Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giao an Tuong Thao tuan 21 lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.17 KB, 21 trang )

TUẦN 21

Tiết 62 + 63:

Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2018
TẬP ĐỌC
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
Sgk: 23 - Tg: 70'

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+ Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
+Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.
+Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa
được tự do tắm nắng mặt trời( trả lời được câu hỏi 1,2,4,5). HS khá, giỏ trả lời được câu hỏi 3.
-Xác định giá trị
-Thể hiện sự cảm thông
-Tư duy phê phán
II. Phương tiện dạy học
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “ Mùa xuân đến”
Yêu cầu hs đọc bài và TLCH Sgk.
Theo dõi HS đọc bài, trả lời và cho điểm.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
. Mục tiêu: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng
của phương ngữ…
- GV đọc mẫu lần 1. HDHS đọc:Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và
ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.
- Đọc từng câu: Y/c hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. Gv theo dõi sửa sai cho hs.


=> Rút ra từ khó đọc Hd Hs phát âm.
- Đọc từng đoạn : Hs nối nhau đọc từng đoạn trước lớp. Rút ra từ mới, giúp Hs hiểu từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh đoạn 3, 4
Tiết 2
3. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
Xác định giá trị -Thể hiện sự cảm thông -Tư duy phê phán
-Đặt câu hỏi -Trình bày ý kiến cá nhân -Bài tập tình huống
. Mục tiêu: Hs hiểu nội dung bài.
Yêu cầu hs đọc thầm bài và TLCH Sgk
1. Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
2. Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
3. Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình?
- Đối với chim?
- Đối với hoa?
4. Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?
5. Em muốn nói gì với các cậu bé?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài
. Mục tiêu: Luyện đọc hay
- Yêu cầu Hs thi đọc bài. Mỗi em đọc 1 đoạn.


- Theo dõi HS đọc bài, tuyên dương.
5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: 1 Hs đọc toàn bài. Nêu nội dung bài đọc
Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại bài và trả lời các
câu hỏi cuối bài.
D/ Phần bổ sung: …………hs thi đọc…………………………............................


Tiết 101:

=================================
TOÁN
LUYỆN TẬP
Sgk: 102 - Tg: 35’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Thuộc bảng nhân 5.
+Biết tình giá trị của biểu thức số có hai dấu phép nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
+Biết giải toán có một phép nhân( trong bảng nhân 5).
+Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
- Bài tập cần làm: BT1(a), BT2, BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ. Bộ thực hành Toán.
- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Bảng nhân 5”
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Giải
Số ngày 8 tuần lễ em học:
8 x 5 = 40 ( ngày )
Đáp số: 40 ngày.
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Thuộc bảng nhân 5.
-HS tự làm bài rồi chữa bài. Nên kiểm tra việc ghi nhớ bảng nhân 5 của HS.
Bài 2: Biết tình giá trị của biểu thức số có hai dấu phép nhân và trừ trong trường hợp
đơn giản.

-Cho HS làm bài tập vào vở và trình bày theo mẫu.
-Gv nhận xét bài làm của Hs.
Bài 3: Biết giải toán có một phép nhân( trong bảng nhân 5).
-Cho HS tự đọc thầm rồi nêu tóm tắt bài toán (bằng lời hoặc viết) và giải bài toán.
-Gv nhận xét bài làm của Hs
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Tổ chức cho HS chơi trò chơi câu cá
Nhận xét dặn dò: - HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5.Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Đường
gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc.
IV/ Phần bổ sung: …………bài 3 nhóm đơi…………………………

Tiết 21:

ĐẠO ĐỨC
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
Sgk: 31 - Tg: 35’


I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
+Bước đầu biết được ý nghóa của việc sử dụng những yêu cầu, đề nghị lịch sự.
+Biết sử dụng những yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp
hằng ngày.
-Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
-Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
II. Phương tiện dạy học
- GV: Phiếu thảo luận nhóm.
- HS: Vở bài tập. Bông hoa xanh đỏ.
III Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2 .Hoạt động 2: Thảo luận lớp
-Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác.
-Thảo luận nhóm-Đóng vai
. Mục tiêu: Hs biết một số mẫu câề nghị và ý nghóa của chúng.
Yêu cầu hs quan sát tranh Sgk và thảo luận câu hỏi:
- Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn tâm. Em hãy đoán xem Nam sẽ nói gì
với bạn Tâm?
=> Gv kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những y/c, đề nghị nhẹ
nhàng, lịch sự. Như vậy là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
3. Hoạt động3: Đánh giá hành vi
-Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
-Đóng vai
-Gv treo tranh trên bảng và y/c Hs cho biết :
. Các bạn trong tranh đang làm gì?
. Em có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
=> Gv kết luận:Việc làm trong tranh 2, 3 là đúng . Việc làm trong tranh 1 là sai.
4. Hoạt động4: Bày tỏ thái độ
-Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
-Trị chơi
. Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ thái độ phù hợp…
- Giáo viên đính bảng nội dung phiếu (VBT) gọi 1 em lên bảng đọc nội dung từng ý kiến. Hs
dưới lớp tỏ thái độ tán thành hay không tán thành qua việc giơ các bông hoa xanh đỏ.Nêu lý
do.
=> Gv kết luận: Ý kiến đ là đúng. Ý kiến a, b, c, d, là sai
=> Ghi nhớ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Gọi hs đọc lại ghi nhớ

Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Thực hành.
IV/ Phần bổ sung :………………………………………………...........................................
.
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2018
THỂ DỤC
Tiết 41:
ĐỨNG HAI CHÂN RỘNG BẰNG VAI ,HAI TAY ĐƯA RA
TRƯỚC
Tg: 35’


I/ MỤC TIÊU:
-Yêu cầu cần đạt:
+Thực hiện được đứng hai chân rộng bằng vai(hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay
đưa ra trước(sang ngang, lên cao thẳng hướng).
+Bước đầu thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tau chống hông và dang ngang.
+Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
- GV chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân tập và chơi trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài.
+ Khởi động:
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 70 – 80m.
- Vừa đi vừa xoay cổ tay, xoay vai.
- Đứng xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân.
* Ôân một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2/ Phần cơ bản:
a/ Ôân 2 tư thế: Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng và đứng hai chân

rộng bằng vai (Hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước – sang ngang – lên
cao thẳng hướng.
- GV nhắc lại nội dung và tập mẫu lại động tác cho lớp xem.
- Vừa hô nhịp vừa tập cùng lớp. GV quan sát sửa chữa thêm cho HS.
b/ Học đi thường theo vạch kẻ thẳng.
+ Từ TTCB: Đứng chân trước sát vạch xuất phát
thẳng hướng với vạch kẻ thẳng. Chân sau kiễng gót, hai tay buông tự nhiên.
- GV giới thiệu tên động tác.
- Cho lớp xem tranh.
- GV làm mẫu cho lớp xem.
+ Động tác: Khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ, đầu và thân thẳng, mắt nhìn ra trước cách
chân 3 – 4m, bàn hân chạm đất phía trước nhẹ nhàng thẳng hướng với vạch kẻ (có thể giẫm
đè lên vạch kẻ hoặc song song sát hai bên vạch kẻ), hai tay phối hợp tự nhiên.
c/ Trò chơi:”Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
- GV nhắc lại nội dung và yêu cầu cach chơi dể HS nhớ và tham gia chơi một cách chủ động
hơn.
3/ Phần kết thúc:
- Thả lỏng: Chạy thả lỏng, thả lỏng tay, chân...
- Nhận xét: - GV nhận xét chung giờ tập của lớp.
- Dặn dò: - Các em về nhà ôn lại các TTCB
IV/ Phần bổ sung: ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
KỂ CHUYỆN
Tiết 21:
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
Sgk: 25 - Tg: 40’
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Dựa theo gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện. HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu
chuyện( BT2)



II Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “ Ôâng Mạnh thắng Thần Gió”
- Gọi 2 HS lên bảng để kiểm tra
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài kể của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
.Mục tiêu: Dựa theo gợi ý Hd Hs kể từng đoạn của câu chuyện.
Gv đính bảng phụ chép sẵn gợi ýâ hướng dẫn Hs kể chuyện.
a) Hướng dẫn kể đoạn 1
- Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì?
- Bông cúc trắng mọc ở đâu?
- Bông cúc trắng đẹp ntn?
- Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng?
- Bông cúc vui ntn khi nghe chim khen ngợi?
- Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1.
b) Hướng dẫn kể đoạn 2
- Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau?
- Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù?
- Bông cúc muốn làm gì?
- Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3
- Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng?
- Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau ntn?
- Hãy kể lại nội dung đoạn 3.
d) Hướng dẫn kể đoạn 4

- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
- Các cậu bé có gì đáng trách?
- Yêu cầu HS kể lại đoạn 4.
3. Hoạt động 3: HS kể từng đoạn truyện
.Mục tiêu: Hs kể lại dược từng đoạn câu chuyện
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện
trong nhóm của mình. HS trong cùng 1 nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Gv nhận xét ghi điểm.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.Gv nhận xét tuyên dương.
Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
nghe.
IV/ Phần bổ sung: ……hs thi kể chuyện…………………………………………...
=========================================

Tiết 102:
I. Mục tiêu

TOÁN
ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
Sgk: 103 - Tg: 40’


- Yêu cầu cần đạt:
+Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
+Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
+Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
- Bài tập cần làm: BT1(a), BT2, BT3.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đọan (có thể ghép kín được thành hình tam giác)

- HS: Vở.
III. Các hoạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Luyện tập”
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5. Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất kì
trong bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới
* Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đường
Gấp khuc ùABCD (như phần bài học) ở trên bảng, rồi giới thiệu: Đây là đường gấp khúc
ABCD . Cho HS lần lượt nhắc lại: “Đường gấp khúc ABCD” trên bảng lớp.
Yêu cầu hs thảo luận nhóm theo yêu cầu sau:
. Đường gấp khúc ABCD gồm có mấy đoạn thẳng? Đọc tên các đoạn thẳng đó.
. Tính độ dài dường gấp khúc ABCD.
=> Gv đính bảng kết luận như SGK.
3. Hoạt động3: Luyện tập
Bài 1 Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- GV hướng dẫn mẫu. Y/c hs làm bài cá nhân
- Gv nhận xét
Bài 2: Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Nối các điểm để được đường gấp khúc
- Gv nhận xét
Bài 3: Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
- Yêu cầu hs thảo luận theo cặp và làm bài
=> Gv nhận xét chốt bài làm đúng:
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Tổ chức cho HS nêu tên nhanh đường gấp khúc theo hình vẽ sẵn.
Nhận xét dặn dò: Gv nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài LT
IV/Phần bổ sung: ……Bài 1 cá nhân……………………………………


Tiết 41:

CHÍNH TẢ: ( Tập chép)
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.
Sgk: 25 - Tg: 40’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.
+Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. HS khá, giỏi giải được câu đố ở
BT(3) a/b.


- Viết không quá 5 lỗi trên bài.
II/ Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ“Mưa bóng mây”
- Gọi HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau: Chiếc lá, hiểu biết, xanh biếc,…
- GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
. Mục tiêu: Chép đúng, không mắc lỗi đoạn: Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại… bay về bầu trời
xanh thẳm.
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn trích nói về nội dung gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài còn có các dấu câu nào ?
- Yêu cầu HS viết các tư khó vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.

- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm một số bài.Nhận xét bài viết của Hs
3. Hoạt động 3: Luyện tập
. Mục tiêu: Hs làm đúng các bài tập phân biệt:
uôt/ uôc
Bài 1 Trò chơi thi tìm từ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Chia lớp thành 2 đội, phát cho mỗi đội một bảng ghi từ và tổ chức cho các đội thi tìm từ theo
yêu cầu của bài tập ,trong thời gian 5 phút đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.
- Yêu cầu các đội dán bảng từ của đội mình lên bảng khi đã hết thời gian.
- Nhận xét và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm được.
4. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
Củng cố: Nhắc lại bài học
Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung:……hs viết từ khó vào bảng con………………

Tiết 21:

THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ
Tg:35’

I/ Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
+Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong
bì có thể chưa cân đối.
* Lồng ghép HDNGLL: Biết được các loại phong bì



Giới thiệu các loại phong bì
- Giáo viên sưu tầm, giới thiệu và cho học sinh xem một số mẫu phong bì. (Hình ảnh hoặc vật
thật).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Phong bì mẫu, tranh quy trình, giấy thủ công, kéo, hồ,…
Hs: Giấy thủ công, 1 tờ giấy HCN màu trắng, kéo, bút chì, bút màu, hồ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs, nhận xét.
* Lồng ghép HDNGLL: Giới thiệu ( 10 phút)
Nội dung:Giới thiệu các loại phong bì
Giáo viên sưu tầm, giới thiệu và cho học sinh xem một số mẫu phong bì.
2. Hoạt động2: Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét
.Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm, cấu tạo cái phong bì.
Gv phát cho mỗi nhóm một mẫu phong bì và yêu cầu nhóm thảo luân:
Phong bì có hình gì? Mặt trước, mặt sau phong bì Ntn?
So sánh kích thước phong bì và thiếp chúc mừng.
=> Gv tóm ý: Phong bì HCN, mặt trước ghi chữ Người gửi, Người nhận. Mặt sau dán theo 2
cạnhđể đựng thư, thiếp chúc mừng.
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
.Mục tiêu: Hs biết cách gấp, cắt, dán phong bì.
Bước 1: Gấp phong bì
- Gấp tờ giấy thủ công thành 2 phần theo chiều rộng sao cho mép dưới của tờ giấy cách mép
trên 2 ô.
- Gấp hai bên mỗi bên vào khoảng 1 ô rưỡi để lấy đường dấu gấp.
- Mở hai đường mới gấp ra, gấp chéo bốn góc để lấy đường dấu gấp.
Bước 2: Cắt phong bì
- Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ những phần gạch chéo
Bước 3: Dán thành phong bì

- Gấp lại theo các nếp gấp, dán hai mép bên và gấp mép trên theo đường dấu gấp ta dược
chiếc phong bì.
* Tổ chức cho Hs thực hành gấp nháp theo tổ.
4. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
Củng cố: Hs thi gấp phong bì. Gv nhận xét tuyên dương.
Nhận xét dặn dò: Chuẩn bị tiết sau: thực hành
IV/ Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………

TIẾT 21:

Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018
MĨ THUẬT
NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI
Sgk: 26 - Tg: 40’

I/ MỤC TIÊU:
- Yêu cầu cần đạt:
+Hiểu được các bộ phận chính và hoạt động hình dáng của con người.
+Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người
+Nặn hoặc vẽ được dáng người đơn giản.
* Lồng ghép HDNGLL: Triển lãm sản phẩm


II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Một số hình dáng người – Tranh vẽ người của HS – Hình hướng dẫn cách vẽ
- Học sinh: Vở tập vẽ- Màu vẽ – Đất nặn
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
. Mục tiêu: Hs biết quan sát, nhận xét hình dáng người.

GV giới thiệu một số hình ảnh và phát cho các nhóm thảo luận, gợi ý HS nhận xé`t về các
bộ phận chính của người:
- Đầu; Mình; Chân, tay;
GV chỉ ra ở các hình ảnh hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra các hình dáng của người khi hoạt
động ( tư thế các bộ phận);
- Đứng nghiêm; đứng và giơ tay…
- Đi; tay, chân thế nào?
- Chạy: tay, chân, mình, đầu ra sao?
3. hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ
. Mục tiêu: : Biết cách vẽ dáng người
Cách vẽ:
- GV vẽ phác hình người lên bảng: đầu, mình, tay, chân thành các dáng:
 Đứng;
 Đi;
 Chạy, nhảy;…
GV vẽ thêm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như:
 Bóng đá; Nhảy dây;…
4.Hoạt động 4: GV cho HS thực hành:
.Mục tiêu: Vẽ được dáng người
- HS vẽ một vài hình dáng người vào phần giấy đã chuẩn bị vở tập vẽ
 Vẽ 1 hoặc 2 hình người, mỗi hình một dáng khác nhau;
 Tạo thành bố cục cho một đề tài nào đó, ví dụ:
 Thể thao, văn nghệ; Nhảy dây; Đi chơi;…
 Vẽ to vừa với khổ giấy và vẽ màu theo ý thích
*Tích hợp bảo vệ môi trường: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên
quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghóa. Từ đó , góp phần ý thức bảo vệ môi
trường
@BĐKH: Hãy u thiên nhiên ,u các lồi vật và luôn thực hiện một lối sống thân thiện
với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi
5. Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá

. Mục tiêu: Biết nhận xét đánh giá bài vẽ của bạn, chọn ra bài đẹp.
GV gợi ý hướng dẫn HS nhận xét một số bài vẽ về:
 Hình dáng
 Cách sắp xếp….Màu sắc.
GV tóm tắt, bổ sung và nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp
* Lồng ghép HDNGLL: Triển lãm ( 8 phút)
Nội dung: Tổ chức triển lãm sản phẩm của học sinh
- Giáo viên tổ chức triển lãm những sản phẩm đẹp mà học sinh vừa hồn thành.
 Nhận xét tuyên dương
Em nào chưa vẽ hoặc nặn chưa xong về nhà vẽ tiếp và chuẩn bị bài tuần sau vẽ màu vào
đường diềm.


IV/ Phần bổ sung: ………hs thi nặn……………………………………………................
=======================================

Tiế 63:

TẬP ĐỌC
VÈ CHIM
Sgk: 28 - Tg: 40’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
+Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.
+Hiểu nội dung: Môt số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người,( trả lời
câu hỏi 1, câu hỏi 3, học thuộc 1 đoạn trong bài vè).HS khá, giỏi học thuộc bài vè, trả lời
được yêu cầu của câu hỏi 2
II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung cần
hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Chim Sơn Ca và bông cúc trắng”
Gọi hs đọc bài và trả lời câu hỏi
Nhận xét ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc.
. Mục tiêu: Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng
của phương ngữ.
- GV đọc mẫu lần 1, Hd Hs đọc giọng kể vui nhộn. Ngắt nghỉ hơi cuối mỗi câu thơ.
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- Đọc đoạn: Hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 5 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài
theo nhóm.
- Thi đọc bài
- Đọc đồng thanh
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
.Mục tiêu: Hs hiểu nội dung bài
- Yêu cầu Hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi SGK
1/ Tìm tên các loài chim trong bài.
2/ Tìm những từ ngữ được dùng:
a. Để gọi các loài chim .
b. Để tả đặc điểm của các loài chim
3/ Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
* Tích hợp BVMT: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để
cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghóa. Từ đó , góp phần ý thức bảo vệ môi trường
4. Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài vè
. Mục tiêu: Hs học thuộc lòng bài vè
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài vè sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.

5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Kể về các loài chim trong bài vè bằng lời văn của mình.
Nhận xét dặn dò: Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn sau của bài vè
IV/ Phần bổ sung: …………hs yếu thi đọc………………………………………………………


===========================================

Tiết 103:

TOÁN
LUYỆN TẬP
Sgk: 104 - Tg: 35’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- BT cần làm: BT1(b), BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc”
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính độ dài đường gấp khúc ABCD:
3 cm+ 3cm + 3cm + 3 cm
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1, 2: Biết tính độ dài đường gấp khúc.
Tính độ dài đường gấp khúc (Theo hình vẽ)

GV nhận xét bài làm của Hs.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự đọc đề bài,thảo luận cặp rồi viết bài giải, chẳng hạn
Bài giải
Con ốc sên phải bò đọan đường dài là:
68 + 12 + 20 = 100 (cm)
Đáp số: 100 cm
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
Củng cố: Tổ chức cho HS thi tính nhanh độ dài đường gấp khúc theo hình vẽ.
Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dò Hs xem bài Luyện tập chung
IV/ Phần bổ sung: ……bài 2 nhóm đơi……………………………………
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 21: TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC – ĐẶT CÂU HỎI TRẢ LỜI : Ở ĐÂU ?
Sgk: 27 - Tg: 401
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp.
+Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Ở đâu( BT2, BT3).
II.Đồ dùng dạy học
-GV: Bảng thống kê từ của bài tập 1 như Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập 2. Mẫu câu bài tập
2.
-HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ: “Từ ngữ về thời tiết…”
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
- Theo dõi, nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập


. Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về: Từ ngữ chỉ chim chóc.

Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- Yêu cầu HS đọc tên của các cột trong bảng từ cần điền.]
- Yêu cầu HS suy nghó và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, nếu sai thì yêu cầu chữa lại cho đúng.
=> Đưa ra đáp án của bài tập:
+ Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
+ Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu.
- Nhận xét và cho điểm HS.
=> Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng phong phú và đa dạng. Có những loài chim được
đặt tên theo cách kiếm ăn, theo hình dáng, theo tiếng kêu, ngoài ra còn có rất nhiều các loại
chim khác.
 Hoạt động 2: Giúp HS biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
.Mục tiêu: Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
Bài 2 (Chọn bài a, b)
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài 2.
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
- Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- Hỏi: Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó,… ta dùng từ gì để hỏi? (Hs KG)
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (Chọn b)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
Củng cố: Thi viết tên các loài chim
Gv nhận xét tuyên dương.

Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy.
IV/ Phần bổ sung: ………bài 3 nhóm 4…………………………………………

Tiết 21:

================================================
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
Sgk: 44 - Tg: 35’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
-Tìm kiếm và xử lí thơng tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành
thị và nông thôn.
-Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện cơng việc.
*Lồng ghép Giáo duc tài nguyên môi trường biển, hải đảo. ( HD2- Toàn phần)


II. Phương t i ện dạy học
- GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 45 – 47. Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS
sưu tầm). Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
- HS: SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “An toàn khi đi các phương tiện giao thông”
- Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy em phải làm gì?
- Khi đi trên ô tô, tàu hỏa, thuyền bè em phải làm sao?
- Khi đi xe buýt, em tuân thủ theo điều gì?
Gv theo dõi kiểm tra một số em, nhận xét đánh giá.

2. Hoạt động 2: Kể tên một số ngành nghề ở vùng nông thôn.
-Tìm kiếm và xử lí thơng tin quan sát về nghề nghiệp của người dân ở địa phương.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin: Phân tích, so sánh nghề nghiệp của người dân ở thành
thị và nông thôn.
-Quan sát hiện trường / tranh ảnh
* Lồng ghép GDTNMTBĐ,HD: Kể tên về nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh
sống của người dân địa phương; HS có ý thức gắn bó với quê hương
.Mục tiêu: HS biết kể tên một số nghề nghiệp ở vùng nông thôn.
- Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em làm nghề gì?
=> Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – mỗi người đều làm
một nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những
người thân của em không, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài Cuộc sống xung quanh.
3. Hoạt động 3: Quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình
-Phát triển kĩ năng hợp tác trong q trình thực hiện cơng việc
-Thảo luận nhóm-Viết tích cực
.Mục tiêu: Hs biết Quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì nhìn thấy trong hình.
- Nói tên một số nghề của người dân qua hình vẽ.
Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của Tổ
quốc? (Miền núi, trung du hay đồng bằng?)
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
- Hỏi: Từ những kết quả thảo luận trên, các em rút ra được những người dân được vẽ trong
tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ lại làm những nghề khác nhau?)
=> GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của Tổ quốc thì có
ngành nghề khác nhau.
* Tích hợp BVMT: Biết được môi trường cộng đồng: Cảnh quan tự nhiên, các phương
tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. Có ý thức bảo vệ
môi trường.
@THBĐKH: Tất cả mọi hoạt động của con người đều tác động đến môi trường xung
quanh và thực hiện lối sống thân thiện với mơi trường

4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Thi nói về ngành nghề
Yêu cầu HS các nhóm thi nói về các ngành nghề ở địa phương. Nhóm nào nói được nhiều
thì nhóm đó thắng cuộc. Gv nhận xét.
Nhận xét dặn dò: GV nhận xét cách chơi, giờ học của học sinh. Dặn dò HS sưu tầm tranh
chuẩn bị tiếp cho bài sau.
IV/ Phần bổ sung: ………qua bài hoc hs nắmđược một số nghề ở địa phương
=================================================================



Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2017
THỂ DỤC
TIẾT 42 ĐI THEO VẠCH KẺ THẲNG,HAI TAY CHỐNG HÔNG
(
(DANG NGANG) TRÒ CHƠI “NHẢY Ô”
TG: 35’
I/ MỤC TIÊU:
- Yêu cầu cần đạt:
- +Thực hiện được đứng hai chân rộng bằng vai(hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai
tay đưa ra trước(sang ngang, lên cao thẳng hướng).
+Bước đầu thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng hai tau chống hông và dang ngang.
+Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
GV chuẩn bị 1 cái còi, kẻ sân tập và chơi trò chơi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài.
- Khởi động:

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 70 – 80m.
- Đứng xoay các khớp cổ chân,đầu gối, hông, vai.
* Ôân một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2/ Phần cơ bản:
a/ Học đi thường theo vạch kẻ thẳng ( chống hông, dang ngang ).
- GV giới thiệu tên động tác.
+ Từ TTCB: Đứng chân trước sát vạch xuất phát thẳng hướng với vạch kẻ thẳng. Chân sau
kiễng gót, hai tay chống hông (ngón cáihướng ra sau lưng).
+ Động tác: Khi có lệnh, đi thường theo vạch kẻ thẳng (hai tay chống hông) đến đích. Khi đi
thân người thẳng, mắt nhìn ra trước cách chân 3 – 4m, (cách đặt bàn chân như đi thường theo
vạch kẻ thẳng).
b/ Trò chơi:”Nhảy ô”
- GV làm mẫu cho lớp xem.
- GV nhắc lại nội dung và yêu cầu cach chơi dể HS nhớ và tham gia chơi một cách chủ động
hơn.
3/ Phần kết thúc:
- Thả lỏng: - Cúi lắc người thả lỏng.Thả lỏngtay, chân...
- Nhận xét: GV nhận xét chung giờ tập của lớp.
- Dặn dò: Các em về nhà ôn tư thế vừa học.
IV/ Phần bổ sung: ………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
==========================================
TOÁN
Tiết104:
LUYỆN TẬP CHUNG
Sgk: 105 - Tg: 40’
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm.



+Biết tính giá trị của biểu thức số có hai phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp
đơn giản.
+Biết giải bài toán có một phép nhân.
+Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- BT cần làm: BT1, BT3, BT4, BT5(a).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ: “Luyện tập”
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5. Hỏi HS về kết
quả của một phép nhân bất kì trong bảng
Nhận xét và cho điểm HS.
2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm.
Cho HS làm bài cá nhân rồi chữa bài.
Gv nhận xét bài làm của Hs
Bài 3: Biết tính giá trị của biểu thức số có hai phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong
trường hợp đơn giản.
- Cho HS làm bài (theo mẫu ở bài 2 của bài học 98) rồi chữa bài. Gv nhận xét đúng sai.
Bài 4: Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Gv giúp Hs phân tích bài toán. Yêu cầu Hs thảo luận theo cặp và làm bài.
Khi chữa bài, GV gợi ý để HS nhớ lại: Một đôi đũa có 2 chiếc đũa.
Bài giải
7 đôi đũa có số chiếc đũa là:
2 x 7 = 14 (chiếc đũa)
Đáp số: 14 chiếc đũa
Bài 5: Biết tính độ dài đường gấp khúc
- GV cho HS tính- Nhận xét.

3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
Củng cố:Thi đọc bảng nhân
Nhận xét dặn dò
IV/ Phần bổ sung: …bài 5 nhómđơi…………………………….................................
==================================
TẬP VIẾT
Tiết 21:
CHỮ HOA R
Sgk: 27 - Tg: 40’
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Viết đúng chữ R hoa (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng:Ríu(1 dòng cỡ
vừa, 1 dòng cỡ nhỏ). Ríu rít chim ca( 3 lần).
+ Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa
với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chữ mẫu R . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
- HS: Bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ


Yêu cầu viết: Q
- Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
- Viết : Quê hương tươi đẹp
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
.Mục tiêu: Hs viết được chữ cái hoa R theo y/c
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ R

- Chữ R cao mấy li?
- Gồm mấy đường kẻ ngang?
- Viết bởi mấy nét?
=> GV chỉ vào chữ R và miêu tả:
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B và chữ P, nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét
cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo vòng xoắn giữ thân chữ.
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết
+ Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết nét móc ngược trái như nét 1 của các chữ B hoặc P.
Dừng bút trên đường kẽ 2.
+ Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẽ 5, viết tiếp nét cong trên cuối nét
lượn vào giữa thân chữ, tạo vòng xoắn nhỏ ( giữa đường kẽ 3 và 4) rồi viết tiếp nét móc
ngược, dừng bút trên đường kẽ 2.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 1 – 2 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
. Mục tiêu: Hs viết được câu ứng dụng theo y/c
* Treo bảng phụ
- Giới thiệu câu: Ríu rít chim ca.
- Quan sát và nhận xét:
- Nêu độ cao các chữ cái.
- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: Ríu lưu ý nối nét R và iu.
- HS viết bảng con: Viết: : Ríu
- GV nhận xét và uốn nắn.
4. Hoạt động 4: Viết vở
. Mục tiêu: Viết R (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét

và nối nét đúng qui định.
* Vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm, chữa bài.
- GV nhận xét chung.
5. Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò
Củng cố: GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.


Nhận xét dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. Chuẩn bị: Chữ
hoa S – Sáo tắm thì mưa
IV/ Phần bổ sung: …………hs viết câu ứng dụng vào bảng con…………………
========================================

Tiết 21:

ÂM NHẠC
HỌC HÁT: HOA LÁ MÙA XUÂN.
Sgk: 18 - Tg: 35’

I/ Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết hát theo giai điệu và lời ca.
+Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Lồng ghép HDNGLL: Biết về nhạc sĩ Hồng Hà
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Dụng cụ âm nhạc.
- HS: Dụng cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động 1: Bài cũ “ Trên con đường đến trường”
Gv nhận xét
2. Hoạt động2: Dạy bài hát: Hoa lá mùa xuân
. Mục tiêu: Hs thuộc giai điệu và lời ca
* Lồng ghép HDNGLL: Giới thiệu ( 10 phút)
Nội dung: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Hồng Hà, xem hình ảnh hoa lá mùa xuân
- Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Hoàng Hà:
+ Tên thật: Hoàng Phi Hồng.
+ Sinh ngày: 01.12.1929 tại Hà Nội.
+ Năm 1947, ông viết tập ca khúc đầu tay 8 bài Kháng chiến ca. Năm 1949, ông tham
gia Đội Tuyên truyền vũ trang xung phong thuộc Ty Thông tin – Tuyên truyền Phúc
Yên. Năm 1952, làm Trưởng đồn Văn cơng tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1962, về học Trường
Âm nhạc Việt Nam. Năm 1965, về Đài Tiếng nói Việt Nam, là biên tập viên âm nhạc,
Trưởng phịng Văn nghệ thiếu nhi - mẫu giáo. Từ năm 1986, ông làm Giám đốc Nhà
văn hoá trung tâm. Năm 1989, ông là Phó Chủ tịch Hội VHNT Đặc khu Vũng Tàu Cơn Đảo. Nhạc sĩ Hồng Hà là tác giả của một số ca khúc nổi tiếng như: Đất nước trọn
niềm vui, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân, Hoa lá
mùa xuân,…
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về hoa lá mùa xuân.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình khi mùa xuân về; cảm tưởng của mình trước vẻ
đẹp của hoa lá khi mùa xuân đến.
- Giáo viên giáo dục học sinh biết chăm sóc và bảo vệ cỏ cây, hoa lá,…để mùa xuân thêm
đẹp - đó cũng là việc làm góp phần bảo vệ mơi trường
Dạy bài hát:
- Gv hát mẫu hoặc cho Hs nghe băng nhạc.
- Đọc lới ca theo tiết tấu các câu hát
- Dạy hát từng câu.
Giai điệu câu hát thứ nhất và thứ ba NTN?
Giai điệu câu hát thứ hai và câu hát thứ tư NTN?
- Luyện tập hát theo tổ, nhóm và cá nhân.
3.Hoạt động3: Hát kết hợp gõ đệm

. Mục tiêu: Hs biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo đệm và theo tiết tấu lời ca.
- Tập hát gõ đẹm theo phách và theo nhịp


Khi đệm theo nhịp 2 chù ý bài hát có nhịp lấy đà.
- Tập hát và đệm theo tiết tấu lời ca
Gv làm mẫu, hướng dãn Hs làm.
Gv nhận xét Hs thực hành.Tuyên dương
4. Hoạt động 4: Cng cố- Dặn dò
Củng cố: Thi hát lại bài hát
Nhận xét dặn dò:
IV/ Phần bổ sung: …………hs thi hát…………………………………………................
====================================================================
=

Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2018
CHÍNH TẢ
Tiết 42:
SÂN CHIM.
Sgk: 29 - Tg: 40’
I. Mục tiêu
- yêu cầu cần đạt:
+Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+Làm được BT(2) a/b, hoặc BT(2) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
+Viết không mắc quá 5 lỗi trên bài.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Chim sơn ca và bông cúc trắng”

- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ sau cho HS viết:
+ Cái cuốc, đôi guốc, luộc rau.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
.Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng, không mắc lỗi bài chính tả Sân chim
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần viết một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn trích nói về nội dung gì?
- Đoạn văn có mấy câu?
- Chữ đầu đoạn văn viết thế nào?
- Các chữ đầu câu viết thế nào?
- Yêu cầu HS viết các từ khó vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
.Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt : uôt / uôc.
Bài 2: (Lựa chọn 2b)
- Yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2b
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài và yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở Bài tập
=> Nhận xét chốt bài làm đúng: Đáp án: Uống thuốc, trắng muốt, bắt buộc, buột miệng nói,
chải chuốt, chuộc lỗi.
Bài 3: (Lựa chọn 3 b)


- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và một chiếc bút dạ.
- Yêu cầu các con trong nhóm truyền tay nhau tờ bìa và chiếc bút để ghi lại các từ, các câu
đặt được theo yêu cầu của bài. Sau 5 phút, các nhóm dán tờ bìa có kết quả của mình lên bảng
để GV cùng cả lớp kiểm tra. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đặt được nhiều câu nhất là

nhóm thắng cuộc.
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
Củng cố
Nhận xét dặn dò: Nhân xét tiết học. Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
IV/ Phần bổ sung: …hs viết từ khó vào bảng con………………………………………………
=======================================
TOÁN
Tiết 105:
LUYỆN TẬP CHUNG
Sgk: 106 - Tg: 40’
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm.
+Biết thừa số, tích.
+Biết giải bài toán có một phép nhân.
- BT cần làm: BT1, BT2, BT3(cột 1), BT4.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Luyện tập chung”
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
- Cách tính độ dài đường gấp khúc sau:
3+3+3+3=
cm
5+5+5+5=
dm
- Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5.
- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm
Yêu cầu học sinh tự nhẩm bài và làm bài cá nhân.Đọc bài làm.
Bài 2, 3 Biết thừa số, tích.
Gv hướng dẫn mẫu Vd: 3 x 2 = 6 Y/c học sinh làm bài cá nhân rồi chữa bài.
Bài 3:
Cho HS nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài.Gv nhận xét.
Bài 4: Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Y/c Hs đọc bài toán, Gv phân tích bài toán, Hs thảo luận theo cặp, làm bài và chữa bài.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
Củng cố: Gọi Hs đọc lại bảng nhân từ 2 – 5
Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học . Chuẩn bị: Phép chia.
IV/ Phần bổ sung: ……bài 1 cá nhân……………………………………
====================================


Tiết 21:

TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
Sgk: 30 - Tg: 40’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống đơn giản(BT1, BT2).
+Thực hiện được yêu cầu cảu BT3(tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài
chim
-Giao tiếp: ứng xử văn hóa
-Tự nhận thức
II.Phương tiện dạy học

-GV: Tranh minh họa bài tập 1, nếu có. Bảng phụ chép sẵn đoạn văn bài tập 3 lên bảng.
Mỗi HS chuẩn bị tranh ảnh về loài chim mà con yêu thích.
- HS: SGK.VBT
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1 “ Tả ngắn về bốn mùa”
- Gọi HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn viết về mùa hè.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
-Giao tiếp: ứng xử văn hóa
-Tự nhận thức
Hoàn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời cảm ơn theo tình huống.
.Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
Bài 1: Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật trong tranh.
- Hỏi: Khi được cụ già cảm ơn, bạn HS đã nói gì?
- Theo em, tại sao bạn HS lại nói vậy? Khi nói như vậy với bà cụ, bạn nhỏ đã thể hiện thái
độ ntn?
- Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn HS
- Cho một số HS đóng lại tình huống.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp HS đóng lại tình huống 1.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
.Mục tiêu: Biết viết 2 đến 3 câu tả ngắn về loài chim.
Bài 3: Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn văn Chim chích bông.
- Những câu văn nào tả hình dáng của chích bông?
- Những câu văn nào tả hoạt động của chim chích bông?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu c.
- Để làm tốt bài tập này, khi viết các em cần chú ý một số điều sau, chẳng hạn:

Con chim con định tả là chim gì? Trông nó thế nào (mỏ, đầu, cánh, chân…)? Con có biết một
hoạt động nào của con chim đó không., đó là hoạt động gì?
- Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình. Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
Củng cố: Hs thi kể về loài chim.Gv nhận xét



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×