TỈNH ỦY - UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
(Thời gian: Từ ngày 17-19 tháng 10 năm 2018)
Người thực hiện: ……….
Tổ ………….
Lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính Khóa …………..
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nội dung, chương trình đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị hành chính của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm
2018, Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch cho Lớp Trung cấp
Lí luận chính trị - Hành chính, hệ đào tạo tập trung - Khóa 69 đi nghiên cứu thực tế
cuối khóa tại tỉnh Lâm Đồng.
Quán triệt mục đích, yêu cầu của môn học là nhằm giúp cho học viên tìm
hiểu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng để thực tế kiến thức
đã học, phục vụ tốt hơn cho việc nghiên cứu của học viên trong thời gian đến;
Nghiên cứu, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử, mô hình kinh tế và danh lam
thắng cảnh, nâng cao ý thức đoàn kết giữa các dân tộc và tinh thần yêu quê hương
đất nước, tập thể lớp Lý luận chính trị - Hành chính K69 đã tham gia gần như đông
đủ với tinh thần nghiêm túc tự giác, cầu thị.
Thành viên trong chuyến đi thực tế có …. đồng chí, trong đó có 01 cán bộ
giáo viên và 48 học viên, Trưởng đoàn là thầy ………………. Trong 03 ngày
nghiên cứu thực tế (……………), đoàn đã tìm hiểu các danh lam thắng cảnh và các
khu di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng; tham quan các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng, như: Đồi chè cầu Đất FARM; nghe báo
cáo về tình hình kinh tế xã hội tại trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng, tham gia chương
trình, giao lưu văn nghệ cùng các thành viên trong đoàn.
I.
Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
1.
Về địa lí
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng nam Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích
lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nằm trên cao
nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh với độ cao 1500 mét so
với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên
giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí
Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 210 km. Năm
2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh
(Đà Lạt, Bảo Lộc). Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà, phía đông giáp với
tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình
Phước, phía nam và đông nam gáp tỉnh Bình Thuận, giáp tỉnh Đắc Lắc ở phía Bắc,
Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1.749 mét. Dãy núi phía nam có
đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948
mét. phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở
độ cao 1475 mét. phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, địa
hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao,
chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên
cao nhiệt độ càng giảm; Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25
0c, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong
chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung
bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí
hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng
bằng đông dân.
Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
2.
Về lịch sử:
Tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de
Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring). Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai
Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình
Thuận cai trị. Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý
Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 6 tháng 1 năm 1916: thành lập
tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình
Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm
Biên, tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt,
phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh.
Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Tháng 1 năm 1941, lập
lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về
Di Linh. Tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai
Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố
Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và
Di Linh; Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm
Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức
do Việt Nam Cộng hòa đặt. Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh
Tuyên Đức để tái lập tỉnh mới là tỉnh Lâm Đồng mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4
huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng. Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chia
huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành
2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương. Ngày 6 tháng 6 năm 1986, chia huyện Đạ
Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Ngày 28 tháng 10 năm 1987,
chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức Trọng và Lâm Hà.
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo
Lâm. Ngày 17 tháng 11 năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã
thuộc huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà. Ngày 8 tháng 4 năm 2010,
chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.
Thành phố Đà Lạt thời pháp thuộc
3.
Về cơ cấu hành chính:
Lâm Đồng có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện, 147 đơn vị hành chính cấp xã
gồm 117 xã, 18 phường và 12 thị trấn
Tên
Dân Số (TK 2009)
Hành Chính
Thành phố Đà Lạt
205.287
12 phường và 4 xã
Thành Phố Bảo Lộc
148.567
6 phường và 5 xã
Bảo Lâm
109.236
1 thị trấn và 13 xã
Cát Tiên
37.112
1 thị trấn và 10 xã
Di Linh
154.622
1 thị trấn và 18 xã
Đam Rông
38.407
8 xã
Đạ Huoai
33.450
2 thị trấn và 8 xã
Đạ Tẻh
43.810
1 thị trấn và 10 xã
Đơn Dương
93.702
2 thị trấn và 8 xã
Đức Trọng
166.393
1 thị trấn và 14 xã
Lạc Dương
19.298
1 thị trấn và 5 xã
Lâm Hà
137.690
2 thị trấn và 14 xã
4.
Về Kinh tế:
Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn
doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng
xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lâm
Đồng xếp ở vị trí thứ 61/63 tỉnh thành, đến năm 2012 xếp hạng 54/63 tỉnh thành
Việt Nam. Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt
7.247 tỷ đồng tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 1.752
tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỷ đồng, dịch vụ 2.733,7 tỷ đồng. Cũng
trong giai đoạn này, GDP theo giá hiện hành đạt 19.366 tỷ đồng tăng 24% so với
cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 6.104 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng
đạt 4.515 tỷ đồng, dịch vụ 8.747 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197.7 tỷ
đồng tăng 9,6 %, tổng mức đầu tư xã hội đạt 8.550 tỷ đồng, Thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn 2.886,5 tỷ đồng, thu hút du lịch đạt 2,98 triệu lượt đồng thời giải
quyết cho 22.663 lao động.
Phát triển cafe tại Lâm Đồng
5.
Về dân cư và tôn giáo:
➢ Dân cư:
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 1.218.700 người, mật
độ dân số đạt 125 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 464.700
người, chiếm 41% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 754.000 người,
chiếm 59% dân số. Dân số nam đạt 609.500 người, trong khi đó nữ đạt 609.200
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 13,3 ‰
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng
4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh là đông
nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Cơ Ho với 145.665
người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với
24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có
14.929 người, Mnông có 9.099 người, người Thái có 5.277 người, người Mường có
4.445 người cùng các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với
2.423 người, Khơ Me với 1.098 người...ít nhất là Lô Lô, Cơ Lao và Cống mỗi dân
tộc chỉ có duy nhất 1 người.
thác Pongour (Lâm Đồng)
Lễ hội Xên Mường ở thác Pongour (Lâm Đồng)
➢
Tôn giáo:
Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Lâm Đồng có 12 tôn giáo khác
nhau chiếm 599.461 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáocó 303.761
người, Phật giáo có 199.255 người, Tin Lành có 83.542 người, Cao Đài có 12.606
người, cùng các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo với 103 người, Hồi Giáo có
75 người, Bà La Môn có 72 người, 27 người theo Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, 11 người
theo Minh Sư Đạo, 5 người theo đạo Bahá'í, 3 người theo Minh Lý Đạo, 1
người Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.
Chùa Linh Sơn (Chùa Ve Chai) thành phố Đà Lạt
Về Giáo dục – Y tế
6.
-
Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng
có 459 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 37 trường, Trung
học cơ sở có 133 trường, Tiểu học có 251 trường, trung học có 22 trường, có 16
trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 200 trường mẫu giáo. Với hệ thống
trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng cũng tương đối
hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.
Tỉnh có 3 trường đại học là Đại Học Đà Lạt, Đại học Yersin và Đại học Kiến
Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt.
Đại học Yersin
Đại học Đà Lạt
-
Y tế
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 187 cơ
sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh viện, 22 phòng khám
đa khoa khu vực và 148 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi
chức năng, với 3015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483
nữ hộ sinh.
7.
Về Giao Thông
Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường
bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ tại Lâm
Đồng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27.
Các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Đa Dâng, sông Đồng Nai, sông La
Ngà, sông Đa Nhim, nhưng vì tốc độ chảy khá cao, ngắn và dốc nên không thuận
lợi cho giao thông đường thuỷ. Mặc khác đối với đường hàng không thì tỉnh có sân
bay Liên Khương, với các hãng Vietnam Airlines, Air Mekong và Vietjet Air có các
chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tới Sân bay
quốc tế Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt.
Quốc lộ 20 đoạn qua huyện Đức Trọng – Lâm Đồng
8.
Về Du lịch
Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức
Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như
Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương,
Hồ
Tuyền Lâm.. Ngành du lịch cũng là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và nhiều năm qua
nguồn thu cho ngân sách từ du lịch là rất cao theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội
năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức,
cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Thực tế đã có 10 trong 17 thắng cảnh
quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng được xếp hạng
quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khương và thác
Bảo Đại [28]. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai
thác kinh doanh bán vé . Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn
hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm các đơn vị
trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn
hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện
được như vậy".
Đèo Prenn Đà Lạt
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
II.
1.
Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng
Lâm Đồng có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Cách đây 13 năm, Tỉnh ủy Lâm Đồng xác định nông nghiệp công nghệ cao là một
khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội; Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh ủy Lâm
Đồng ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, đưa ra các giải pháp để phát huy tiềm
năng, thế mạnh về nền nông nghiệp địa phương. Tỉnh đã xây dựng quy hoạch vùng,
các dự án nông nghiệp công nghệ cao để kêu gọi đầu tư, xây dựng mô hình điểm về
chăn nuôi, trồng trọt. Việc triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao có
tác động mạnh mẽ đến các cấp, các ngành và được nhân dân hưởng ứng; Tổng diện
tích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao năm 2010 là 6.407 ha, giá trị thu nhập
bình quân trên 1 ha đạt 76 triệu đồng, tăng 3,8 lần so với năm 2004, cao gấp nhiều
lần bình quân cả nước. Có 61 đơn vị, cá nhân sản xuất rau, hoa được chứng nhận
GlobalGAP, VietGAP; tổng diện tích chè ứng dụng công nghệ cao là hơn 536 ha, 20
đơn vị, cá nhân được cấp chứng nhận VietGAP; xuất hiện nhiều trang trại sản xuất
nông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao… Tổng vốn đầu
tư nông nghiệp công nghệ cao đạt hơn 2.600 tỷ đồng, Cách tiếp cận giai đoạn này là
xây dựng các mô hình điểm, thông qua hỗ trợ ngân sách nhà nước để định hướng,
nâng cao nhận thức nông dân và doanh nghiệp. Qua đó, cho thấy hiệu quả rõ rệt và
tạo sự lan tỏa trong nhân dân, trên cơ sở tổng kết kết quả, kinh nghiệm của giai
đoạn đầu, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết 05 về “Đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2011-2015”, theo đó, mở rộng một
số cây trồng, vật nuôi như chè, cà-phê, cá nước lạnh, cây lúa và cây đặc sản. Tập
trung nhân rộng các mô hình hiệu quả, xây dựng các mô hình mới phù hợp với từng
loại cây trồng, vật nuôi; Kết quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng
giai đoạn này, một lần nữa khẳng định chủ trương đúng đắn của nghị quyết về phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, được xem là chìa khóa mở “tiềm năng xanh” của
địa phương. Giờ đây, vùng đất nam Tây Nguyên này đã trở thành “hình mẫu” trong
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước…
Giàn dâu tại làng hoa Vạn Thành
Làng hoa Vạn Thành
Tính đến thời điểm này, Lâm Đồng đã có gần 50.000 ha (chiếm 18%) diện
tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Nhiều diện tích sản xuất đã
cho doanh thu 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/ha, cá biệt đã có thể đạt 8 tỷ đồng - 24
tỷ đồng/ha. Mô hình sản xuất rau cao cấp đạt đến 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt rau
thủy canh đạt từ 8 đến 9 tỷ đồng; hoa đạt đến 1,2 tỷ đồng, chè chất lượng cao đạt
250 triệu đồng và cà phê đạt 240 triệu đồng/ha/năm, nhiều sản phẩm của Lâm Đồng
đã được chứng nhận nhẵn hiệu, liên kết sản xuất theo chuỗi và xuất khẩu đi nhiều
nước trên thế giới.
Giàn rau tại Làng hoa Vạn Thành
Giàn rau tại Làng hoa Vạn Thành
Đến nay, Lâm Đồng có 16 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu
và đang phát huy uy tín thương hiệu NNCNC Lâm Đồng, như: Rau Đà Lạt, Hoa Đà
Lạt, Trà B’Lao, cà-phê Arabica Langbiang, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc...
Đặc biệt, địa phương liên kết với tổ chức JICA (Nhật Bản) và Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa
ngành. Trong đó, xác định rõ bốn mục tiêu phát triển nông nghiệp của Lâm Đồng:
“Thương hiệu số một Việt Nam”, “Trung tâm sản xuất rau số một Đông - Nam Á”,
“Điểm du lịch nông nghiệp số một Việt Nam” và “Trung tâm đào tạo nhân lực và
nghiên cứu phát triển số một Tây Nguyên”; Qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp
và nông dân nhận thức tính tất yếu phải ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp,
để mạnh dạn đầu tư và mở rộng liên kết để phát triển sản xuất.
Hiện nay, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tiếp tục
nhân rộng, thu hút được ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu
tư vào làm nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh, với hơn 1.400 doanh nghiệp đầu tư
Lâm Đồng đang dần khẳng định vị thế đi đầu của mình trong phát triển nông nghiệp
công nghệ cao.
Trồng lan hồ điệp công nghệ cao tại Đà Lạt
Đạt được kết quả này, tỉnh đã xác định rõ phát triển nông nghiệp công nghệ
cao là do doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ nông dân thực hiện. Nhà
nước chỉ hỗ trợ nếu họ gặp khó về vốn, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch, định hướng
sản xuất, giống cây trồng...Đồng thời, tỉnh cũng xác định thị trường tiêu thụ rất
quan trọng và đã chủ động hợp tác với nhiều tỉnh, thành phố khác và với các doanh
nghiệp FDI để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đời sống, thu nhập của người
dân được nâng cao; góp phần tăng thu ngân sách tỉnh…, đưa xuất khẩu nông sản
của Lâm Đồng chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu của cả tỉnh.
Có thể nói, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đã đem lại lợi nhuận lớn; Đây
là sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy làm kinh tế nông nghiệp của doanh nghiệp
và nông dân Lâm Đồng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và
những hình mẫu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương, tỉnh đặt mục
tiêu đến năm 2020 trở thành trung tâm nông nghiệp hàng đầu khu vực Đông - Nam
Á.
Tập thể lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính K69
2.
Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Dương
Qua thực tiễn tại Lâm Đồng cho thấy áp dụng công nghệ cao là con đường tất
yếu để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, quá trình phát triển nông nghiệp
công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng ở những nước có nền khoa học
công nghệ phát triển; ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ góp phần phát
triển một nền nông nghiệp bền vững.
Với Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có địa
hình lượn sóng từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Địa hình
tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam, nhìn tổng quát, Bình Dương có
nhiều vùng địa hình khác nhau; như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng
có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi... Đất đai Bình Dương rất đa dạng
và phong phú về chủng loại. Các loại đất như đất xám trên phù sa cổ, có diện tích
200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, Thuận An, Thủ Dầu
Một. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp
thoải xuống, thuộc các thị xã Tân Uyên, huyện Phú Giáo, khu vực Thủ Dầu Một,
Thuận An và một ít chạy dọc quốc lộ 13. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là
đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu
Tiếng, Thuận An, thị xã Dĩ An, đất thấp mùn Giây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác
tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ
khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung, nắng nóng và mưa nhiều, độ
ẩm khá cao; Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào
lớn, rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7,8,9 thường là những tháng mưa dầm. Có
những trận mưa dầm kéo dài 1–2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu
như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình
hàng năm ở Bình Dương từ 26 °C–27 °C. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39,3 °C
và thấp nhất từ 16 °C–17 °C (ban đêm) và 18 °C vào sáng sớm. Vào mùa khô, độ