Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Giao an Tuan 3132 Thuy 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.1 KB, 35 trang )

TUẦN 31

Thứ hai ngày 16 tháng 04 năm 2018
TẬP ĐỌC-KC: (Tiết 91-92)

BÁC SĨ Y– ÉC–XANH

SGK/ 106- Thời gian dự kiến: 70 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao ñẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúpđỡ đồng loại );
nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng vàViệt Nam nói chung
( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK ).
- Bước ñầu biết kể lại từng ñoạn của câu chuyện theo lời của bà khách dựa theo tranh minh hoạ.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - nh Bác só Y- éc – xanh.Tranh minh họa trong SGK phóng to.
HS: - SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- Gọi hs đọc bài: Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài- Nêu mục tiêu giờ học.
v Luyện đọc
- Cho hs xem ảnh bác só Y-éc-xanh.
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 1
- Đọc nối tiếp từng câu, kết hợp rèn đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nhgiã từ mới trong SGK
- Gv nói thêm về bác só Y-éc-xanh và Nha Trang.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.- Đọc đồng thanh phần cuối bài.
v Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Tại sao bà khách ao ước được gặp Bác só Y- éc- xanh ?


+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà Bác học Y- éc- xanh là người như thế nào ?
Trong thực tế, vị bác só có khác gì so với trí tưởng tượng của bà ?
+ Vì sao bà khách nghó là Y- éc- xanh quên Nước Pháp ?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của Bác só Y- éc- xanh ?+ Theo em, vì sao Y- éc- xanh
ở lại Nha Trang ?
- Hình thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em, phân vai ( người dẫn chuyện, bà khách, Y- éc- xanh )
v Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2
- Thi đọc truyện theo vai.
Hoạt động 3: Kể chuyện.
a) Gv giao nhiệm vụ
b) Hướng dẫn hs kể chuyện theo tranh:
- Dựa vào 4 tranh minh họa, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của bà khách.
- Dán tranh lên bảng. - Nêu nội dung bức tranh.


- Mời hs khá kể mẫu 1 đoạn. -Từng cặp hs tập kể 1 đoạn truyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dị
- Gọi hs đọc lại bài và nêu nội dung bài học
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện theo lời bà khách.
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TOÁN: Tiết 151
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
SGK/ 161-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu :
- Biết cách nhân số có năm chữ số với số coù một chữ số ( coù nhớ không quá hai lần và nhớ không
liên tiếp )

- Bài tập cần làm: bài 1,bài 2,bài 3.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK , bảng phụ
HS: - SGK, vở, đồ dùng học tập.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
GT bài - Nêu mục tiêu bài học
v Hướng dẫn thực hiện phép tính nhân
- Gv viết ở trên bảng : 14273 x 3 = ?
- Cho hs tự đặt tính rồi tính. Khi tính vừa nói vừa viết.
- Cho hs tự viết theo hàng ngang.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: * Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Hs đọc u cầu của đề bài
- Cho hs tính. Yêu cầu hs nêu lại cách tính.
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2:* Tính được tích của hai thừa số.
- Nêu u câu đề bài.
- Cho hs tự làm bài.
- Gọi hs nêu kết quả. Nhận xét, chữa bài .
Bài 3:* Biết giải bài toán có hai phép tính
- Đọc đề toán và gạch dưới các từ quan trọng.
- Tự tóm tắt rồi giải bài toán. Gọi hs lên bảng giải, nhận xét
- Chữa bài .
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dị
- Về nhà luyện tập thêm phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐẠO ĐỨC: Tiết 31
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG,VẬT NUÔI ( tt )

SGK/ 47 & 48 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:


- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà
trường.
*Tích hợp tài ngun mơi trường Biển, đảo ( Liên hệ, hoạt động 7)
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi.
HS: - Vở BTĐĐ.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
KT bài
- Gv nêu nội dung kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm
- Nhận xét kết quả - Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả điều tra
* Mục tiêu: Hs biết các hoạt động chăm sóc cây trồng,vật nuôi ở nhà,ở trường,ở địa phương; biết
quan tâm hơn các công việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Gv yêu cầu hs trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề sau : SGV/ 104
- Đại diện từng nhóm hs trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác báo cáo và bổ sung.
- Gv nhận xét việc trình bày của các nhóm và khen ngợi hs quan tâm đến tình hình cây trồng, vật
nuôi ở gia đình và địa phương.
Hoạt động 4: Đóng vai.
* Mục tiêu: Hs biết thực hiện một số hành vi chăm sóc cây trồng vật nuôi; thực hiện quyền được
bày tỏ ý kiến,được tham gia của trẻ em.
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đóng vai theo một trong các tình huống sau :
+ Tình huống 1: Tuấn Anh định tưới cây nhưng Hùng cản: Có phải cây của lớp mình đâu mà cậu

tưới ? Nếu là Tuấn Anh em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2: Dương đi thăm ruộng, thấy bờ ao nuôi cá bị vỡ, nước chảy ào ào ? Nếu là
Dương, em sẽ là gì ?
+ Tình huống 3: Nga đang chơi vui thì mẹ nhắc về nhà cho lợn ăn. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 4: Chính rủ Hải đi học tắt qua thảm cỏ ở công viên cho gần. Nếu là Hải, em sẽ
làm gì ?
Hoạt động 5: Vẽ tranh
* Mục tiêu: Hs tham gia vẽ tranh về việc chăm sóc cây trồng và vật nuôi.
- Cho hs thi vẽ tranh theo chủ đề chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Chọn tranh vẽ đẹp. Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 6: Trò chơi Ai nhanh,ai đúng
* Mục tiêu: Hs ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- GV chia hs thành các nhóm và phổ biến luật chơi
- Các nhóm thực hiện trò chơi - Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả thi của các nhóm.
- GV tổng kết, khen các nhóm khá nhất.
* Kết luận : GV nêu
Hoạt động 7: Củng cố, dặn dị
* BVMT: Tham gia bảo vệ,chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và
BVMT.
*Biển, đảo: - Cây trồng, vật nuôi là nguồn sống quý giá của con người vùng biển, hải đảo.


- Giữ gìn, chăm sóc cây trồng, vật ni là góp phần giữ gìn, bảo vệ tài ngun, mơi trường biển ,
đảo.
- Nhận xét giờ học.
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Thứ ba ngày 17 tháng 04 năm 2018

THỂ DỤC: Tiết 61
ÔN TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN

TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”
SGV/ 145-Thời gian dự kiến:35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách tung bắt bóng cá nhân(tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay ).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B-Đồ dùng dạy học: - Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ
- 10 quả bóng.
C-Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
ĐLVĐ
BIỆN PHÁP TỔCHỨC
1.Phần mở đầu:
5 phút
- hàng dọc
- Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học
- vòng tròn
- Đi đều theo nhịp,vừa đi vừa hát.
- hàng ngang
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Chạy chậm 1 vòng sân tập.
2.Phần cơ bản:
25 phút
* Ôn tung và bắt bóng cá nhân
- tập theo khu vực
- GV tập hợp, cho các em ôn cách cầm bóng,
tư thế đứng chuẩn bị tung bóng.
- Hs đứng tại chỗ tập trung và bắt bóng một
số lần,sau đó mới tập di chuyển để đón bắt
bóng.
- Hs tập – Gv chú ý sửa sai cách tung và bắt

bóng hs
* Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”
- Gv nhắc lại tên trò chơi và cách chơi và sau
- hàng dọc
đó cho hs chơi.
- Hs tham gia chơi – Gv nhắc nhở hs cách
nắm tay nhau sao cho vừa chắc lại vừa an
toàn.
- Các tổ cử 3- 5 em tham gia chơi để tìm
người vô địch.
5 phút
3. Phần kết thúc:
- Chạy chậm thả lỏng xung quanh sân.
- 4 hàng dọc
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Gv cùng hs
- Ôn động tác tung và bắt bóng
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************************


CHÍNH TẢ( Nghe-viết )- Tiết 61
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH
SGK/ 108 -Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu :
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng BT (2) a.
B- Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Baûng lớp viết các từ ngữ của bài tập 2.
HS - SGK, Vở CT, BTTV.

C-Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: KT bài
-3 hs viết bảng lớp các từ có tiếng bắt đầu bằng êt/ êch.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs nghe - viết
a) Hướng dẫn hs chuẩn bị :
- GV đọc đoạn chính tả
- Hs đọc lại
- Nội dung bài : Vì sao Bác só Y- éc- xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang?
- Nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn là lời của ai ? Đoạn văn có mấy câu ?+ Những chữ nào ta phải viết hoa ?
- Đọc thầm đoạn văn và tự viết những chữ khó vào bảng con.
- Hs đọc lại các từ khó.
b) GV đọc bài - Hs viết bài vào vở.
c) Chữa bài: Thu 5- 7 bài nhận xét
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài tập 2(a): Điền vào chỗ trống d/ r/ gi và giải câu đố
- Đọc bài tập 2a và làm bài cá nhân.
- 4 hs lên bảng thi làm bài ; đọc kết quả, đọc lời giải câu đố.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- Cho hs cả lớp viết lại những chữ sai chính tả, sửa sai
- Về nhà học thuộc lòng câu đố để đố lại các bạn và làm bài 2b, bài 3/ 108.
- Nhận xét tiếtø học.
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

TOÁN: Tiết 152

LUYỆN TẬP


SGK/ 162 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3(b), bài 4.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Đồ dùng dạy toán
HS: - SGK, vở, đồ dùng học tập.
C-Các hoạt động dạy học:


Hoạt động 1: GT bài
vHướng dẫn thực hành
Bài 1: * Biết nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
- Hs đọc đề bài.- u cầu hs đặt tính rồi tính. Gọi hs lên bảng tính, nhận xét
- Chữa bài.
Bài 2: * Biết giải bài toán có hai phép tính
- Hs đọc đề toán và xác định trọng tâm u cầu của bài
- Hs làm bài. Gọi hs lên bảng giải, nhận xét
- Sửa bài
Bài 3(b): * Biết tính giá trị của biểu thức
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính ? Cả lớp làm bài vào vở
- Gọi hs làm bài và nhận xét - Chữa bài
Bài 4:
* Biết tính nhẩm các số tròn nghìn,chục nghìn.
- Hướng dẫn hs tính nhẩm theo nghìn.
11 000 x 3 = ? 11 nghìn x 3 = 33 nghìn.
Vậy : 11 000 x 3 = 33 000
- Yêu cầu hs tự làm bài. Gọi hs nêu kết quả miệng, nhận xét

- Sửa bài
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dị
- BTVN: bài 3a/ 162
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Tiết 61
TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
SGK/ 116-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Traùi Đất laø haønh tinh thứ
3 trong hệ Mặt Trời.
* - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động giữ cho Trái Đất
luôn xanh, sạch và đẹp; Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
xanh.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Các hình trong SGK
HS: - SGK
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- GV nêu nội dung câu hỏi - Hs trả lời.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Quan sát tranh theo cặp (PPBTNB)
* Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ MT, nhận biết vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời .
Bước 1: GV hỏi hs có mấy hành tinh trong hệ Mặt trời?
Bước 2: HS thảo luận mô tả ghi tên các hành tinh vào vở thực hành.
Bước 3: Hs nêu thắc mắc và phương án



Bước 4: HS thực hành qua quan sát hình ( GV cho hs thực hành qua mơ hình)
Bước 5: HS tự điều chỉnh qua kết luận của GV
- Haønh tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt trời.
+ Trong hệ Mặt trời có mấy hành tinh ?
+ Từ Mặt trời ra xa dần, Trái đất là hành tinh thứ mấy ?
+ Tại sao Trái đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt trời ?
- Gọi một số hs trả lời trước lớp.
* Kết luận : Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời
và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
* - Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức luôn giữ cho Trái
Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
- Gv đưa ra câu hỏi thảo luận: SGV/ 137
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv bổ sung câu hỏi.
* Kết luận : Trong hệ Mặt Trời Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn
xanh,sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác bỏ rác đúng nơi quy
định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh .
* - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
Hoạt động 5: Thi kể về Hành tinh trong hệ Mặt trời.
* Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời .
- Gv chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu một hành tinh nào đó.
- Hs trong nhóm nghiên cứu tư liệu để hiểu về Hành tinh. Tự kể về hành tinh trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- Gv và cả lớp nhận xét.
- Khen thưởng những nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú.
* - Hiểu biết một số hành tinh trong hệ Mặt Trời.
*BĐKH: Hiệu ứng nhà kính là sự tăng lên về nhiệt độ của trái đất do các khí nhà kính đã giữ lại

năng lượng từ mặt trời truyền tới trái đất.(Ánh sáng mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt
trái đất; Một phần năng lượng ánh sáng đó phản xạ lại khơng gian; Phần năng lượng ánh sáng
còn lại làm bề mặt Trái đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển; một phần nhiệt bị các khí
nhà kính trong khí quyển giữ lại làm trái đất nóng lên. Quy trình này gọi là hiệu ứng nhà kính).
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dị
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…

THỦ CÔNG: Tiết 31
LÀM QUẠT GIẤY TRÒN ( T1 )
SGV/ 255- Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách làm quạt giấy tròn.
- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có
thể chưa tròn.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để hs quan sát.Tranh quy trình gấp quaït.


HS: - Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Nhận xét và đánh giá bài Làm đồng hồ để bàn
- Kiểm tra dụng cụ học tập
Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét.
*NGLL: Giới thiệu một số mẫu quạt được làm bằng giấy
- GV giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn. Sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát
để rút ra một số nhận xét sau:

+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp một.
+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
+ Để gấp được quạt giấy tròn cán dán nối .
Hoạt động 3: GV hướng dẫn mẫu
* Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy cùng màu chiều dài 16 ô, chiều rộng 12 ô để làm cán quạt.
* Bước 2: Gấp dán quạt
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1
ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa.
- Gấp tờ giấy thứ hai như tờ giấy đầu.
- Đặt hai tờ giấy vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau.
Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên nếp gấp trong cùng, ép chặt.
* Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô
cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt .
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cán quạt
vào hai mép ngoài cùng của quạt như hình 6.
- Mở hi cán quạt theo chiều mũi tên để hai cán quạt ép vào nhau, được chiếc quạt giấy tròn
Hoạt động 4: GV tổchức cho hs tập gấp quạt giấy tròn.
- Hs tập gấp theo nhóm.
- Nhận xét và tun dương nhóm làm đẹp – Trưng bày sản phẩm
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Thứ tư ngày 18 tháng 04 năm 2018

MĨ THUẬT: Tiết 31

TẬP VẼ TRANH CON VẬT

SGK/ 40-Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- HS hiểu biết những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi.
- HS vẽ, xé dán hoặc nặn, tạo dáng được những con vật quen thuộc
- HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về một số các con vật.
- Một vài tranh dân gian Đông Hồ. Một số bài vẽ của hs năm trước .
HS: - Vở Tập vẽ.


C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- GV kiểm tra đồ dùng học tập.Nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
* NGLL: Tổ chức trị chơi”Câu đố Tơi là ai”
Hoạt động 3: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu nội dung tranh ảnh để hs quan sát, nhận xét về các con vật theo yêu cầu sau: Tranh vẽ con gì? Con vật đó có dáng ntn?
- Yêu cầu hs chọn con vật định vẽ.
Hoạt động 4: Thực hành ( Xây dựng cốt truyện)
*Mục tiêu: - HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật u thích.
Tổ chức cho HS trị chơi đi vòng tròn.
- Đếm số thứ tự theo vòng tròn, phát cho mỗi HS 1 tờ A4. HS ghi số thứ tự đếm vào giấy vẽ.
- HS vẽ bằng trí nhớ ( Nhớ lại những đặc điểm hình dáng về các con vật thân quen, gần gũi, còn có
thêm các hình ảnh khác, HS vừa được quan sát) – Thời gian 15 phút
- HS tô màu bức vẽ.
- Trưng bày sản phảm (theo số thứ tự đếm)
- GV gợi ý cho HS thấy được các bức ảnh chuyển động theo từng góc độ, tạo ra nhiều nội dung câu
chuyện.

- HS sáng tác các câu chuyện.
- Kể trong nhóm ( 3 phút )
- Kể cho cả lớp nghe, có thể sắm vai.( 10 phút)
Nhận xét đánh giá
Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài nhận xét.
- Hs tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
* BVMT: - Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Yêu mến cảnh đẹp quê hương và có ý thức
BVMT.
- Một số biện pháp BVMT thiên nhiên. Phê phán những hành động phá hoại thieân nhieân.
*BĐKH: Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, àn ít thịt động vật
vừa tốt cho sức khỏe, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Hãy u thiên nhiên, u các
lồi vật và luôn thực hiện một lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn
những người xung quanh cùng thay đổi.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dị
* NGLL:Tổ chức hát bản đồng ca của lồi vật
- Nhắc hs về nhà hoàn thành .
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………………..

TẬP ĐỌC: Tiết 93
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
SGK/ 110-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thô.


- Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng

hái trồng cây.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lời bài thơ )
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS: - SGK
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
-3 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Bác só Y- éc- xanh và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc
- GV đọc bài thơ lần 1
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp rèn đọc từ khó
- Đọc từng khổ thơ trước lớp, kết hợp giải nghóa từ mới trong SGK
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
- Đọc thầm từng khổ thơ và trả lời các câu hỏi:
+ Cây xanh mang lại những gì cho con người?
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
+ Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2 - Đọc thuộc lòng bài thơ
- Hs thi đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ. Nhận xét tun dương
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dị
- Các em hiểu gì qua bài thơ?
* Cây xanh mang lại cho con người nhiều ích lợi, hạnh phúc. Con người phải bảo vệ cây xanh,
tích cực trồng cây.
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TOÁN: Tiết 153
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

SGK/ 163 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp có một lượt chia có dư và là
phép chia hết.
- Bài tập cần làm: baøi 1, baøi 2, baøi 3.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Đồ dùng dạy học, SGK
HS: - SGK, vở, đồ dùng học tập
C-các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Gọi hs làm baøi 3a/ 162. Chầm vở tốn nhà
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phép chia


- Gv ghi lên bảng: 37648 : 4 = ? Cho hs tự đặt tính rồi tính
- Viết theo hàng ngang:37648 : 4 = 9412
- Hs nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1:* Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Nêu u cầu của đề bài.
- Cho hs tự thực hiện phép tính. Gọi hs lên bảng tính, nhận xét
- Chữa bài
Bài 2: * Biết giải bài toán có hai phép tính
- Cho hs đọc đề toán và tóm tắt đề.
- Hs làm vào vở. Gọi 1 hs lên bảng giải, nhận xét
- Chữa bài
Bài 3:* Biết tính giá trị của biểu thức
- Nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.

- Gọi hs lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở, chữa bài
- Đổi vở chấm chéo
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- BTVN: làm bài 4/ 163
- Nhận xét tiết học .
D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 31

TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY
SGK/ 110 -Thời gian dự kiến:35 phút

A-Mục tiêu:
- Kể được tên một vài nước mà em biết (BT 1).
- Viết được tên các nước vừa kể (BT2).
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 3).
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Bảng phụ; Một tờ giấy khổ to viết sẵn BT3; Bảng đồ.
HS: - SGK, Vở Bài tập
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
GT bài
Hoạt động 2:
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Biết kể tên và chỉ vị trí các nước trên bản đồ
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gv treo bảng đồ Thế giới lên bảng.
- Mời hs lên bảng, quan sát Bản đồ, tìm tên các nước trên Bản đồ.
- Tiếp nối nhau lên bảng dùng que chỉ trên Bản đồ tên một số nước, càng nhiều, càng tốt.
Bài 2: Biết viết tên các nước

- Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân.
- Dán 4 tờ giấy khổ to lên bảng lớp, mời 4 nhóm thi làm bài theo cách tiếp sức.
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả - Đọc đồng thanh tên các nước.
- Làm vào vở bài tập.
Bài 3: Đặt đúng dấu phẩy


- Đọc yêu cầu của bài tập, làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ phiếu, mời 3 hs lên làm bài.
- Sửa bài và chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dị
- Về nhà ghi nhớ tên một số nước trên Thế giới, chú ý dùng đúng dấu phẩy khi viết câu.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI: Tiết 62
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
SGK/ 118 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Các hình trong SGK - Quả địa cầu.
HS: - SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- GV nêu nội dung câu hỏi bàiTrái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Nhận xét và đánh giá
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Quan sát tranh theo cặp. PPBTNB
* Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng .
Bước 1: Gv hỏi hs về mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời.

Bước 2: HS biết và mơ tả lại vào vở thực hành (cá nhân, nhóm)
Bước 3: HS nêu câu hỏi và phương án trải nghiệm.
Bước 4: HS thực hành trải nghiệm
- Quan sát hình 1 – Trang 118 SGK. - Trả lời các câu hỏi
- Gọi hs trả lời trước lớp.
- Gv bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: -Vệ tinh là Thiên thể chuyển động xung quanh Hành tinh. Tại sao Mặt trăng được
gọi là vệ tinh của Trái đất ?
- Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có Vệ
tinh nhân tạo do con người phóng lên Vũ trụ.
Bước 5: HS tự điều chỉnh vào vở thực hành.
Hoạt động 4: Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất.
* Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái
Đất .
- Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất như hình 2 trong SGK- Trang 119.
- Trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
* Kết luận : Mặt Trăng chuyển đông quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất .
Hoạt động 5: Chơi trò chơi Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất.
* Mục tiêu: Củng cố cho hs kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh trái Đất. Tạo
hứng thú học tập.
- Chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm.
- Hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển.
- Thực hành chơi theo nhóm. - Gọi và lên biễu diễn trước lớp.


Hoạt động 6: Củng cố, dặn dị
- Nêu nội dung bài học. - Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------Thứ năm ngày 19 tháng 04 năm 2018
THỂ DỤC: Tiết 62

TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”
SGV/ 145-Thời gian dự kiến:35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách chơi và tham gia chơi được .
B-Đồ dùng dạy học: - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
- 10 quả bóng.
C-Các hoạt động dạy học:
NỘI DUNG

ĐLVĐ
5 phút

1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học
- Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Trò chơi “ Đi- chạy ngược chiều theo tín hiệu”
2.Phần cơ bản:
* Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai người
25 phút
- GV tập hợp, cho các em ôn cách cầm bóng, tư
thế đứng chuẩn bị tung bóng.
- Hs đứng tại chỗ tập trung và bắt bóng một số
lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
- Hs tập – Gv chú ý sửa sai cách tung và bắt
bóng.
* Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”
- Gv nhắc lại tên trò chơi và cách chơi và sau đó
cho hs chơi.
- Cho hs khởi động kó lại các khớp.

-Hs tham gia chơi – Gv nhắc nhở hs cách nắm
tay nhau sao cho vừa chắc lại vừa an toàn.
- Các tổ cử 3- 5 em tham gia chơi để tìm người
vô địch.
- Chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 200 m.
5 phút
3.Phần kết thúc:
- Đi thả lỏng hít thở sâu.
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Ôn động tác tung và bắt bóng
- Nhận xét tiết học

BIỆN PHÁP TO ÅCHỨC
- hàng dọc
- vòng tròn
- hàng ngang

- tập theo khu vực

- hàng dọc

- Gv cùng hs
- hàng dọc

D-Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

TẬP VIẾT: Tiết 31
ÔN CHỮ HOA V



SGK/ 29 - Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu :
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng), L, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang
(1 dòng)và câu ứng dụng: Vỗ tay … cần nhiều người (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; Bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ
viết thường trong chữ ghi tiếng.
B-Đồ dùng dạy học :
GV: - Mẫu viết chữ hoa V.
- Viết sẵn lên bảng tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
HS: - Vở Tập viết, Bảng con
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Kiểm tra hs viết bài ở nhà - Nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- Viết bảng lớp : Uông Bí. Nhận xét.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm chữ hoa có trong bài ?- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- Tập viết mẫu chữ V trên bảng con.
b) Luyện viết câu ứng dụng : - Nêu câu ứng dụng
- Giúp hs hiểu lời khuyên của câu ứng dụng : Vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ được vang, muốn có
ý kiến hay, đúng, cần nhiều người bàn bạc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết
- Tập viết trên bảng con : Vỗ tay.
- Viết chữ V: 1 dòng. - Viết các chữ L, B: 1 dòng. - Viết tên riêng Văn Lang: 2 dòng. - Viết
câu ứng dụng: 2 lần- Yêu cầu hs viết vào vở.
- Chấm, chữa bài- nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- Nêu ý nghóa của từ và câu ứng dụng
- Nhận xét tiếtø học.

D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TOÁN: Tiết 154
CHIA SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( tt )

SGK/ 164 - Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Biết chia số có năm chữ số cho số coù một chữ số với trường hợp chia có dư.
- Bài tập cần làm: bài 1 , bài 2, bài 3( dòng 1,2 )
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Đồ dùng dạy toán
HS: - SGK, vở, đồ dùng học tập
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Gọi hs làm bài 4/ 163.
- Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GT bài


Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phép chia
- Gv ghi lên bảng 12485 : 3 = ?
- Cho hs tự đặt tính rồi tính.
- Viết theo hàng ngang 12485:3 = 4161 ( dư 2 )
- Hs nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1:* Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số( có dư)
- Nêu u cầu của đề bài.
- Cho hs tự thực hiện phép tính.
- Gọi hs lên bảng tính, nhận xét

- Đổi vở chấm chéo
Bài 2:* Biết giải toán có một phép tính ( trường hợp có dư)
- Cho hs đọc đề toán và tóm tắt đề. - Cho 2 em làm bảng phụ
- Cả lớp làm vào vở. - Chữa bài.
Bài 3(dòng 1,2):* Biết tìm thương và số dư
- Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư.
- Gọi 1 hs lên bảng làm. -Cả lớp làm vào vở, chữa bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- BTVN: bài 3 (dịng 3)/ 164.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ÂM NHẠC: Tiết 31

ÂM NHẠC- Tiết 31- SGV trang: 68
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ- TIẾNG HÁT BẠN
BÈ MÌNH. ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:
- Biết hát theo giai đđiệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát.
B-Phương tiện dạy học:
GV: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe. Bảng phụ có khuông nhạc. Trò chơi âm nhạc .
HS: - Vở Tập hát.
C-Tiến trình dạy học:
1-Hoạt động 1:
KT bài
- Kiểm tra hát biểu diễn –Nhận xét và đ ánh gi á
2-Hoạt động 2:

Ôân tập bài hát Chị ong nâu và em bé
- Cả lớp luyện tập thuộc lời ca, hát đều và đúng nhạc.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- Chia tổ hát nối tiếp hoặc hát có lónh xướng và đồng ca.
- Nghe băng nhạc trình bày bài hát ; hs làm động tác phụ họa theo bài hát .
3-Hoạt động 3:
Ôân bài hát Tiếng hát bạn bè mình
- Cả lớp luyện tập thuộc lời ca hát đều và đúng nhịp .
- Từng nhóm biểu diễn kết hợp động tác phụ họa.
4-Hoạt động 4:
Ôân tập các nốt nhạc


- Gv dùng khuông nhạc bàn tay cho hs luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc. Đô, rê,
mi, pha, son, la, si.
- Tập gọi tên các nốt nhạc cùng với hình nốt .
* Trò chơi âm nhạc: - Gv cho thực hiện trò chơi phân biệt âm sắc ( SGV/ 68 )
5-Hoạt động 5:
Củng cố, dặn dị
- Gọi hs hát lại một số bài hát đã học
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Thứ sáu ngày 20 tháng 04 năm 2018
CHÍNH TẢ ( NHỚ-VIẾT ) : Tiết 62

BÀI HÁT TRỒNG CÂY
SGK/ 112- Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng; trình bày đúng quy định bài CT; Mắc không quá 5 lỗi trong bài.

- Làm đúng BT (2) a.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Bảng lớp viết bài tập 2; 4 tờ giấy khổ A4 + bút dạ để làm bài tập 3.
HS: - SGK, Vở CT.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Gv đọc các từ ngữ : biển, lơ lửng, thơ thẩn, cõi tiên - Hs viết bảng con.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs nhớ -viết
a) Hướng dẫn hs chuẩn bị :
- Gv đọc bài thơ. Cả lớp đọc lại bài thơ.- Đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Đọc thầm lại 4 khổ thơ, chú ý các chữ viết hoa, những chữ dễ viết sai, cách trình bày bài thơ.
b) GV đọc lại bài -Yêu cầu hs viết bài vào vở
c) Chữa bài : - Thu 5 – 7 bài và nhận xét.
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả
Bài 2(a): Điền đúng từ vào chỗ trống
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài cá nhân.
- Thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. Đọc kết quả.
- Nhận xét và sửa sai.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- Luyện viết lại bài chính tả.Tập phát âm những từ ngữ ở bài tập 2.
- Làm bài 2b, bài 3/ 112.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

TOÁN: Tiết 155
LUYỆN TẬP
SGK/ 165 - Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:


- Biết chia số coù năm chữ số cho số coù một chữ số với trường hợp thương coù chữ số 0.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
- Bài tập cần làm: baøi 1, baøi 2, baøi 3, baøi 4.
B-đồ dùng dạy học:
GV: - Đồ dùng dạy toán, SGK.
HS: - SGK, vở, đồ dùng học tập.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Gọi hs lên bảng làm bài 3 ( dịng 3 )/ 164
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện phép chia
- GV viết lên bảng 28921 : 4
- Cho hs tự đặt tính rồi tính, vừa làm vừa nêu cách thực hiện.
- Viết theo hàng ngang 28921 : 4 = 7230 ( dư 1 )
- GV nhấn mạnh: Ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp 0 ở thương,
thương có tận cùng là chữ số 0.
Hoạt động 4: Thực hành.
Bài 1:* Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
- Nêu u cầu của bài. - Cho hs tự tính.
- Nhắc lại cách thực hiện phép chia. - Nhận xét và tun dương.
Bài 2:* Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
- Đọc u cầu đề bài.
- Cho hs tự làm bài.
- Nhận xét và tun dương.
Bài 3:* Biết giải bài toán có hai phép tính
-Hs đọc đề toán và tóm tắt đề. - Rèn cho hs kỹ năng giải toaùn.

- HS làm bài vào vở
- Gọi hs lên bảng giải, nhận xét
Bài 4:* Biết tính nhẩm các số trong phạm vi chục nghìn
- Tổ chức cho tính nhẩm bằng miệng. Nhận xét, tun dương
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dị
- Về nhà luyện tập thêm các dạng bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TẬP LÀM VĂN: Tiết 31
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
SGK/ 112- Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
* - Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân – Lắng nghe tích cực , cảm nhận, chia sẻ , bình luận
– Đảm nhận trách nhiệm – Tư duy sáng tạo.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, quan cảnh thiên nhiên. Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm,
hủy hoại.
- Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để Học sinh trao đổi trong cuộc họp.
- Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.


HS: - SGK, Vở BTTV.
C-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: KT bài
- Mời 4 hs đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:

Biết họp nhóm để trao đổi ý kiến “Cần làm gì để BVMT”
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gv nhắc hs: + Cần nắm vững trình tự năm bước tổ chức cuộc họp đã học.
+ Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Chia lớp thành các nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. Chọn thư ký ghi nhanh kết quả trao đổi của các bạn.
- Thi tổ chức cuộc họp.
* PCMT và CGN: Thảo luận về mơi trường để cuộc sống trong cộng đồng khơng có tệ nạn ma
túy
* - Biết nói về mơi trường hiện nay, cần biết cách thực hiện để BVMT
* - Có ý thức BVMT ở trường, nhà và nơi xung quanh mình ở.
* BVMT: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thieân nhieân.
* PCMT và CGN:
- Viết về các việc làm của trẻ em ở trường hoặc ở địa phương để GD phịng
chống ma túy và chất gây nghiện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dị
- Về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi
trường.
- Nhận xét tiếtø học.
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
SINH HOẠT TẬP THỂ: Tiết 31
TỔNG KẾT CUỐI TUẦN
Thời gian dự kiến: 35 phút
*Tổng kết tình hình lớp -Nêu tình hình của từng tổ.
- Gv nhận xét và tổng kết lại những việc hs làm được và những vấn đề còn tồn tại. Nhắc nhở các
em thực hiện tốt những điều còn tồn tại vào tuần sau.
* Đề ra phương hướng tuần tới.
- Chuyên cần: Tiếp tục đi học đúng giờ và duy trì só số 100%.
- Hoạt động học tập : + Học và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
+ Tổ chức ôn bài 15’ đầu giờ.

+ Chăm chú nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài và hiểu bài ngay tại lớp.
+ Lập tổ nhóm học tập để giúp các bạn yếu trong tổ.
+ Có ý thức rèn chữ đẹp và giữ vở sạch.
- Lao động vệ sinh :
+ Không vức rác bừa bãi, lượm và bỏ vào sọt đúng quy định
+ Quét dọn trường lớp sạch sẽ.
- Vệ sinh thân thể: + Tắm gội hằng ngày thay quần áo thường xuyên.
- Thực hiện an toàn giao thông - Lễ phép với người lớn
- Không được nói tục, chửi thề.


TUẦN 32
Thứ hai ngày 23 tháng 04 năm 2018

TẬP ĐỌC- KC: Tiết 94 + 95

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯN
SGK/113 -Thời gian dự kiến: 70 phút

A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các
CH 1, 2, 4, 5).
- Kể lại được từng đoạn caâu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa SGK
* - Xác định giá trị; Thể hiện sự thông cảm; Tư duy phê phán; Ra quyết định
B-Đồ dùng dạy học:
GV: - SGK, Tranh minh họa truyện trong SGK.
HS: - SGK.
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:

Kiểm tra bài
- Gọi 3 hs đọc bài: Bài hát trồng cây và trả lời câu hỏi
- Nhận xét và tun dương.
Hoạt động 2: GT bài Hoạt động 3: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài lần 1
- Đọc nối tiếp từng câu, kết hợp rèn đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghóa từ mới trong SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiều bài
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
+ Cái nhìn căm giận của Vượn mẹ, nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của Vượn mẹ rất thương tâm?
* - Phải biết cảm thơng với nổi đau của vượn mẹ
+ Chứng kiến cái chết của Vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?
* - Bác thợ săn có một quyết định đúng đắn, cần nên học tập
- Câu chuyện này muốn nói lên điều gì với chúng ta ?
* - Phải biết bảo vệ mn thú và khơng nên giết hại lồi vật
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu lần 2. - Hướng dẫn hs cách đọc, luyện đọc đoạn 2.
- Các nhóm thi đua đọc diễn cảm. Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 6: Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ : Dựa theo 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, kể lại câu chuyện bằng
lời của người thợ săn.
* Hướng dẫn hs kể chuyện :
- Yêu cầu hs quan sát tranh và nêu nội dung từng bức tranh.
- Từng cặp theo tranh 1, 2 : Kể bằng lời của Bác thợ săn.
- Tiếp nối nhau thi kể. - Kể toàn bộ câu chuyện.



- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn hs nhập vai bác thợ săn, kể chuyện hay nhất, cảm
động nhất.
- Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? ( Giết hại thú rừng là tội ác. Mỗi người
phải có ý thức bảo vệ môi trường.)
* BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghóa (vượn mẹ sẵn
sàng hi sinh tất cả vì con ) trong môi trường thiên nhiên.
v Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò
- Gọi hs đọc lại bài và nêu nội dung bài học
- Về nhà tiếp tục luyện kể chuyện theo lời của bác thợ săn.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:…………………………………………………………………...................................................................

TOÁN: Tiết 156

LUYỆN TẬP CHUNG

SGK/165 - Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu :
- Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số coù một chữ số.
- Biết giải toán có phép nhân (chia).
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
B-Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, bảng phụ
HS: SGK, vở, đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
GT bài
Hoạt động 2:

Thực hành
Bài 1: * Biết đặt tính nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
- Yêu cầu hs đặt tính rồi tính. – Gọi hs lên bảng tính, chữa bài
- Đổi vở chấm chéo
Bài 2: * Biết giải bài toán có phép nhân và phép chia.
- Đọc đề bài và gạch dưới từ quan trọng.
- Hướng dẫn hs làm bài theo các bước:
+ Tìm số bánh trường đã mua.
+ Tìm số bạn nhận bánh.
- Cho hs giải vào vở. Gọi hs lên bảng giải, chữa bài .
Bài 3:* Biết giải bài toán về diện tích hình chữ nhật
- Đọc đề toán rồi giải vào vở. – Tương tự như bài 2
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- BTVN: 4/ 166.
- Nhận xét giờ học.
D-Phần bổ sung:………………………………………………………………………………..................................................

ĐẠO ĐỨC: Tiết 32

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
ĐOÀN KẾT THIẾU NHI CÁC DÂN TỘC ANH EM
TL/1 & 2 - Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tieâu:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×