, du cư
ở một số vùng chưa đựợc giải quyết triệt để, kịp thời, nhất là việc tập hợp bản
nhỏ thành bản lớn, tình trạng các hộ gia đình sống rời rạc vẫn cịn ở một số nơi.
Nhìn chung, đời sống nhân dân huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn chưa cao và
cịn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, có sự chênh lệch về sự phát
triển giữa các vùng trong huyện. Đây là vấn đề đáng quan tâm và cần phải chú
trọng giải quyết trong thời gian tới. Mức độ tăng dân số của huyện Ka Sý tỉnh
Viêng Chăn còn cao; sốt rét, sốt xuất huyết, tệ nạn ma tuý, bỏ học, thiếu công ăn
việc làm, kết hôn sớm vẫn diễn ra tại một số nơi trong địa bàn huyện.
Giáo dục, y tế của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn còn gặp một số khó
khăn, nhất là ở vùng cao, vùng sâu; chất lượng dạyvà học còn thấp. Số học sinh
con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu theo học cấp 2, cấp 3 cịn hạn
chế, khơng đủ để tuyển chọn đào tạo cán bộ theo yêu cầu. Số cán bộ được đào
tạo qua các trường còn thấp. Phong tục tập quán ở một số vùng dân tộc của
huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn vẫn còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng về đường giao
thông, trường học, trạm y tế vẫn còn cần được khắc phục.
Trong những năm tới, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn cần tận dụng lợi thế
của mình để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao và bền vững
trên cơ sở phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực
văn hoá - xã hội, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Muốn vậy, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ, cơng chức thật sự có trình độ, năng lực, có đạo đức cách mạng tốt
để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
4. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn thể hiện ở các nội
dung sau đây:
Thứ nhất, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn là một huyện miền núi, cách
trung tâm tỉnh Viêng Chăn 178 km về phía Bắc, có đường Quốc lộ 13 Bắc
đi qua. Phía Bắc giáp với huyện Phu Khun tỉnh Lng Phạ Bang, phía
Nam giáp với huyện Mét và huyện Phương, phía Đơng giáp với huyện
Văng Viêng, phía Tây giáp với huyện Nan, tỉnh Lng Pha Bang.
Thứ hai, huyện Ka Sý có diện tích 206.283,07 ha; trong đó có đất nơng
nghiệp 58,782 ha; đất xây dựng 765,89 ha; đất bảo vệ quốc phòng 69,46
ha; đất rừng 138,188,97 ha; đất công nghiệp 30,82 ha; đất giao thông
799,90 ha; đất văn hóa 7.073,58 ha; đất sơng ngịi 527,45 ha.
Thứ ba, huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn nằm theo ở trên đường Quốc lộ 13
Bắc và có đường Kắc Mới nối huyện Ka Sý đến huyện Nan với địa lý bao
gồm nhiều đặc điểm đặc thù như phần lớn là cao nguyên núi dốc, đèo
cao. Địa hình của huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn đa dạng với thiên nhiên
có giá trị lớn ở trong đất và mặt đất, có rừng và đồng cỏ xanh, có nhiều
suối, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội một cách tồn
diện
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ , TỔ CHỨC BỘ MÁY
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TẠI HUYỆN KASY
1. Vị trí vai trị
Văn phịng tổ chức huyện là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực
huyện ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ,
đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị trong huyện;
đồng thời là cơ quan chun mơn - nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ,
đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của huyện.
Vị trí của văn phòng tổ chức huyện thể hiện rõ qua việc: văn phòng tổ
chức huyện là một yếu tố cấu thành trong cấu trúc bộ máy tổ chức của
Đảng tại cấp huyện dưới sự lãnh đạo và quản lý của Ban thường vụ huyện
ủy và dưới sự lãnh đạo, kiểm tra của Ban tổ chức tỉnh trong các hoạt động
của mình.
Cũng như các cơ quan khác tại cấp huyện tại nước CHDCND Lào, Ban tổ
chức huyện có vai trị cụ thể sau đây: Tham mưu cho Ban chấp hành
huyện ủy, đặc biệt là Ban thường vụ huyện ủy tổ chức thực hiện công
việc đối với công tác tổ chức, xây dựng đảng, cán bộ tồn đảng bộ trong
huyện của mình.
2. Nhiệm vụ của văn phòng tổ chức
Nghiên cứu, thấm nhuần và triển khai đường lối, chủ trương chính sách
của đảng và nhà nước về công việc tổ chức, công việc xây dựng đảng cán bộ. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của mình trong từng
giai đoạn và cả chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Nghiên cứu, chấn chỉnh bộ máy tổ chức của đảng - nhà nước và tổ chức
mặt trận Lào xây dựng tổ quốc, tổ chức quần chúng cấp huyện, nghiên
cứu đề nghị sử dụng con dấu trong các tổ chức đảng cấp huyện của mình.
Nghiên cứu, thấm nhuần theo dõi, thúc đẩy tổ chức thực hiện điều lệ đảng
trong từng thời kỳ của Đại hội đại biểu toàn quốc.
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch về công việc xây dựng đảng, công việc
quản lý bảo vệ đảng - cán bộ, chính sách cán bộ, lập kế hoạch bồi dưỡng
xây dựng và nâng cao chất lượng của tổ chức đảng và đảng viên trong
trách nhiệm của đảng bộ huyện cho kiên định, mạnh mẽ.
Giáo dục tư tưởng chính trị, quản lý sử dụng, xây dựng và thực hiện
chính sách cho cán bộ - nhân viên trong huyện.
Tổ chức đúc kết kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách về công việc tổ chức xây dựng đảng, công việc quản lý bảo vệ đảngcán bộ và cơng việc chính sách cán bộ.
Nghiên cứu kiện toàn củng cố đường lối công việc tổ chức, xây dựng
đảng, xây dựng chế độ chính trị, đường lối tổ chức và chủ trương về cơng
việc cán bộ cho hồn tồn thiện.
Kết luận thực hiện đánh giá cơng việc nhiệm vụ của mình trong từng thời
kỳ để báo cáo cấp trên xem xét.
3. Chế độ làm việc
Thứ nhất, Thực hiện hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ nghiêm
khắc, cá nhân trách nhiệm và thực hiện chế độ một trưởng phòng.
Thứ hai, Hoạt động và thực hiện cơng việc theo đường lối chính sách của
Đảng NDCM Lào, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào và nghị quyết
của huyện ủy.
Thứ ba, Hoạt động trong mọi cơng việc phải có kế hoạch, có kiểm tra
theo dõi và đúc rút bài học trong mỗi giai đoạn.
Thứ tư, Tiến hành chế độ cuộc họp theo đoàn nhận lấy đề nghị từ cấp
dưới và báo cáo cho cấp trên.
Thứ năm, Nắm chắc và gắn bó với các cụm bản và bản trong địa bàn
huyện
4. Cơ cấu , tổ chức
Cơ cấu cán bộ, nhân viên của văn phòng tổ chức huyện Ka Sý tỉnh Viêng
Chăn là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng của Ban tổ chức.
Chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu này qua các nội dung dưới đây:
Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn bao gồm có 9 người,
nữ có 3 người, có 1 trưởng ban huyện, có 1 phó trưởng ban huyện, có 4 tổ
trưởng và cán bộ chun mơn 3 người. Trong đó Ban tổ chức huyện Ka
Sý có 2 phịng, có 1 phịng trưởng ban, có 1 phịng phó Trưởng ban, tổ
trưởng và cán bộ chun mơn.
Trưởng ban và phó trưởng Ban tổ chức huyện Ka Sý được bổ nhiệm hoặc
cách thức theo quyết định của chủ tịch tỉnh Viêng Chăn và đề nghị của
chủ tịch huyện trên nền tảng thống nhất với Văn phòng tổ chức tỉnh.
Chịu trách nhiệm trực tiếp của thường vụ huyện ủy - chủ tịch huyện và
Văn phòng tổ chức tỉnh đối với thành công trong tổ chức thực hiện công
việc theo chức năng, nhiệp vụ quyền hạn của mình.
Trưởng Văn phịng tổ chức huyện được hưởng tiền trợ cấp chức vụ hành
chính loại 3 phó trưởng được hưởng tiền trợ cấp chức vụ loại 5 các tổ
trưởng được hưởng tiền trợ cấp chức vụ loại 6 và phó tổ được hưởng tiền
trợ cấp chức vụ loại 7 .
CHƯƠNG III . THỰC HIỆN CHUN MƠN CỦA VĂN PHỊNG TỔ CHỨC
TẠI HUYỆN KASY TỈNH VIÊNG CHĂN
3.1. Trong hoạt động hành chính - tổng hợp
Trong 3 năm qua từ năm 2017 đến năm 2020 Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý
đã làm tốt nhiệm vụ của mình về hoạt động hành chính - tổng hợp. Điều này thể
hiện qua các nội dung sau:
Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý đã tham gia vào việc nghiên cứu, xây dựng kế
hoạch và tổng kết - tổng hợp tổ chức thực hiện công việc kế hoạch hằng tháng,
3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 5 năm của Ban tổ chức huyện Ka Sý về các vấn đề
thuộc trách nhiệm của mình.
Ngồi ra, Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý cũng thực hiện và phụ trách công
việc văn thư, cất giữ tài liệu, lưu trữ tài liệu và quản lý con dấu của tổ chức
huyện, liên hệ với quần chúng, thực hiện các nghi lễ đón khách đến liên hệ cơng
việc với Văn phịng tổ chức huyện. Và cịn thực hiện việc lập kế hoạch, quản lý
các công việc, tài sản đồ dùng chuyên môn, hàng tháng, hàng năm của ban tổ
chức huyện.
Mặt khác, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý cũng góp phần quan trọng vào q
trình chuẩn bị các tài liệu, ngân sách và ngân sách phát sinh cần thiết cho Văn
phịng tổ chức huyện hoạt động trong cơng việc bên trong và nước ngồi tại cấp
của mình trong 3 năm vừa qua đạt hiệu quả cao.
Khơng những vậy, Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý cịn làm tốt cơng tác thông
báo cuộc họp, phối hợp về bộ phận liên hệ tổ chức, tổ chức tập huấn và tổ chức
các hoạt động theo chỉ đạo của Chủ tịch huyện Ka Sý. Đồng thời thường xuyên
báo cáo tổng kết thực hiện công việc nhiệm vụ mỗi tổ cho Ban thường vụ huyện
ủy nhận biết thường xuyên.
Tuy có những thành tựu khá quan trọng về hoạt động hành chính - tổng hợp
trong giai đoạn vừa qua nhưng những yêu cầu đối bắt nguồn từ thực tiễn các
cơng việc địi hỏi hoạt động này của Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý cần đổi
mới hơn trong những năm tới để có được những báo cáo tổng hợp chi tiết hơn,
đầy đủ hơn, chính xác hơn những năm vừa qua. Từ đó giúp cho Cơ quan ủy ban
huyện nhận xét và nhìn nhận được tổng quát hơn các vấn đề từ thực tiễn khách
quan đưa đến trong quá trình hoạt động.
3.2 Hoạt động xây dựng đảng
Hoạt động xây dựng đảng về tổ chức, chính trị và tư tưởng của Văn phòng tổ
chức huyện Ka Sý tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là
một trong những hoạt động quan trọng trong thực tiễn. Trong đó, hoạt động này
thể hiện qua các nội dung đó là:
Thứ nhất, Văn phịng tổ chức Ka Sý đã coi xây dựng đảng về tổ chức, chính trị
và tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng của đảng, trong gian đoạn vừa qua đảng ủy,
chính quyền trong huyện Ka Sý đã quan tâm giáo giục chính trị - tư tưởng cho
đảng viên, cán bộ, công an và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Thứ hai, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý đã tổ chức học tập thấm nhuần
đường đối chính sách của đảng và điều lệ, pháp luật của nhà nước, tổ chức mít
tinh các ngày lễ quan trọng của đất nước, của đảng và tổ chức quần chúng để
qua đó giáo dục lịch sử cũng như giúp tăng cường cơng tác tìm hiểu liên quan
đến đảng. Thơng qua đó các đồng chí đảng viên, cán bộ - nhân viên được chủ
động tìm hiểu học tập đường lối chính sách của Đảng - Nhà nước, để nâng cao
kiến thức khả năng của mình cho cao lên.
Thứ ba, thơng qua cơng tác xây dựng Đảng Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý đã
giúp các đồng chí đảng viên có sự tin tưởng đối với đường lối của đất nước đó
như: theo mục tiêu xã hơi chủ nghĩa của đảng đã sự quy định. Chủ động thực
hiện công việc được ủy nhiệm, có ý thức về việc tổ chức pháp luật và các quy
chế của cán bộ, đảng viên, có ý tưởng sáng tạo trong phát triển của mình và gia
đình, góp phần trong việc bảo vệ, xây dựng phát triển quốc gia chũng như cho
huyện Ka Sý dưới sự đoàn kết dưới lãnh đạo của Đảng.
Thứ tư, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý cũng đã đóng góp vào q trình xây
dựng các chương trình vận động đồng bào dân tộc trong tổ chức thực hiện pháp
luật. Đồng thời có được sự chủ động quán triệt các nội dung lãnh đạo đường lối
của đảng, pháp luật của nhà nước xuống đến cơ sở nhằm vận động, giáo dục
giúp cho đồng bào các dân tộc được hiểu biết thấm nhuần đường lối của Đảng
NDCM Lào về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong đó nêu bật
những thành tựu trong xây dựng đảng và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
trên đất nước vì mục tiêu chung. Nhờ vậy mà các vấn đề liên quan đến các hiện
tượng tiêu cực về đảng viên, cán bộ trên địa bàn huyện đã ngày càng ngày ít đi.
Thứ tư, Trong giai đoạn qua Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý đã chú trọng
trong việc quan tâm củng cố cơ sở tổ chức đảng và ban chi bộ đảng cho vững
mạnh lên về tưởng - chính trị, tổ chức và phong cách lãnh đạo. Với việc Đảng
ủy mỗi cấp được quan tâm chuẩn bị và hoạt động tại đại hội cấp của mình như
là chuẩn bị nội dung, nhân sự, đại hội của đảng bộ huyện. Qua hoạt động đại hội
cấp của mình, mỗi cấp đảng ủy đã củng cố tổ chức cơ sở đảng cho mạnh mẽ và
phù hợp với chính trị trong giao đoại mới, đúng theo điều lệ của đảng và các
quy chế của cấp trên đưa ra. Nhờ đó hiện nay tồn huyện Ka Sý có chi bộ gồm
131 chi bộ, so sánh năm qua tăng lên 14 chi bộ. Toàn huyện có 15 đảng ủy cơ
sở, trong đó đảng ủy cơ sở ban chỉ huy an ninh - quân đội có 2 cơ sở, có 8 chi
bộ; đảng ủy cơ sở bệnh viện có 1 cơ sở, có 3 chi bộ; đảng ủy cơ sở trưởng học
có 1 cơ sở, có 4 chi bộ; đảng ủy cơ sở bản lớn thuộc với huyện có 5 cơ sở, có 15
chi bộ; đảng ủy cơ sở (cụm bản) có 6 cơ sở, có 60 chi bộ và được bổ nhiệm
huyện ủy viên xuống thành Bí thư đảng ủy cơ sở (cụm bản) với số lượng 4 đồng
chí, nữ 0 đồng chí.
TT
1
2
3
4
5
Xếp loại
Xuất sắc - biết lãnh đạo tồn diện
Giỏi
Khá
Trung bình
Tổng số
3.3.
Tổng số
587 đồng chí
731 đồng chí
265 đồng chí
14 đồng chí
1597
Nữ
61 đồng chí
201 đồng chí
23 đồng chí
0 đồng chí
285
Ghi chú
Hoạt động bảo vệ đảng và cán bộ
Hoạt động của Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thể hiện khá rõ qua hoạt động bảo vệ đảng và
cán bộ trong những năm qua với các hoạt động thực tiễn như:
Một là, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý đã quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo trong
kiểm tra theo dõi nắm chắc tình trạng của cán bộ, đảng viên cấp của mình quản
lý về các mặt như: lý lịch hoạt động và cán bộ thường trực, người sẽ được
chuyển vào biên chế, mục tiêu phát triển đội ngũ đảng viên mới, sắp xếp người
có đủ tiêu chuẩn và trình độ vào chức vụ các quan trọng của Đảng - Nhà nước
đảm bảo rõ ràng trong sạch.
Hai là, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý cũng chú trọng vào hoạt động xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhờ đó trong 3 năm qua có thể thấy đội ngũ cán bộ
trọng huyện Ka Sý đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý từng cấp
có nhiều người gương mẫu, tuân chủ hệ tư tưởng của đảng, có nguyên tắc, có
lập trường chính trị vững vàng. Thực hiện theo đường lối đổi mới tồn diện có
ngun tắc của Đảng, có trình độ hiệu biết, có khả năng trong quản lý nhà nước,
quản lý kinh tế - xã hội, có thể thực hiện việc chỉ đạo - lãnh đạo tổ chức thực
hiện đướng lối chính sách của Đảng - Nhà nước đưa ra. Trong từng giai đoạn,
Ban tổ chức huyện Ka Sý đã làm tốt việc vận động cán bộ chun mơn tích cực
chú ý rèn luyện bản thân và hoàn thành mọi cơng việc, có đời sống và nhu cầu
trong sạch. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ được Ban tổ chức huyện Ka Sý kêu gọi
thực hiện các công tác dân vận, gần gũi với nhân dân để rèn luyện đội ngũ cán
bộ kế nhiệm và có thể thay thế trong các công việc.
Ba là, Đặc biệt trong hoạt động bảo vệ đảng và cán bộ của Văn phòng tổ chức
huyện Ka Sý cũng làm rõ trong hoạt động đó cũng như kiên quyết thực hiện các
biện pháp xử lý đối với người hoạt động sai quy chế của đảng, pháp luật của
nhà để vừa mang tính giáo dục cũng như cảnh cáo để làm cho tổ chức, chính
quyền địa phương có vững mạnh, phục vụ nhân dân bằng sự chân thành, tận tâm
và nhiệt huyết.
Bốn là, Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý đã thực hiện tốt công tác bảo vệ chính
trị nội bộ với việc Ban đã tổ chức thẩm tra, xác minh, rà soát thẩm định và được
cấp ủy có thẩm quyền kết luận về cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần
quan trọng trong việc làm rõ về quan hệ lịch sử chính trị hiện nay của gia đình
và bản thân của cán bộ trong tồn huyện phục vụ tốt công tác phát triển đảng,
chuyển đảng chính thức, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ thời gian
qua. Ngồi ra, Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý đã tham mưu cho Huyện ủy
ban hành Nghị quyết về công tác cán bộ về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ,
đảng viên, đồng thời củng cố kiện tồn hệ thống chính trị cơ sở nâng cao chất
lượng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cơ cấu cấp ủy có xu hướng trẻ hóa và
chất lượng đội ngũ đảng viên có nhiều chuyển biến tích cực
Bênh cạnh những thành tựu trên hoạt động bảo vệ đảng và cán bộ cũng còn khá
thụ động cũng như chưa có nhiều thay đổi trong cách thức hoạt động của Ban tổ
chức huyện Ka Sý để đáp ứng được những địi hỏi khách quan từ tình hình thực
tiễn. Do đó, thời gian tới việc đổi mới và theo sát vấn đề bảo vệ đảng và cán bộ
là yêu cầu bức thiết đặt ra trong bối cảnh có nhiều vấn đề ngày càng tác động
nhiều đến cán bộ và gây ra những khó khăn đối với hoạt động bảo vệ đảng và
cán bộ.
3.4 Hoạt động xây dựng cán bộ và chính sách cán bộ
Ngồi các hoạt động về hành chính - tổng hợp, hoạt động xây dựng đảng, hoạt
động bảo vệ đảng và cán bộ, hoạt động xây dựng cán bộ và chính sách cán bộ
thì hoạt động của Văn phịng tổ chức Giáo dục và Thể thao huyện Ka Sý, tỉnh
Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào còn thể hiện rõ qua hoạt
động xây dựng cán bộ và chính sách cán bộ trong những năm qua. Chúng ta có
thể xem xét vấn đề này qua những nội dung cụ thể đó là:
Thứ nhất, về hoạt động xây dựng cán bộ
Trong 3 năm qua Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý đã xây dựng các kế hoạch
cũng như tạo mọi điều kiện cho cán bộ đi học để nâng cao kiến thức lý luận
chính trị - hành chính và chun mơn ở trong nước và nước ngoài. Điều này
được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Hoạt động xây dựng cán bộ của huyện
Ka Sý trong giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Cán bộ
TT
1
2
3
4
5
Loại hình
Gửi cán bộ đi tập huấn lý luận chính trị ở trung tâm trong giai
đoạn ngắn
Gửi cán bộ đi tập huấn lý luận chính trị ở trung tâm trong giai
đoạn dài
Gửi cán bộ đi học lý luận chính trị-hành chính ở trường chính trị
tỉnh
Gửi cán bộ đi học lý luận chính trị-hành chính ở nước ngồi
Gửi cán bộ vào tập huấn lý luận chính trị trong giai đoạn ngắn
45 ngày
Số lượng
Nữ
2
3
8
3
3
72
7
Qua các nội dung trên chúng ta có thể thấy những năm qua Văn phịng tổ chức
huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND Lào đã làm tốt hoạt động về xây
dựng cán bộ cho huyện với việc hoàn thiện hồ sơ cũng như gửi 2 cán bộ đi tập
huấn lý luận chính trị ở trung tâm trong giai đoạn ngắn, gửi 3 cán bộ đi tập huấn
lý luận chính trị ở trung tâm trong giai đoạn dài, gửi 8 cán bộ đi học lý luận
chính trị - hành chính ở trường chính trị tỉnh trong đó có 3 cán bộ nữ, gửi 3 cán
bộ đi học lý luận chính trị - hành chính ở nước ngoài và gửi 72 cán bộ vào tập
huấn lý luận chính trị trong giai đoạn ngắn 45 ngày trong đó có 7 cán bộ nữ .
Ngồi ra, Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND
Lào cũng đã quan tâm xây dựng kế hoạch củng cố sắp xếp, bố trí, phân cơng các
cán bộ cho chức vụ trong các các cơ quan trên địa bàn trong huyện cho phù hợp
về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ,
tin học, phẩm chất đạo đức, sự tín nhiệm của cán bộ đảng viên và quần chúng
nhân dân cũng như theo yêu cầu của công việc và nhiệm vụ chính trị của đảng
bộ huyện để giúp cho bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ của huyện được củng
cố tốt hơn.
Thứ hai, về chính sách đối với đội ngũ cán bộ
Ngoài hoạt động về xây dựng cán bộ thì Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh
Viêng Chăn nước CHDCND Lào cũng đã tham gia và thực hiện hoạt động xây
dựng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong địa bàn huyện. Điều
này chúng ta có thể được thấy rõ qua các nội dung sau đây:
Trong giai đoạn 3 năm vừa qua Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng
Chăn nước CHDCND Lào đã tổ chức thực hiện tốt chính sách đối với đội ngũ
cán bộ nói chung cũng như các cán bộ nhân viên và cán bộ lão thành cách
mạng, cán bộ nghỉ hưu và các cán bộ có cơng đối với Tổ Quốc với việc nghiêm
túc thực hiện theo đường lối của Đảng - Nhà nước đưa ra trong từng giai đoạn
cụ thể như: chính sách các khoản tiền trợ cấp, thăng chức, khen thưởng cán bộ
có cơng và thành tích tốt, chính sách và các nguồn tài chính hỗ trợ cấp bí thư
đảng cụm bản, bản theo điều kiện và khả năng của tổ chức.
Ngồi ra, Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng Chăn nước CHDCND
Lào đã xây dựng các báo cáo hàng năm để đề xuất lên cấp trên có các hình thức
khen thưởng, động viên, ghi nhận thành tích đối với cán bộ - nhân viên, bộ đội,
công an, đồng bào các dân tộc, những người đã góp phần và có cơng lao tốt
trong các hoạt động và đã được cấp trên chấp thuận. Điều này thể hiện rõ ở
bảng sau đây:
TT
1
2
3
4
5
6
Hình thức
Tặng huân chương lao động hạng II
Tặng huân chương lao động hạng III
Tặng huy chương lao động
Tặng giấy khen cấp trung ương
Tặng giấy khen cấp tỉnh
Tặng giấy khen cấp huyện
Số lượng
3
5
8
6
11
18
Ghi chú
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy rằng Văn phịng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh
Viêng Chăn nước CHDCND Lào đã có đóng góp lớn vào thành tích khen
thưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong địa bàn huyện ở những năm qua.
Với kết quả đó là có 3 cán bộ đảng viên được tặng huân chương lao động hạng
II, 5 cán bộ đảng viên được tặng huân chương lao động hạng III, 8 cán bộ đảng
viên được tặng huy chương lao động, 6 cán bộ đảng viên được tặng giấy khen
cấp trung ương, 11 cán bộ đảng viên được tặng giấy khen cấp tỉnh, 18 cán bộ
đảng viên được tặng giấy khen cấp huyện .
Ngoài ra, trong những năm vừa qua Văn phòng tổ chức huyện Ka Sý, tỉnh Viêng
Chăn nước CHDCND Lào cũng có mời hoặc báo cáo cán bộ nghỉ hưu nhằm
mục đích mời tham gia các ngày lễ quan trọng của đất nước, của huyện và trao
tặng các món quà lưu niệm để thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ cán bộ đã
tham gia lãnh đạo hệ thống chính trị của huyện trước đây. Những chính sách
này đã được thực hiện phù hợp với kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện từng
giai đoạn vừa qua.
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GẮN VỚI CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH
HỌC
Thời gian đi thực tế ở văn phòng tổ chức là cơ hội rất tốt để cho tôi những kiến
thức học được trên ghế nhà trường vào công việc thực tế của cơ quan. Đây là
lần đầu tiên tôi đi được tiếp cận với một cơ quan của Đảng có tính đặc thù rất
cao và nhiều hoạt động sơi nổi.
Trong q trình kiến tập tôi đã được tập thể cán bộ, nhân viên cơ quan
hướng dẫn tận tình, trong đó được tham gia và từng bước nắm bắt được một số
hoạt động của Văn phòng tổ chức huyện KaSy như:
- Tham gia một số hoạt động của Chi đoàn cơ quan huyện
- Tham gia cổ vũ, dự nắm bắt một số Hoạt động trong tỉnh như
Bây giờ, tôi đã nắm rõ được các công việc thường ngày của cơ quan, đặc
biệt là ban Văn Phịng huyện nơi tơi được phân cơng vào kiến tập trong thời
gian vừa qua. Tôi đã được cùng với phịng và các ban tham gia cơng tác Đồn,
Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh. Qua q trình thực tập đã giúp
tơi mở mang thêm kiến thức về nghiệp vụ Văn phòng như: đánh máy, vào số
văn bản, xin số văn bản, đóng dấu các loại giấy tờ văn bản đến và đi, phát hành
một số cơng văn, kế hoạch... về các Đồn cơ sở… Đặc biệt cịn rất bổ ích cho
chun ngành chính sách cơng mà tơi đang theo học nhất là sinh viên chính trị
phát triển chúng tơi cịn đang bỡ ngỡ về cơng việc sau này. Nhờ có khoảng thời
gian thực tập này đã giúp chúng tôi hiểu thực tế về tiếp nhận, xử lý cơng văn,
địng thời chúng tơi có cơ hội được tìm hiểu về quy trình thực tế hoạch định,
thực thi và đánh giá chính sách.
Thời gian thực tập ở cơ quan đã mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức thực
tế, kinh nghiệm quý báu và có động lực hơn nữa theo học và phấn đấu học thật
tốt, nghiên cứu thật sâu về chuyên ngành Chính trị phát triển mà tôi đang theo
học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3.2. Về tác phong, kỷ luật
Trong thời gian kiến tập văn phịng tổ chức tơi đã rèn cho mình được thói quen
đến cơ quan đúng giờ giấc, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của cơ quan. Tôi
luôn cố gắng hồn thành mọi cơng việc được giao. Rèn luyện cho mình khả
năng ứng phó, xử lý các tình huống trong cơng việc, tự rèn cho mình khả năng
giải quyết vấn đề một cách khoa học nhất.
Bản thân tôi nhận thấy mình đã thay đổi về tác phong trong công việc, học được
phong cách trang phục nơi công sở để phù hợp với tính chất cơng việc cũng như
nội quy, quy định của cơ quan.
Trong quá trình thực tập, tôi đã học được cách giao tiếp, thái độ xử lý cơng việc.
Bản thân ln có thái độ lễ phép với cán bộ, nhân viên của cơ quan. Tơi cịn
học được một số kĩ năng giao tiếp như tiếp đón nhân dân, tiếp đón các bác, các
anh chị ở Đồn cơ sở lên cơ quan, thái độ thân thiện, nhiệt tình.
Một vấn đề quan trọng, ngồi kiến thức lý luận thì hiểu biết thực tiễn là vơ cùng
quan trọng. Do đó để có thể làm tốt cơng việc cũng như hồn thành nhiệm vụ
thì bản thân mỗi sinh viên chúng tôi phải không ngừng trau dồi kiến thức lý
luận và thực tiễn ngay từ bây giờ.
Điều quan trọng sau đợt kiến tập này, chúng tôi không chỉ thu nhận được kiến
thức mà còn được bồi dưỡng về tinh thần say mê nghề nghiệp. Để làm tốt bất kì
cơng việc gì trước hết phải có niềm say mê. Bản thân tơi cũng ý thức được rằng
cần phải phấn đấu và nỗ lực hơn nữa để có thể tiến những bước vững chắc trên
con đường mà mình đã chọn.
KẾT LUẬN
Sau những năm thực hiện đổi mới , nền kinh tế nước CHDCND Lào đã
có những bước chuyển mạnh , giáo dục và thể thao , khoa học và cơng
nghệ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội . Cơ
chế quản lý đã từng bước đổi mới để thích ứng với sự đổi mới chung của
nền kinh tế , tuy nhiên bên cạnh đó cịn nhiều hạn chế .