Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NQ so 21 TW6 khoa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.6 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG
Triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII
“Về cơng tác dân số trong tình hình mới”
(Ban hành kèm theo Cơng văn số 624-CV/BTGTU, ngày 22 tháng 12 năm 2017
của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long)
I. TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Kết quả đạt được
- Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay
thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay.
- Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hố gia
đình của các cấp, các ngành và tồn dân có bước đột phá.
- Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan toả, thấm sâu
trong toàn xã hội.
- Dịch vụ dân số và kế hoạch hố gia đình được mở rộng, chất lượng ngày
càng cao.
2. Hạn chế, yếu kém
- Mức sinh giữa các vùng cịn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính
khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy
lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hố dân số.
- Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối
tượng hiệu quả chưa cao, vai trò nhà trường còn hạn chế. Nội dung truyền thơng,
cung cấp dịch vụ chưa tồn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hố gia đình.
- Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy thiếu
ổn định.
- Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú
trọng đúng mức.
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
- Thứ nhất, một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng và đầy đủ về
tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác dân


số và kế hoạch hố gia đình; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả.
- Thứ hai, trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác
dân số vẫn cịn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu, phân
bố, chất lượng dân số và tác động qua lại với phát triển.
- Thứ ba, tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn khá phổ
biến trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên.


II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
Quan điểm 1: Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển đất
nước. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Quan điểm kế thừa + 2 điểm mới (cấp thiết - lâu dài):
- Cấp thiết đạt chỉ tiêu (tỷ số giới tính khi sinh – viết tắt là SRB ,chất lượng
dân số, tốc độ già hóa, quản lý dân cư, di dân).
- Lâu dài (liên quan đến cả vòng đời, chỉ tiêu đạt được sau nhiều năm: cơ
cấu, SRB, chất lượng: chiều cao, thể lực…).
Quan điểm 2: Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia
đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng tồn diện các mặt
quy mơ, cơ cấu, phân bố, chất lượng và đặt trong mối quan hệ mật thiết với các yếu
tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Ở Việt Nam: trước Nghị quyết 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính
trị “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”:
tập trung quy mơ (kế hoạch hóa gia đình). Sau Nghị quyết + từng bước nâng cao
chất lượng. Naydân số và phát triển.
Quan điểm 3: Chính sách dân số phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của
mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành
vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới
với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Quan điểm 4: Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà
nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hỗ trợ
của quốc tế bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.
Kế thừa và hoàn thiện:
+ Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/01/1993 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Đầu tư
cho cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế
trực tiếp rất cao.
+ Nghị quyết số 21-NQ/TW: Đầu tư cho dân số là đầu tư phát triển.
Quan điểm 5: Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với
trọng tâm công tác dân số trong từng thời kỳ bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy đảng, chính quyền và sự quản lý chun mơn nghiệp vụ thống nhất.
Trọng tâm từng thời kỳ: duy trì mức sinh + dân số vàng + di cư + khu cơng
nghiệp + già hóa dân số + dân số tồn diện (nhất là chất lượng dân số), gắn với
nhiệm vụ các cấp, các ngành.
2. Mục tiêu


2.1. Mục tiêu chung: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô,
cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với
phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính
khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích
ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp
phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.
* Giải thích:
- Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số là tổng số dân được phân chia theo một hay
nhiều đặc trưng, có thể phân chia cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, dân tộc,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân.
- Cơ cấu dân số vàng: là thời kỳ mà cơ cấu dân số thể hiện số người trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao hơn số người phụ thuộc hay nói cách khác là tổng

tỷ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
* Thứ nhất: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình qn mỗi phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số là 104 triệu người. (Đây là điểm
mới)
+ Mức sinh: Là biểu hiện thực tế khả năng sinh đẻ của người phụ nữ.
+ Mức sinh thay thế: “Là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong tồn bộ
cuộc đời của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh đẻ,
duy trì nịi giống.” (Tài liệu: Kiến thức cơ bản về dân số và phát triển).
+ Nghị quyết không đặt vấn đề tiếp tục giảm sinh mà trước mắt “Duy trì
vững chắc mức sinh thay thế”
+ Vận động giảm sinh ở những nơi có mức sinh cao, sinh đủ 2 con ở nơi có
mức sinh thấp (cho ví dụ); giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh.
* Thứ hai: Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10.000 người,
đặc biệt là những dân tộc có rất ít người.
* Thứ ba:
- Tỉ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
+ Những năm gần đây nước ta diễn ra tình trạng mất cân bằng giới tính
nghiêm trọng. 10 tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao nhất gồm: Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Hòa Bình, Hải Phịng, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, Quảng Ngãi.
+ Mất cân bằng giới tính dẫn đến nhiều hệ lụy trong xã hội.
+ Duy trì chỉ số này trong giới hạn 109 bé trai/100 bé gái sẽ đảm bảo sự cân
bằng trong phát triển tự nhiên và xã hội của một địa phương, quốc gia.
- Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt khoảng 22%; tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt
khoảng 11%; tỉ lệ phụ thuộc chung đạt khoảng 49%.


+ Đạt được tỷ lệ này sẽ đạt được “cơ cấu dân số vàng”
+ Mang lại nhiều lợi ích: Là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặt biệt là sức khỏe

sinh sản cho thanh niên, vị thành niên; tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng
đầu tư cho an sinh, xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai...
* Thứ tư: Nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn
đạt 90%; 70% phụ nữ mang thai được tầm sốt ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ
biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm sốt ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.
- Thứ năm: Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe
mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; chiều cao
người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm...
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam còn chậm hơn so với
các nước trên thế giới và trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số 20 quốc
gia có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.
+ Chiều cao của nam và nữ thanh niên Việt Nam thấp hơn so với chuẩn của
Tổ chức Y tế Thế giới lần lượt là 13,1cm và 10,7cm, đây vẫn là một rào cản lớn
của người Việt.
+ Tăng trưởng chiều cao là một trong những nội dung quan trọng trong việc
tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
- Thứ sáu: Tỉ lệ dân số đô thị đạt trên 45%; bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở
vùng; bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội
cơ bản.
- Thứ bảy: 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu
dân cư thống nhất trên quy mơ tồn quốc.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản về công dân
Việt Nam được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông
qua các phương tiện điện tử; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng thống
nhất trên toàn quốc. (Theo Nghị định số 90/2010/NĐ-CP, ngày18/08/2010 của
Chính phủ Quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư). Đây là nội dung quan
trọng tạo nền tảng cho công tác quản lý hành chính nhà nước theo hướng hiện đại,
ứng dụng công nghệ thông tin.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
- Tăng cường lãnh đạo - Thống nhất nhận thức - Tiếp tục chuyển trọng tâm
từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển.
- Dân số (nhất là chất lượng) là trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Lồng
ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cả nước, ngành, địa phương. Phát huy
dân số vàng, thích ứng già hóa dân số.


- Phối hợp liên ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Phân
cơng cụ thể, rõ ràng.
- Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên tiên trong việc
thực hiện chủ trương, chính sách về cơng tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú
trọng nuôi dạy con tốt.
2. Đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số
- Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số
và phát triển.
- Tiếp tục vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền, trách nhiệm
trong sinh con, nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở nơi có mức sinh cao;
sinh đủ 2 con ở nơi mức sinh thấp; duy trì mức sinh thay thế tồn quốc.
- Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng
giới tính khi sinh.
- Tạo phong trào thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lối sống lành
mạnh, dinh dưỡng hợp lý.
- Đổi mới toàn diện giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản. Hình thành kiến
thức và kỹ năng đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.
3. Hồn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về dân số
- Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong
công tác dân số. Bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn
diện các nội dung của công tác dân số.
- Chế tài đủ mạnh về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh

cơng tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Khai thác lợi thế dân số vàng, thích ứng già hóa dân số - chăm sóc, phát
huy vai trị người cao tuổi.
- Quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, chủ động chuẩn bị các
điều kiện để dân cư được phân bố tương ứng (nhất là dịch vụ xã hội).
- Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người di cư.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số
(nhất là dân tộc dưới 10.000).
4. Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ
- Phát triển mạng lưới, đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa
gia đình, nâng cao chất lượng dân số, hỗ trợ sinh sản.
- Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy
mạnh xã hội hóa, thân thiện, hịa nhập.


- Phát triển hệ thống chuyên ngành lão khoa; cơ sở cung cấp các loại hình
dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.
- Phát triển các cơ sở cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản bảo đảm bình đẳng
giữa các nhóm dân số.
- Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển.
5. Bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho cơng tác dân số, bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao...
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung
cấp các phương tiện, dịch vụ.
- Phát triển thị trường, đa dạng hóa các gói bảo hiểm: nhà nước và thương
mại với nhiều mệnh giá, gói dịch vụ khác nhau: bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ,
sức khỏe. Hiện nay, bảo hiểm sức khỏe có gần 40 doanh nghiệp tham gia với hơn
16,5 triệu hợp đồng, doanh thu hơn 13,3 nghìn tỷ.

6. Kiện tồn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số
- Tiếp tục kiện tồn tổ chức bộ máy làm cơng tác dân số theo hướng tinh
gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương,
đồng thời thực hiện quản lý chun mơn thống nhất.
- Có chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên dân số.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện
chuẩn hoá đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Đăng ký dân số, cơ sở dữ liệu dân cư quốc
gia thống nhất dùng chung đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn đa phương, song phương về dân
số và phát triển.
- Tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tài chính, tri thức, kinh nghiệm và kỹ
thuật của các nước, các tổ chức quốc tế.
- Tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của
Liên hợp quốc về dân số./.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY VĨNH LONG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×