Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bao cao de dan va giao an mon ke chuyen tuan 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.45 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……
TỔ CHUN MƠN KHỐI 2

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO ĐỀ DẪN
CHUYÊN ĐỀ TỔ MÔN KỂ CHUYỆN KHỐI 2
NĂM HỌC: 2017-2018
-------------------------------Bài dạy: BÀ CHÁU
Người dạy minh hoạ: ……
Ngày dạy: ……
I/ / Mục đích tổ chức chuyên đề:
-Thực hiện theo kế hoạch chuyên môn và kế hoạch tổ chức chuyên đề của nhà
trường năm học 2017-2018, tổ chuyên môn khối 2 thực hiện chuyên đề tổ môn Kể
chuyện nhằm cùng với tòan thể giáo viên trong tổ trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng
học tập, nâng cao tay nghề chuyên môn lẫn nhau.
- Qua chuyên đề giáo viên nắm vững hơn về phương pháp cũng như hình thức
tổ chức dạy học môn Kể chuyện, giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức của môn
học một cách tích cực, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
II. Mục tiêu- những điểm chính của nội dung dạy học Kể chuyện ở lớp 2:
- Truyện kể chính là bài tập đọc mới học trong 2 tiết. Trên cơ sở đã tập đọc,
tìm hiểu nội dung và nắm vững cốt truyện, HS có điều kiện thuận lợi để rèn kĩ năng
nghe - nói thơng qua các bài tập thực hành Kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho HS khá đầy đủ và tồn diện, bao gồm:
+ Kĩ năng nghe: theo dõi được câu chuyện do bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý
kiến bổ sung nhận xét.
+ Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện theo những mức độ khác nhau (kể
từng đoạn-kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời lẽ trong văn bản-kể bằng lời của mình).
+ Kĩ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo những vai khác nhau,
bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, .)


- Rèn kĩ năng kể cho HS: Kể một cách tự nhiên với giọng kể và điệu bộ thích
hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động. Biết đưa vào câu chuyện trong chừng
mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể; giúp
các em hiểu sâu hơn tích cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học.
III. Biện pháp dạy học chủ yếu:


1. Sử dụng tranh minh hoạ (SGK) để gợi mở, HDHS kể lại từng đoạn câu
chuyện.
2. Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý, HDHS kể lại từng đoạn, tiến tới kể lại
toàn bộ câu chuyện.
3. Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi ý nhận xét, cảm nghĩ của HS
về nhận vật hoặc câu chuyện, HDHS tập kể bằng lời của mình.
4. HDHS phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại, gồm các hoạt
động chính: - Lập nhóm HS dựng lại câu chuyện theo vai như yêu cầu trong SGK.
- Theo dõi HS dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt để góp ý.
- HDHS trong lớp góp ý cho các vai diễn.
- Kết hợp ý kiến của HS trong lớp với những nhận xét riêng đã ghi sổ GV tổng kết.
IV Quy trình giảng dạy phân mơn Kể chuyện:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại một đoạn câu chuyện đã học ở tiết trước theo yêu cầu ở SGK.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Dạy bài mới.
3.1 Giới thiệu bài + ghi tựa bài lên bảng.
3.2 Hướng dẫn kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theo
SGK khuyến khích HS kể bằng lời của bản thân nghe và nhận xét lời kể của bạn .
- GV hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo lối phân vai, hoặc kể có sáng

tạo, nhận xét nêu cảm nghĩ, . (theo yêu cầu nêu trong SGK).
- GD HS về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, về cách kể chuyện,
4/ Củng cố- dặn dò:
- Yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà.
- Nhận xét tiết học.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC


Kể chuyện

BÀ CHÁU
A. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Bà cháu.
* HS biết kể tồn bộ câu chuyện (BT2).
* GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ơng bà (củng cố )
B. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh họa nội dung câu chuyện trong SGK .
- Viết sẵn dưới mỗi bức tranh lời gợi ý.
C. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
Sáng kiến của bé Hà.: 2HS
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Gv nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trên đời có gì q nhất?
- Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta cùng

kể lại nội dung câu chuyện Bà cháu.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
* Gv kể lần 1 cả câu chuyện
* Gv kể lần 2 qua tranh minh hoạ.
* Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý:
* GV yêu cầu đọc các câu hỏi gợi ý, trả lời các
câu hỏi:
Tranh 1:
- Trong tranh vẽ những nhân vật naøo?
- Ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
- Cơ tiên nói gì?
-Gọi Hs kể lại đoạn 1 qua tranh
* Nêu u cầu cho học sinh thảo luận nhóm
Tranh 2:
- Hai anh em đang làm gì?
- Bên cạnh mộ có gì lạ?

Hoạt động của HS
- Hát
Sáng kiến của bé Hà
- HS1: Kể đoạn 1, Hs2: kể 2 doạn
cịn lại
-HS nêu, Hs khác nhận xét.

-Vàng bạc châu báu…….
-2Hs lặp lại, cả lớp ghi tựa bài vào
vở.

-HSCHT : Ba bà cháu và cô tiên

-Rất khổ cực, rau cháo nuôi nhau
nhưng căn nhà rất ấm cúng.
- Khi bà mất nhớ gieo hạt đào
lên mộ, các cháu sẽ được giàu
sang, sung sướng.
-1Hs kể, HS khác nhận xét.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm
nêu nội dung bức tranh.
-HSCHT : Khóc trước mộ bà


- Cây đào có đặc điểm gì kì lạ?

- Mọc lên một cây đào
- :Nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết
toàn trái vàng, trái bạc

Tranh 3:
- Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà
mất?
- Tuy sống trong giàu sang nhưng
- Vì sao vậy?
càng ngày càng buồn bã
- Vì thương nhớ bà.
Tranh 4 :
- Hai anh em lại xin cô tiên điều gì?
- Đổi lại ruộng vườn, nhà cửa để
- Điều kì lạ gì đã đến?
bà sống lại.
- : Bà sống lại như xưa và mọi

thứ của cải đều biến mất.
3. Kể lại nội dung truyện.
- Thi kể lại toàn bộ câu chuyện
- 2Hs kể.
- Gọi HS nhận xét.
- Hs khác nhận xét bạn theo
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dị:
các tiêu chí đã chỉ dẫn.
- Tiết học hơm nay kề chuyện gì?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện Bà cháu?
- Đối với ơng bà của mình các em cần phải thể
- … Yêu thương , kính trọng ,
hiện tình cảm như thế nào ? (GDMT)
vâng lời…
* GV chốt : Tình cảm là thứ q báu nhất mà
khơng thể thay thế bằng gì được . Do đó các
em cần biết trân trọng tình cảm đối với ơng
bà .
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.

Ngày 25/10/2017
Người dạy minh hoạ



×