Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

VĂN 9- TUẦN 9- TIẾT 41-45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.84 KB, 19 trang )

Ngày soạn: 28/10/2021
Tiết 41
ÔN TẬP, CỦNG CỐ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- HS hiểu được kiến thức các nội dung truyện, thơ văn học Trung đại và năng lực
diễn đạt trong bài viết.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm kiểm tra sau khi học xong phần truyện
Trung đại.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa, phân tích, so sánh, trình bày một vấn đề dưới những hình
thức khác nhau: Trả lời câu hỏi trắc nghiêm, tự luận.
- Với hình thức đánh giá năng lực đọc – hiểu và rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày
một đoạn văn.
* Kĩ năng sống : Tư duy, tự tin, hoàn tất nhiệm vụ, tự khẳng định.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tự làm bài.
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (ôn tập ở nhà theo hướng dẫn của
GV), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống ở đề bài, đề xuất được các giải
pháp để giải quyết tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải
quyết đề bài ), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi tạo lập văn bản, năng lực tự quản lí
được thời gian khi làm bài và trình bày bài.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị đề, hướng dẫn học sinh làm bài, máy chiếu.
- HS: Ôn tập kiến thức về truyện Trung đại
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Đặt câu hỏi, nêu vấn đề.
- Động não, viết tích cực.
- Hình thức: trắc nghiệm, tự luận.
- Thời gian: 45'
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY


1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớp
9A
9C

Ngày giảng

Sĩ số
35
31

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới
Hướng dẫn học sinh làm bài ôn tập kiến thức văn học Trung đại
Đề bài
Phần I : Đọc – hiểu
1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới?
“Buồn trông cửa bể chiều hôm


Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa
Buồn trơng ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
a. Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai?
A. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
B. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.
C. “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du.
D. “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du.
b. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
A.Tự do.
C. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
D. Ngũ ngơn.
c. Điền từ cịn thiếu vào chỗ trống?
Đoạn thơ đã sử dụng bút pháp ……. . kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, đã
khắc họa tâm trạng cơ đơn, buồn tủi, xót xa, lo lắng, sợ hãi của Thúy Kiều khi ở lầu
Ngưng Bích.
A. tả cảnh.
B. ước lệ tượng trưng.
C. chấm phá.
D. tả cảnh ngụ tình.
d. Các từ “thấp thống, xa xa, xanh xanh, rầu rầu” là từ…. ?
A. Từ láy.
B. Từ đơn.
C. Từ ghép.
D. Từ phức.
Phần II: Tạo lập văn bản
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm Chuyện người con gái
Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3: Khát vọng Hành đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu được gửi gắm ở nhân
vật Lục Vân Tiên. Dựa vào đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, em hãy lí

giải khát vọng đó. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, theo em khát vọng Hành đạo cứu
đời có cịn được giữ gìn và phát huy.
GV u cầu HS lên bảng làm bài, chấm chữa bài ngay trên lớp
5. Hướng dẫn HS làm bài, đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm
Câu
a
b
c
d
Đáp án
B
C
D
A
II. Tự luận
Câu
Câu 1

Nội dung
Chỉ ra ý nghĩa của chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Trả lời:


- Có ý nghĩa đặc biệt, là đầu mối, là chi tiết thắt nút- mở nút
của truyện, tạo nên sự bất ngờ và tăng tính bi kịch cho
truyện.
- Đây là sự khái quát về tấm lòng, sự ngộ nhận và sự hiểu
lầm của các nhân vật

+ Đối với bé Đản: tưởng cái bóng là cha mình
+ Đối với Vũ Nương: Đó là tấm lịng, vì thương con
mà chỉ “cái bóng” của mình trên vách bảo đó là cha Đản.
Nhưng cũng là vì nhớ thương, thủy chung với chồng, khao
khát gia đình đồn tụ.
+ Đối với Trương Sinh: cái bóng là người tình của
vợ, đã thổi bùng cơn ghen tng trong lòng Trương Sinh,
khiến Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi và
khiến Vũ Nương phải tìm đến cái chết.
- “Cái bóng” góp phần hồn thiện nhân cách Vũ Nương, và
chính cách thắt nút- mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái
bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá
trị tố cáo đối với XH phong kiến nam quyền đầy bất công
với người phụ nữ thêm sâu sắc.
Câu 2

1. Khát vọng Hành đạo cứu đời của Nguyễn Đình Chiểu
được gửi gắm ở nhân vật Lục Vân Tiên:
-Giải thích Hành đạo cứu đời là gì? ( đem tài năng, dũng
khí, thực hiện đạo lí chính nghĩa cứu giúp những con người
gặp cảnh khó khăn, nguy hiểm)
-Trong đoạn trích: Lục Vân Tiên khi gặp bọn cướp hung
hãn đang hồnh hành, chàng đã một mình dũng cảm vượt
qua hiểm nguy, coi thường tính mạng đánh tan chúng cứu
giúp hai cô gái. Làm xong việc nghĩa, chàng lại ân cần hỏi
han họ và đã không nhận sự trả ơn của Kiều Nguyệt Nga
rồi vui vẻ lên đường với quan niệm sống tuyệt đẹp:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
2. Khát vọng Hành đạo cứu đời hiện nay vẫn cịn được

giữ gìn và phát huy.
- Kể ra một số tấm gương trong thực tế cuộc sống hiện
nay để chứng minh
- Khát vọng ấy hiện nay cần được hiểu rộng hơn: sự cảm
thông, chia sẻ giúp đỡ cho những người nghèo, người
gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống…;sẵn sàng
mang tài đức của mình đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì


để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc.

Điều chỉnh, bổ sung:..........................................................................................
............................................................................................................................
3.4. Củng cố (2’)
- Gv nhận xét giờ ôn tập
3.5.Hướng dẫn về nhà ( 3’)
- Xem lại đề kiểm tra và Ôn tập kiến thức văn học Trung đại .
- Chuẩn bị tiết sau: Văn bản “Đồng chí” . Xem trước bài và trả lời một số câu hỏi
theo phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
GV HDHS tìm hiểu
?Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
? Bài thơ được chia thành mấy phần nêu nội dung từng phần?
- Tìm hiểu phân tích bài thơ
?Theo em những người như thế nào thì được gọi là đồng chí của nhau?
? Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương của những người lính như thế
nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả?
? Những hình ảnh “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá” nói lên được điều
gì về nguồn gốc xuất thân của các anh ?
? Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ đâu? Tại sao nói đó là sự bắt nguồn sâu

xa của tình đồng chí?
? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp nơi của tổ quốc, họ lại trở lên thân thiết?
? Ngoài chung nguồn gốc xuất thân, họ còn giống nhau ở điểm nào?
? Tình đồng chí nảy nở ngày càng bền chặt nhờ đâu?
? Phân tích câu thơ hai tiếng Đồng chí, em thấy có gì đặc biệt ?


Ngày soạn: 28/10/2021
Tiết 42
Văn bản ĐỒNG CHÍ ( TIẾT 1)
- Chính HữuI. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức
- Cảm nhận vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng và tình đồng chí,
đồng đội của họ được thể hiện cụ thể, chân thực, gợi cảm.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm,
hình ảnh tự nhiên chân thực.
- Hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những
người chiến sĩ.
2. Kĩ năng
+Kĩ năng bài dạy
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật.
* Kĩ năng sống : Giao tiếp, tư duy hợp tác, lắng nghe trình bày.
3. Thái độ
- Biết trân trọng và cảm phục trước vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.
- Tích hợp giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Tích hợp GDQP-AN: nêu những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an
và thanh niên xung phong trong chiến tranh.

- Trân trọng phẩm chất tốt đẹp của người lính trong kháng chiến chống Pháp.
* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÌNH YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC,
GIẢN DỊ, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG
- Bảo vệ môi trường: Liên hệ môi trường chiến tranh
- Đạo đức: Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước về các thế hệ cha anh trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Lịng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm với bản
thân và cộng đồng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn
kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện
dạy học, ƯDCNTT.
- HS: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn
bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
- PP: thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học
theo lớp, theo nhóm...
- Kĩ thuật dạy học : Động não, đặt và trả lời câu hỏi, trình bày 1 phút,...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY


1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp

Lớp

9A
9C

Ngày giảng

Sĩ số
35
31

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động (3’)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng sự chú ý cho HS
- PP và KT: Nghe và cảm nhận, hỏi và trả lời
- Tiến trình
GV cho HS nghe bài hát “ Đồng chí”
? Nêu cảm nhận của em về bài hát?
- HS nêu sau cảm nhận từ đó GV dẫn vào bài mới
Tác giả Chính Hữu- một nhà thơ qn đội, Thơ ơng khơng nhiều chỉ có ba tập
thơ: “Đầu súng trăng treo” (1966), “Thơ Chính Hữu” (1997), “Tuyển tập thơ Chính
Hữu” (1998) nhưng lại có nhiều bài đặc sắc trong đó có tập thơ “Đầu súng trăng
treo”. Ở bài thơ Đồng Chí, chúng ta sẽ nhận thấy hiện thực khốc liệt hiện lên rất rõ
nhưng đồng thời cũng không thiếu sự bay bổng, lãng mạn. Bài thơ này, đã được nhạc
sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí” đã khơi dậy những xúc động
mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ. Vậy để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu bài
học ngày hơm nay.
3.2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (8’) Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
PP: thuyết trình, vấn đáp, trình bày 1 phút, kt động não
HS :Đọc SGK và tóm tắt vài nét về tác giả ? I. Giới thiệu chung
(HS học lực TB)
1. Tác giả
HS trình bày 1 phút
- Chính Hữu ( 1926- 2007), tên
- Chính Hữu sinh năm 1926, tên thật là Trần thật là Trần Đình Đắc quê ở Hà
Đình Đắc quê ở Hà Tĩnh, từng là người lính Tĩnh, từng là người lính Trung
Trung đồn thủ đơ, là nhà thơ qn đội.
đồn thủ đô, là nhà thơ quân đội.
- Thơ của ông chủ yếu viết về người chiến sĩ - Thơ của ông chủ yếu viết về
quân đội- những người đồng đội trong hai cuộc người chiến sĩ quân đội.
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
GV bổ sung:Chiếu trên phông chiếu.
- Thơ ông không nhiều chỉ có ba tập thơ: “Đầu
súng trăng treo” (1966), “Thơ Chính Hữu”
(1997), “Tuyển tập thơ Chính Hữu” (1998)
nhưng lại có nhiều bài đặc sắc thể hiện cảm xúc
dồn nén, ngơn ngữ hình ảnh, chọn lọc, hàm súc.
Ơng có nhiều bài thơ được phổ nhạc: Bài thơ
“Đồng chí” ( Nhạc sỹ Minh Quốc), Bài hát


“Ngọn đèn đứng gác” (NS: Hoàng Hiệp), “Bắc
cầu” (NS: Quốc Anh), “ Có những ngày vui
sao” (NS: Huy Du).
?Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?( HS 2. Tác phẩm
học lực TB)

- Sáng tác năm 1948 sau khi ông
- Sáng tác 1948 sau khi tác giả tham gia chiến cùng đơn vị tham gia chiến đấu
dịch Việt Bắc (thu đơng 1947). Lúc đó T.Giả trong chiến dịch Việt Bắc.
đang bị thương và nằm điều trị tại bệnh vện
(1948). Đây chính là bài thơ mà ơng gửi gắm
những tình cảm tha thiết, gắn bó sâu sắc của
mình với những người đồng chí, đồng đội cùng
nhau vượt qua những gian khổ, khó khăn trong
chiến dịch và làm nên chiến thắng.
-1948 sáng tác bài thơ, được đăng lên đầu trang
tờ bích báo của đại đội. Bài thơ thể hiện tình cảm
tha thiết sâu sắc của tác giả với đồng chí, đồng
đội của mình.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu : HS hiểu về tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
HS hiểu ý nghĩa của các tình tiết tiêu biểu; rèn kĩ năng tự học theo hướng dẫn.
- Thời gian dự kiến : 25 phút
- Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn
* Hoạt động 2: (8’) Mục tiêu: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục văn bản
PP: đọc diễn cảm, vấn đáp, động não
GV hướng dẫn cách đọc bài thơ.
II. Đọc- hiểu văn bản
- Đọc với giọng chậm, tình cảm, ba câu 1. Đọc và tìm hiểu chú thích
cuối đọc nhanh hơn khắc họa hình ảnh vừa
( SGK )
cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.
GV đọc mẫu.
HS đọc bài thơ.
- Giải thích một số từ khó trong SGK.

? Bài thơ được chia thành mấy phần nêu 2. Bố cục: Chia 3 phần
nội dung từng phần?( HS học lực TB)
- 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình
đồng chí.
- Câu 8-17: Biểu hiện của tình đồng
chí và sức mạnh của nó.
- Cịn lại: bức tranh đẹp về tình đồng
chí.
Hoạt động 3 (12’) Mục tiêu: HDHS phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản;
PP-KT: đàm thoại, giảng bình, phân tích, hỏi và trả lời
- Tìm hiểu phân tích bài thơ
3. Phân tích
?Theo em những người như thế nào thì được gọi là đồng a. Cơ sở hình thành
chí của nhau?( HS học lực Khá)
tình đồng chí
HS: - Có cùng chí hướng, cùng lí tưởng. Người ở trong


cùng một đồn thể, chính trị hay một tổ chức cách mạng:
Tổ chức đoàn, đảng, cùng nhà trường, cơ quan, đơn vị bộ
đội.
GV: Từ này cũng được xuất hiện từ sau CMT8 và từ khi
bài thơ đã ra đời từ “Đồng chí ” lại càng được hiểu sâu sắc
hơn.
Hs theo dõi vào đoạn 1 (7 câu thơ đầu).
? Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương của
những người lính như thế nào?( HS học lực TB)
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả?( HS

học lực TB)
- Giọng trị chuyện tâm tình, sử dụng thành ngữ để giới
thiệu.
? Những hình ảnh “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên
sỏi đá” nói lên được điều gì về nguồn gốc xuất thân của
các anh ?( HS học lực TB)
- Họ đều là những người nông dân lao động nghèo khổ.
? Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ đâu? Tại sao
nói đó là sự bắt nguồn sâu xa của tình đồng chí?( HS học
lực Khá- giỏi)
- Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương
đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
+ Cùng chung hồn cảnh: nước mặn, đồng chua, đất cày
lên sỏi đá.
- Là cuộc sống ở đồng cảm giai cấp của những người lính
cách mạng. Điều đó đã khiến họ từ mọi phương trời xa lạ
tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên
thân quen với nhau.
? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp nơi của tổ quốc, họ
lại trở lên thân thiết?( HS học lực Khá- giỏi)
- Họ đều nghe tiếng gọi của quê hương, đất nước, họ lên
đường đánh giặc.
? Ngoài chung nguồn gốc xuất thân, họ còn giống nhau ở
điểm nào?( HS học lực Khá)
- Họ chung mục đích, chung lí tưởng chiến đấu.
? Tình đồng chí nảy nở ngày càng bền chặt nhờ đâu?(HS
học lực TB)
+ Hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên
nhau trong chiến đấu : “súng ..sát bên đầu”
+ Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà , chia sẻ mọi gian

lao cũng như niềm vui. Mối tình tri kỉ được tác giả biểu
hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà biểu cảm:
“Đêm … tri kỉ”.
? Phân tích câu thơ hai tiếng Đồng chí, em thấy có gì dặc


biệt ?( HS học lực Khá- giỏi)
- Cách viết hai tiếng “Đồng chí’ => một dịng thơ đặc biệt
với dấu chấm than tạo nên một nốt nhấn, vang ngân như
một sự phát hiện, một lời khẳng định: tình đồng chí là sự
kết tinh mọi tình cảm, là cao độ của tình bạn, tình người.
? Nhận xét cuả em về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong
đoạn thơ? ( HS học lực TB)
HS: - Ngơn ngữ mộc mạc, bình dị, vận dụng thành ngữ,
phép tu từ hoán dụ, những câu thơ sóng đơi.
GV u cầu HS khái qt nội dung .
GV bình: Tình dồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền
chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như
niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí
cốt, mà tác gỉa đã biểu hiện bằng một h/ảnh thật cụ thể,
giản dị mà hết sức gợi cảm. Câu thơ thứ bảy chỉ có hai
tiếng “Đồng chí!”. Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất
trong bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài thơ, là linh
hồn và là chủ đề của bài thơ. Nó như bản lề nối hai đoạn
thơ. Lời thơ vang lên giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng
liêng, cảm động, khẳng định và ca ngợi một tình cảm mới
mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn,
tình đồng đội trong chiến đấu!
? Qua việc phân tích những câu thơ trên em hãy khái quát
nội dung 7 câu thơ đầu?( HS học lực TB)


Bằng ngôn ngữ
giản dị, chân thật, tác
giả đã làm nổi bật
được tình đồng chí cao
đẹp bắt nguồn từ sự
tương đồng về cảnh
ngộ xuất thân, từ sự
cùng chung lí tưởng,
cùng chung nhiệm vụ
chiến đấu vì độc lập tự
do của tổ quốc tình
đồng chí bền chặt sát
cánh bên nhau.

Điều chỉnh, bổ sung
........................................................................................................................................
....................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành và làm bài tập vận dụng, liên
hệ thực tiễn
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
- Thời gian: 5 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
- Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KTKN cần đạt
H.Giáo viên cho học sinh làm
bài tập trắc nghiệm SBTTN/

1. Câu nào nêu đúng nhất về giá trị nội dung của bài thơ?
A. Ca ngợi vẻ đẹp tình đồng chí- 1 tình cảm thiêng liêng sâu sắc của những người
lính cách mạng
B. Thể hiện hình tượng người lính cách mạng với những phẩm chất cao đẹp
C. Tái hiện được cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn gian khổ của người lính thời
chống Pháp
D. Cả 3 ý trên
2. Dịng nào không đúng về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?


A. Thể thơ tự do, giàu nhạc điệu ngôn ngữ cơ đọng hàm súc
B. Hình ảnh thơ giản dị chân thực mà giàu sức liên tưởng
C. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, hình ảnh thơ lãng mạn bay bổng
D. Khai thác vẻ đẹp và chất thơ trong cái hiện thực
3. Chính Hữu khai thác đề tài của bài thơ “Đồng chí” ở khía cạnh nào là chủ yếu?
A. Cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ.
B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị,bình thường.
C. Cảm hứng về một hiện thực vô cùng khắc nghiệt của chiến tranh cứu nước.
D. Vẻ đẹp của những miền q đã gắn bó với những người lính trong chiến đấu.
4. Hình tượng người lính được tác giả khắc hoạ qua những phương diện nào?
A. Hồn cảnh xuất thân.

C. Tình cảm đồng đội thắm thiết, sâu sắc.

B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
H. Suy nghĩ của em thế nào về tình 2. Bài 2. Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội
cảm đồng chí, đồng đội?
của những người lính lại được đặt tên là
* GV định hướng giúp HS làm bài

“Đồng chí”.
GV u cầu mỗi nhóm cử 1 HS lên Trả lời:
bảng viết.
Đồng chí là cùng chung chí hướng, lí tưởng.
Các nhóm nhận xét chéo
Đây cũng là cách xưng hơ của những người
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
cùng trong một đồn thể cách mạng. Vì vậy,
* GV giảng, chốt trên BP -> ghi tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình
bảng
đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
Gv giao bài tập
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm
- Hs: Em có nhận xét gì về người bài tập, trình bày....
lính trong thời hịa bình ?
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TỊI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu:
+ Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tịi mở rộng kiến thức
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
- Phương pháp: Dự án
- Kỹ thuật: Giao việc
- Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv giao bài tập
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm
- Tìm đọc tư liệu về Chính
bài tập,trình bày....
Hữu và tập thơ Đầu súng

trăng
4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Soạn bài tiết 2: Trả lời câu hỏi, phân tích những câu thơ cịn lại.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP.
GV hướng dẫn học sinh đọc 10 câu tiếp.
?Tình đồng chí được biểu hiện như thế nàotrong những câu thơ trên?


? Những người đồng chí biết gì về hồn cảnh của nhau?
? Từ “ mặc kệ” có nghĩa như thế nào? Em hãy phân tích từ “ mặc kệ” trong câu thơ
trên?
? Hình ảnh “giếng nước gốc đa’’ gợi cho em suy nghĩ gì?
? Như vậy ba câu thơ đầu của phần hai gợi cho em thấy những biểu hiện gì của tình
đồng chí?
? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể? Theo em, những
câu thơ nào thể hiện rõ nhất điều đó?
? Trong quân ngũ những người đồng chí đã chịu đựng những khó khăn nào ?Em có
nhận xét gì về nhịp điệu của câu thơ?
? Câu thơ nào “Thương nhau…bàn tay” nói lên điều gì?
GV hướng dẫn HS đọc 3 câu thơ cuối?
? Hãy miêu tả lại hình ảnh của khổ thơ cuối?
-Tác giả phản ánh rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu của người chiến sĩ: rừng hoang,
sương muối” .
? Phân tích hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”?
HS: Khái quát lại nội dung ba câu thơ cuối?


Ngày soạn: 28/10/2021
Tiết 43

Văn bản ĐỒNG CHÍ ( TIẾT 2)
- Chính HữuI. MỤC TIÊU BÀI HỌC ( Như tiết 42 )
II. CHUẨN BỊ
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp
Lớp Ngày giảng Sĩ số
Vắng
9A
35
9C
31
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
* CÂU HỎI:
? Em hãy phân tích cơ sở của hình thành tình đồng chí.
* GỢI Ý TRẢ LỜI: Bằng ngơn ngữ giản dị, chân thật, tác giả đã làm nổi bật được
tình đồng chí cao đẹp bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, từ sự cùng
chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc tình
đồng chí bền chặt sát cánh bên nhau.
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động- GV vào bài mới (1’)
3.2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: (19’)Mục tiêu: HDHS phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản;
PP-KT: đàm thoại, giảng bình, phân tích, hỏi và trả lời, động não, trình bày
GV gọi học sinh đọc 10 câu tiếp.
3. Phân tích

?Tình đồng chí được biểu hiện như thế nàotrong b. Biểu hiện cảm động của
những câu thơ trên? (HS học lực TB)
tình đồng chí và sức mạnh
- Là đồng chí của nhau nên họ hiểu được tâm tư, của tình đồng chí
tình cảm của nhau, bởi tâm tư, tình cảm của bạn
cũng là tâm tư, tình cảm của mình. Họ cảm thơng
sâu xa những tâm tư, nỗi lịng của nhau.
? Những người đồng chí biết gì về hồn cảnh của
nhau?( HS học lực TB)
“ Ruộng nương…ra lính”
? Từ “ mặc kệ” có nghĩa như thế nào? Em hãy
phân tích từ “ mặc kệ” trong câu thơ trên?( HS học
lực Khá)
- Từ “ mặc kệ”có nghĩa: Bỏ tất cả, khơng quan
tâm…
- Chàng trai cày vốn gắn bó với máu thịt, với mảnh
ruộng, với ngơi nhà tranh nghèo của mình. Thế mà
nay dứt áo ra đi đến những phương trời xa lạ để


đánh giặc cứu nước, hẳn phải xuất phát từ những
tình cảm lớn lao. Tình cảm lớn đã chiến thắng tình
cảm nhỏ. Do vậy, người lính khơng phải là vơ trách
nhiệm với cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại
sự hi sinh tình nhà cho việc nước ở đây thật giản dị
và cảm động.
? Hình ảnh “giếng nước gốc đa’’ gợi cho em suy
nghĩ gì?( HS học lực Khá)
? Như vậy ba câu thơ đầu của phần hai gợi cho em
thấy những biểu hiện gì của tình đồng chí?( HS học

lực Khá- giỏi)
- Chia sẻ tâm tư tình cảm, hiểu hồn cảnh gia đình,
nỗi lịng của nhau.
? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí
một cách cụ thể? Theo em, những câu thơ nào thể
hiện rõ nhất điều đó?( HS học lực TB)
? Trong quân ngũ những người đồng chí đã chịu
đựng những khó khăn nào ?Em có nhận xét gì về
nhịp điệu của câu thơ?( HS học lực Khá)
- Là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn
của cuộc đời người lính:
“ áo anh…khơng giày”.
“cơn ớn lạnh…sốt run người”.
- Cách thay đổi nhịp độ câu thơ, câu ngắn diễn tả
khó khăn chồng chất.Vì là đồng chí của nhau nên
họ cùng chịu đựng những gian nan, vất vả, thiếu
thốn đó.
? Câu thơ “Thương nhau…bàn tay” nói lên điều
gì?( HS học lực Khá)
- Sức mạnh của tình đồng chí là sự đồn kết, u
thương nhau, truyền cho nhau hơi ấm qua bàn
tay.Tình cảm của những người đồng chí đã giúp họ
có nghị lực để vượt qua khó khăn, tiếp tục chiến
đấu.
GV khái quát nội dung và bình:
Đây là những câu thơ thể hiện cao độ sức mạnh của
tình đồng chí. Bởi những người lính khơng chỉ chia
sẻ với nhau những khó khăn, thiếu thốn về vật chất
mà họ còn cảm nhận được cả những đau đớn về thể
xác mà đồng đội mình phải chịu đựng. Động từ

“biết” nối hai đại từ “anh” với “tơi”, rồi hình ảnh
“tay nắm lấy bàn tay” đã cho thấy được tinh thần
đoàn kết, u thương gắn bó chia sẻ của những
người lính trong chiến tranh. Chính điều đó đã làm
lên sức mạnh để chiến thắng của cuộc chiến tranh
vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta.

Với những hình ảnh thơ
chân thật, giản dị, cảm động
là sự cảm thơng sâu xa nỗi
lịng của nhau: nỗi nhớ quê
hương, nhớ nhà, người thân,
là cùng nhau chia sẻ những
khó khăn thiếu thốn của cuộc
đời người lính, là tiếp thêm
cho nhau sức mạnh để vượt
qua mọi khó khăn gian khổ.


Tích hợp mơi trường: Liên hệ mơi trường chiến
tranh
? Qua phần tìm hiểu bài thơ, em thấy mơi trường
chiến tranh như thế nào?
HS tự trả lời
- Tích hợp GDQP-AN: nêu những khó khăn, vất
vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên
xung phong trong chiến tranh.
? Đoạn thơ thứ 2 đã cho chúng ta thấy sự khó
khăn, vất vả của các anh bộ đội cụ Hồ trong những
ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Em hãy cho cô

biết thêm về những khó khăn, vất vả mà các chú bộ
đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến
tranh?
HS đọc 3 câu thơ cuối?
? Hãy miêu tả lại hình ảnh của khổ thơ cuối?( HS
học lực Khá)
-Tác giả phản ánh rất chân thực hoàn cảnh chiến
đấu của người chiến sĩ: rừng hoang, sương muối”
=>gian khổ, khó khăn nhưng tình đồng chí đã sưởi
ấm tâm hồn , tiếp thêm sức mạnh cho họ.
? Phân tích hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”?( HS
học lực Khá- giỏi)
- Hình ảnh: “ Đầu súng trăng treo”=> gần và xa,
thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ
tình, chiến sĩ và thi sĩ.
=> Trong đêm chờ giặc tới, trăng là người bạn gần
gũi=> tình u thiên nhiên của người lính=> hiểu
hơnvề tâm hồn người lính.
Đây là một bức tranh đẹp :
- Khơng gian : rừng hoang sương muối.
- Nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn
kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng.
- Đầu súng trăng treo → hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng gợi liên tưởng phong phú, kết hợp chất
hiện thực với cảm hứng lãng mạn có thể coi là biểu
tượng của thơ ca kháng chiến:
+ Đó là ảnh tượng thật: người lính bồng súng đứng
chờ giặc trong khi mảng trăng đêm vừa ngang tầm
ngọn súng nhìn dưới từ chiến hào.
+ Súng là biểu tượng của chiến tranh ái quốc, trăng

là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ đó sẽ là
ý nghĩa cao đẹp của sự nghiệp người lính.
+ Có hai hiện thực đan cài, hiện thực khắc nghiệt và
hiện thực lãng mạn nên thơ, từ đó là sự phong phú,
yêu đời trong tâm hồn người lính.

c. Bức tranh đẹp của tình
đồng chí

Hình ảnh người lính, cây
súng và vầng trăng gắn kết
với nhau trên nền cảnh rừng
đêm giá rét là bức tranh đẹp
về tình đồng chí, thể hiện sự
gắn bó, tinh thần lạc quan và
tâm hồn thi sĩ của những
người chiến sĩ.


GV: Đó là biểu tượng đẹp của người lính Cụ Hồ.
HS: Khái quát lại nội dung ba câu thơ cuối?(HS
học lực TB)
Điều chỉnh, bổ sung
........................................................................................................................................
................................................................................................................................
* Hoạt động 2: (5’) Mục tiêu: HDHS tổng kết kiến thức
PP-KT: vấn đáp, hỏi và trả lời, động não, trình bày 1 phút
?Gv yêu cầu HS khái quát nội dung.
4. Tổng kết
HS trình bày 1 phút

a. Nội dung
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, chân thực, có Bài thơ ca ngợi tình đồng chí keo sơn,
sức gợi, sức tả, khái quát. Bài thơ ca ngợi gắn bó trong cuộc chiến đầy gian khó.
tình đồng chí keo sơn, gắn bó trong cuộc Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được
chiến đầy gian khó. Qua bài thơ, người hình ảnh thật đẹp của người lính.
đọc cảm nhận được hình ảnh thật đẹp của
người lính.
b. Nghệ thuật
? Văn bản có những nét nghệ thuật đặc - Chi tiết chọn lọc vừa chân thực vừa
sắc nào?
có sức gợi cảm cao. Ngơn ngữ bình dị,
thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình
cảm chân thành.Sử dụng bút pháp tả
thực kết hợp với lãng mạn một cách hài
hịa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý
nghĩa biểu tượng.
c. Ghi nhớ/ SGK
GV: Cho HS đọc ghi nhớ: SGK
HS: Đọc ghi nhớ: SGK
Điều chỉnh, bổ sung
........................................................................................................................................
................................................................................................................................
Hoạt động 3 (5’) Mục tiêu: HDHS luyện tập;
PP: phát vấn; KT động não, viết tích cực
? Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận HS viết đoạn văn
của em về đoạn thơ cuối bài “Đồng chí”?
* Tích hợp giáo dục đạo đức:
Lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước về
các thế hệ cha anh trong cuộc kháng chiến chống
Pháp. Lịng tự trọng của bản thân, có trách nhiệm

với bản thân và cộng đồng.
? Sau khi học xong bài thơ Đồng chí, em bồi
dưỡng được thêm những tình cảm, bài học đạo
đức nào cho bản thân?
HS tự trả lời và rút ra bài học
Điều chỉnh, bổ sung...............................................................................................
..................................................................................................................................


3. Hoạt động luyện tập, vận dụng ( 5’)
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS
- PP và KT: HĐ cá nhân, đọc 1 phút
- Tiến trình:
Luyện tập
?Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về Viết đoạn văn trình bày cảm nhận
đoạn cuối của bài thơ?
của em về đoạn đầu của bài thơ.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tịi mở rộng
- Mục tiêu:
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
+ Kỹ thuật: Động não, hợp tác
+ Thời gian: 2 phút

Hoạt động của thầy và
trò

Chuẩn KTKN cần đạt


Gv giao bài tập
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình
Tìm hiểu thêm những bài bày....
thơ, bài văn về hình ảnh anh
bộ đội cụ hồ trong thời kì
kháng chiến chống pháp

3.4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học thuộc lịng bài thơ ? Phân tích vẻ đẹp ý nghĩa hình ảnh trong ba câu thơ cuối?
- Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.Xem trước bài và trả lời một số
câu hỏi theo phiếu học tập.( GV phát phiếu học tập cho HS).
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS
? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? Bài thơ ra đời trong hồn cảnh nào?
?Bài thơ có bố cục rõ ràng khơng? Có những hình ảnh nào đáng chú ý?
? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ?
? Hãy xác định nhân vật trữ tình của bài thơ là những chiếc xe khơng kính hay
những người chiến sĩ lái xe?
?HS tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh những chiếc xe khơng kính ?Tác giả sử
dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ?
? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe khơng kính là h/ảnh độc đáo ?
? Vì sao những chiếc xe đó lại khơng có kính?
? Nhận ra và đưa một hình ảnh rất bình thường vào thơ cho thấy điều gì ở nhà thơ?
? Qua hình ảnh những chiếc xe khơng kính đã phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh
như thế nào?
? Chiếc xe trần trụi ấy là cơ hội để người chiến sĩ bộc lộ phẩm chất của mình. Cảm
giác của người lính lái xe trong buồng lái được tác giả miêu tả như thế nào?



+ Nghệ thuật đảo ngữ, điệp từ.
+ Người chiến sĩ ung dung nhìn ngắm thế giới bên ngồi vơí tâm trạng thoải mái
khơng sợ hãi.
? Hình ảnh người lái xe được miêu tả với những phẩm chất nào? Tìm những chi tiết
hình ảnh nói lên phẩm chất đó? ? Từ ngữ nào, bố cục câu nào diễn tả thái độ bất
chấp gian khổ của người lính?
? Tìm những câu thơ thể hiện thái độ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội niềm vui sôi
nổi của người chiến sĩ lái xe?
? Điều gì làm nên sức mạnh ở họ?Tìm những câu thơ nói lên điều đó?
- Ý chí chiến đấu vì Miền Nam, tình yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ.
* Ôn tập kiến thức từ đầu học kì I, chuẩn bị tiết sau kiểm tra giữa học kì I.


Ngày soạn: 24/10/2021
Tiết 44,45
KIỂM TRA TỔNG HỢP GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
1. Kiến thức
- Nhằm đánh giá hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả 3 phần: Văn, Tập làm
văn, Tiếng việt giữa kì 1 lớp 9.
2.Kĩ năng
- Kiểm tra việc vận dụng những kiến thức về kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng
hợp toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra , đánh giá mới.
* Kĩ năng sống: Tư duy, đặt mục tiêu,...
3. Thái độ
- HS có thái độ làm bài nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng trả lời ngắn (2,0 điểm) và câu hỏi dạng tự luận
(8,0 điểm)
- Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng.
3.5. Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ : Xem lại bài kiểm tra học kì.
- Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính.Xem trước bài và trả lời một số
câu hỏi theo phiếu học tập.( GV phát phiếu học tập cho HS).
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS
? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
? Nêu hiểu biết của em về tác phẩm? Bài thơ ra đời trong hồn cảnh nào?
?Bài thơ có bố cục rõ ràng khơng? Có những hình ảnh nào đáng chú ý?
? Nhan đề bài thơ có gì khác lạ ?
? Hãy xác định nhân vật trữ tình của bài thơ là những chiếc xe khơng kính hay
những người chiến sĩ lái xe?
?HS tìm những câu thơ miêu tả hình ảnh những chiếc xe khơng kính ?Tác giả sử
dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả ?
? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe khơng kính là h/ảnh độc đáo ?
? Vì sao những chiếc xe đó lại khơng có kính?
? Nhận ra và đưa một hình ảnh rất bình thường vào thơ cho thấy điều gì ở nhà thơ?
? Qua hình ảnh những chiếc xe khơng kính đã phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh
như thế nào?
? Chiếc xe trần trụi ấy là cơ hội để người chiến sĩ bộc lộ phẩm chất của mình. Cảm
giác của người lính lái xe trong buồng lái được tác giả miêu tả như thế nào?



+ Nghệ thuật đảo ngữ, điệp từ.
+ Người chiến sĩ ung dung nhìn ngắm thế giới bên ngồi vơí tâm trạng thoải mái
khơng sợ hãi.
? Hình ảnh người lái xe được miêu tả với những phẩm chất nào? Tìm những chi tiết
hình ảnh nói lên phẩm chất đó?
? Từ ngữ nào, bố cục câu nào diễn tả thái độ bất chấp gian khổ của người lính?
? Tìm những câu thơ thể hiện thái độ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội niềm vui sôi
nổi của người chiến sĩ lái xe?
? Điều gì làm nên sức mạnh ở họ?Tìm những câu thơ nói lên điều đó?
- Ý chí chiến đấu vì Miền Nam, tình yêu nước nồng nhiệt của tuổi trẻ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×