Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá quá trình chuyển đổi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.67 KB, 8 trang )

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MƠ
TẠI VIỆT NAM
ASSESS THE TRANSFORMATION PROCESS OF MICROFINANCE INSTITUTIONS
IN VIETNAM
Đào Thị Thơm, Nguyễn Bùi Thảo Trang
GVHD: ThS. Trần Huy Tùng
Trường Học Viện Ngân Hàng

TĨM TẮT
Tài chính vi mơ (TCVM) là một cách tiếp cận hiệu quả để xóa đói giảm nghèo thơng qua việc cung ứng vốn cho các cá
nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp. Chuyển đổi các tổ chức TCVM bán chính thức thành tổ chức TCVM chính thức xuất
phát từ xu hướng tái cấu trúc các tổ chức TCVM trên toàn thế giới đồng thời cũng là phương hướng phát triển lâu dài cho
hệ thống tài chính Việt Nam. Bài nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm của các tổ chức TCVM đã chuyển đổi thông qua khảo
sát, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan, kết hợp phỏng vấn chuyên sâu đối với lãnh đạo và phỏng vấn nhóm đối với các
nhân viên đã làm việc tại tổ chức với 3 tổ chức TCVM giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển đổi của các tổ chức
TCVM, phát hiện những hạn chế cịn tồn tại, đó là chuyển đổi chưa bền vững, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời chưa
đạt yêu cầu, từ đó đưa ra phương hướng phát triển đúng đắn và đề xuất lộ trình phù hợp cho các tổ chức chưa chuyển đổi
có thể chuyển đổi đơn giản và thuận lợi hơn, thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng và nhà nước trong việc xóa đói giảm
nghèo.
Từ khóa: Chuyển đổi, tổ chức TCVM chính thức, bền vững.

ABSTRACT
Microfinance is an effective approach to poverty reduction through the provision of capital for individuals and households
with low incomes. Transforming semiformal microfinance institutions into formal microfinance institutions comes from
restructuring trend MFIs worldwide as well as long-term development orientations for Vietnam's financial system. The paper
presents the experiences of MFIs have transformed, through surveys, consultation of stakeholders, combining in-depth
interviews with leaders and group interviews for staff with three MFIs help codified theoretical basis for transformation of
MFIs, discovered the existing limitations which is not sustainable transformation, performance, availability profitability is not
satisfactory, then set out the right development direction and suggest appropriate roadmap for semiformal microfinance


institutions can transform simplely and conveniently, implement the strategic objectives of the Party and the state in poverty
reduction.
Keywords: Transformation, Licensed Microfinance Institution, Sustainable.

1. Giới thiệu
Hoạt động tài chính vi mô là một trong những cách thức phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
hiệu quả thơng qua việc tiếp cận và cung cấ p các dich
̣ vu ̣ tài chính cho cá nhân, hộ gia đình có thu
nhập thấp, được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam sử dụng để giải quyết thất bại thị
trường trong việc cấp vốn cho người nghèo, giúp họ nỗ lực tạo sinh kế, đảm bảo thu nhập và giảm
nghèo bền vững.
Việc nghiên cứu vấn đề chuyển đổi các tổ chức TCVM rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay vì
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và mục tiêu phát triển của Đảng và nhà nước trong việc xóa đói giảm
nghèo địi hỏi bên cạnh các biện pháp xử lý tức thời phải có phương hướng phát triển lâu dài cho hệ
thống tài chính. Đó là phát triển giải pháp tài chính cho người nghèo thơng qua các tổ chức TCVM.
Hơn nữa, để tạo điều kiện cho công tác quản lý hệ thống tài chính, ngăn chặn sự phát triển của tín dụng
phi chính thức thì chiến dịch chuyển đổi được các nhà quản lý đánh giá là một giải pháp phù hợp.

86


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD

Trên thế giới, xu hướng chung đối với các tổ chức TCVM bán chính thức là nâng cấp thành
các tổ chức TCVM chính thức để có cơ hội tiến tới chiếm lĩnh thị trường. Sự phát triển của hoạt
động TCVM ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng này. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng các
tổ chức TCVM đã chuyển đổi trong nước lại rất khiêm tốn. Tính đến nay (2016), tại Việt Nam có
đúng 3 tổ chức chuyển đổi thành công: TYM, M7 MFI và Thanh Hóa MFI. Đứng trước u cầu cấp
bách của tình hình thực tiễn, đối mặt với các thiếu sót cịn tồn tại trong quy trình chuyển đổi cũng
như tính cập nhật của hành lang pháp lý hiện hành, việc nghiên cứu vấn đề để đưa ra một bài phân

tích có giá trị cao tổng hợp kinh nghiệm của các tổ chức TCVM đã chuyển đổi và hoạt động thành
công sau chuyển đổi, đồng thời đưa ra nhận định về phương hướng phát triển đúng đắn, cách thức
chuyển đổi phù hợp với tình hình kinh tế giai đoạn hiện nay là vơ cùng quan trọng.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết ba mục tiêu:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động TCVM và xu hướng chuyển đổi của các tổ
chức TCVM.
Thứ hai, tổng kết các kinh nghiệm thực tế của các tổ chức TCVM trên thế giới, đặc biệt là
nghiên cứu, phân tích và đánh giá chi tiết quá trình chuyển đổi của ba tổ chức TCVM đã chuyển đổi
thành công ở Việt Nam để các tổ chức TCVM đang đứng trước bài tốn cải cách có động lực và lập kế
hoạch rõ ràng, khả thi.
Thứ ba, nghiên cứu kế hoạch chuyển đổi các tổ chức TCVM đặt trong mối quan hệ hữu cơ với
tổng quan về bối cảnh nền kinh tế cùng hành lang pháp lý hiện hành, từ đó giúp kế hoạch này trở nên
rõ ràng và bám sát thực tế hơn. Đồng thời đề xuất khuyến nghị cho cơ quan chức năng để khuyến
khích các tổ chức TCVM chuyển đổi một cách thuận lợi, tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển bền
vững của ngành, cũng như đóng góp ý tưởng để hồn thiện cơ cấu chuyển đổi tổ chức TCVM ở Việt
Nam.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái qt về TCVM
Tài chính vi mơ là hình thức cho vay khơng chính thức đầu tiên trên thế giới có bắt nguồn từ
Châu Âu đã thịnh hành trong hàng ngàn năm qua. Dựa vào cách hoạt động của TCVM, Conroy (2002)
đã chỉ ra rằng: “TCVM là việc cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính như: cho vay, gửi tiết kiệm,
các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ”. Tiếp cận mặt tác dụng của
TCVM, Ledgerwood (1999) nhận định:“ TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại
lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp”. Robinson (2002) cho rằng: “TCVM là một hướng tiếp cận phát
triển đưa đến các lợi ích tài chính cũng như lợi ích xã hội. Các tổ chức trung gian tài chính cung cấp
các dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm, tín dụng…cịn các tổ chức trung gian xã hội thì giúp những người dân
nghèo nói lên được nguyện vọng, mối quan tâm tới những nhà hoạch định chính sách”. Theo Nhóm tư
vấ n hỗ trơ ̣ những người nghèo nhấ t (CGAP), phân biệt tổ chức TCVM với các tổ chức tài chính khác
nhờ các dịch vụ và đối tượng của TCVM để định nghĩa thì “TCVM là viê ̣c cung cấ p các dich

̣ vu ̣ tài
chính cơ bản đáp ứng nhu cầ u của người nghèo bao gồ m: dich
̣ vu ̣ gửi tiế t kiê ̣m, tín du ̣ng, lương hưu,
chuyể n tiề n, bảo hiể m”. Còn theo quan điể m của Ngân hàng phát triể n Châu Á (ADB): “TCVM là viê ̣c
cung cấ p các dich
̣ vu ̣ tài chính như tiề n gửi, cho vay, dich
̣ vu ̣ thanh toán, chuyể n tiề n và bảo hiể m cho
người nghèo và hô ̣ gia đình có thu nhâ ̣p thấ p và các doanh nghiê ̣p nhỏ của ho ̣”.
Tổ ng hơ ̣p những khái niê ̣m trên ta có thể hiể u TCVM là mô ̣t trong những cách thức phát triể n
kinh tế , nhằ m cung cấ p các dich
̣ vu ̣ tài chiń h, dich
̣ vu ̣ khác cho các đố i tươṇ g có thu nhâ ̣p thấ p trong xã
hô ̣i để phu ̣c vu ̣ nhu cầ u chi tiêu và đầ u tư. Trong những thập niên gần đây, cụm từ “tài chính vi mơ” đã
87


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

không cịn q xa lạ với với người dân trên tồn thế giới, và rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp và cả xã
hội đã và đang được hưởng lợi từ mô hình hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM. Do
vậy, TCVM vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa mang ý nghĩa xã hội.
2.1.2. Tổ chức TCVM bán chính thức
Robinson (2002) khẳng định rằng trong lĩnh vực tài chính vi mơ, có khá nhiều tổ chức tài chính
bán chính thức hoạt động. Sự tồn tại của các tổ chức TCVM ở khu vực bán chính thức xuất phát từ các
chương trình, dự án mang tính xã hội, từ thiện nhằm mục đích phát triển bền vững cho các khu vực mà
chương trình, dự án hướng tới. Đây là những tổ chức chưa được cấp phép và khơng có giám sát nhưng
có thể vẫn hoạt động theo pháp luật và các quy định chung. Còn Churchill and Frankiewicz (2006) lại
có cách nhận định khác: “tổ chức TCVM bán chính thức là các chủ thể thường đã đăng ký một phần,
nhưng lại chưa phải chịu sự giám sát của ngân hàng hay một cơ quan có thẩm quyền nào”. Tại Việt
Nam, theo Lê Văn Luyện và cộng sự (2014) nhìn nhận: “ Các tổ chức có hoạt động về TCVM nhưng

không thuộc đối tượng cấp phép, quản lý, giám sát của NHTW”. Vì khơng thuộc đối tượng cấp phép,
quản lý và giám sát của NHTW nên thông thường các tổ chức TCVM bán chính thức sẽ khơng nằm
trong nhóm các tổ chức được phép huy động tiết kiệm tự nguyện và thực hiện hoạt động thanh tốn.
Bên cạnh đó, các tổ chức TCVM bán chính thức khơng phải tn thủ các quy định mà các tổ chức
TCVM ở khu vực chính thức hay các NHTM phải thực hiện như điều kiện về vốn, tỷ lệ an toàn hoạt
động…Điều này tạo sự tự do hơn cho các tổ chức TCVM bán chính thức so với các tổ chức tại khu
vực chính thức. Tuy nhiên, chính ưu điểm này lại khiến cho các tổ chức TCVM bán chính thức gặp
khó khăn trong các vấn đề về mặt pháp lý, đặc biệt khi các tổ chức này muốn mở rộng các sản phẩm,
dịch vụ TCVM, do tính chất hoạt động giống các tổ chức TCVM chính thức nhưng lại khơng chịu sự
quản lý của NHTW. Trong tình trạng khơng được pháp luật cơng nhận là một tổ chức chính thức đã
đẩy các tổ chức bán chính thức vào hồn cảnh khó khăn trong quá trình hoạt động. Lợi thế sau chuyển
đổi là việc các tổ chức TCVM được phép huy động tiền gửi của khách hàng như một nguồn tái cấp vốn
bổ sung và được đưa ra các sản phẩm phi tín dụng bổ sung (Christina Frank, 2008). Do đó, bài tốn
chuyển đổi chính là một bước tất yếu trong q trình vận động và phát triển nhằm hướng tới xây dựng
tổ chức bền vững trong dài hạn.
2.1.3. Vai trò của việc chuyển đổi các tổ chức TCVM
Tổ chức TCVM có vai trị rất lớn trong công cuộc xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững,
chủ yếu là ở các nước đang phát triển vì đối tượng và phương thức cho vay hết sức đặc biệt. Đối tượng
tổ chức TCVM hướng tới là người nghèo (đặc biệt là phụ nữ vì họ có ý thức trả nợ rất cao), hơ ̣ gia điǹ h
có thu nhâ ̣p thấ p và các doanh nghiê ̣p nhỏ của ho ̣. Phương thức cho vay phổ biến là cơ chế theo nhóm.
Cách đó góp phần tiết kiệm chi phí cho tổ chức TCVM vì ln có người đứng ra bảo đảm hồn trả
khoản nợ, nắm được thông tin của khách hàng một cách thuận lợi, đồng thời tăng khả năng tiếp cận
vốn vay, tăng cường khả năng quản lý vốn, sử dụng hiệu quả và tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các
thành viên. Giảm rủi ro cho các khoản vay nhờ sự khích lệ giữa các thành viên, một khi thành viên này
hoàn trả đúng hạn, theo quy định của khoản nợ, lãi sẽ là điều kiện ràng buộc cho các thành viên khác
hoặc thành viên mới tiếp cận các khoản vốn vay tiếp theo. Phương thức tiếp cận tín dụng này tạo nên
trách nhiệm nhóm và buộc trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên, do đó khi kết nạp người vào nhóm
cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để chọn được đối tượng có quyết tâm khao khát vươn lên. Mỗi thành viên
lại phải có trách nhiệm với chính mình cũng như các thành viên khác, bởi bất cứ khi nào một thành
viên mất khả năng trả nợ thì gánh nặng sẽ san sẻ cho các thành viên cịn lại. Nếu khơng giúp đỡ nhau,

nhóm sẽ tự đánh mất cơ hội với các khoản tiền vay mới. Khi ấy thì tất cả chứ khơng phải chỉ một vài
người trong nhóm khó có khả năng thoát nghèo.

88


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD

Do vậy TCVM đã có đóng góp quan trọng, đặc biệt trong việc tăng thu nhập hộ gia đình, tạo
dựng tài sản, từ đó có điều kiện phát triển giáo dụng – giải pháp thoát nghèo bền vững. Việc chuyển
đổi các tổ chức TCVM không chỉ đem lại lợi ích lâu dài cho tổ chức mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với
sự phát triển của xã hội. Ngồi tạo dựng cơ sở vật chất, TCVM cịn xây dựng một xã hội văn minh hơn
khi góp phần giảm bất bình đẳng nam - nữ, tạo điều kiện cho người phụ nữ chứng minh khả năng tự
lực của mình trong tài chính, bước đệm tất yếu để có quyền tự chủ trong chính trị. Từ đây, TCVM đã
tạo động lực xây dựng nền kinh tế phát triển vững bền, một chế độ chính trị - xã hội hiện đại, văn
minh. Thủ tướng Chính phủ (2011) khẳng định rằng việc phát triển bền vững các tổ chức TCVM góp
phần đảm bảo an sinh xã hội là giải pháp quan trọng, đồng thời là mục tiêu của Chính phủ Việt Nam.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tình huống
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính - nghiên cứu tình huống nhằm làm sáng tỏ các
vấn đề trong quá trình chuyển đổi tổ chức TCVM: tại sao các quyết định được thực hiện, chúng được
thực hiện như thế nào và kết quả sau khi tiến hành quyết định đó. Phương pháp này được áp dụng
xuyên suốt nội dung chính của bài nghiên cứu vì tính phù hợp trên hai phương diện: Thứ nhất, nhóm
nghiên cứu gần như độc lập, tức là khơng có sự kiểm sốt đến các vấn đề và sự kiện nghiên cứu. Thứ
hai, nghiên cứu tập trung vào hiện tượng đang xảy ra được đặt trong bối cảnh thực tế - quá trình
chuyển đổi của các tổ chức TCVM - để bài viết có cái nhìn đánh giá chân thực và khách quan nhất.
2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đối với lý thuyết: phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận để phát hiện và khai
thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.

Đối với dữ kiện và số liệu thực tế: từ số liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát và báo cáo thực
tế, phân tích ý nghĩa kinh tế và xã hội của các chỉ số này.
Sau q trình phân tích lý thuyết và dữ liệu, từ những thành tố quan trọng cùng với việc bổ sung
các định hướng của Chính phủ, NHNN và các bộ, ban, ngành hữu quan đối với chuyển đổi tổ chức
TCVM, nghiên cứu đã tổng hợp, đúc kết ra những kết luận cần thiết và phù hợp với cơ sở thực tiễn.
Phân tích vấn đề thực trạng chuyển đổi của các tổ chức TCVM chính thức ở Việt Nam, nhóm
nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm 3 tổ chức TCVM với số
liệu được công bố công khai trên trang web Nhóm nghiên cứu sử dụng
các số liệu của năm 2013 và 2014 để phân tích. Việc chọn mẫu phân tích nói trên đảm bảo tính khoa
học do mẫu được chọn có tính đại diện cao. Các tổ chức TCVM nằm trong mẫu nghiên cứu đều là các
tổ chức đã được chuyển đổi, có tổng tài sản lớn, được đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao kinh
nghiệm từ các đối tác nước ngồi uy tín. Thơng tin thu thập và phân tích dựa trên bộ chỉ tiêu gồm năm
nhóm chính liên quan đến mức độ tiếp cận; tính bền vững; khả năng sinh lời; mặt xã hội và mặt thể
chế; cơ cấu tổ chức.
Nội dung “Kinh nghiệm thực tế rút ra trong q trình chuyển đổi” từ việc phân tích vấn đề
quản lý nhà nước đối với chuyển đổi tổ chức TCVM, nghiên cứu nêu bật tầm quan trọng của quản lý
nhà nước đối với quá trình phát triển và chuyển đổi của các tổ chức TCVM chính thức và các tổ chức
TCVM bán chính thức.
Từ những kinh nghiệm thực tế này, nhóm nghiên cứu tổng hợp và đề xuất các giải pháp có tính
khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc giám sát, quản lý của Nhà nước đối
với bộ phận TCVM trong nền kinh tế.

89


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Bài nghiên cứu phân tích các cơ sở pháp lý hiện hành đối với các tổ chức TCVM chính thức đã
chuyển đổi ở Việt Nam để từ đó làm rõ những hạn chế và những khoảng trống chính sách đang tồn tại
trong thực trạng quản lý chuyển đổi tổ chức TCVM chính thức ở Việt Nam.

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại
Khảo sát chuyên sâu, lấy ý kiến của các đối tượng liên quan đến chuyển đổi tổ chức TCVM
chính thức ở Việt Nam như Giám Đốc, kế toán trưởng, nhân sự của 3 tổ chức TCVM chính thức:
TYM, M7 MFI và Thanh Hóa
MFI. Hình thức thực hiện thơng qua phỏng vấn và thu thập tài
liệu phỏng vấn trên các phương tiện truyền thơng chính thức: Tổ chức TCVM Tình thương TYM
( Tổ chức TCVM TNHH M7 ( Trung tâm
Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia ( />Tìm hiểu định hướng của Chính phủ, NHNN và các bộ, ban, ngành hữu quan đối với chuyển
đổi tổ chức TCVM chính thức thơng qua các văn bản, chính sách hiện hành và điều tra phỏng vấn các
tổ chức TCVM chính thức để lấy thêm ý kiến khuyến nghị. Đồng thời bổ sung các ý kiến đánh giá và
định hướng đề xuất từ chuyên gia kinh tế qua các công trình nghiên cứu, bài phỏng vấn và ý kiến phát
biểu tổng hợp từ nguồn các buổi hội thảo các cấp.
Điều này sẽ giúp cho nghiên cứu có một cái nhìn đa chiều hơn về thực trạng quản lý Nhà nước
cũng như thực trạng chuyển đổi tổ chức TCVM chính thức ở Việt Nam, và từ đó sẽ đưa ra được những
đề xuất, khuyến nghị có chất lượng và khả thi trong điều kiện thực tế hiện nay.
Ngoài 3 phương pháp chính được trình bày chi tiết ở trên, nhóm nghiên cứu kết hợp linh hoạt
phương pháp thống kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp trong xuyên suốt nội dung bài viết, đảm bảo nội
dung cơng trình đem lại góc nhìn tồn diện, đa chiều, đầy đủ thơng tin và đánh giá chính xác, đem lại
ứng dụng có hiệu quả cao nhất.
3. Kết quả và đánh giá
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Quá trình chuyển đổi
Chuyển đổi từ tổ chức tài chính vi mơ phi chính thức lên tổ chức tài chính vi mơ chính thức là
mơ hình khá mới mẻ trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, trong khi các hành lang pháp lý về tài
chính vi mơ của Chính Phủ chưa được cơng bố và chưa liên kết mật thiết với nhau thì tổ chức TCVM
TNHH một thành viên Tình Thương (TYM) đã mạnh dạn, chủ động nộp hồ sơ lên Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đề nghị chuyển đổi trở thành tổ chức tài chính vi mơ được cấp phép vào tháng
11/2008. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và nhanh chóng thích ứng với mơi trường hoạt động mới, trong
suốt q trình hồn thiện hồ sơ, TYM đã từng bước điều chỉnh các hoạt động của tổ chức phù hợp với
yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước: điều chỉnh mạng lưới hoạt động và bộ máy nhân sự gọn nhẹ, chất

lượng; năng suất lao động được nâng cao,.... Với những nỗ lực và thành quả đạt được của TYM; chỉ
sau gần 2 năm kể từ này nộp đơn, TYM đã được trao phép thành lập và hoạt động_trở thành tổ chức
TCVM chính đầu tiên tại Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 17/8/2010.
Đối với tổ chức TCVM TNHH M7 thì quá trình diễn ra chuyển đổi phức tạp và khó khăn hơn do
tổ chức thành lập dựa trên nhiều quỹ xã hội, vì thế cần nhiều thủ tục và các bước cần thiết trong quá
trình chuyển đổi. Để chuyển đổi lên tổ chức TCVM chính thức, tổ chức cần phải thơng qua chuyển đổi
từ chương trình-dự án sang Quỹ xã hội theo Nghị định 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 và Nghị
định số 148/2007/NĐ-CP ngày 259/2007 của Chính Phủ, theo đó, các quỹ xã hội lần lượt được ra đời.
Tiếp đó tổ chức chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang tổ chức TCVM được cấp phép. Sau gần 3 tháng họp

90


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD

Ban trù bị, ngày 15/12/2008, bộ hồ sơ đầu tiên do 04 tổ chức đã được đệ trình lên NHNN. Trong suốt
q trình đó, tổ chức ln gặp phải các vấn đề như hiệu quả hoạt động của một số quỹ kém hiệu quả,
chưa đạt yêu cầu, hay tìm nguồn tài trợ cho chuyển đổi, việc lựa chọn phương thức góp vốn thành lập
tổ chức và thiết kế cơ cấu tổ chức, mạng lưới cùng với kế hoạch phát triển khách hàng và sản phẩm
dịch vụ của tổ chức. Chính những điều này đã kéo dài q trình chuyển đổi của M7MFI đến 4 năm,
vào tháng 1/2012 M7MFI đã chính thức được cấp phép và đi vào hoạt động nhưng đến tận tháng
2/2013 thì việc chốt số dư và kiểm tra chéo chốt số dư để bàn giao các Quỹ xã hội sang M7MFI mới
được hoàn thành và trở thành tổ chức TCVM chính thức thứ 2 tại Việt Nam.
Trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, đứng trước những khó khăn lớn về mơ hình quản lý
thiếu chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm, không đủ thời gian vật chất để lãnh đạo Chương
trình, chương trình thiếu tính độc lập và tư cách pháp nhân để huy động vốn tiếp đó là kiểm sốt nội bộ
gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, giải pháp mà chương trình TCVM Thanh Hóa lựa chọn là
chuyển đổi thành Quỹ xã hội để từng bước chuyển đổi lên tổ chức TCVM chính thức. Lợi thế của
Thanh Hóa MFI là được thừa hưởng thành quả mà 2 tổ chức TYM và M7 MFI đi trước để lại, theo sát
hành lang pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền các cấp, tìm kiếm và khai thác các nhà tài trợ

mới, đi trước đón đầu nắm bắt mọi cơ hội. Chính những điều này đã giúp q trình chuyển đổi của tổ
chức diễn ra rất nhanh. Chỉ sau hơn 1 năm, với những nỗ lực và thành quả đạt được tổ chức TCVM
TNHH Thanh Hóa đã được trao giấy phép thành lập và hoạt động vào ngày 29/9/2014, trở thành tổ
chức TCVM chính thức thứ 3 tại Việt Nam.
3.1.2. Thực trạng chuyển đổi
Về mặt chiến lược
Các tổ chức TCVM đã xác định tầm nhìn sứ mệnh cho bản thân mỗi tổ chức, đồng thời kết cấu
lại cơ cấu tổ chức sau chuyển đổi phù hợp với hoạt động của tổ chức. Cơ cấu nguồn vốn của các tổ
chức cũng thay đổi đáng kể: vốn chủ sở hữu của TYM từ 40% xuống 27%; của Thanh Hóa MFI chiếm
21% sau chuyển đổi. Tiền gửi tăng từ 23% lên 43% của TYM và chiếm 47% trong cơ cấu vốn của
Thanh Hóa MFI; vốn vay của các tổ chức cũng đang dần giảm nhẹ. Những điều này cho thấy, hoạt
động của các tổ chức TCVM đang giảm dần sự phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu và vốn vay mà hoạt
động chính bằng tiền gửi vào tổ chức, dần đạt được mục đích tiếp cận vốn thương mại, mở ra các cơ
hội tham gia vào các quan hệ kinh tế mới (bao gồm cả quan hệ tín dụng).
Đối tượng khách hàng mà các tổ chức hướng tới sau chuyển đổi cũng phong phú hơn. Ngồi việc
duy trì các khách hàng cũ, tổ chức còn mở rộng thêm cho đối tượng là doanh nghiệp siêu nhỏ như ở
TYM, đối tượng là người khuyết tật như ở Thanh Hóa MFI hay tăng số lượng thành viên vay vốn lên ở
M7MFI. Đồng thời mở rộng địa bàn hoạt động của các tổ chức để đạt được lượng khách hàng trên; cụ
thể: TYM hoạt động từ 10 tỉnh phía Bắc ban đầu thành 12 tỉnh và thêm các xã huyện giúp quan hệ
thương mại cải thiện tốt hơn. Hay tại M7MFI ngoài 2 huyện tại Quảng Ninh, 1 huyện ở Sơn La mà tổ
chức đang hoạt động còn mở thêm 2 chi nhánh mới tại 1 huyện mới của Quảng Ninh và 1 huyện mới ở
tỉnh Sơn La. Và tại Thanh Hóa MFI, tổ chức duy trì địa bàn hoạt động của mình ở Thanh Hóa nhưng
mở rộng thêm tới các huyện trong tỉnh. Mở rộng địa bàn hoạt động đồng nghĩa với việc tăng đối thủ,
áp lực cạnh tranh của các tổ chức này với các tổ chức cùng hoạt động trong lĩnh vực tín dụng như các
NHTM,... hay các tổ chức này cũng sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau. Nhưng nhìn chung sau chuyển đổi các
tổ chức đã đạt được mục đích tăng phạm vi hoạt động, tăng nhóm khách hàng và số lượng khách hàng
nhằm cải thiện hoạt động của các tổ chức.
Về mặt hoạt động
Sau chuyển đổi, sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức được đa dạng và chất lượng hơn để thu hút
các nhóm khách hàng khác nhau với nhu cầu đa đạng. Các tổ chức cải tiến các sản phẩm vốn có của

91


Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

mình thông qua tăng hạn mức cho vay, tăng kỳ hạn vay của các sản phẩm, bên cạnh đó các tổ chức
thiết kế các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với hướng hoạt động của tổ chức. Như TYM thêm sản phẩm
vốn vay chính sách vào danh mục sản phẩm vốn vay của tổ chức, phát triển thêm 1 sản phẩm tiết kiệm
mới đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, cùng với đó là thay đổi phương thức cung cấp dịch vụ bảo
hiểm tài chính vi mơ từ năm 2013; về phía M7MFI các sản phẩm khơng thay đổi đáng kể, ngồi việc
tăng hạn mức và kỳ hạn vay thì sản phẩm vốn vay không thay đổi, tổ chức tăng thêm 1 sản phẩm tiết
kiệm mới, giống với TYM bảo hiểm vi mô của tổ chức này cũng thay đổi phương thức cung cấp dịch
vụ của sản phẩm; còn Thanh Hóa MFI đã tung ra nhiều sản phẩm mới như: cho vay sản xuất, cho vay
giáo dục, cho vay kinh doanh, vay cho người lao động và chủ sở hữu, khoản vay cho các doanh nghiệp
nhỏ và sản phẩm tiết kiệm tự nguyện. Khác với TYM và M7MFI thì Thanh Hóa MFI khơng thay đổi
phương thức bảo hiểm vi mơ. Về dịch vụ phi tài chính, các tổ chức đều duy trì này.
Tăng hạn mức cho vay, kỳ hạn cho vay cùng với mở rộng quy mô hoạt động, đối tượng khách
hàng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đã khiến tổng dư nợ của các tổ chức tăng lên đáng kể. Tại
TYM sau 4 năm chuyển đổi (từ năm 2010 đến năm 2014), tổng dư nợ tăng 42 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng;
hay ở M7MFI sau 2 năm chuyển đổi (từ 2012 đến năm 2014) tổng dư nợ tăng từ 84 tỷ đồng lên 110 tỷ
đồng, tăng tương đối mạnh so với mức độ tăng trước chuyển đổi. Cùng với đó, cơ cấu trong dư nợ tiết
kiệm cũng đang có sự thay đổi. Dư nợ tiết kiệm tự nguyện trước chuyển đổi chiếm khoảng 7,1% dư nợ
tiết kiệm tại tổ chức TYM nhưng sau chuyển đổi dư nợ tiết kiệm tự nguyện đang dần được cải thiện,
chiếm gần 52% trong dư nợ tiết kiệm; về phía M7MFI cơ cấu dư nợ tiết kiệm tự nguyện vẫn chiếm ưu
thế nhưng sau chuyển đổi dư nợ tiết kiệm tự nguyện tăng mạnh hơn so với mức tăng của dư nợ tiết
kiệm bắt buộc.
Mặc dù sau chuyển đổi, các tổ chức được đánh giá tốt ở cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động nhưng
chỉ số tự vững hoạt động và hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chưa thực sự đạt hiệu quả. OSSOperational Self Sufficiency_ cho biết chỉ số tự vững hoạt động của tổ chức tài chính. Các nhà tài trợ
và quản lý MFI sử dụng chỉ số này để đánh giá một MFI đã phát triển như thế nào trong khả năng chi
trả chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động của nó. Năm 2011, sau khi TYM chính thức chuyển

đổi được 1 năm, chỉ số tự vững của tổ chức đã giảm rất mạnh từ 195% xuống 90%, và của M7MFI từ
137% và xuống đáy 112% vào năm 2013_sau 1 năm chuyển đổi. Nguyên nhân do các tổ chức tăng các
khoản chi phí cần thiết để chuyển đổi như chi phí thuê thêm địa điểm, chi phí trả lương cho nhân viên
mới và các cán bộ chuyên môn được mời về,… làm cho phần chi phí vượt lớn hơn so với các năm
trước trong khi thu nhập chưa thực thu. Nhưng ngay sau đó chỉ số này đã tăng mạnh trở lại do cơ cấu
hoạt động của các tổ chức đã dần đi vào ổn định, khắc phục quá trình giảm liên tục tại tổ chức M7MFI
từ trước chuyển đổi; còn đối với TYM chỉ số có tăng mạnh trở lại ngay năm sau nhưng những năm tiếp
đó vẫn có những biến động chưa ổn định. OSS của Thanh Hóa những năm qua cũng đang có sự biến
động. Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM sau chuyển đổi vẫn chưa ổn định, vẫn có
những giai đoạn tăng giảm rõ rệt. Điều này cho thấy các tổ chức TCVM chuyển đổi chưa bền vững và
chưa thích ứng kịp với những thay đổi này.
3.2. Đánh giá kết quả
Với những gì đạt được, trên cương vị là các tổ chức TCVM chính thức, đây cũng được coi là
bước chuyển mới cho tài chính vi mơ tại Việt Nam. Với những thành tựu đáng kể như: quy mô của các
tổ chức được mở rộng, phân khúc khách hàng được đa dạng hóa, đối tượng khách hàng khơng chỉ co
hẹp ở phụ nữ, cá nhân và người có thu nhập thấp mà còn cung cấp thêm cho các doanh nghiệp nhỏ,
người khuyết tật,... giúp hoạt động tín dụng của tổ chức dần đi vào quỹ đạo và đạt hiệu quả như mong
đợi. Đồng thời, nhờ chuyển đổi mà cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn dần được cải thiện, các tổ chức sẽ có bộ

92


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD

máy hoạt động chuyên nghiệp, hệ thống quản lý nhân sự ngày càng được hoàn thiện chủ động trong
kiểm soát vốn và huy động vốn do khách hàng đến với các tổ chức đang tăng lên đáng kể. Từ đó, phát
triển lành mạnh theo hướng vay từ tổ chức TCVM góp phần loại bỏ tín dụng đen, gây dựng hệ thống
tài chính bền vững, an tồn.
Bên cạnh đó, các tổ chức vẫn còn bị vướng mắc trong hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà
nước và Chính phủ, do các điều khoản chưa được dứt khoát, thủ tục rườm rà khiến q trình diễn ra

lâu và khó khăn hơn. Tiếp đó, các tổ chức gặp khó trong tìm kiếm nhân sự có đủ điều kiện, năng lực
giữ những vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm điều hành tồn bộ tổ chức do cơ cấu sau chuyển đổi được
tổ chức mới. Hơn thế nữa, các tổ chức mới chuyển đổi nên nguồn kinh phí hạn hẹp và thiếu cán bộ có
kinh nghiệm làm quản lý. Dẫn đến khả năng tự vững của các tổ chưa được đảm bảo, chưa chủ động
trong quá trình chuyển đổi, hiệu quả hoạt động chưa thực sự đạt yêu cầu, do đó có thể thấy các tổ chức
TCVM chuyển đổi chưa thực sự bền vững.
4. Kết luận
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá q trình chuyển đổi của các tổ
chức TCVM để thấy hiệu quả chuyển đổi đến các tổ chức nói riêng và đến hệ thống tài chính Việt
Nam nói chung. Kết quả tìm được cho thấy, chuyển đổi giúp các tổ chức hoạt động theo chiều hướng
tốt, phù hợp với lý thuyết hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ, đồng thời giải quyết được vấn đề tài
chính vi mơ tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, tổ chức TCVM chuyển đổi chưa bền vững, điều này
chưa đáp ứng với lý thuyết chuyển đổi bền vững, do đó chuyển đổi khơng phải ln đạt đến độ bền
vững nhất định theo mong muốn.
Với những kết quả trên, nghiên cứu có những đóng góp hữu ích đối với Chính Phủ, Ngân hàng
Nhà nước, các cơ quan liên quan trong việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, thuận tiện cho các tổ
chức chuyển đổi dễ dàng, nhanh chóng. Kết quả tìm được từ nghiên cứu sẽ tác động đến các tổ chức
chưa chuyển đổi, có động lực để so sánh đối chiếu với các tổ chức đã chuyển đổi có lộ trình và hướng
đi cụ thể, an tồn, thích hợp với tổ chức của mình. Đồng thời cũng giúp chính các tổ chức TCVM được
nghiên cứu nhìn ra những tồn tại trong quá trình chuyển đổi để khắc phục và hoàn thiện tổ chức hoạt
động hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ADB 2010, Microfinance Assessment of ADB TA-7499-VIE: Developing Microfinance Sector in
Vietnam, Hanoi.
[2] CGAP, 2003, Definitions of Selected Financial Terms, Ratios, and Adjustments for Microfinance,
Microfinance consensus guidelines, The World Bank Group.
[3] Churchill, Frankiewicz, 2006, Managing for improved performance, Making microfinance work,
ILO.
[4] Conroy, J.D., 2002, Microfinance in Malaysia: Time to rebuild, The Foundation for Development
Corporation, Brisbane, Australia.

[5] Frank, C., 2008, Stemming the Tide of Mission Drift: Microfinance Transformations and the
Double Bottom Line, Women’s WorldBanking.
[6] Lê Văn Luyện, 2016, Phát triển bền vững các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam và những vấn đề
đặt ra hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về Tài chính vi mơ.
[7] Ledgerwood, J., 1999, An instutional and Financial perspective, Microfinance handbook, World
Bank.
[8] Robinson, M., 2002, The Microfinance Revolution, World Bank.
Thủ tướng Chính phủ, 2011, Quyết định số 2195/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển hệ
thống TCVM Việt Nam đến năm 2020.

93



×