TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA: TIỂU HỌC- MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Giáo viên: ThS. Trần Dương
Quốc Hòa
Tên SV: Phan Thị Vân Anh
Lớp: ĐH Tiểu Học B- Khóa 5
Năm học: 2017-2018
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Ngun
tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Lưu ý: Khuyến khích SV đánh giá thêm các tiết dạy Tiếng Việt ở
trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực.
Đa số GV đều dạy đúng và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường Tiểu học.
- Về nguyên tắc phát triển tư duy: GV có đặt ra các câu hỏi nhằm dẫn dắt HS
tự sản sinh ra kiến thức của mình.
- Về nguyên tắc giao tiếp: GV cho HS thoải mái trình bày ý kiến của mình, có
chỉnh sửa và tun dương các em.
- Về ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
tiểu học: Khi thảo luận GV có chú ý đến những HS cịn yếu hoặc gặp khó khăn
trong lúc giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó GV thường tuyên dương HS để các
em có niềm tin trong học tập.
- Về tiêu chí đánh giá một tiết dạy tích cưc: Hầu hết GV đều cho HS hoạt động
cá nhân, nhóm (lớp học tích cực), cho Hội đồng tự quản lên điều khiển lớp,
cho HS đứng trước lớp chia sẻ ý kiến của nhóm mình. Bên cạnh đó cịn tổ chức
trị chơi nhằm gây sinh động, hấp dẫn HS.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số chỗ GV chưa thực hiện đúng các nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
- Khi dạy Học vần( tiết 2) phần luyện nói, em thấy GV đó khơng có đưa ra một
số câu hỏi gợi ý cũng như không hỏi HS để làm mẫu mà cho các em luyện nói
theo nhóm đơi ln GV chưa tn thủ nguyên tắc phát triển tư duy và nguyên
tắc giao tiếp vì HS lớp 1 khơng biết nói gì ( hoặc nói rất ít) khi chưa có gợi ý.
- GV đặt các câu hỏi để dẫn dắt đến câu hỏi chốt lại ý chính tuy nhiên một số
em nhanh trí đã nhìn vào sách và đọc dẫn đến các em khơng phát triển tư duy.
- Những trò chơi được tổ chức trong hội giảng trường em , em cảm thấy trò
chơi ấy như chỉ là “cái mác”, không gây hứng thú cho HS trong giờ học.
- Trong phân môn Luyện từ và câu, khi GV chốt những ý chính em thấy GV
trình chiếu cả phần khung ghi nhớ vào. Như vậy vừa áp đặt HS, làm HS không
phát triển được tư duy lẫn ngôn ngữ của mình. Theo em tại sao chúng ta lại
khơng cho HS vẽ sơ đồ những ý chính. Việc ấy vừa giúp HS phát triển tư duy,
nhớ bài lâu hơn. Bên cạnh đó cịn phát triển cả ngơn ngữ cho HS ( HS dùng lời
nói của mình để mơ tả lại sơ đồ tư duy ấy).
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục (nếu thấy bất cập).
- Thắc mắc 1: Khi làm các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu thì em
thấy GV khơng hướng dẫn mà chỉ cho HS đọc yêu cầu của bài rồi cho các em
làm cá nhân, chia sẻ nhóm lớn. Như vậy đối với các bạn yếu, kém thì hồn
tồn là khơng biết làm.
Giải pháp của em: Hướng dẫn, làm mẫu một ví dụ cho HS
- Thắc mắc 2: Trong giờ tập làm văn, GV yêu cầu các em tả (kể) lại một đề
tài nào đó. Khi thấy HS khơng biết làm thì GV không hướng dẫn, liệt kê ra một
vài gợi ý mà tả luôn một đoạn mẫu để HS theo dõi. Khi đó theo em nghĩ bài
mẫu đó đã làm HS khơng còn phát triển được tư duy nữa (tiết dạy thường).
Giải pháp của em: Nên lập sơ đồ tư duy , đưa ra các gợi ý giúp HS vừa nhớ
những ý vừa giúp HS phát triển tư duy đặc biệt là tạo ra hứng thú trong học
tập.
- Thắc mắc 3: Trước khi đi học các em ( đa số là giỏi, khá) thường soạn bài
học bài ngày mai trước nên em khơng biết khi mình (GV) tạo tình huống “có
vấn đề” đối với các em (HS) ấy có thực sự là tình huống “có vấn đề” khơng?
- Thắc mắc 4: Khi viết chính tả, GV để ý xem đa số HS viết xong rồi thì đọc
sang câu khác. Nếu GV đợi những HS ấy viết xong là “cháy” giáo án. Nếu như
khơng đợi thì các em yếu khơng viết được cả bài ln. Mà trong lớp thì cỡ
khoảng 3 – 4 HS yếu như vậy. Do đó em khơng biết phải xử lý thế nào trong
tình huống ấy? Bỏ qua các em ấy đọc bài tiếp hay chờ đợi các em viết xong.
- Thắc mắc 5: Theo em không biết có nên cho HS dùng sách giáo khoa trong
tiết học khơng? Vì GV đã đặt ra các câu hỏi gợi ý, dẫn dắt để vào câu hỏi chốt
nhằm giúp HS tự sản sinh ra được kiến thức. Tuy nhiên nhiều em nhanh trí đã
nhìn vào phần khung ghi nhớ của bài để đọc. Khi đó các em không phát triển
được tư duy nữa.
- Thắc mắc 6: Trong tiết phân mơn Tập đọc thì em thấy GV cho phần Luyện
đọc rất lâu (do phải đọc cá nhân, đọc theo nhóm lớn, đọc rất nhiều lần). Bên
canh đó các câu hỏi để tìm hiểu bài GV thường cho HS làm việc cá nhân, trao
đổi nhóm đơi, chia sẻ nhóm lớn. Như vậy em thấy mất rất nhiều thời gian.
Ngoài ra khi giao việc cho HS, GV không được đặt quá nhiều câu hỏi, các câu
hỏi ấy phải ngắn gọn, súc tích (vì HS khơng nhớ được hết). Mà nếu như vậy thì
ít câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt vào phần kiến thức mới đó hoặc kiến thức khơng
được đào sâu. Với lại do GV quá lạm dụng vào đọc nhóm đơi, nhóm lớn; tìm
hiểu bài cũng làm cá nhân, nhóm lớn nên em dự giờ các tiết dạy của GV nên
đa số các tiết dạy đều trên 40 phút.
Giải pháp của em: Không nhất thiết là khi nào cũng có hoạt động nhóm. Vì
khi giảng giải, GV dùng phương pháp đàm thoại thì GV có thể đặt nhiều câu
hỏi gợi ý thêm nữa để dẫn dắt vào phần kiến thức mới. Qua đó GV giúp HS
đào sâu kiến thức hơn.
Một số ý kiến cá nhân để giúp tiết học dạy tích cực và hiệu quả hơn:
- GV nên đặt mình vào HS để hiểu rõ hơn trình độ của HS.
- Khen nhiều hơn chê để HS có hứng thú, niềm tin trong họp tập.
- Khơng nên áp đặt HS trả lời theo ý kiến của mình, khơng dạy trước để HS có
hứng thú.
- Soạn các câu hỏi và câu trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Chuẩn bị “dụng
cụ” để chuận bị cho trong trường hợp “cháy” hoặc “ ướt”.
- Chuẩn bị Giáo án thật kĩ cùng với tâm lý vui vẻ.