Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Lênin bảo vệ và phát triển lí luận chủ nghĩa mác và đảng của giai cấp công nhân qua nghiên cứu các tác phẩm “làm gì”, “hai sách lược của đảng dân chủ” và “ bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.4 KB, 52 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là tiểu luận do chính tơi thực hiện, theo sự hướng dẫn và
giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Công Tuấn. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong
tiểu luận là hồn tồn trung thực.

Người thực hiện
(kí và ghi rõ họ tên)


QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
CNXH

chủ nghĩa xã hội

CNXHKH

chủ nghĩa xã hội khoa

CNTB

chủ nghĩa tư bản

CSCN

chủ sản chủ nghĩa

CMDCTS

cách mạng dân chủ tư sản

CMVS



cách mạng vô sản

CMXHCN

cách mạng xã hội chủ nghĩa

ĐCS
GCCN
GCVS
GCTS

đảng cộng sản
giai cấp công nhân
giai cấp vô sản
giai cấp tư sản


MỞ ĐẦU
1.Lí do nghiên cứu
Lý luận về Đảng của GCCN là những nội dung cơ bản và quan trọng
của CNXHKH. Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội, Lênin
đã kế thừa và phát triển sáng tạo những quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen
về lý luận. Các ông đã luận giải, chứng minh xã hội loài người trải qua nhiều
đấu tranh để khỏi áp bức bóc lột, nên cần phải có một tổ chức lãnh
đạo.Trong giai đoạn đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đã có rất nhiều nhà
kinh điển nghiên cứu và đưa ra “Đảng cộng sản”. Đảng Cộng sản đầu tiên
trên thế giới, như mọi người đều biết, phải nhiều năm sau khi Các-mác qua
đời mới được hình thành. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), Đảng
Cộng sản Nga (Bơn-sê-vích) đã chính thức khai sinh, đó là tiền thân của

Đảng Cộng sản Liên Xơ sau này. Đảng Cộng sản Nga là kết quả của đấu
tranh vũ trang với các ‘kẻ thù giai cấp’ mà thành, và trong quá trình duy trì
sự tồn tại của Đảng, Đảng đã liên tục dùng bạo lực để đàn áp những đảng
viên và những người dân bất đồng chính kiến. Đảng xuất hiện từ phái Bơnsê-vích của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, dưới sự lãnh đạo của
V.I.Lenin. Đảng lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 dẫn tới sự lật
đổ Chính phủ Lâm thời Nga và thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
của thế giới. Với vai trò trung tâm do Hiến pháp Liên xơ quy định, đảng
kiểm sốt tồn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên xơ. Cách tổ chức của đảng
được chia thành các đảng cộng sản của các nhà nước cộng hồ Xơ viết cấu
thành cũng như tổ chức đồn thanh niên.
Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ
chức và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Đông Âu, châu Á và châu Phi.
Đảng chấm dứt tồn tại với thất bại của cuộc đảo chính Xơ viết năm 1991 và


được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga tại Nga và các đảng cộng
sản của các nước cộng hoà cũ hiện đã độc lập.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo và áp dụng Đảng kiểu mới cuả V.I.Lenin để làm cơ
sở lý luận và phương pháp luận cho việc nhận thức cũng như xác định con
đường, hình thức, bước đi của nước ta trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
mục tiêu trong thời kỳ mới của công cuộc đổi mới.
Qua những lý do trên và với tư cách là một sinh viên chuyên ngành
chủ nghĩa xã hội thì việc nghiên cứu Đảng là cần thiết cho việc bổ sung, tích
lũy kiến thức của bản thân. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài: “Lênin bảo
vệ và phát triển lí luận chủ nghĩa Mác và Đảng của giai cấp công nhân qua
nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”, “Hai sách lược của đảng dân chủ” và
“ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” làm đề tài tiểu luận của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay có rất nhiều tài liệu, các cơng trình nghiên cứu, các sách báo,
tạp chí và nhiều trang website trên mạng internet viết về Các luận điểm về
Đảng.
- Đề cương bài giảng Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của
V.I.Lênin về CHXH KH của PGS TS Đỗ Công Tuấn (Chủ biên) – Khoa chủ
nghĩa xã hội khoa học – Học Viện báo chí và tuyên truyền – Hà nội tháng 1/
2013. Đây là một cuốn sách chuyên ngành, đề cập một cách toàn diện về
những nguyên lý của CNXHKH trong đó có đề cập đến nhưng lý luận về các
luận điểm về Đảng kiểu mới. Đây là nguồn tài liệu chủ yếu đề tác giả phát
triển và thực hiện đề tài này.
- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Khoa chủ nghĩa xã hội
khoa học – Học viện Báo chí và Tuyên Truyền – Lưu hành nội bộ - Hà Nội,


2009. Cuốn giáo trình này đã trình bày một cách tồn diện những lý luận cấu
thành CNXHKH, trong đó có trình bày về các luận điểm về Đảng.
- Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hơi và lý luận con đường
phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta của TS Phạm Văn Chung - NXB
CTQG – Hà nội, 2005.Cuốn sách này cũng viết về hình thái kinh tế - xã hội
ở phương diện khái quát chung, nhằm đem đến cho bạn đọc cái nhìn chung
nhất về các luận điểm về Đảng .
- Các tư liệu trên website www.dangcongsan.vn
- Bên cạnh những sách báo, tạp chí, thơng tin trên internet, với tư cách
là sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tơi cịn được tiếp cận,
được học tập, nghiên cứu những tài liệu và trao đổi với giảng viên và học
viên về những vấn đề có liên quan đến đề tài Đảng.
Tuy nhiên các tác phẩm, các bài viết trên chỉ mới đề cập đến một khía
cạnh nhất định mà đề tài cần nghiên cứu. Chính vì vậy, tơi hi vọng với đề tài:
“Lênin bảo vệ và phát triển lí luận chủ nghĩa Mác và Đảng của giai cấp
công nhân qua nghiên cứu các tác phẩm “Làm gì?”, “Hai sách lược của

đảng dân chủ” và “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản” . Tôi
sẽ thấy rõ hơn.
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tác phẩm kinh điển của V.I.Lenin có rất nhiều vấn đề cần phải nghiên
cứu nhưng ở tiểu luận này tôi xin tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng
kiểu mới”. Do hạn chế về thời gian và phạm vi đề tài nên trong tiểu luận này
tôi chỉ bàn về các vấn đề chung nhất.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động nghiên cứu, đi sâu
nghiên cứu vấn đề “Đảng kiểu mới”
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: đi sâu nghiên cứu vấn đề “Đảng
kiểu mới”


Giới hạn nghiên cứu vấn đề tập trung vào một số tác phẩm: Làm gì, Hai
sách lược của Đảng dân chủ - xã hội Nga trong cách mạng dân chủ, Bệnh ấu
trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản….Khẳng định niềm tin vào lí tưởng
của Đảng vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tiểu luận này là:
- Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm, tác giả trình bày và phân tích
nhằm làm rõ sự phát triển về Đảng.
- Đồng thời, phân tích làm sáng tỏ sự vận dụng lý luận Đảng vào giải phóng
áp bức bóc lột của bọn giai cấp tư sản. Đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam
vào sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn
hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hồn thành mục tiêu ấy,tác gải đã xác định phải thực hiện
những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
- Nghiên cứu những quan điểm của V.I.Lenin về Đảng kiểu mới.

- Nghiên cứu sự phát triển sáng tạo Đảng kiểu mới của V.I.Lênin và sau này
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo.
- Trên cơ sở đó, đánh giá khách quan về sự vận dụng lý luận Đảng kiểu mới
của V.I.Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.
5. Đóng góp của tiểu luận
C.Mác, Ph.Ăngghen và đặc biệt V.I.Lênin là bậc tiền bối của kho tàng lý
luận các ông đã để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm, điều đó giúp cho
chúng ta có thể tìm hiểu và kế thừa những kho tàng lý luận đó. Những tác
phẩm kinh điển của hai ông là một nguồn tài liệu rất quý giúp cho chúng ta


thấy được giá trị và cần phải học hỏi nhằm củng cố kiến thức giúp cho tôi rất
lớn trong con đường học tập của mình, đặc biệt là sẽ giúp cho tơi hồn thành
xuất sắc phần tiểu luận của mình. Vậy qua tiểu luận này thì tơi sẽ học hỏi
được rất nhiều từ hai nhà lý luận nổi tiếng và từ thầy cô, bạn bè.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo: phương pháp phân tích-tổng hợp, kết hợp
một cách đúng mức phương pháp logic lịch sử.
Phương pháp cụ thể: lược thuật tài liệu, tổng hợp tài liệu
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết
cấu gồm 3 chương và 7 tiết.


Chương 1
Lí luận cơ bản về chính đảng của GCCN
1.1.Tư tưởng của Mác-Ănghen về chính đảng của GCCN
Học thuyết Mác - Lênin về chính Đảng đã trải qua một quá trình phát

triển lâu dài gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể trong hoạt động của
Đảng và sứ mệnh lịch sử của GCCN trong từng giai đoạn cách mạng.
C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đã nêu lên những tư tưởng
cơ bản về chính đảng vơ sản. Những tư tưởng đó bắt nguồn từ luận điểm
khoa học về vai trò lịch sử thế giới của giai cấp công nhân với tư cách là
người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, sáng tạo ra xã hội mới không cịn
người bóc lột người. Những tư tưởng đó cịn được rút ra từ sự phân tích một
cách biện chứng những điều kiện lịch sử cụ thể của quá trình phát triển xã
hội lồi người nói chung và giai cấp cơng nhân nói riêng.
Ngay từ đầu và trong suốt q trình hoạt động đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng GCCN, C. Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng cơ bản về
đảng cách mạng của GCCN. Cùng với thời gian, tư tưởng này về sau ngày
càng được bổ sung và phát triển. Xét tổng quát, tư tưởng C.Mác và
Ph.Ăngghen gồm những điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: tính tất yếu của việc thành lập
Đảng cộng sản.
Khi chứng minh tính tất yếu của việc cần phải thành lập chính đảng của
giai cấp cơng nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng, đó là điều kiện
tiên quyết để bảo đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện
được mục đích cuối cùng của nó là tiêu diệt giai cấp bóc lột. Vì chính đảng
vơ sản là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng mang bản chất giai cấp công
nhân; Đảng luôn đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và mọi chủ


trương, chiến lược, sách lược của Đảng đều luôn luôn phải xuất phát từ lợi
ích của giai cấp cơng nhân. Ph.Ăngghen viết: “muốn cho giai cấp vơ sản có
đủ sức và có thể chiến thắng trong giờ phút quyết định thì điều cần thiết là
C.Mác và tơi đã bảo vệ quan điểm này từ năm 1847 – phải tổ chức được một
đảng riêng biệt, tách khỏi tất cả các đảng khác và đối lập với các đảng đó,
nhận thức rõ mình là đảng của giai cấp”.

Để thực hiện thành cơng sứ mênh lịch sử của mình. GCCN ở mỗi nước
phải xây dựng được một chính đảng vơ sản – là đòi hỏi tất yếu khách quan
của cuộc đấu tranh giai cấp của GCCN cần có một lực lượng lãnh đạo giai
cấp thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của mình, nhằm giải phóng
GCCN và tồn thể nhân dân lao động thốt khỏ áp bức, bóc lột, bất cơng,
xóa bỏ CNTB và đi lên chế độ CSCN mà giai đoạn đầu là CNXH.
Tuyên ngôn Đảng cộng sản là tác phẩm nổi tiếng được Mác và Ăngghen viết
(1848). Năm 1869, được sự quan tâm của Mác và Ăngghen , nước Đức
thành lập Đảng dân chủ - xã hội Đức (chính đảng của GCVS). Trong suốt
hai mươi năm hoạt động nỗ lực và tổng kết thực tiễn ở các nước châu Âu và
châu Mĩ, các ông đã rút ra một số vấn đề quan trọng về ĐCS.
Phải thành lập một chính đảng vơ sản, thốt khỏi sự chi phối, ảnh
hưởng của tất cả chính đảng cũ. Đồng thời để chống lại những hoạt động của
các chính đảng đó, phải “ thực hiện chính sách độc lập khác hẳn chính sách
của các đảng khác, vì chính sách đó phải thể hiện điều kiện giải phóng của
GCCN” . Muốn GCVS thốt khỏi sự chi phối và ảnh hưởng của các chính
đảng cũ thì biện pháp tốt nhất là ở mỗi nước phải xây dựng một chính đảng
của GCVS.Tại Hội nghị quốc tế (1871) họp ở Luân Đôn, Mác – Ăngghen
khẳng định “GCCN chỉ có thể hành động với tính cách giai cấp khi được tổ
chức lại thành một chính đảng độc lập đối với tất cả các đảng phái cũ do giai
cấp hữu sản lập ra, sự tổ chức ấy của GCCN thành chính đảng là cần thiết để


đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và đạt tới mục tiêu cuối cùng là xóa
bỏ giai cấp”.
Ngay từ những ngày đầu của phong trào công nhân quốc tế, Mác Ăngghen đã kêu gọi “hãy thành lập ở khắp các thành phố và làng mạc các
liên hiệp hội công nhân” [3.609.] và nhấn mạnh phải biến mỗi chi bộ mình “
làm trung tâm của tất cả các hiệp hội cơng nhân”, trong đó lập trường và lợi
ích của GCVS có thể đưa ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng của
GCTS.

Thứ hai, C.Mác và Ph..Ăngghen là những người sáng tạo ra thế giới quan
khoa học, cơ sở tư tưởng của Đảng, cơ sở xác định cương lĩnh chính trị,
nhưng vấn đề chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng của GCCN.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng GCCN và đội tiền phong của nó là
ĐCS muốn nắm vai trị quyết định trong tiến trình của lịch sử thì nó phải có
lí luận cách mạng tiên tiến.
Tun ngơn của Đảng cộng sản là một văn kiện có tính cương lĩnh đầu
tiên của phong trào cộng sản,trong đó C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày
một cách ngắn gọn, cơ đọng nhất những quan điểm lí luận của mình về triết
học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Hai ơng luận chứng
về vai trị lịch sử tồn thế giới của GCCN với tư cách là người đào huyệt
chôn CNTB và người sáng lập ra xã hội mới “Trước hết, giai cấp tư sản
sản sinh ra những người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư
sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”[1.613].
Thứ ba, C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên tư tưởng kết
hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Các ông cho rằng: chủ nghĩa xã hội khoa học là cơ sở tinh thần, cơ sở
tư tưởng, còn phong trào công nhân là cơ sở vật chất, cơ sở xã hội cho sự
sản sinh ra đảng.Họ đã hoạt động tích cực để truyền bá CNXHKH vào


phong trào công nhân, trước hết là những người tiên tiến trong công nhân,
những người giác ngộ nhất nắm được, hiểu được tư tưởng khoa học này.
Thứ tư, C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS
Để nêu lên thuộc tính cơ bản của ĐCS, các ơng đã nói lên bản chất cách
mạng và khoa học của Đảng, chỉ rõ rằng những người cộng sản không phải
là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác. Trong tuyên
ngôn Đảng cộng sản, hai ông viết: “…về mặt thực tiễn, những người cộng
sản là bộ phận tiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là
bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác, về mặt lí luận, họ hơn bộ phận còn

lại của GCVS ở chỗ là họ hiểu rõ hơn những điều kiện, tiến trình và kết quả
chung của phong trào vô sản”[6. 558].
Thứ năm, C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Đảng không phải là tổ chức
biệt phái, không phải là tổ chức bí mật đầy âm mưu như các chính trị gia
từng quan niệm mà là “ là tổ chức chiến đấu của những người cách mạng”
Ph.Ăngghen nhấn mạnh “ Đảng công nhân được thành lập không phải để
thành cái đuôi của bất cứ một đảng tư sản nào, mà phải thành một đảng độc
lập, có mục đích chính trị riêng của mình”[5.134].tất nhiên, điều đó khơng
có nghĩa ĐCS tồn tại và tách rời khỏi giai cấp và nhân dân lao động. Ngược
lại, Đảng gắn bó với nhân dân, khơng đối lập với những tổ chức mà GCVS
tham gia, hơn thế nữa, Đảng hợp tác và tích cực tham gia vào các tổ chức
của người lao động để đem vào đó những tư tưởng chủa CNCSKH và
những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, hướng hoạt động của các tổ
chức đó vào quỹ đạo cách mạng.
Luận chứng về mục đích đấu tranh của GCCN và Đảng của nó “ Điều
lệ Đồng minh những người cộng sản” chỉ rõ : “ Điều 1. Mục đích của liên
đồn là lật đổ GCTS, lập nền thống trị của GCVS, tiêu diệt xã hội tư sản cũ


dựa trên sự đối kháng về giai cấp và xây dựng một xã hội mới khơng có giai
cấp và khơng có chế độ tư hữu” [1.493].
Như vậy ngay từ đầu, Đảng vơ sản chân chính đã cơng khai tun bố
rõ ràng mục tiêu, mục đích của mình.
Thứ 6, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập đến những nội dung cơ bản của
nguyên tắc tập trung dân chủ.
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa dùng khái niệm “ nguyên tắc tập trung dân
chủ” nhưng nội dung cơ bản của nguyên tắc này đã được hai ông thể hiện
khá đầy đủ trong các văn kiện của Liên đoàn những người cộng sản và của
Quốc tế thứ nhất.
“Điều 3. Tất cả hội viên của Liên đoàn đều bình đẳng, họ là an hem và

trong mọi trường hợp, đều có nghĩa vụ giúp đỡ nhau như anh em”[1.493].
Hội viên của Liên đoàn được thảo luận những vấn đề về sinh hoạt đảng,
được tham gia vào việc bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn, nhưng
phải phục tùng nghị quyết của Liên đồn, “ Khơng tham gia vào mọi tổ chức
– chính trị hoặc dân tộc – chống cộng sản, và có nghĩa vụ báo cáo với cơ
quan lãnh đạo hữu quan về việc tham gia vào một tổ chức nào đó” [1.
493].Ai vi phạm những điều kiện của hội viên sẽ tùy tình hình mà phải xin
ra khỏi Liên đoàn hoặc bị khai trừ ra khỏi liên đoàn
Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn được quy định: cơng xã gồm từ 3 đến 20
thành viên, đó là cơ sở của Đảng, là trung tâm và hạt nhân cơng tác chính trị
của Đảng trong quần chúng lao động.Nhiều công xã hợp thành một quận,
đứng đầu là quận ủy của Đảng. Cơ quan cao nhất của Liên đoàn là đại hội
hàng năm và giữa hai kì đại hội là Ban Chấp hành Trung ương.
Đánh giá về tổ chức của Liên đoàn những người cộng sản, Ph.Ăngghen
viết: Cơ cấu của Liên đoàn thật dân chủ, các Ban Chấp hành được bầu ra hay


có thể thay thế bất kì lúc nào, do đó ngăn chặn được mọi âm mưu và thủ
đoạn chiếm độc quyền trong Liên đoàn.
C.Mác và Ph.Ăngghen nhấn mạnh: Dân chủ phải thống nhất với tập
trung, với kỉ luật chặt chẽ, bộ phận phải phục tùng toàn thể, thiểu số phải
phục tùng đa số.Việc phát huy dân chủ được thực hiện trong mối liên hệ chặt
chẽ với việc tôn trọng kỉ luật Đảng – một kỉ luật bắt buộc đối với tất cả hội
viên.
Thứ bảy, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: Đảng chỉ có thể trở thành chân
chính và cách mạng của quần chúng và lực lượng cách mạng của phong
trào ấy đã phát triển mạnh mẽ.
Trong suốt quá trình nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn của mình,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: những công việc và tư tưởng của lịch
sử đều là tư tưởng và công việc của quần chúng.

Ph.Ăngghen viết: “ ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn tổ
chức của xã hội, thì bản thân quần chúng phảo tự mình tham gia vào cơng
cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ đó là vấn đề gì và vì sao mình phải
tham gia vào cơgn việc cỉa tạo ấy, với cả thể xác lẫn sinh mệnh của mình…
Nhưng muốn cho quần chúng hiểu rõ là phải làm gì thì cần phải tiến hành
một công tác lâu dài, kiên nhẫn” [4.617]
Tiếp theo, Ph.Ăngghen đã khẳng định, giáo dục thuyết phục quần chúng
là điều “hiện nay chúng ta đang tiến hành…, và tiến hành một cách có hiệu
quả, khiến cho kẻ địch của chúng ta phải tuyệt vọng” [4.617]
Hai ơng cịn nói: những ngườicộng sản phải thường xuyên chiến đấu giành
lấy quần chúng, phải quan tâm đến nhu cầu và tâm trạng của họ. Phải tích
cực làm việc trong các tổ chức và các đoàn thể của người lao động, biết lãnh
đạo các tổ chức đó.


Thứ tám, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luôn đấu tranh để củng cố sự thống nhất
đội ngũ của các tổ chứcvô sản, đồng thời kiên quyết chống lại bọn cơ hội,
bọn xét lại và chống lại tất cả những người vi phạm kỉ luật Đảng.
Hai ơng cho rằng: khơng có một đảng vơ sản có tổ chức, đồn kết thì
GCCN khơng thể đập tan được GCTS và thiết lập chuyên chính của mình,
nếu khơng kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa biệt phái – thì Đảng sẽ
khơng thể thu hút được quần chúng lao động về phía CMXHCN.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, việc củng cố hàng ngũ của Đảng, loại trừ
khỏi hàng ngũ Đảng các phần tử thù địch và cơ hội chủ nghĩa là điều kiện
cần thiết để phát triển Đảng, củng cố sức chiến đấu của Đảng.
C.Mác và Ph.Ăngghen lần đầu tiên trong lịch sử nêu lên một kiểu mẫu
đấu tranh có nguyên tắc để chống lại các tư tưởng chủ nghĩa cơ hội, để giữ
vững sự thống nhất trong Đảng. Hai ông đã đấu tranh không khoan nhượng
chống những quan điểm cơ hội chủ nghĩa biệt phái của Bcunin, và cuối
cùng theo đề nghị của Mác và Ăngghen , Đại hội của Quốc tế I họp ở Lahay

đã nhất trí khai trừ Bacunin ra khỏi Hội liên hiệp cơng nhân Quốc tế vì hoạt
động riêng rẽ.
Sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản là sự cáo chung đối với tất cả các trào
lưu xã hội chủ nghĩa phi vơ sản. Những người vơ sản và chính đảng vơ sản
phải phê phán các trào lưu xã hội phản động, để truyền bá học thuyết chủ
nghĩa cộng sản khoa học vào phong trào công nhân. Những người vô sản
phải đấu tranh kiên quyết với những người cơ hội chủ nghĩa trong Đảng và
trong phong trào công nhân, làm cho Đảng ln ln được vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đối với những người này thì “Người cộng sản
cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chống những người xã hội chủ nghĩa tư
sản đó, vì hoạt động của bọn họ là có lợi cho kẻ thù của người cộng sản và
vì bọn họ bảo vệ một chế độ xã hội mà người cộng sản muốn phá bỏ”[2.628]


vì thực chất những tư tưởng của bọn cơ hội phản động là đem nền sản xuất
đại công nghiệp đặt vào trong cái vỏ chật hẹp của chế độ phường hội, họ
muốn kéo lùi lịch sử trở lại thế kỷ trước. Trong quá trình đấu tranh chống
các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa phi vô sản, các nhà lý luận của giai
cấp công nhân đồng thời phát triển và bổ sung cho lý luận cách mạng của
mình.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, để có thể loại bỏ bọn cơ hội, bè phái ra khỏi
Đảng, thì phải đặc biệt coi trọng việc tự phê bình và phê bình trong Đảng, vì
nó là phương pháp phát hiện và sửa chữa thiếu sót, là điều kiện quan trọng
phát triển sinh hoạt nội bộ Đảng và bảo đảm sức mạnh bên trong của Đảng.
Thứ chín, C.Mác và Ph.Ăngghen coi chủ nghĩa quốc tế vơ sản là nguyên tắc
quan trọng nhất về xây dựng Đảng.
Các ông cho rằng: chủ nghĩa quốc tế vô sản sản được nảy sinh từ địa vị
của GCVS và trên cơ sở thống nhất lợi ích căn bản và là mục tiêu cuối cùng
của vô sản tất cả các nước
Ph.Ăngghen chỉ rõ: những người vô sản ở tất cả các nước có chung lợi

ích, chung kẻ thù, họ phải tiến hành một cuộc đấu tranh chung, đông đảo
những người vô sản, do bản chất của mình, khơng bị các thành viên kiến tập
ràng buộc. Toàn bộ sự phát triển tinh thần và phong trào của họ, về bản chất,
có tính chất nhân đạo chống hẹp hịi.
Hai ơng coi chủ nghĩa quốc tế của nhân dân lao động tất cả các nước là bí
quyết thành cơng của GCVS chống kẻ bóc lột, đồng thời là hiểm họa ghê
gớm, chí tử đối với GCTS.
Khẩu hiệu bất hủ trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản “ VƠ SẢN TẤT CẢ
CÁC NƯỚC ĐỒN KẾT LẠI” đã trở thành khẩu hiệu chung của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế.


Trên đây là những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề
Đảng của GCCN . Dẫu chưa thể coi là thật sự hoàn chỉnh (ngay bản thân
những người sáng lập ra nó khi đánh giá về tồn bộ học thuyết của mình
cũng đã thừa nhận như vậy), nhưng về cơ bản nó đã có ảnh hưởng sâu sắc
tới toàn bộ sự phát triển sau này của phong trào công nhân quốc tế và chuẩn
bị điều kiện cho việc thành lập hàng loạt Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên
thế giới.
Bên cạnh đó, cịn là cơ sở để V.I.Lênin kế thừa và phát triển những quan
điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng sản. Sự ra đời của Đảng
bơnsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và việc thành lập
Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực tế tư tưởng sáng tạo
của Lênin về Đảng Cộng sản
1.2.Hoàn cảnh lịch sử - cơ sở thực tiễn Lênin bảo vệ và phát triển lí luận
chủ nghĩa Mác về Đảng của GCCN.
1.2.1.Tình hình thế giới
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB bước vào giai đoạn phát triển cao
nhất là CNĐQ. Việc tích tụ tập trung sản xuất và tư bản đã đạt tới quy mơ to
lớn, hình thành các hiệp thương tư bản độc quyền. Sự cạnh tranh cũng được

mở rộng chẳng những ở thị trường trong nước mà cả việc hình thành các liên
minh quốc tế xâm chiếm thị trường bên ngoài và phân chia với nhau toàn bộ
thế giới thành các khu vực ảnh hưởng. Đến đầu thế kỉ XX, sự phân chia lãnh
thổ thế giới đã hoàn thành, nên mâu thuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc
“trẻ” trở lên gay gắt, vấn đề phân chia lại thuộc địa lại được đặt ra.
Sự xác lập của CNĐQ làm cho tất cả mâu thuẫn của CNTB trở lên kịch
liệt gay gắt. Thời kì tương đối “hịa bình” chấm dứt. Giai cấp tư sản đã tấn
cơng khơng thương tiếc vào mức sống của nhân dân lao động, sự phản động
về chính trị và tang cường gây sức ép về tư tưởng của GCTS đối với nhân


dân lao động, đã thúc đẩy hoạt động của GCCN, mở rộng hàng ngũ đồng
minh của GCVS chống GCTS, CNĐQ chẳng những là giai đoạn phát triển
cao nhất của CNTB, mà còn là giai đoạn phát triển cuối cùng của nó. Việc
chuẩn bị cho cách mạng XHCN đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trực tiếp
của GCCN và là nội dung chính của đấu tranh giai cấp của GCCN. Các yếu
tố như trình độ nhận thức về điều kiện mới là nhiệm vụ mới của GCCN,
chiến lược và toàn bộ hoạt động của GCCN phải phải phù hợp với yêu cầu
lịch sử mới là chuẩn bị toàn diện để GCVS làm CMXHCN, đã trở thành tiêu
chuẩn khách quan đánh giá trình độ và bản chất của mỗi người xã hội – dân
chủ và của bất cứ tổ chức công nhân nào.
1.2.2. Tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thể kỉ XX
Đầu thế kỉ XX, CNTB ở Nga bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
nhưng trong nước, những tàn dư của chế độ phong kiến còn hết sức mạnh
mẽ trong kinh tế và chính trị dưới hình thức chế độ đại chiếm hữu của địa
chủ. Ách áp bức của chế độ chuyên chế - địa chủ quyện với ách áp bức
TBCN, với áp bức dân tộc và tình trạng phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.
Kết quả là cuộc đấu tranh của GCCN chống GCTS đã kết hợp với cuộc đấu
tranh của nông dân chống địa chủ, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị chế
độ Nga hoàng áp bức, với cuộc đấu tranh củ các tầng lớp nhân dân đông đảo

chống chế độ chuyên chế Nga hoàng và chống sự xâm nhập của tư bản nước
ngoài vào nước Nga. Do đó, vào lúc này, những tiền đề cho cuộc cách mạng
DCTS có tính chất nhân dân hồn tồn chín muồi.
Cách mạng Nga 1905 – 1907 là cuộc cách mạng nhân dân đầu tiên trong
thời đại đế quốc chủ nghĩa. Nó chứng tỏ rằng một thời kì lịch sử mới của
lịch sử toàn thế giới đã bắt đầu, thời kì của những rung chuyển chính trị và
những cuộc chiến đấu cách mạng.


Sau sự đàn áp đẫm máu của chính phủ Nga hoàng ngày 9 tháng 1 năm
1905, một là song đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng với các cuộc bãi cơng,
đình cơng và biểu tình chính trị bao trùm cả nước. Cùng với GCCN Nga là
GCCN các nước Đức, Pháp, Ý… đã tổ chức những cuộc bãi cơng, biểu tình
…ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nga.
Ý nghĩa quốc tế của cách mạng Nga đầu tiên không chỉ ở chỗ cuộc cách
mạng này trực tiếp tác động đến tính tích cực cách mạng của quần chúng ở
các nước tư bản và thuộc địa, mà nó cịn đặt ra những vấn đề căn bản của
phong trào công nhân quốc tế và đòi hỏi phải trả lời những vấn đề ấy: vấn đề
động lực của cuộc cách mạng DCTS trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, vấn
đề bá quyền lãnh đạo của GCVS, vấn đề liên minh giai cấp, những vấn đề
sách lược đấu tranh giai cấp, vấn đề CMDCTS chuyển thành CMXHCN. Tất
cả những vấn đề này đã được thảo luận tại Đại hội III Đảng Công nhân xã
hội – dân chủ Nga .
Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga còn làm cho cuộc đấu tranh giữa trào
lưu cách mạng và trào lưu cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân quốc
tế gay gắt hơn nữa. Ở Nga đó là cuộc đấu tranh giữa Bơnsêvíc và Mensêvíc.
Những người Mensevíc đã phản đối việc lật đổ chế độ chuyên chế bằng con
đường khởi nghĩa vũ trang giành, phủ nhận ý nghĩa quốc tế của những kinh
nghiệm của cuộc cách mạng Nga….
Dựa vào những luận điệu của Mác trong bộ tư bản, Lênin đã phân tích

sâu sắc CNTB trong giai đoạn mới và chỉ ra rằng , CNĐQ là đêm trước của
CMVS, Lênin đã đưa ra khẩu hiệu: “ Vơ sản tồn thế giới và các dân tộc bị
áp bức đoàn kết lại”.
Sau khi khi đập tan luận điệu của phái cơ hội trong phong trào công
nhân Nga, Lênin đã dần đến xúc tiến lại thành lập Đảng của giai cấp công
nhân Nga. Bắt đầu 1895, Lênin đã lập ra “Hội liên hiệp đấu tranh giải


phóng cơng nhân Petecbua” nhằm đưa chủ nghĩa Mác kết hợp với phong
trào công nhân. Cho đến tháng 3 năm 1898, Lenin chủ trì Đại hội I Đảng
cơng nhân dân chủ xã hội Nga nhằm hợp nhất các tổ chức dân chủ xã hội
Mácxít và tuyên bố thành lập Đảng. Nhưng chưa kịp ra cương lĩnh, điều lệ
thì tồn bộ ban chấp hành bị Nga hoàng bắt và đa phần đi Xibêri. Một thời
gian sau, Lenin cho xuất bản tờ báo toàn Nga của những người Mácxit – báo
“Tia lửa” nhằm chống tình trạng bất đồng về tư tưởng cho cách mạng. Ban
tổ chức báo này đứng ra liên lạc các nhóm rời rạc và chuẩn bị cho Đại hội II.
Và trong đại hội này, Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga đã ra đời, thông
qua được cương lĩnh và điều lệ…..
Tuy nhiên, sau Đại hội không lâu lại nảy sinh vấn đề vầ tổ chức giữa
một bên là phái Bơn xêvíc do Lênin đứng đầu và bên kia là phái Menxêvíc
do Máctốp đứng đầu về một vấn đề là cùng sinh hoạt trong cùng một tổ
chức, còn hai quan điểm là “thừa nhận lí tưởng cộng sản chủ nghĩa và ủng
hộ Đảng về vật chất” đều được cả hai thừa nhận. Nhưng khi thơng qua đại
hội thì quan điểm không nhất thiết phải sinh hoạt trong một tổ chức của
Máctốp lại được thông qua. Mới đến tháng 1 năm 1912, Đại hội VI Đảng tau
Praha, thì lúc này những người Bơnxêvích Nga mới thành lập một đảng độc
lập – Đảng cơng nhân xã hội dân chủ Bơnxêvíc Nga mới thành lập được một
đảng độc lập
Như vậy , để có được thành quả là một ĐCS kiểu mới, Đảng của chủ
nghĩa Lênin, những người vơ sản chân chính Nga mà đứng đầu là Lênin đã

trải qua quá trình 17 năm đấu tranh lâu dài, gian khổ, có lúc yếu thế, thất bại
nhưng cuối cùng đã thành công.


Chương 2.
V.I.Lênin bảo vệ và phát triển lí luận về chính Đảng của
giai cấp cơng nhân.
2.1.Quy luật ra đời và phát triển Đảng của giai cấp công nhân.
Là người kế tục vĩ đại sự nghiệp của C.Mác và Ph.Ăngghen, chiến đấu
trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc - thời kỳ mà cách mạng vô sản đã trở thành
trực tiếp - và trong hoàn cảnh cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã kế thừa và
phát triển những quan điểm rất cơ bản của Chủ nghĩa Mác về Đảng Cộng
sản. Sự ra đời của Đảng bơnsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công
nhân và việc thành lập Quốc tế III- Quốc tế cộng sản, là sự thể hiện trên thực
tế tư tưởng sáng tạo của Lênin về Đảng Cộng sản.
Kế thừa những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục
luận chứng cho một số luận điểm cơ bản về tình quy luật của sự củng cố và
phát triển chính đảng của giai cấp cơng nhân, đặt nền móng cho lý luận về
đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Quy luật phát triển chính Đảng của giai cấp cơng nhân nói đến cơng
cuộc đấu tranh nâng cao sức lãnh đạo, chiến đấu của Đảng Cộng sản trong
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa giai cấp công nhân thực hiện thắng
lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng sản được xây dựng theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm…tuy nhiên
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình,
Đảng cần phải ln ln thực hiện tự phê bình và phê bình, đồng thời phải
đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghĩa, xét lại…trong và
ngồi Đảng, đó chính là quy luật phát triển chính đảng của GCCN.Trong tác
phẩm “ Làm gì?” Lênin đã đề cập và luận chứng một số quan điểm cơ bản
về tính quy luật của sự ra đời, củng cố và phát triển Đảng của GCCN



Tính quy luật đó bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn phải có một lí luận khoa
học dẫn đường cho cuộc đấu tranh của GCVS và GCTS. GCCN muốn giành
được chính quyền và giải phóng các giai cấp bị áp bức trên tồn xã hội thì
phải có một lí luận cách mạng chỉ đường “ khơng có lí luận cách mạng thì
khơng thể có được phong trào cách mạng” [9.30]. Lý luận cách mạng ra đời
còn là sản phẩm của sự phê phán một cách có chọn lọc các tư tưởng xã hội
chủ nghĩa được sáng tạo bởi nhiều thế hệ các nhà tư tưởng cách mạng của
các thời đại khác nhau. Nó được kế thừa từ các lý luận triết học, lịch sử, kinh
tế do các nhà tư tưởng tiến bộ xây dựng nên. Lý luận cách mạng ấy là chủ
nghĩa Mác- nền tảng tư tưởng cho sự hình thành ý thức dân chủ- xã hội cách
mạng, cần phải được truyền bá vào phong trào công nhân Nga. Điều đó lại
chỉ có thể thực hiện được một khi giai cấp cơng nhân phải được tổ chức
thành chính đảng và phải có chính đảng của mình.
Để làm được những điều đó, phải có sự liên minh giữa các giai cấp và
tầng lớp, bởi “ tứ phía quanh chúng ta đều có kẻ thù, và chúng ta hầu như
ln phải đi dưới làn đạn của chúng. Chúng ta đoàn kết với nhau do một
quyết định tự nguyện chính là để đánh bại kẻ thù và không sa vào vũng lầy
bên cạnh[9.11]. Khẳng định sự liên minh để giành thắng lợi dưới sự lãnh đạo
của một chính đảng. Bởi vì, nếu khơng liên minh thì khó có thể giành được
chính quyền, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và cơng kích lẫn nhau. Người khẳng
định: “ khơng một chính đảng nào có thể tồn tại được, nếu không tiến hành
những cuộc liên minh như thế” [9.20]
Tiếp đó, Lênin khẳng định tính tất yếu, sự ra đời của một chính đảng là
điều kiện cần và tiên quyết để giành chính quyền “ chỉ Đảng nào được lí
luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền
phong” [9.31].



Bên cạnh đó là khẳng định tính cần thiết cho sự ra đời của chính đảng,
khi chính đảng ra đời thì GCCN mới có thể đứng lên và hồn thành sứ mệnh
lịch sử của mình “ Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo cuộc đấu tranh của
GCCN, không những là để đạt được những điều kiện có lợi trong việc bán
sức lao động, mà còn để thủ tiêu cái chế độ xã hội bắt buộc những người tay
trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu” [9.71].
Tiếp theo là khẳng định sự hình thành một cách tự giác của một chính
đảng “ đáng biết bao cái yếu tố tự giác: giải quyết trước, về mặt lý luận, các
vấn đề, để rồi sau đó mới thuyết phục tổ chức, đảng và quần chúng về sự
đúng đắn của giải pháp ấy! Nếu chỉ lặp lại những việc đó nói rồi và nếu chỉ
tuân theo mỗi "bước chuyển hướng" về phía "chủ nghĩa kinh tế" cũng như
về phía chủ nghĩa khủng bố mà khơng "buộc" ai phải theo một điều gì cả thì
lại khỏe” [9.73]. Chính đảng được hình thành một cách tự giác nhằm lãnh
đạo cuộc đấu tranh của GCCN, nhân dân lao động, để đảm bảo lợi ích dân
chủ, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội…
Người nói đến việc thành lập một tổ chức của những người cách mạng,
nếu một tổ chức mà được thành lập chu đáo thì ta sẽ thu được thành quả như
mong muốn, đó là tất yếu của một chính đảng “ nếu chúng ta bắt đầu bằng
việc thành lập chu đáo một tổ chức mạnh mẽ của những người cách mạng thì
chúng ta có thể đảm bảo sự ổn định của phong trào, nói về tồn bộ, đạt được
cả những mục đích dân chủ - xã hội, lẫn những mục đích cơng liên của chủ
nghĩa thuần túy” [9.152]
Trong tác phẩm “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ”. Tính tất yếu cần có một chính đảng cịn được khẳng định
“Liệu chúng ta có thể lợi dụng được sự chính xác của học thuyết dân chủ xó hội của chúng ta, mối liên hệ của chúng ta với giai cấp cách mạng duy
nhất triệt để là giai cấp vơ sản, để làm cho cách mạng có được cái dấu ấn vô


sản, để đưa cách mạng đến một thắng lợi quyết định trên thực tế chứ khơng
phải trên lời nói, để làm tê liệt tính chất khơng kiên định, nửa vời và phản

bội của giai cấp tư sản dân chủ hay không? ” [8.5]. và “Đảng của giai cấp vô
sản tất phải bảo vệ tính chất độc lập giai cấp hồn tồn của mình trong
phong trào “dân chủ chung” ngày nay” [8.43]. Đó là tính cần thiết cho sự ra
đời của một chính đảng, mang lại quyền làm chủ cho GCCN trên cơ sở liên
minh với các giai cấp và dưới sự lành đạo của Đảng.
Bên cạnh đó khẳng định tính cần thiết để ra đời một chính đảng “ là
người đi đầu và lãnh đạo tất cả mọi người trong cuộc đấu tranh dân chủ, cho
nên GCVS không một phút nào được lãng quên những mâu thuẫn mới có
sẵn trong lịng chế độ dân chủ tư sản, cũng như khơng được lãng quên cuộc
đấu tranh mới” [8.16]. Lúc này đây, bên cạnh sự lãnh đạo của một chính
đảng, GCCN phải nắm lấy sứ mệnh lịch sử của mình, để thấy được tầm quan
trọng của chính phủ cách mạng lâm thời khi mới ra đời và hơn ai hết GCCN
phải nhận được tính tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời .
Vấn đề đặt ra quan trọng lúc này đó là: “ Trong lúc vấn đề là phải đem
đến cho cuộc cách mạng hiện tại một sự lónh đạo dân chủ, phải nhấn mạnh
vào những khẩu hiệu dân chủ tiền tiến, khác với những khẩu hiệu phản bội
của ngài Xtơ-ru-vê và đồng bọn, phải vạch rõ ràng và không úp mở các
nhiệm vụ trực tiếp của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng của giai cấp vô sản
và nông dân, khác với hành vi mà cả, thỏa hiệp một cách tự do chủ nghĩa
của bọn địa chủ và chủ xưởng, thì họ lại thỏa mãn với việc thốt ra những lời
sầu muộn về "quá trình đấu tranh lẫn nhau giữa những giai cấp đối kháng", đúng như họ đó thực sự trở thành "những người trong vỏ ốc"[8.48]. Là sự
tiếp lối cho sự lãnh đạo của Đảng, nếu như khơng có Đảng thì GCCN và
nhân dân lao động không thể giành thắng và không thể kết thúc cách mạng
bằng một rhắng lợi thật sự vĩ đại.


Bên cạnh đó là những tư tưởng đảng nêu trong cương lĩnh, đó là cương
lĩnh tói thiểu của Đảng cơng nhân - xã hội Nga, đó là khẩu hiệu của chun
chính cách mạng của GCVS và nơng dân, thực hiên tốt cương lĩnh đó chúng
ta có được hệ quả đó là “Nếu chúng ta sống được đến ngày cách mạng thực

sự thắng lợi, chúng ta sẽ có cả những phương thức hành động mới, phù hợp
với tính chất và với những mục tiêu của đảng của giai cấp công nhân là đảng
đang mong muốn một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa hồn tồn.” [8.58].
Đại hội III, Đảng cơng nhân dân chủ Nga đã khẳng định tính bức thiết
của thời kì cách mạng hiện tại và dưới ngọn cờ của Đảng thì GCVS mới có
thể tiến hành cuộc đấu tranh cho cho CNXH chống lại các giai cấp hữa sản
của nước Nga dân chủ tư sản “ giai cấp vô sản chỉ có thể giữ được vai trị
lãnh đạo trong cuộc cách mạng này, nếu nó đồn kết lại thành một lực lượng
chính trị thống nhất và độc lập dưới ngọn cờ của Đảng công nhân dân chủ xã hội, là đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản không những về
mặt tư tưởng mà cả về thực tiễn nữa”[8.77].
Để giành lấy chính quyền, GCVS nhất định phải tiến hành đấu tranh giai
cấp, hơn ai hết việc đặt ra ở đây là “ Đảng dân chủ - xã hội tuyệt đối bắt
buộc phải là một đảng riêng biệt và độc lập, có tính giai cấp hết sức rõ ràng”
[8.95].
Ngồi ra tính tất yếu ấy cịn được thể hiện tính bức thiết và cần có một
chính đảng hơn nữa đó là, việc cho ra đời một chính đảng là điều kiện cần và
đủ để cho một thắng lợi về mọi mặt, hơn thế nữa “ một khi nắm được chính
quyền, đảng đó đã triệt để phá hủy cả chế độ sở hữu của địa chủ lẫn chế độ
sở hữu tư bản chủ nghĩa” [7.26 ]và hơn ai hết, một nhiệm vụ mà khơng tổ
chức nào có thể làm tốt hơn Đảng đó là “ Đảng cộng sản là đảng đấu tranh
giai cấp kiên quyết nhất…” [7.27].


Và đứng đầu các Đảng đó là những người có uy tín nhất, ảnh hưởng
nhiều nhất…đó chính là các lãnh tụ và phần lớn các chính đảng đều như vậy
và phần lớn thì ở các nước văn minh hiện nay, các giai cấp đều do các chính
đảng lãnh đạo “ thơng thường thì các chính đảng đều nằm dưới quyền lãnh
đạo của những nhóm ít hay nhiều người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất,
có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và
người ta gọi đó là các lãnh tụ” [7.30]

Lênin khẳng định: “ Khơng có một Đảng sắt thép được tơi luyện trong
đấu tranh, khơng có một Đảng được sự tín nhiệm của tất cả những phần tử
trung thực trong giai cấp nói trên, khơng có một Đảng biết nhận xét tâm
trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó thì khơng thể tiến hành
thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được” [7.30]. Tư tưởng này, Lênin chỉ ra cho
những ai chưa biết suy nghĩ hay chưa có điều kiện để suy nghĩ hiểu rằng: sự
lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chun chính vơ sản là tất yếu khách
quan.
Để cho Đảng của GCCN khác hẳn các chính đảng thơng thường khác,
Đảng cộng sản phải “giữ cho học thuyết của mình được thuần khiết và tính
độc lập của mình được trong trắng không bị chủ nghĩa cải lương là hoen ố,
sứ mệnh của nó là phải đi đầu, khơng dừng bước giữa đường và không đi
chệch đường, phái tiến thẳng tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa” [7.92].
Tóm lại, quy luật ra đời và phát triển Đảng của GCCN thông qua các tác
phẩm: “Làm gì?”, “ Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ”, “Bệnh ấu trĩ, tả khuynh trong phong trào công nhân Nga”…
cũng như các bài tranh luận để đưa phong trào công nhân Nga đi đúng quỹ
đạo. Và hơn lúc nào hết, giai cấp cơng nhân Nga cần có một chính Đảng để
lãnh đạo, nó phải khác hẳn với các đảng ra đời trước đó và càng khác xa với
đảng của giai cấp tư sản. . Sự chuyển biến về chất ấy của phong trào công


×