Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

đề cương hướng dẫn học sinh tự học tuần 9 từ ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.37 KB, 4 trang )

HƯỚNG DÂN HỌC SINH TỰ HỌC TUẦN 9 MÔN LỊCH
SỬ 8
TIẾT 17- BÀI 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
I/ CÂU HỎI
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Câu 1: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây

Câu 2 : Quá trình xâm lược của tư bản phương Tây ở các nước Đông Nam Á diễn ra như thế
nào?
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 3:Vì sao nhân dân Đơng Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
Câu 4: Nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

như thế nào?
II/ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Câu 1: Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây:

- Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài ngun, chế độ phong kiến khủng hoảng,
suy yếu.
Câu 2 : Quá trình xâm lược của tư bản phương Tây ở các nước Đông Nam Á:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á.
+ Anh chiếm Mã.Lai, Miến Điên
+ Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam pu chia
+ Tây Ban Nha, Mĩ chiếm Phi-lip-pin
+ Hà Lan, rồi Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.
- Thái Lan là nước duy nhất vẫn còn giữ được độc lập.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 3:Nhân dân Đơng Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân vì:

Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông


Nam Á thêm gây gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra
Câu 4: Nhân dân các nước Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân:

- In-đô-nê-xia: từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
Năm 1905, các tổ chức cơng đồn thành lập.


- Phi-líp-pin: cuộc cách mạng 1896 -1898, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, thành
lập nước Cộng hoà.
- Cam-pu-chia: khởi nghĩa của A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô.
- Lào: Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa ở
cao nguyên Bô-lô-ven.
- Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.
III/ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đơng Nam

Á?
Hướng dẫn trả lời: Các phong trào đều thất bại .
Câu 2: Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại?

Hướng dẫn trả lời:
+ Lực lượng bọn thực dân xâm lược còn mạnh.
+ Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc.
+ Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết.
Câu 3: Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á?

Hướng dẫn trả lời:
- Phạm vi: Rộng
- Thành phần tham gia: Đông, nhiều tầng lớp
- Đã có sự đồn kết.

- Gây khó khăn cho kẻ thù trong công cuộc xâm lược
- Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Đông Nam Á
…………………………………..
TIẾT 18- BÀI 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
I/ CÂU HỎI
I. Cuộc Duy Tân Minh Trị.
Câu 1: Tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như thế nào?

Câu 2 : Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị?
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 3: Trình bày quá trình xâm lược, bành trướng mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật?
Câu 4: Đặc điểm của đế quốc Nhật?


II/ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Cuộc Duy Tân Minh Trị.
Câu 1: Tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX :

Đến giữa TK XIX, chế độ PK Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, các nước TB
phương Tây lại tìm cách xâm nhập nước này.
Câu 2 : Trình bày nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị?
- Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:
- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ.
+Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản….
+Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập c/độ quân chủ lập
hiến…
+Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo ph/Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự…
+Giáo dục: Thi hành giáo dục bắt buộc, cử HS ưu tú đi học, đưa nội dung KHKT vào dạy học..
- Kết quả cuộc Duy tân Minh Trị: Cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản

cơng nghiệp.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Câu 3: Quá trình xâm lược, bành trướng mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật:
-Nhiều công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi; Mít-su-bi-si...
-Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng
Câu 4: Đặc điểm của đế quốc Nhật: Đế quốc phong kiến quân phiệt.
III/ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Em biết gì về Thiên hồng Minh Trị?

Hướng dẫn trả lời: Thiên hồng Minh Trị là người thơng minh, dũng cảm, biết lo cho nước,
biết dùng người. Tháng 1/ 1867 Thiên hồng Minh Trị lên ngơi tiến hành một loạt cải cách
tiến bộ.
Câu 2: Vì sao trong giáo dục, Nhật Bản lại chú trọng nội dung KH-KT, cử học sinh ưu tú đi

du học?
Hướng dẫn trả lời: Nhật Bản muốn đào tạo con người có trình độ kho học, tinh thần học hỏi
và tiếp thu KH-KT của các nước tiên tiến.
Câu 3: Giống như các nước tư bản khác, các công ty độc quyền của Nhật Bản ra đời có ảnh

hưởng gì đến nền kinh tế, chính trị của Nhật Bản?
Hướng dẫn trả lời: Nền kinh tế, chính trị của Nhật Bản bị các công ty độc quyền Nhật Bản
lũng đoạn.


……………Hết……………




×