Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DHTHCK5VU THI HOAIKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.26 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON.

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MƠN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Họ và tên: Vũ Thị Hồi
Lớp: Tiểu học C-K5


Yêu cầu 1:
Trong đợt thực tập vừa rồi, em đã được tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiều học Phan Chu Trinh. Sau khi được dự giờ
các tiết dạy của các GV tại trường em đã học tập thêm được nhiều kinh
nghiệm giảng dạy, rút ra được nhiều bài học bổ ích. Khi việc dạy học ngày
nay ln chú trọng phát huy tính tích cực của HS thì các GV đã thực hiện 3
nguyên tắc dạy học Tiếng Việt: nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc
giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH.

Ngun tắc tư duy
GV luôn đưa ra các hoạt động để HS tham gia. Để các em HS luôn ở
trong trạng thái tham gia hoạt động tức là luôn ở trong trạng thái tư duy để
tự rút ra được nội dung bài học và biểu hiện nội dung đã hiểu bằng các
phương tiện ngơn ngữ.
Ví dụ:
- Tiết tập đọc: Hành trình của bầy ong(lớp 5)
GV đưa ra các hoạt động liên tiếp từ kiểm tra bài cũ với trị chơi chiếc
hộp bí mật, giới thiệu bài mới thông qua câu hỏi gợi mở, tìm hiểu bài
theo từng đoạn, luyện đọc diễn cảm cho HS, củng cố bài học bằng trò


chơi: Ai sẽ được mời. HS sẽ tham gia các hoạt động theo trình tự được
sắp xếp của GV để tự sản sinh ra kiến thức cho mình. HS tham gia
thảo luận để rút từ khó, từ mới, đưa ra cách ngắt nhịp đúng, hiểu nội
dung của từng đoạn thơ, hiểu nội dung của cả bài thơ nói về phẩm chất
đáng quý của bầy ong cần cù. GV thông qua bài học giáo dục các em
HS bảo vệ môi trường: trồng hoa, không phá tổ ong để bầy ong ln
giúp ích cho đời. GV cho HS xem hành trình ong lấy mật: hút mật từ
hoa, mang về tổ, làm mật.
- Tiết LTVC: Luyện tập quan hệ từ(lớp 5)
GV cũng sử dụng các hoạt động liên tiếp để HS tham gia tự đưa ra
kiến thức như kiểm tra bài cũ bằng trò chơi: Máy tính tìm số, giới


thiệu bài mới, làm các bài tập trong SGK (3 bài), trò chơi củng cố: thi
đặt câu với mỗi quan hệ từ đã cho theo tổ. Nhưng có những hoạt động
GV chưa đảm bảo được nguyên tắc phát triển tư duy ở phần làm bài
tập 1: GV mời 1 HS đọc đề bài sau đó thầy tìm các u cầu đề bài hỏi
gì. GV nên cho 1 HS đọc để bài, các HS cịn lại đọc thầm dùng bút chì
gạch chân vào SGK tìm xem đề bài yêu cầu gì, nắm rõ yêu cầu bài tập
từ đó sẽ làm bài tốt hơn. Và sau bài tập 2 GV không chốt kiến thức
củng cố cho HS.

Nguyên tắc giao tiếp
Đây là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng việt. Hình thành
cho các em HS kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ. Trong thực tế tại trường tiểu
học thì GV ln tạo điều kiện để HS có thể trình bày ý kiến của mình,
những thắc mắc và đưa ra nhận xét một cách rõ ràng, mạch lạc. GV luôn
hướng HS đến việc mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước lớp.
Ví dụ:
- Tiết tập đọc: Hành trình của bầy ong: GV tổ chức các hoạt động để

các em HS tham gia thảo luận để trả lời các câu hỏi tìm hiểu 4 đoạn
của bài thơ, tìm hiểu nội dung của cả bài: Bài thơ nói lên những phẩm
chất đáng quý của bầy ong cần cù, chăm chỉ. Tổ chức HS tham gia đọc
diễn cảm. Dẫn dắt HS trình bày ý kiến cá nhân, nhận xét, đánh giá các
ý kiến của bạn trong lớp.
- Tiết LTVC: Luyện tập quan hệ từ: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi,
các bài tập theo cá nhân, tham gia thảo luận trao đổi ý kiến theo nhóm
sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp. HS tham gia đánh giá, nhận
xét bài của bạn, nghe GV nhận xét, chốt kiến thức bài tập.
- Tiết chính tả: Luật bảo vệ mơi trường: GV tổ chức cho HS tham gia
thảo luận rút ra những từ khó dễ viết sai theo cách tìm cá nhân rồi thảo
luận nhóm, trình bày ý kiến. Tham gia đánh giá, nhận xét bài làm của
bạn.
- Tiết tập đọc: Ông trạng thả diều(lớp 4): GV tổ chức cho HS trả lời hệ
thống câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học theo cá nhân, theo nhóm. Tổ
chức cho HS đọc diễn cảm nối tiếp.


Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH
GV phải chú ý đến việc kết hợp vừa học vừa chơi và sự tập trung của
trẻ là có giới hạn. Vì HS tiểu học gặp sự khó khăn khi phải chuyển từ
hoạt động chủ đạo là vui chơi qua hoạt động học tập.
Ví dụ:
- Tiết tập đọc: Hành trình của bầy ong:
GV tổ chức các trò chơi ở phần kiểm tra bài cũ và phần củng cố:
Chiếc hộp bí mật, Ai sẽ được mời gây hứng thú vơi các em HS. Tổ
chức thi đọc diễn cảm. GV chú ý luyện đọc những từ hay sai cho học
sinh.
- Tiết LTVC: Luyện tập quan hệ từ.

GV tổ chức trị chơi: Máy tính tìm số ở phần kiểm tra bài cũ và trò
chơi trong các bài tập như bài 2 tổ chức cho HS làm theo tổ rồi cử đại
diện trình bày, bài 4 cho thi đua đặt câu với quan hệ từ đã cho. GV
giải thích nghĩa từ cho HS( thế nào là trăng quầng, trăng tán), có hình
ảnh để HS quan sát.
- Tiết chính tả: Luật bảo vệ mơi trường: GV tổ chức trị chơi trong phần
làm bài tập như tổ chức thi tìm các từ chứa tiếng theo nhóm rồi trình
bày trước lớp. Cho HS thi tiếp sức tìm nhanh l/n.
- Tiết tập đọc: Ơng trạng thả diều: GV tổ chức thi đọc diễn cảm theo
nhóm đơi, các trị chơi nhỏ trong q trình tìm hiểu bài. GV có cho HS
xem thêm hình ảnh con trâu, hình ảnh thả diều trên cánh đồng.
Đánh giá các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học theo các tiêu chí của
một tiết dạy tích cực.
Một tiết dạy được đánh giá là tích cực khi đảm bảo đủ 3 tiêu chí sau:
mọi HS đều tham gia hoạt động, HS tự sản sinh ra tri thức, khơng khí lớp
học sinh động, vui vẻ, thoải mái.
Như vậy thì đa số các tiết dạy học Tiếng việt ở trường tiểu học đã đạt
được tiết dạy tích cực.
Ví dụ:
- Tiết tập đọc: Hành trình của bầy ong: HS giơ tay phát biểu tích cực,
tham gia tất cả các hoạt động của GV, tự sản sinh ra tri thức thông qua


hệ thống câu hỏi của GV, khơng khí lớp học vui tươi, sinh động. GV
sử dụng nhiều phương pháp dạy học, có thêm tranh ảnh để HS quan
sát.
- Tiết LTVC, chính tả: HS giơ tay phát biểu, tham gia các hoạt động của
GV để tự rút ra kiến thức. GV sử dụng nhiều hình thức để tổ chức hoạt
động học như: sử dụng bảng con, bảng nhóm, trả lời miệng.
Nhưng vẫn còn một số tiết chưa đạt được 3 tiêu chí của tiết dạy học

tích cực. Như tiết tập đọc: Ơng trạng thả diều: GV có tổ chức các trị chơi
nhưng khơng khí lớp học trầm, khơng sơi nổi. HS giơ tay phát biểu chưa
tích cực. Một số HS khơng chú ý nghe giảng.

Yêu cầu 2
Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Tình trạng gài trước HS khi có dự giờ
Trong các tiết dự giờ thì GV chọn trước HS giơ tay phát biểu, cho biết
trước câu trả lời. Nhìn tổng quan bên ngồi thì cả lớp có vẻ như đều hiểu
bài. Nhưng thực chất bên trong thì có một số em HS khơng hiểu nội dung
bài học, không biết được đề bài hỏi gì, làm bài như thế nào cho đúng.
Việc chọn lựa trước HS phát biểu gây ra những tình trạng khơng tốt
như một số HS giơ tay nhưng không được gọi dẫn đến em HS đó khơng tập
trung vào bài, ngồi nghịch bút, loay hoay bên này, bên kia. Không quan sát
lên bảng. Cịn có một số HS ỷ lại rằng cơ sẽ gọi bạn đó nên mình khơng cần
chuẩn bị bài trước ở nhà, trong tiết học thì ngồi nói chuyện, không nghe cô
giảng bài, không chú ý và kết quả là HS bị mất kiến thức bài đó.
Lí do: Tình trạng GV gài trước cho HS nhằm đảm bảo giờ lên tiết để
GV có thể thực hiện được nhiều trò chơi, nhiều hoạt động thú vị thu hút HS
tham gia, phát biểu. Chọn trước HS phát biểu giúp GV điểu khiển được tiết
học theo hướng mà mình mong muốn.
Đề xuất: GV không nên gài trước cho HS mà nên nhắc cả lớp là chuẩn
bị bài để hội giảng, có thể đưa ra các phần thưởng như kẹo, hoa điểm mười
để các em HS tích cực giơ tay phát biểu, xây dựng bài, hiểu bài.
- Việc trong các tiết dự giờ thì GV có thêm hệ thống câu hỏi mà các tiết
học trong lớp khơng có.


GV chỉ dựa vào SGV để giảng bài cho HS trong các giờ học bình

thường ở lớp mà khơng có thêm các hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp
các em hiểu bài hoc khơng có các câu hỏi mở rộng để các em hiểu
thêm về những vấn đề liên quan.
GV nên soạn thêm hệ thống câu hỏi, hoặc có thêm tranh, ảnh hình
minh họa để HS quan sát trực tiếp chứ khơng nên chỉ nói miệng cịn
HS thì tự liên tưởng trong đầu.
- Thời gian của tiết học không được đảm bảo.
- Các em HS khơng thích học mơn tập làm văn: HS thường rất tích cực
trả lời hệ thống câu hỏi của GV để biết các từ ngữ, các câu văn và
trình tự để viết bài văn tả mẹ, tả cô giáo. Nhưng khi yêu cầu HS bắt
đầu viết vào vở thì HS lại nhăn nhó.
Theo em thì đó là do các em HS thường lười viết những đoạn văn dài.
GV nên có những lời khuyến khích động viên HS.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×