Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ĐỌC-THƠ-LÍ-LUẬN-CỦA-CHẾ-LAN-VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.56 KB, 18 trang )

ĐỌC THƠ LÍ LUẬN CỦA CHẾ LAN VIÊN
1. Phàm những gì khó khăn trên đời, nếu xem đó là thử thách để vượt qua thì
cịn vinh quang nào bằng! Cơng việc làm thơ của Chế Lan Viên cũng lắm những
vinh quang, người thơ ấy mang niềm kiêu hãnh của chùm hoa ngự trị trên dốc đá
cuộc đời, dẫu phong ba, bão tố. Mọc cho đời một chùm hoa thơ bất tử, sứ mệnh ấy,
Chế Lan Viên đã tường!
Đọc thơ Chế Lan Viên, sẽ khơng khó để nhận ra Chế Lan Viên có ngun
một gia tài thơ lí luận, nghĩa là dùng thơ để làm cơng việc của lí luận. Khơng khô
khan, xơ cứng, ông khiến công chúng vỡ lẽ ra rằng: ít nhất lí thuyết trong thơ ơng
khơng phải là “màu xám”, mà nó là “chất xám” để bón cho cây hoa thơ mãi mãi
tươi xanh giữa cuộc đời.
Một con người mẫn tiệp như Chế Lan Viên đã hoài thai một nguồn thơ lí
luận giàu trí tuệ và cảm xúc. Khó ai có thể sánh ngang tầm Chế Lan Viên về số
lượng tác phẩm thơ lí luận, chưa kể ngồi thơ, ơng cịn cả một gia tài tiểu luận phê
bình (“Suy nghĩ và bình luận”, “Phê bình văn học”, “Bay theo đường dân tộc
đang bay”, “Từ gác Khuê văn đến qn Trung Tân”, “Nghĩ cạnh dịng thơ”,
“Ngoại vi thơ”, “Nói chuyện thơ văn”, “Vào nghề”…), các lời “tựa”, lời “bạt” thể
hiện một văn phong triết lí sắc sảo và cuốn hút. Người thơ ấy phải mất một quãng
thời gian khá dài để chuyển mình từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” của
cuộc đời. Những vấn đề lí luận trong thơ Chế Lan Viên vì thế cũng có những sự
biến đổi và phát triển song song với chặng đường tư tưởng và sáng tác của ơng.
Người ta nói mỗi tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà thơ, quả
không sai chút nào! Chế Lan Viên không lúc nào ngi nỗi trở trăn với “đứa con”
của mình. Cách ơng đưa những vấn đề lí luận vào thơ khiến người ta nghĩ đến
niềm mong mỏi, sự kì vọng, đau đáu, lo toan, sự răn dạy của các đấng sinh thành


đối với đứa con mà mình đứt ruột đẻ đau. Ông vừa làm thơ vừa kì vọng ở thơ; vừa
làm thơ lại vừa đau đáu lo thơ “suông”, thơ “dại”;…Ta lại thấy như đó cũng chính
là cách người thơ tự răn mình: phải làm gì cho thơ? Đó là một cái tôi đầy trách
nhiệm với thơ, với đời. Những trăn trở riêng tây ấy, Chế Lan Viên đã gửi hết vào


thơ.
2. Có thể thấy, những vấn đề lí luận trong thơ Chế Lan Viên được thể
hiện qua các bình diện sau:
2.1. Mục đích, đối tượng và mạch nguồn sức sống của thơ
Dù hình tháp hay hình thoi, mỗi hạt gạo phải làm nên máu thịt
Dù cành thấp hay cành cao, mỗi chùm hoa đều phải gọi ong về
Thơ cần có ích
Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi.
Có lẽ, vì nhận chân được sứ mệnh lớn lao của thơ: “Thơ cần có ích” mà Chế
Lan Viên đã thân chinh đi tìm cho thơ nguồn sống. Với ơng, khơng gì quan trọng
cho thơ bằng cái nguyên lí cơ bản này: hiện thực vừa là nguồn cảm hứng bất tận,
vừa là đối tượng, là chất liệu để làm nên những tác phẩm thi ca giàu chất sống. Thơ
phải “quang hợp” thứ ánh sáng của cuộc đời mới có được cái sức xanh tràn căng
của “diệp lục”.
Dù cho là Phật
Thì trước khi ngồi lên tòa sen hư ảo
Câu thơ cũng phải xuất gia đi ra bốn cửa ơ cuộc đời có thực,
cuộc đời.
(Sổ tay thơ)


Cuộc sống đánh vào thơ trăm nghìn lớp sóng
Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể, anh ơi!

Đi ra, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình
Cơn nắng, cơn mưa làm điều suy nghĩ
Một tiếng chim gù cũng đến nơi rừng lạ để mà nghe.
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Câu thơ “xuất thần” tuyệt nhiên không thể không bắt rễ từ cuộc đời, dẫu
cuộc đời ấy lắm phong trần, gió bụi. Phải đứng vững trên nguồn sống ấy, thơ mới

“làm nên chuyện”. Thơ ca phải nói lên tiếng nói của thời đại, những khao khát, tâm
tư, cảm xúc của con người trong thời đại ấy. Nếu như trước cách mạng, Chế Lan
Viên mang tâm sự của một người thơ u uất trước cuộc đời, thốt li thực tại, tìm
kiếm sự giải thốt ở cõi siêu hình:
Trời hỡi trời hơm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian
(Tạo lập)
thì sau bước ngoặt lịch sử của cả dân tộc, thế giới quan của nhà thơ đã hoàn
toàn thay đổi.
… Nhìn mây Mục Nam Quan
Chẳng chút buồn quan ải
Dù tả một làn mây
Cũng là mây thời đại. (Nghĩ về thơ)


Trong những năm tháng cả dân tộc bị ôm trùm, thiêu đốt bởi khói lửa chiến
tranh, Chế Lan Viên đã không nguôi nỗi trở trăn:
Đời cần thơ, như cần hồn chiến trận
Cần tiếng sáo thổi lòng thời đại
Cần giao liên dẫn dắt qua đường.
Khi thơ “ra trận”, đó là thơ đang sống và đấu tranh cho sự sống của mình.
Hiện thực trong thơ khơng phải là thứ gì đó chung chung, siêu hình mà phải hiển
hiện sinh động, cụ thể trên trang giấy, phải “gây ra một đám cháy trong hồn”. Quan
niệm ấy về thơ của Chế Lan Viên đã bắt nhịp với lịch sử. Tố Hữu nhìn hiện thực
cuộc sống nhân dân miền Nam quằn quại dưới chế độ Mĩ – Diệm mà lịng “có thể
nào n”:
Tơi muốn viết những dịng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dịng thơ lửa cháy.
Tư duy thơ của Chế Lan Viên mang màu sắc biện chứng rất rõ nét. Với ông,
nếu tách bạch thời đang sống với thời đã qua để tìm chất liệu cho thơ thì đó là một

sai lầm. Mỗi câu thơ phải có sự kế thừa truyền thống, phải bắt nhịp với dòng chảy
văn học của dân tộc.
Ta nối liền ta trong bể dọc thời gian, câu thơ thế kỉ hai mươi liền hơi với hồn
cha ông trong truyện Kiều, Chinh phụ…
Nhưng dân tộc cũng là ta cùng nhịp đập với tim ta trong bể ngang không gian
trước đã
Cách làm thơ năm 72 giống với cách trồng rau năm 72, đánh Mỹ năm 72
Dân tộc chung một phong cách năm 72 khi u và khi tìm từ ngữ
Anh khơng thể u bộ răng đen “dân tộc” của mình, vì nó rất… ngoại lai.


2.2. Về cơng việc làm thơ
2.2.1. Vai trị, quyền năng của nhà thơ
Văn học, nghệ thuật là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống. Nhờ nó mà
cuộc sống trở nên sống động và ý nghĩa hơn. Sự sống “phập phồng trên trang giấy”
là sự sống được nuôi dưỡng bằng xúc cảm, tư duy nghệ thuật của người nghệ sĩ.
Với Chế Lan Viên, thi sĩ là người có vai trị, vị trí rất quan trọng:
Trái đất rộng thêm ra một phần vì bởi các trang thơ
Vì diện tích tâm hồn các thi sĩ
Không thể phủ nhận nào phủ nhận vai trò của nhà thơ, bởi họ cũng đồng thời
nắm giữ một “quyền năng tối thượng”:
Anh là người định vực sự sống ba chiều
Lên trang thơ hai mặt phẳng
Sao trên trời mỗi đêm cần anh thắp lại
Sông Ngân Hà chảy nhờ anh mà nó chảy
Những ngơi sao trên trời đổi ngơi nhờ anh mà nó đổi ngơi…
…Nếu anh ghi lại thì dịng sơng kia ở lại
Và anh để đời trơi xi thì nước cũng trơi xi.
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Nhà thơ nắm trong tay mình khối ru-bích ngơn ngữ đa sắc, trải qua một q

trình ơm ấp, thai nghén, nghiền ngẫm, để xây dựng, tái tạo hiện thực đời sống.
Người làm thơ phải ý thức sâu sắc quyền năng của mình để vận dụng quyền năng
ấy sao cho hiệu quả.
…mỗi ngày anh có nhiệm vụ và có quyền cầm trái đất để cân


Cầm nó trên tay và đánh giá
Cầm nó bên này và lật ngược phía bên kia
Xem ở đâu có bùn và ớ đâu có máu
Đâu là chân lý và đâu khơng phải nó
Trước khi viết từng câu từng chữ
Sao anh bảo anh là cây lau, hạt bụi chẳng ra gì!
(Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Quan niệm này của Chế Lan Viên vừa thể hiện niềm kiêu hãnh của người
cầm bút, vừa là sự tự ý thức đầy trách nhiệm của ơng trước cuộc đời.
Nhìn xa hơn, đến ba tập “Di cảo thơ”, ta thấy quan niệm về quyền năng của
nhà thơ trong thơ Chế Lan Viên đã có sự thay đổi. Từ niềm kiêu hãnh của một nhà
thơ – chiến sĩ: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ / Bên những chiến sĩ ngoài
đồng và hạ trực thăng rơi”, ông ngậm ngùi nhận ra một thực tế:
“Giờ là thế giới của xe cúp, tivi, phim màu ngũ sắc
Của quyền lực tuổi tên đốp chát
Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng” (Thời Thượng)
Có lẽ trong những năm tháng cuối đời, tâm hồn thi sĩ như trái cây “ngậm
chín” những suy tư, lại thêm hiện thực cuộc sống mới có quá nhiều biến động mà
niềm kiêu hãnh của người thơ như lắng lại, chỉ cịn thấy một cái nhìn khá khiêm
nhường về thứ quyền năng từng một thời được xem là tối thượng. Giờ đây, “vị trí
nhà thơ như rác đổ thùng”! Đó là một cái nhìn mới trong mảng thơ lí luận của Chế
Lan Viên.
2.2.2. Nhiệm vụ của nhà thơ



Anh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinh
Nó chưa thành hình, anh cho nó có hình
Chưa thành hạt, anh làm cho nên hạt
Rồi trả tận tay người cùng với máu anh. (Nghĩ về thơ)
Bản thân nhà thơ là những người có đời sống tâm hồn nhạy cảm, tinh tế: một
cánh đào rơi, một bông hoa nở, một tiếng gọi đị,… cũng đủ làm dậy sóng hồn thơ.
Làm thơ là cả một quá trình lao động nghiêm túc. Để có được thơ hay, Chế Lan
Viên cho rằng người nghệ sĩ phải biết lắng nghe mọi âm vang của cuộc đời: từ màu
mây, sắc nắng…
Bài thơ mặt bể gọi đi xa
Phải hiểu màu mây và sắc nắng
Ngàn sao thời cuộc chói trên đầu
Nếu thơ chỉ tồn những “sng trăng”, “sng rằm” thì xem như đó là thứ
thơ “bỏ đi”. Bởi: “…ai cần anh viết một vần trăng, viết mấy vần trăng/ Mà không
bao giờ dẹp trang thơ sang bên để đón một đêm rằm”. Sống một cuộc đời đóng
khép, co mình vào vỏ ốc cá nhân, chẳng khác gì: “Chú vịt quẫy ao nhà/ Rúc đầu
vào cánh ngủ trong mưa/ Không hiểu cầu vồng, không hiểu sấm”.
Hãy sống thật sâu với cuộc đời, không “bắt chước”, không “nhắm mắt theo
đuôi”, mà phải vượt lên, đón trước:
Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy.
Lặng vào đời rồi lại ngoi lên.
(Nghĩ về đời, nghĩ về thơ, nghĩ …)


Có “lặn vào, ngoi lên”, người thơ mới có được chất thơ tinh lọc như “muối
bể”, đó là thứ muối thơ được kết tinh từ đại dương bao la của cuộc đời:
Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu.
(Nghĩ về thơ)

Yêu cầu sáng tạo là vấn đề trọng yếu được Chế Lan Viên đặt ra trong thơ.
Ơng nói một cách nhẹ nhàng mà thấm thía:
Hãy mang con mắt thời đại anh để nhìn trời mưa cũ
Nếu khơng, dù anh có tn xuống trăm câu, nghìn chữ
Cũng thừa.
“Mang con mắt thời đại…để nhìn trời mưa cũ” – đó là một quan niệm thấu
đáo, là kim chỉ nam trong mọi sáng tác nghệ thuật. Bởi nếu không thật khéo, cơn
mưa trong thơ anh sẽ là cơn mưa của “vô vàn thi nhân” thuở trước – khi “mắt anh
khơng cịn hồn nhiên”!
Đôi khi, thi sĩ chỉ “trồng một hàng dương đã mở lối cho ta về bể”. Sự sáng
tạo trong thi ca quả là vơ cùng tận!
Khơng chỉ cần có tư duy sáng tạo, người nghệ sĩ phải cần mẫn, lao tâm khổ
tứ như con ong hút nhụy hoa tìm mật, như con tằm rút kén nhả tơ, như con trai
ngậm hạt đau, hạt xót để tạo ra những viên ngọc ánh ngời.
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Mỗi giọt mật thành đòi vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài mai rừng cam xứ Bắc
Mật ngọt đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây.


(Ong và mật)
Nhà thi sĩ như con chim bói cá đầm hồ bát ngát, phải thấy cả tam
thiên mẫu của đời, trước khi lao vào bắt một chiếc cá con
…Chỉ một phút lao mà phải lượn trăm vòng
…Và chỉ một con cá thơi, chim phải lượn trăm vịng.
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Không cần mẫn, không chuyên tâm với nghề, sẽ khơng có được thành tựu.
Sao khơng phải là một chuyến ong bay hay một vòng chim lượn mà phải là trăm
vòng, vạn chuyến? Bởi lẽ, “những suối thơ khơng chảy sẵn bên nhà”. Cần mẫn để
tìm nguồn cảm hứng, tìm chất liệu sống cho thơ, cần mẫn để tạo tác những cơng

trình ngơn từ độc đáo, đó là nền tảng căn bản của hoạt động nghệ thuật. Có thể
thấy, những vấn đề lí luận trong thơ Chế Lan Viên có mối quan hệ hữu cơ, đan cài
vào nhau. Chính vì hiểu rõ phẩm chất của thơ, ơng càng quan tâm hơn đến những
yêu cầu khắt khe đối với người làm nghệ thuật.
2.3. Quan niệm về hình thức của thơ
Cái nhìn biện chứng được thể hiện rất rõ khi ơng nói về hình thức của thơ.
Trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, thơ ca phải là tiếng “gọi đàn”, nội dung tư tưởng
được đặt lên bàn cân để định giá giá trị của thơ thì những quan niệm đề cao cái đẹp
của hình thức nghệ thuật trong thơ rất dễ bị quy chụp là “duy mĩ”, “vị nghệ thuật”.
Nói như (B.Brếch), đó là những năm tháng “đem nâng niu một đóa hoa cũng thành
điều tội lỗi”. Vì thế mà có thể thấy câu thơ Chế Lan Viên luận về hình thức thơ là
rất táo bạo:
Hình thức cũng là vũ khí
Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lý


(Nghĩ về thơ)
Thơ hay cũng cần có nhan sắc, nhan sắc ấy không được mị đời mà cũng
không nên dối đời. Người ta yêu nhan sắc ấy, đơn giản vì nó tốt lên vẻ đẹp tự
nhiên:
Câu thơ hay như người con gái đẹp
Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng.
(Sổ tay thơ)
Người nghệ sĩ nếu chỉ ép mình theo khn mẫu, theo những trị ghép chữ vơ
hồn thì mọi thứ cũng thành vơ nghĩa. Ơng lí luận:
Đừng làm những câu thơ khn mình theo văn phạm
Như những cây q thẳng chim khơng về.
…Có những lúc câu thơ phải bắn cầu vồng
Mà người nhắm vẫn là nhắm thẳng.
(Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…)

Nội dung quyết định hình thức, song nó khơng tồn tại bên ngồi hình thức
mà trong hình thức và bằng hình thức. Một nội dung có thể và cần được thể hiện
bằng nhiều hình thức khác nhau, sao cho tác phẩm luôn luôn mới lạ, phản ảnh
được cái muôn màu muôn vẻ của đời sống.
Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức
Dù là ngọc thì cũng nhiều viên ngọc
Chứ phải đâu xanh xanh vĩnh viễn một màu trời. (Sổ tay
thơ)


Muốn vậy, thi sĩ phải chăm lo, cân nhắc, tìm tịi, sáng tạo ngơn ngữ, nhưng
tuyệt đối tránh làm thơ bằng “kĩ xảo”. Không thể nào bù đắp được những khuyết
thiếu về tình cảm, tư tưởng, vốn sống bằng “kĩ xảo” trong thơ:
Dù anh không làm xiếc
Cũng phải căng thẳng dây tâm hồn anh lên mà đi qua trên vực
ngôn từ
Căng cái dây hình ảnh ngữ ngơn ngang qua vực tâm hồn sâu
thẳm.
Cho mỗi bước, mỗi bước của anh đều thận trọng
Không bao giờ anh ở độ chùng dây.
(Sổ tay thơ)
Có người vì sa đà vào kĩ thuật sáng tác thơ, mà quên mất đi vấn đề cốt lõi
của nghệ thuật. Chế Lan Viên đã khéo léo nhắc người, và cũng là nhắc nhở chính
mình:
Khơng phải là tìm cách ném cần câu thế này bng lưỡi câu thế
nọ
Mà là tìm nơi lắm cá
Nơi cuộc sống rì rào mùa cá đang đi.
(Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…)
Như vậy, bàn về hình thức thơ, Chế Lan Viên đã có một cái nhìn bao qt,

tồn diện và sâu sắc. Cái nhìn ấy xuất phát từ một tư duy biện chứng, một trí tuệ
sắc sảo của một tài năng thi ca.


2.3. Mối quan hệ giữa nhà thơ với người đọc
Lí luận về thơ, Chế Lan Viên đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa nhà
thơ với người đọc. Ông coi đây là mối quan hệ biện chứng. Người đọc là niềm
khắc khoải tri âm của nhà thơ:
Tuổi tên là phù vân
Ông chỉ mong ta bền một chữ tâm
Nhỏ một giọt sương người trên khoé mắt
Cái Nguyễn chờ là giọt lệ hồi âm”. (Lệ hồi âm)
Bạn đọc tìm đến thơ cũng mang niềm khao khát tri âm như thế:
Bạn đọc cần những bài thơ như tâm hồn thứ hai của họ.
Ngoài tâm hồn họ ra, họ cần thêm một tâm hồn.
Sao anh tả cảnh, tả nhà, tả ao, tả phố…
Để thêm anh vào họ rồi, cho họ trăm thứ rồi, họ vẫn cơ
đơn.
(Thơ và bạn đọc)
Có lẽ, đó là nỗi băn khoăn của thi sĩ mn đời, nói như Lưu Hiệp: “Tri âm
thực là khó thay, cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được
người tri âm nghìn năm mới có một lần” (Lưu Hiệp).
Làm thơ, nhà thơ phải hình dung có rất nhiều dạng độc giả khác nhau:
Đọc thơ, có người như nhà thực vật
Đọc mùa quả, hoa chói mắt
Có người như nhà địa chất


Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất
Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn

Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm
Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức
(Đọc thơ mạch ngầm văn bản)
Trong số những người đọc ấy, có cả giới phê bình văn học. Có người “cao
đạo nhìn anh biếm rẻ”, “chế giễu tài năng anh bất lực”, có độc giả “âm thầm lặng
lẽ, lặng nhìn anh”; có đọc giải “nghìn ánh mắt nghìn tay như Phật, đỡ dìu anh”
(Thơ bình phương, đời lập phương). Chính bởi vậy, nhà thơ phải có thực tài mới
mong đáp ứng được tính đa dạng của cơng chúng nghệ thuật, khơng loại trừ độc
giả chính là anh!
Có thể thấy, quan niệm của Chế Lan Viên rất gần với quan điểm của lý luận
tiếp nhận hiện đại phương Tây. Đó là một quan niệm mở, nhà thơ phải chủ động
hướng đến các loại người đọc mới mong tìm được tri âm:
Làm thơ có lúc như lấy người điếc lác ù tai làm bạn tri
âm,
Cứ phải hét vào tai những tiếng nói thầm.
Làm thơ có lúc là thi sĩ câm
Ra hiệu bằng tay, bằng mắt, bằng tồn thân,
Đóng kịch để nói điều rất thật
(Tri âm)


Chế Lan Viên quan niệm độc giả là người đồng sáng tạo, góp phần mở
ra những cảm nhận mới mẻ cho thi phẩm. Vậy nên:
Tả một mơi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ
Phải giấu tình cảm của anh đi như ém quân trong rừng vắng
Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang
giấy
Đang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp mơi son. (Tín hiệu)
Người làm thơ phải chấp nhận quy luật sinh tồn, đào thải nghiệt ngã của
cuộc sống, nghĩa là phải chấp nhận mọi phản ứng của người đọc – đó là cách duy

nhất “thử lửa” tài năng của chính mình.
Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi
cách
Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách
Khi giày vị mỗi chữ
Khi trân trọng ngắm từ xa
Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa
Cịn có người đọc là thơ cịn “đường sống”. Điều ám ảnh và đáng sợ nhất là
thơ khơng có người đọc:
Chả có gì sủi tăm ở cái hồ lãng quên anh ném câu thơ
vào đó
May ra thế kỷ sau, từ viên sỏi thơ anh sủi lên giọt máu
như máu con bông bống
Bống bống bang bang!...


Sẽ có người đến bên hồ mà gọi thơ anh
Câu thơ trồi lên, đáp lại tiếng gọi mình (Sủi tăm).
Khi tất cả mọi người đọc anh đã bỏ ra đi
Còn một độc giả u anh và ở lại,
Anh có gì cho người kiên nhẫn ấy ?
Có cịn chăng một vì sao dành lại giữa đêm khuya
Người ấy tìm ra ngơi sao mà anh hằng ngắm đấy
Chính ngơi sao kia sẽ gọi trăm người đọc lại quay về.
Còn một độc giả thì nhà thơ cịn cần phải lao động sáng tạo. Thế mới biết vai
trò to lớn của người đọc trong mối quan hệ với thi nhân, thi phẩm. Độc giả rất kiên
nhẫn và cũng rất minh tuệ. Anh không thể đánh lừa họ cũng không thể tuyệt vọng
chối bỏ họ - dẫu đó là người cuối cùng. Độc giả rất công tâm, họ sẽ làm cầu nối
cảm xúc để thơ anh lan tỏa – nếu anh cịn ni dưỡng nguồn sống cho thơ.
Có lẽ, phát hiện mới mẻ và lí thú mà Chế Lan Viên mang đến trong thơ lí

luận của mình đó là ơng đã nhận ra “người đọc quyền năng”: cuộc sống.
Đánh giá anh đâu phải mắt xếch của nhà phê bình hay
mắt xanh người đẹp
Đánh giá anh giọt máu im lìm ngủ giữa Trường Sơn
Im lìm thế mà lắng nghe mọi điều anh viết
Xem khi máu đã đổ rồi, thơ có cao hơn?
Khơng ai có thể định đoạt số mệnh của thơ ngoài “người đọc quyền năng”
ấy. Chính cuộc sống sẽ thẩm định sức sống của thi ca, sẽ nâng thơ lên hoặc tước đi
đôi cánh của nó – nếu nó khơng xứng với đời!


3. Hình thức thơ lí luận của Chế Lan Viên
Trong những nội dung Chế Lan Viên luận về thơ, nội dung nào cũng khá
thấu đáo và toàn diện. Là nhà thơ trí tuệ, Chế Lan Viên hiểu rõ: khi ơng bàn về
hình thức của thơ thì độc giả sẽ đánh giá thơ ơng bằng chính những vấn đề mà ơng
luận giải. Chế Lan Viên đủ tự tin về điều đó.
Làm thơ nói chung đã khó, làm thơ lí luận cho hay lại càng khó hơn. Bởi lí
thuyết bao đời vẫn bị “gắn mác” khô khan, xơ cứng. Ấy thế mà Chế Lan Viên đã
nói những vấn đề tưởng như khơ khan ấy bằng ngơn từ, hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng,
so sánh, ví von hết sức biểu cảm. Bằng hình tượng con ong làm mật, con chim bói
cá, con gà giễu võ giương oai,…hay hạt muối, viên ngọc, sợi chỉ, vạt áo…, nhà thơ
đã khiến người đọc ngỡ ngàng trước lối tư duy mới mẻ và đầy bất ngờ. Các hình
ảnh thơ đan cài vào nhau trong mạch chảy tn trào của tư duy và cảm xúc. Mỗi
câu thơ ông viết đều có tính hình tượng, rất đa nghĩa và hàm súc.
Khơng chỉ vậy, Chế Lan Viên cịn dụng bút thần tình với một lối thơ trùng
điệp rất độc đáo. Ông nắm bắt và làm chủ ngôn từ nghệ thuật, tạo nên những cú
tung hứng câu chữ xuất thần.
Nhà thi sĩ như con chim bói cá đầm hồ bát ngát, phải thấy cả tam thiên mẫu
của đời, trước khi lao vào bắt một chiếc cá con
Lao như trong tình yêu anh lao vào em vậy

Chỉ một phút lao mà phải lượn trăm vòng
Một phút lao ảo ảo hư hư mà phải lượn trăm vòng rất
thực
Hay là để lao vào bắt con cá thực, có khi phải lượn trăm
vịng rất đỗi ảo hư


Chộp con cá trong hồ, hay con cải trong mắt chim, chim
không biết nữa.
Chộp cái mồi là con cá ư, hay chộp lấy chính mình ?
Ơi lao từ điểm cao, hay từ điểm sâu là nội tâm mình mà
lao tới.
Thơi, những điều ấy chưa cần tranh cãi vội
Bởi con cá kia chim đã bắt được rồi,
Thực là con cá, chính là con cá thực,
Và chỉ một con cá thôi, chim phải lượn trăm vòng.
Đây quả là một dẫn chứng tiêu biểu cho lối thơ lí luận tài hoa của Chế Lan
Viên. Với một sự am tường sâu sắc về công việc sáng tạo nghệ thuật, ông đã tung
một “tràng pháo hoa lí luận” mà có lẽ bất cứ kẻ hoạt ngơn nào cũng khó có thể
biện bác. Những điệp từ, điệp ngữ, những câu hỏi tu từ, những kết cấu câu thơ rất
lô-gic, gãy gọn, lời thơ ý vị và luận bàn thấu đáo, tất cả tạo nên một hiệu ứng thẩm
mĩ lan tỏa trong tư duy và cảm xúc của người đọc.
Đọc và cảm nhận mảng thơ lí luận của Chế Lan Viên, ta sẽ thấy còn nhiều
điểm đặc sắc trong hình thức thơ. Đó là sự phóng túng trong lựa chọn thể loại. Mỗi
bài thơ của ông thường được kết cấu từ nhiều khổ thơ có độ ngắn, dài khác nhau.
Đặc biệt hình thơ văn xi đã giúp ông khai thác tối đa hiệu quả biểu đạt trong thơ.
Nhờ đó mà ơng có thể nói hết, ngọn ngành và thấu đáo mọi vấn đề. Lạ thay, càng
đọc, ta càng thấy cuốn hút. Với giọng thơ đa sắc, biến hóa khơn lường, rạo rực, hân
hoan, lúc trầm ngâm suy tưởng, lúc day dứt, xót xa,…Chế Lan Viên đã dẫn người
đọc bước chân vào thế giới thi ca rất đỗi diệu kì.



4. Những trăn trở riêng tây về hành trình sáng tạo thi ca như lớp lớp phù sa
bồi tụ trong tâm thức người đọc bao thế hệ, bởi người nghệ sĩ ấy, bằng trí tuệ và tài
năng, đã biết tạo cho thơ mình nhan sắc và hương thơm diệu kì.
(Lê Thị Thuý Hằng)



×