Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHBK5PHAN THI VAN ANHKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.29 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA: TIỂU HỌC- MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Giáo viên: ThS. Trần Dương
Quốc Hòa
Tên SV: Phan Thị Vân Anh
Lớp: ĐH Tiểu Học B- Khóa 5
Năm học: 2017-2018


 Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH)
Lưu ý: Khuyến khích SV đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học
theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
Đa số GV đều dạy đúng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học.
- Về nguyên tắc phát triển tư duy: GV có đặt ra các câu hỏi nhằm dẫn dắt HS
tự sản sinh ra kiến thức của mình.
- Về nguyên tắc giao tiếp: GV cho HS thoải mái trình bày ý kiến của mình, có
chỉnh sửa và tun dương các em.
- Về ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
tiểu học: Khi thảo luận GV có chú ý đến những HS cịn yếu hoặc gặp khó khăn
trong lúc giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó GV thường tuyên dương HS để các
em có niềm tin trong học tập.
- Về tiêu chí đánh giá một tiết dạy tích cưc: Hầu hết GV đều cho HS hoạt động
cá nhân, nhóm (lớp học tích cực), cho Hội đồng tự quản lên điều khiển lớp,


cho HS đứng trước lớp chia sẻ ý kiến của nhóm mình. Bên cạnh đó cịn tổ chức
trị chơi nhằm gây sinh động, hấp dẫn HS.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số chỗ GV chưa thực hiện đúng các nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
- Khi dạy Học vần( tiết 2) phần luyện nói, em thấy GV đó khơng có đưa ra một
số câu hỏi gợi ý cũng như không hỏi HS để làm mẫu mà cho các em luyện nói
theo nhóm đơi ln  GV chưa tn thủ nguyên tắc phát triển tư duy và nguyên
tắc giao tiếp vì HS lớp 1 khơng biết nói gì ( hoặc nói rất ít) khi chưa có gợi ý.
- GV đặt các câu hỏi để dẫn dắt đến câu hỏi chốt lại ý chính tuy nhiên một số
em nhanh trí đã nhìn vào sách và đọc dẫn đến các em khơng phát triển tư duy.
- Những trò chơi được tổ chức trong hội giảng trường em , em cảm thấy trò
chơi ấy như chỉ là “cái mác”, không gây hứng thú cho HS trong giờ học.


- Trong các môn Khoa học, Lịch sử, Luyện từ và câu,… Khi GV chốt những ý
chính em thấy GV trình chiếu cả phần khung ghi nhớ vào. Như vậy vừa áp đặt
HS, làm HS không phát triển được tư duy lẫn ngơn ngữ của mình. Theo em tại
sao chúng ta lại không cho HS vẽ sơ đồ những ý chính. Việc ấy vừa giúp HS
phát triển tư duy, nhớ bài lâu hơn. Bên cạnh đó cịn phát triển cả ngơn ngữ cho
HS ( HS dùng lời nói của mình để mô tả lại sơ đồ tư duy ấy).
 Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục (nếu thấy bất cập).
- Thắc mắc 1: Theo em được quan sát và thấy thì khi GV dạy HS giải bài
tốn có lời văn thì GV không giảng giải mà cho HS đọc đề xong hỏi cách làm.
Như vậy thì câu hỏi đó chỉ có các em khá, giỏi mới làm được. Một số em yếu
sau khi lắng nghe bạn trình bày thì đã biết làm ( làm mà không hiểu tại sao).
Một số em yếu khác thì vẫn khơng biết làm ln, ngồi đợi bạn sửa bài và chép

vào vở.
 Giải pháp của em: Liệt kê những câu hỏi để hướng dẫn các em. Tuy nhiên
để cả lớp cùng hoạt động thì những câu hỏi nào quan trọng thì cho các em ghi
vào bảng để GV có thể quan sát, chỉnh sửa.
- Thắc mắc 2: Trong giờ tập làm văn, GV yêu cầu các em tả(kể) lại một đề
tài nào đó. Khi thấy HS khơng biết làm thì GV khơng hướng dẫn, liệt kê ra một
vài gợi ý mà tả luôn một đoạn mẫu để HS theo dõi. Khi đó theo em nghĩ bài
mẫu đó đã làm HS khơng cịn phát triển được tư duy nữa (tiết dạy thường).
 Giải pháp của em: Nên lập sơ đồ tư duy , đưa ra các gợi ý giúp HS vừa nhớ
những ý vừa giúp HS phát triển tư duy đặc biệt là tạo ra hứng thú trong học
tập.
- Thắc mắc 3: Trước khi đi học các em ( đa số là giỏi, khá) thường soạn bài
học bài ngày mai trước nên em khơng biết khi mình (GV) tạo tình huống “có
vấn đề” đối với các em (HS) ấy có thực sự là tình huống “có vấn đề” khơng?
- Thắc mắc 4: Có một cơ nói: “Khơng cần phải tóm tắt vì HS đã giải được là
đã hiểu bài”. Theo em như vậy là khơng đúng vì khi có tóm tắt sẽ giúp HS hiểu
nội dung bài kĩ lưỡng hơn, nâng cao kĩ năng quan sát, phân tích.


- Thắc mắc 5: Theo em khơng biết có nên cho HS dùng sách giáo khoa trong
tiết học không? GV đã đặt ra các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt để vào câu hỏi chốt
nhằm giúp HS tự sản sinh ra được kiến thức. Tuy nhiên nhiều em nhanh trí đã
nhìn vào phần khung ghi nhớ của bài để đọc. Khi đó các em khơng phát triển
được tư duy nữa.
- Thắc mắc 6: Phương pháp dạy HS tích cực là đẩy các hoạt động cho HS.
Các yêu cầu đặt ra đa số đều cho HS làm việc cá nhân, nhóm đơi, nhóm lớn.
Hiệu trưởng trường em khơng thích phần tìm hiểu kiến thức mới GV thực hiện
phương pháp đàm thoại không. Nên bữa em soạn giáo án dạy bài Giới thiệu
nhân nhẩm số có hai chữ số với 11( Tốn lớp 4). Phần tìm hiểu kiến thức mới
em làm như sau: (Bài này kiến thức mới có hai trường hợp) ( Trường hợp 1)

- GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.
- GV giao việc:
+ Đặt tính và tính 27 x 11 vào bảng con
+ Thừa số 27 và kết quả 297 có gì giống và khác nhau ?
+ Từ đó, nêu cách tính nhẩm 27 với 11 ?
- HS làm cá nhân sau đó chia sẻ nhóm lớn
- GV hỏi. HS trả lời
- GV chốt: Khi tính nhẩm 27 x 11 ta thựcc hiện như sau: lấy 2 cộng 7
được 9, viết 9 giữa hai chữ số của 27 được 297
- GV yêu cầu cả lớp tính nhẩm ví dụ sau : 35 x 11, 42 x 11.
Theo em là khơng biết có nên đưa hoạt động nhóm vào phần tìm hiểu kiến
thức mới khơng ? Nếu đưa vào thì nó sẽ chiếm q nhiều thời gian do đó hoạt
động luyện tập bị rút ngắn. Bên cạnh đó khi đưa họat động nhóm vào, các câu
hỏi phải ngắn gọn, không đặt quá nhiều câu hỏi gây rối loạn nhưng đặt ít q
thì câu hỏi chốt( Từ đó, nêu cách tính nhẩm 27 với 11 ?) những HS yếu không
biết trả lời .
 Giải pháp của em: Không nhất thiết là khi nào cũng có hoạt động nhóm ở
phần kiến thức mới. Vì khi giảng giải, Gv đmà thoại thì GV có thể đặt nhiều
câu hỏi gợi ý thêm nữa để dẫn dắt vào câu hỏi chốt. Ví dụ như thêm vào một


số câu hỏi sau: Nhận xét hai tích riêng? Ta thực hiện phép tính như thế nào để
được 9? Từ đó HS có thể dễ nhận ra quy tắc nhân nhẩm 27 x 11 hơn.
 Một số ý kiến cá nhân để giúp tiết học dạy tích cực và hiệu quả hơn:
- GV nên đặt mình vào HS để hiểu rõ hơn trình độ của HS.
- Khen nhiều hơn chê để HS có hứng thú, niềm tin vào cuộc sống.
- Không nên áp đặt HS trả lời theo ý kiến của mình, khơng dạy trước để HS có
hứng thú.
- Soạn các câu hỏi và câu trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Chuẩn bị “dụng
cụ” để chuận bị cho trong trường hợp “cháy” hoặc “ ướt”.

- Chuẩn bị Giáo án thật kĩ cùng với tâm lý vui vẻ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×