Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHAK5 LE THI HUONG QUYNH KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.66 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
*********************

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ
MƠN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HƯƠNG QUỲNH
Lớp: Tiểu học A – Khóa 5
Trường thực tập: Tiểu học Tân Phong B
Giảng viên: Trần Dương Quốc Hòa

Đồng Nai
Năm 2017


Trải qua bốn tuần thực tập ở trường tiểu học Tân Phong B em cảm thấy
bản thân mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Bốn tuần thực tập không quá
dài cũng không quá ngắn đã để lại trong em rất nhiều kỉ niệm khó qn. Bên
cạnh đó, em cịn đúc kết được những kinh nghiệm thực tế khi tự mình trải
qua, tự mình làm mọi thứ như một người giáo viên thực thụ. Mọi thứ khơng
cịn là lí thuyết nữa mà tất cả đều là thực hành. Quý thầy cô đã tận tình chỉ
bảo em cách soạn kế hoạch bài dạy, những lưu ý cần thiết trong quá trình
giảng dạy, truyền đạt cho em những kinh nghiệm, những bài học mới. Đây là
hành những hành trang rất quan trọng khi em bước chân vào nghề.
Nhà trường đã tạo điều kiện cho em dự giờ rất nhiều tiết học, qua đó
chúng em được học hỏi và rút kinh nghiệm qua tiết dạy của các cơ về các quy
trình dạy học, tác phong đứng lớp, cách xử lí các tình huống sư phạm, cách
ứng xử ân cần với học sinh. Được học hỏi nhiều trò chơi để tạo sự hứng thú
cho học sinh. Đặc biệt là các tiết dạy môn Tiếng Việt ở các phân mơn Học
vần, Chính tả, Tập viết và Tập đọc. Các cô đều đã sử dụng phối hợp các


phương pháp dạy học tích cực và phát huy năng lực học sinh bám sát theo
thơng thư 22. Ngồi ra trong các tiết dạy của mình, q thầy cơ cịn đảm bảo
tốt 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt.
Yêu cầu 1: Xem xét và đánh giá thực hiện 3 nghuyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp
và nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
tiểu học).
1. Nguyên tắc phát triển tư duy:
Để đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy thì cần thực hiện tốt nguyên tắc
phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, chủ đạo của học sinh. Đối với
học sinh, phần lớn các thầy cô đã đặt các em vào trạng thái tư duy
không bắt buộc, liên tục tổ chức các hoạt động kích thích nhu cầu tư
duy của các em.
Các tiết học mà em đã được dự mẫu:
- Học vần bài on – an tiết 2.
- Học vần bài uông – ương tiết 1.
- Tập đọc bài Người con của Tây Nguyên.
 Học vần bài “on – an” tiết 2
- Tiết học vần on – an GV sử dụng phầm mềm Active Inspite để dạy
học thu hút sự chú ý cho HS.


- GV cho HS quan sát nhận xét tranh sau đó mời HS đọc câu ứng
dụng.
- GV hỏi “Tiếng nào chứa vần vừa mới học”. Mời HS lên gạch
chân.
- GV chỉ cho HS đọc các từ, cụm từ trong câu ứng dụng.
- GV hỏi “Chữ nào trong câu được viết hoa.” Tại sao?
- GV cho HS phân tích dấu chấm, cách ngắt hơi. Sau đó cả lớp đọc lại
cả câu ứng dụng.

- Sau đó GV hướng dẫn phần luyện viết các từ: on, an, mẹ con, nhà
sàn.
- GV cho HS phân tích độ cao, độ rộng, nhắc nhở tư thế ngồi.
- Sau đó GV đặt câu hỏi cho HS để gợi mở cho HS nói về chủ đề “Bé
và bạn bè”
- Trong tiết dạy GV đã cho HS phát triển sự tư duy tự nhiên của mình
rất hợp lí. Tuy nhiên GV cịn đặt câu hỏi đóng làm hạn chế một
phần quá trình tư duy của HS.

-

-

 Học vần bài “uông – ương” – tiết 1.
Giáo viên hỏi học sinh nêu cấu tạo của vần “uông” gồm âm “uô”
đứng trước và âm “ng” đứng sau.
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau
của vần “ng” và vần “iêng”.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi với học sinh “Muốn có tiếng chng
ta thêm âm gì và dấu gì?”
Học sinh trả lời xong, giáo viên đưa hình ảnh quả chng cho học
sinh quan sát. Và giáo viên rút ra từ khóa và giải thích về cơng dụng
của đồ vật.
Đối với vần “ương” giáo viên sẽ dạy ngược lại từ phần từ khóa lên.
GV cho HS xem tranh và hỏi: “Tranh có hình gì?” - (con đường).

- Sau đó GV hỏi “Tiếng nào các con đã được học?” và nói hơm nay
sẽ học tiếng “đường”và giới thiệu vần “ương”.
- GV cho HS nhận diện vần ương được tạo nên từ ươ, ng.
- Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự giống và khác nhau

của vần “uông” và vần “ương”.
- GV cho HS đánh vần vần “ương” và tiếng “đường”
- Phần luyện đọc từ ứng dụng, giáo viên vận dụng phương pháp kể
chuyện để rút từ ứng dụng, yêu cầu học sinh gạch chân, phân tích


những tiếng chứa vần mới học, cách làm này khơi gợi được sự hứng
thú, nhu cầu tư duy cho học sinh rất nhiều.

-

 Tập đọc bài “Người con của Tây Nguyên” – khối lớp 3.
GV tiến hành gợi mở, hướng dẫn học sinh phát hiện những chỗ cần
ngắt giọng, hạ giọng, nhấn giọng để HS đọc diễn cảm hơn.
Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Cho HS thảo luận nhóm đơi, đọc từng câu và luyện phát âm từ khó,
từ dễ sai.
Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó sau đó chia đoạn
Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung của bài tập đọc thông qua
các câu hỏi.
Trong tiết học GV đã cho HS tự tìm hiểu các câu trả lời thơng qua
các gợi ý của mình, cho HS luyện đọc nhiều hơn. Tuy nhiên GV
chưa có nhiều câu hỏi bên ngoài hay phải liên hệ giáo dục đạo đức
về tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Nguyên tắc phát triển lời nói:
- Trong các tiết học, các cơ đều tổ chức những hoạt động giúp HS tự
động trau dồi vồn ngơn ngữ cho mình. Đặt các em vào tình huống
kích thích phát triển lời nói, hình thành cho các em 4 kĩ năng: nghe

– nói – đọc – viết. Giáo viên cho HS giao tiếp chủ yếu trong tiết
học, đặt ra nhiều câu hỏi từ dễ đến khó khơi gợi HS trả lời những
câu hoàn chỉnh.
- Đối với tiết học vần bài uông – ương, giáo viên tổ chức hoạt động
kiểm tra bài cũ giúp học sinh mở rộng vốn từ bằng cách yêu cầu cả
lớp viết những từ chứa vần eng – iêng ở tiết trước. Quá trình dạy
học bài mới, giáo viên chú ý hướng dẫn cách phát âm chuẩn , và
chỉnh sủa khi HS đọc sai, đọc yếu. Giáo viên tổ chức tốt hoạt động
cho học sinh nói, đặt câu hỏi để học sinh phân tích vần mới, phân
tích tiếng khóa, từ khóa.
- Đối với tiết học vần bài on – an tiết 2, giáo viên tổ chức hoạt động
kiểm tra bài cũ giúp học sinh mở rộng vốn từ bằng cách yêu cầu cả


lớp viết những từ chứa vần mới học ở tiết 1 và chú ý cách phát âm
của HS. Quá trình dạy học bài mới, giáo viên đã luôn chú ý nhấn
mạnh vần vừa học trong câu ứng dụng: “Gấu mẹ dạy con chơi đàn
còn thỏ mẹ dạy con nhảy múa.” Giáo viên tổ chức tốt hoạt động
phát triển lời nói cho học sinh trong phần luyện nói. Góp ý để HS
nói được tự tin và thoải mái trước đám đơng.
- Tiết tập đọc, giáo viên cũng thực hiện được nguyên tắc này. Điều
này được thể hiện rõ hơn ở phần luyện đọc. GV tổ chức cho HS đọc
rất nhiều. Ở phần này học sinh được rèn luyện về cách phát âm,
cách ngắt hơi đúng chỗ và cách đọc biểu cảm, đúng ngữ điệu. Giáo
viên tổ chức hoạt động luyện đọc cho học sinh từ mức thấp đến mức
cao: đọc từng câu theo hàng dọc, đọc nối tiếp nhau theo đoạn, đọc
theo nhóm, tổ chức thi đọc theo dãy.
3. Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học
sinh tiểu học.
- Trong tiết học vần tiết 1, giáo viên dạy vần “uông” theo hướng xuôi

và vần “ương” thì dạy ngược từ từ khóa lên. Giáo viên rút từ khóa
bằng những hình ảnh sinh động, gần gũi “quả chuông”, “con
đường”. Đối với từ ứng dụng, các em được tiếp nhận thơng trị chơi
chuyền thẻ, khi kết thúc bài hát HS sẽ lên dán các từ phù hợp lên
bảng. Thơng qua trị chơi HS tìm được các từ thích hợp xếp theo
“ng” – “ương”.
- Tiết học vần on – an tiết 2, phần kiểm tra bài cũ giáo viên cho các
chú thỏ giữ một từ và nhờ HS lên tìm đúng nhà cho các chú thỏ.
Điều này tạo sự chú ý cho HS, HS tích cực làm việc hơn là khi
khơng có hình ảnh gì đặc biệt.
- Tiết tập đọc, giáo viên lần lượt thay đổi nhiều hình thức luyện đọc:
đọc từng câu theo hàng dọc, đọc nối tiếp nhau theo đoạn, đọc theo
nhóm, tổ chức thi đọc theo dãy, đọc thuộc lòng. Khi học sinh đọc


từng đoạn trong nhóm xong, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo tình
hình các bạn nhóm mình đọc như thế nào nhằm tăng tính chủ động
cho học sinh. Tiếp theo giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc
theo dãy, mỗi dãy một học sinh, kết thúc phần thi cả lớp vỗ tay khen
ngợi các bạn.
- Ở giữa mỗi tiết học ln có phần thư giãn để HS được giải lao sau
phần học căng thẳng, bước vào phần mới với tinh thần thoải mái
hơn.
4. Các tiêu chí của một tiết dạy tích cực.

-

Đối với tiêu chí mọi học sinh đều được tham gia hoạt động thì cả 3
tiết dạy đều đảm bảo được. Tất cả các hoạt động GV đều cho HS
làm việc nhóm hoặc cá nhân. Khi GV đặt câu hỏi và ra khẩu lệnh thì

tất cả HS đều hoạt động. Tổ chức trò chơi hay nhận xét, các thầy cô
luôn dành thời gian cho cả lớp cùng suy nghĩ, tư duy; sau đó mới
gọi học sinh bất kì để trả lời hay tham gia trị chơi.

-

Tiêu chí thứ hai: học sinh tự “sản sinh” ra tri thức đã thể hiện được
ở tiết học vần, tập đọc.Trong tiết học vần, thông qua hệ thống câu
hỏi gợi mở, giáo viên đã giúp học sinh tự trình bày được cấu tạo các
vần, các tiếng mới và so sánh, tìm ra sự khác biệt của các vần đó.
HS nói được trong tiết luyện nói một cách tự tin và bản lĩnh. Phần
luyện viết HS tự nhận xét về độ rộng, độ cao, khoảng cách của các
từ, GV chỉ là người nhận xét.

-

Tiêu chí cuối cùng là khơng khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Giáo
viên tạo tâm lý thoải mái cho mọi học sinh, đặt ra những câu hỏi từ
dễ đến khó cho mọi học sinh đều có thể trả lời được, tổ chức các trò
chơi học tập, sử dụng hình ảnh trực quan, sinh động,... để gây hứng
thú cho học sinh.


Một số băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế
với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Trong phần luyện nói GV hay đưa ra các câu hỏi đóng làm cho HS
mất đi sự tư duy, ít nói được những ngơn ngữ của mình mà chỉ có
thể trả lời “có” hoặc “khơng”.
- Hầu hết GV đều đập bàn HS khi muốn HS giơ bảng.
- Trước khi dự giờ giáo viên đã rà bài rất kĩ, chỉ định sẵn những câu

trả lời cho HS và hầu hết trong tiết dự giờ chỉ gọi HS khá giỏi, HS
yếu hầu như không được để ý trong tiết dự giờ.
- Thông thường GV dạy rất nhanh trong tiết dự giờ HS chưa kịp tiếp
thu kiến thức này đã chuyển qua kiến thức khác.
- Trong các tiết tập đọc,giáo viên khi trình bày bảng khơng sử dụng
chữ in thường mà sử dụng chữ viết thường (trừ tiết học vần).
- Khi thực tập em được dự giờ rất ít các tiết của mơn tiếng việt, chủ
yếu là tốn và tự nhiên xã hội.
- Trong lớp học thì chỉ dạy mơn học vần và tốn khơng học các mơn
như đạo đức, mĩ thuật hay thể dục….



×