Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THAM LUAN NANG CAO HOAT DONG CHUYEN MON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.12 KB, 3 trang )

GV: Hoàng Thị Hương

THAM LUẬN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUN MƠN

Kính thưa q vị đại biểu! Kính thưa đại hội! Lời đầu tiên tơi xin kính chúc các q vị đại
biểu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trung tâm mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt
thành tích cao trong cơng tác!
Sau đây tơi xin trình bày tham luận NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
TRONG TRUNG TÂM GDNN GDTX ÂN THI

Trong các hoạt động của Trung tâm , hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong
những hoạt động giữ vai trò quan trọng. Hoạt động chun mơn có chất lượng hay khơng, vấn đề
này phụ thuộc nhiều vào việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ, nhóm. Để sinh hoạt chun mơn
tổ, nhóm hiệu quả, tránh hình thức cần chú ý những vấn đề sau:
I.Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách chun mơn tổ, nhóm:
- Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chun mơn phải là người gương mẫu, có phẩm chất chính trị,
đạo đức lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt
và tiếp cận được với các yêu cầu đổi mới của nền Giáo dục hiện nay, luôn bao quát mọi việc, sẵn
sàng chia sẻ giúp đỡ đồng nghiệp theo phương châm “Thành công của Bạn cũng là Thành công
của Tôi ” , linh hoạt sáng tạo, mạnh dạn đề xuất những vấn đề liên quan đến tổ, nhóm, duy trì
được khối đồn kết nội bộ.
II. Xây dựng và triển khai Kế hoạch chun mơn của tổ, nhóm:
- Tổ trưởng, nhóm trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động chun mơn của tổ, nhóm.
- Kế hoạch chun mơn phải bám sát kế hoạch của Trung tâm. Đặc biệt quan tâm đến nhiệm
vụ trọng tâm của năm học. Kế hoạch cần cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng, học kì và năm
học.
- Triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm theo đúng kế hoạch, khơng mang tính
hình thức, đối phó mà phải thực tế và chất lượng.
- Có theo dõi , kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng tuần, tháng, học kì và năm


học.
III. Nâng cao, đổi mới nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn:
Nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chun mơn rất phong phú, đa dạng. Nhưng căn cứ vào
nhiệm vụ trọng tâm của năm học cần chú trọng các nội dung sau:
1.Triển khai tốt các chuyên đề trong tổ, nhóm chuyên môn:
- Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần tập trung vào
những đề tài như đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng bộ mơn, dạy các bài
khó, ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm mới đồ dùng dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng phụ đạo học sinh , v.v…Các chun đề cần mang tính thực tiễn,
khơng nặng về lý thuyết mà phải có tính ứng dụng cao .Việc triển khai các chuyên đề cần được
thực hiện có kế hoạch, được tổ chức, được kiểm tra, đánh giá thì mới có chất lượng và hiệu quả
tốt. Trong một năm học cần cơ cấu hợp lý các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ nên đảm trách một
chuyên đề, phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của Trung tâm.


- Khi trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm ở tổ, nhóm cần làm rõ những vấn đề tế nhị. Chẳng hạn,
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dạy học tích cực.
Tránh hiểu sai lầm rằng thuyết trình là khơng tích cực, chỉ có tổ chức dạy học theo nhóm mới là
tích cực. Vấn đề là làm sao để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác nhiều
hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn. Cũng vậy, chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan
tâm đến liều lượng và hiệu quả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng cụ thể này? Kết
hợp giữa viết bảng và trình chiếu trên màn hình như thế nào để đạt hiệu quả? Điều quan trọng là,
trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biết kết hợp các phương pháp
hiện đại với các phương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên lạm dụng
phương pháp nào.
2. Tổ chức các tiết dự giờ, thao giảng
- Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển chuyên môn của mỗi giáo viên. Dự giờ
sẽ giúp cho giáo viên được dự giờ chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào
đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều chuẩn bị bài kĩ hơn, đơi khi cịn có sự
trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo

viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt
hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh. Việc dự giờ còn
giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thơng qua
việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu sót trong q
trình giảng dạy... Bởi vậy, ngồi mục đích đánh giá năng lực của giáo viên thì điều quan trọng là
các tổ, nhóm cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, về kiến
thức, về phong cách lên lớp, về tổ chức lớp học.
- Các tổ chuyên môn cần tăng cường quản lý, định hướng tổ chức dự giờ, thao giảng coi đây là
biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy ... Tổ chức thao giảng 100% thành viên
của tổ, nhóm tham dự, phải có mục tiêu, rút ra được những kinh nghiệm. Dự giờ rồi đánh giá, rút
kinh nghiệm giờ dạy là việc làm thường xuyên của tổ chuyên môn, nếu được tổ chức tốt sẽ xóa
bỏ được tình trạng cịn có giáo viên chưa tự giác, tích cực dự giờ đồng nghiệp hoặc tâm lí cho
rằng đi dự giờ là kiểm tra tiết dạy của giáo viên. Cần tránh dự giờ để đối phó nhằm đạt chỉ tiêu
số lượng theo quy định.
- Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau
cùng tiến bộ, phải đánh giá thực chất, nêu ra được những điểm mạnh, những hạn chế của người
dạy về kiến thức, kỹ năng, thái độ, về nội dung, phương pháp, phong cách. Cần phê phán lối dạy
đọc chép, dạy chay trong khi có và cần sử dụng đồ dùng dạy học. Đối với những tiết học mà
giáo viên gặp nhiều khó khăn thì cần trao đổi kỹ, có thể tổ chức cho một giáo viên có kinh
nghiệm trong nhóm dạy mẫu tiết đó để cùng nhau học hỏi.
3. Rèn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sư phạm của giáo viên :
- Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của các giáo viên, tổ chuyên môn và cả Trung tâm
nhằm khẳng định vị trí, năng lực của bản thân giáo viên, của Trung tâm đối với Xã hội, với
Cộng đồng giáo viên. Điều này được thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau. Kỹ năng sư
phạm của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm có
thể thực hiện qua các hình thức như làm chuyên đề giúp giáo viên đi sâu vào tiếp cận, thực hiện
các phương pháp dạy học mới, tổ chức các tiết dự giờ hoặc thao giảng v.v… trong các buổi sinh
hoạt tổ, nhóm có thể trao đổi, góp ý, giúp nhau sửa chữa những tồn tại, những nhược điểm như
phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, trình bày bảng của giáo viên, v.v… Hoạt đơng này nhằm
hồn thiện kỹ năng sư phạm của nhiều giáo viên.



- Ngoài ra, kỹ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp; chính
khóa và ngoại khóa, tham quan thực tế ,v.v...; Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Tự
làm đồ dùng dạy học; Thống nhất mức độ ứng dụng CNTT , mức độ các phương pháp dạy học
tích cực trong tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũng là các nội dung sinh hoạt tổ, nhóm nhằm
rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên.
- Nếu các đ/c gv chỉ tham gia các đợt tập huấn của Sở tổ chức thì sẽ khơng thể theo kịp sự đổi
mới của nền GD hiện nay, vì vậy mỗi đ/c giáo viên cần sử dụng tốt mạng Internet, các trang web
giáo dục và các ứng dụng xã hội như : violet, thư viện trực tuyến, từ điển trực tuyến, trường học
kết nối, các nhóm học tập nghiên cứu của Giáo viên,… để nâng cao hiểu biết về tin học, về ứng
dụng CNTT trong dạy học, tăng cường tham gia các nhóm trao đổi thảo luận với thầy cô giáo
trong cả nước nhằm trau dồi thêm kinh nghiệm dạy học, tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại
của các nơi khác nhau trên mọi vùng miền, từ đó nâng cao chun mơn và kinh nghiệm của
mình.
4. Nâng cao chất lượng cơng tác phụ đạo học sinh:
- Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng , tránh xem nhẹ, dạy qua loa đại khái cho có.
- Các bộ mơn cần xây dựng kế hoạch phụ đạo cụ thể, trao đổi, thống nhất nội dung chương trình
phụ đạo và bồi dưỡng cho học sinh.
- Tổ, nhóm thảo luận về phương pháp thực hiện, các vướng mắc trong quá trình phụ đạo học
sinh.
5. Làm tốt công tác xây dựng đề kiểm tra, ngân hàng đề :
- GV xác định mục tiêu cần đạt của bài kiểm tra. Từ đó xác định nội dung kiến thức cần kiểm tra
( chú ý bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng), kết hợp một cách hợp lí, phù hợp giữa hình thức trắc
nghiệm và tự luận, khi xây dựng ma trận đề kiểm tra phải chú ý tỉ lệ các câu hỏi ở các cấp độ
nhận biết, thông hiểu và vận dụng sáng tạo một cách phù hợp với học sinh. Sau khi kiểm tra cần
rút kinh nghiệm, điều chỉnh những thiếu sót trong cơng tác làm đề kiểm tra
- Cần lập Ngân hàng câu hỏi cho các mơn có hình thức thi trắc nghiệm nhằm giúp cơng tác kiểm
tra và thi đạt hiệu quả cao hơn, đánh giá chất lượng được khách quan hơn. Tiến tới giúp học sinh
tiếp cận dần với hình thức thi qua máy tính vì có thể Bộ GD sẽ triển khai Hình thức thi tốt

nghiệp qua mạng Internet từ năm 2021.
6. Tăng cường trao đổi, thảo luận tìm hướng giải quyết những vấn đề khó:
- Tổ, nhóm khi sinh hoạt chun mơn cần tăng cường trao đổi những vấn đề khó, cịn vướng mắc
về phương pháp, nội dung kiến thức, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT…trong
chương trình.Từ đó bàn bạc và thống nhất phương pháp giải quyết các vấn đề đó.
Trên đây tơi đã trình bày một số vấn đề cần quan tâm trong sinh hoạt của tổ, nhóm CM ,
để hoạt động của tổ, nhóm CM đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn , góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, thực hiện thắng lợi nghị quyết năm học 2017-2018 của Trung Tâm.
Một lần nữa xin kính chúc các quý vị đại biểu, các đ/c cán bộ, giáo viên, nhân viên
trong trung tâm mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt! Chúc Đại hội thành công! Xin trân
trọng cảm ơn !



×