Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.4 KB, 13 trang )

lOMoARcPSD|11029029

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHỦ ĐỀ 6: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM


lOMoARcPSD|11029029

MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ ..............................................................................................1
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................1
1.1.1. Cơ cấu kinh tế .................................................................................................1
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................................1
1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ...........................2
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế.......................................................................................2
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ..................................................................3
1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia ......................3
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM .............4
2.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam ............................................4
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp 4.0 ở Việt Nam.......................................................................................5
2.2.1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta .............5
2.2.2. Những tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.................................. 6
2.2.3. Những hạn chế và thách thức trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước
ta hiện nay .................................................................................................................7
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM .............8


3.1. Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo từng vùng lãnh thổ
và trên phạm vi cả nước ............................................................................................8
3.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển.....................9
3.3. Tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường cho chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ..............................................................................................................9
3.4. Đổi mới cơ cấu và chính sách đầu tư .................................................................9
3.5. Đổi mới tư duy và cách tiếp cận quá trình xây dựng, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng chuỗi giá trị ..................................................................10
3.6. Chính sách đào tạo nhân lực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................................10


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế mà mối
tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ
phận, do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế. Có thể xem
xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện, như: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu
vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp
thành cơ cấu kinh tế không cố định. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là để phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng
thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển của
nền kinh tế.
Sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...đều có thể làm thay đổi trạng
thái của cơ cấu kinh tế, tuy nhiên tác động của con người mới là yếu tố có tính chất
quyết định.
Trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế có
thể đưa vào cơ cấu kinh tế những ngành mới, những sản phẩm mới hay các dịch vụ
mới và cũng có thể là loại bỏ những ngành, những sản phẩm và các dịch vụ đã khơng
cịn phù hợp ra khỏi cơ cấu kinh tế; hoặc có thể chuyển dịch theo hướng tăng hay giảm
tỷ trọng của một số ngành, một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đó là quá trình
chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, cũ kĩ, bất hợp lý sang cơ cấu kinh tế năng động
hơn, hợp lý hơn; hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu
kinh tế mới hiện đại và phù hợp với kinh tế toàn cầu.


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong mỗi bộ phận hợp thành là một
ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế còn là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế,
thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các
ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tếxã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy,
cần phải hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
Trước hết, đó là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng các
ngành kinh tế là khơng cố định, và ln có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh

tế, ln được hồn thiện theo sự phát triển của phân công lao động trong xã hội.
Nguyên tắc phân ngành kinh tế xuất phát từ tính chất phân công lao động xã hội, biểu
hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình cơng nghệ của các ngành trong quá trình tạo
ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực, hay
còn gọi là 3 ngành gồm: Khu vực I bao gồm các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, khu vực
II bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng, khu vực III gồm các ngành dịch vụ.
Thứ đến, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ trợ giữa các
ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm các mặt cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt
số lượng được thể hiện thông qua tỷ trọng ( tính theo GDP, lao động, vốn,...) của mỗi
ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; cịn về khía cạnh chất lượng được thể hiện
qua vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các
ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hay gián tiếp.
Tác động trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều, còn mối quan hệ gián
tiếp được thể hiện qua các thứ cấp 1,2,3,...Nói chung, mối quan hệ của các ngành cả số
và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngành càng trở nên phức tạp hơn theo sự
phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.

2


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành
làm thay đổi vị trí, tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù
hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã
hội.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ln là vấn đề then chốt, đóng vai trị quyết

định đối với q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế là:
− Phát huy các lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực phát triển của quốc gia, địa phương, trên cơ sở đó tái cơ cấu nền kinh tế theo
hướng phân bổ lại các nguồn lực từ các khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có
năng suất cao hơn.
− Tạo ra khả năng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn hơn, chất lượng cao
hơn đa dạng hóa về chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
− Góp phần tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho
người lao động.
− Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh q trình
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa; nâng cao khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ;
tạo điều kiện ứng dụng các phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại.
1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật chung
của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với các nước từ nền kinh tế nông nghiệp
đi lên là chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong q trình này,
các ngành cơng nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nơng nghiệp. Do đó,
tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp
và dịch vu tăng lên. Đối với các nước đã cơng nghiệp hóa thành cơng thì xu hương
chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phát triển các ngành dịch vụ. Trong quá trình
này không chỉ nông nghiệp mà cả công nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với dịch vụ.
3


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngơ Thị Minh Phương

do đó, dần dần tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ trọng dịch vụ tăng

lên.
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
2.1. Bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi
lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới
chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà khơng cần sự tham gia của
con người. Thuật ngữ “Cách mạng cơng nghiệp 4.0” liên quan đến “làn sóng thay đổi”
lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp thời hiện đại tiếp theo cuộc cách mạng công
nghiệp tinh gọn sản xuất của thập niên 1970, hiện tượng thuê gia công của những năm
1990, sự phát triển mạnh của tự động hóa vào những năm 2000. Cách mạng công
nghiệp 4.0 gắn với 9 cơng nghệ, trong đó có cơng nghệ người máy tự điều khiển, mơ
phỏng, tích hợp hệ thống ngang - dọc và điện toán đám mây. Bản chất của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 này là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả
các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh
những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là cơng nghệ in 3D, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Việc ứng dụng
những cơng nghệ này có thể tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nhanh chóng nâng cao
năng suất sản xuất cơng nghiệp.
Việt Nam đang tích cực tận dụng hiệu quả lợi thế của nước đi sau trong thực
hiện cách mạng công nghiệp 4.0. Theo chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực
tiếp cận cách mạng cơng nghiệp 4.0 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
24/10/2017 khẳng định thế giới đang trải qua những thay đổi chưa từng có với nhịp độ
ngày càng nhanh và qui mô ngày càng sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với
xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ hệ thống kết nối: số hóa - vật lý
- sinh học với sự đột phá của internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm
thay đổi căn bản nền sản xuất, làm thay đổi thương mại, y tế, giáo dục. Trong bối cảnh
đó, Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ chính trị TW Đảng
về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030 chủ
4



lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

trương đẩy nhanh tích hợp cơng nghệ thơng tin và tự động hóa trong sản xuất cơng
nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thơng minh, mơ hình nhà máy thơng minh,
phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh. Thêm vào đó, Việt Nam đang ở
vào thời kỳ đầu của q trình cách mạng cơng nghiệp 4.0 nhưng có tiềm năng lớn để
phát triển nền kinh tế số, với hạ tầng mạng phát triển khá bền vững, phát triển nhanh
về số lượng người sử dụng internet; lực lượng lao động trẻ, hiểu biết về kỹ thuật số.
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong bối cảnh cách mạng cơng
nghiệp 4.0 ở Việt Nam
Chính trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đến nay Việt Nam đã có
nhiều số liệu cho thấy những chuyến biến rõ rệt về với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc
biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế nước ta
chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành
và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số
làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tếxã hội từng bước được đáp ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra
môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.
2.2.1. Những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta
Bảng 1: Tỷ trọng cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế
Năm
2016
2017
2018
2019
2020


Nông nghiệp
16,32
15,34
14,57
13,96
14,85

Cơ cấu GDP (%)
Công nghiệp
Dịch vụ
32,72
40,92
33,34
41,32
34,28
41,17
34,49
41,64
33,72
41,63
Nguồn: Tổng cục thống kê

Cùng với tốc độ tăng trưởng liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm
gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Trong
giai đoạn từ năm 2016 - 2020, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 1,47%, ngành
cơng nghiệp và dịch vụ nhìn chung tăng, đóng góp 75,35% vào tổng cơ cấu GDP năm
5



lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

2020. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong quá trình cách mạng cơng nghiệp 4.0 của đất nước nhằm góp phần nâng
cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của đất nước.
2.2.2. Những tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo
xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 20162020, số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi
số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
Bảng 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế
Năm
2016
2017
2018
2019
2020

Nông nghiệp
42,2
40,3
38,1
34,7
31,6

Cơ cấu lao động (%)
Công nghiệp
24,4
25,7

26,6
29,4
31,7

Dịch vụ
33,4
34,0
35,3
35,9
36,7

Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu lao động giữa các ngành năm 2020 có sự chuyển biến rõ rệt so với năm
2016, tỷ trọng người lao động nông nghiệp giảm 10,6%, ngành công nghiệp và dịch vụ
đều tăng, xu hướng trong các năm tiếp theo dự tính tỷ trọng người lao động trong lĩnh
vực dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn 2 ngành cịn lại. Khơng chỉ tác động tới cơ cấu lao
động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tác động tới các dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI), cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và các quan hệ kinh tế quan trọng khác. Tính
đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với
cùng kỳ năm 2020 trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, bán lẻ và trung gian
tài chính...

6


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương


2.2.3. Những hạn chế và thách thức trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
nước ta hiện nay
Trong quá trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta còn những
hạn chế và thách thức chủ yếu như sau:
Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng của các ngành kinh tế còn chưa bền vững, còn
chịu ảnh hưởng của các thách thức, khó khăn chủ yếu là do dịch bệnh, bất ổn kinh tếchính trị trên thế giới; chuyển biến cơ cấu nội bộ ngành chưa được rõ nét và bền vững;
chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.
Thứ hai, trong ngành nơng nghiệp cịn tồn tại những khó khăn do hạn hán, nắng
nóng kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Dịch tả lợn châu Phi
lây lan nhanh trên tất cả các địa phương gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi và
ảnh hưởng đến người tiêu dùng; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và mới đây là
đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, xuất
nhập khẩu nông sản. Lao động trong ngành nơng nghiệp cũng cịn gặp rất nhiều khó
khăn do tỷ trọng ngành công nghiệp ngày càng giảm.
Thứ ba, trong ngành cơng nghiệp cịn tồn tại một số ngành có mức tăng thấp
hoặc giảm như: sản xuất điện tử, máy tính, sản phẩm quang học, linh kiện điện tử và
sản xuất phương tiện vận tải,...Chỉ số tồn kho của một số ngành cịn cao như: dệt
99,1%, hóa chất 89,9%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa và vật liệu tết
bện 88,1%,...Bên cạnh đó, do diễn biến của đại dịch Covid-19, nên mức tăng trưởng
của ngành công nghiệp trong năm 2020 giảm mạnh và các chuỗi cung ứng nguyên vật
liệu sản xuất bị gián đoạn.
Thứ tư, trong ngành dịch vụ bị ảnh hưởng đáng kể vì dịch bệnh. Các hoạt động
bn bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, du lịch, vận tải và viễn thông đều giảm, gây tác
động xấu đến cơ cấu của ngành.
Thứ năm, việc tổ chức thực hiện phân cấp và phối hợp trong quản lý vĩ mô nền
kinh tế, giữa các bộ/ngành trung ương với chính quyền địa phương chưa thực sự nhịp
nhàng và hiệu quả, nên còn hơi lúng túng và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
7



lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

Thứ sáu, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả với các vấn đề xã
hội và môi trường chưa được cân đối và nhất quán từ cấp trên đến các cấp địa phương,
biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khơn lường mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào
nên tình trạng về rác thải cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ, ơ nhiễm khơng khí,
nguồn nước cịn nhiều bất cập.
Thứ bảy, về nhân lực do chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với cách mạng
công nghiệp 4.0 nên việc áp dụng khoa học-kỹ thuật vào các ngành ngày càng nhiều
hơn, đòi hỏi nguồn lao động phải được đào tạo bài bản, có tri thức thì mới vận dụng
được khoa học-cơng nghệ hiện đại vào cơng việc của mình.
Thứ tám, giữa các vùng cơ cấu ngành kinh tế còn chưa có sự liên kết chặt chẽ,
dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp người lao động và xảy ra tình trạng dư
cung, gây lãng phí nguồn nhân lực.
PHẦN III: GIẢI PHÁP CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở nước ta có nhiều thuận lợi, song cũng có
những thách thức đặt ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nên cần đề ra một số
giải pháp cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:
3.1. Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo từng vùng lãnh thổ
và trên phạm vi cả nước
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải xác định và phát triển ngành kinh tế trọng điểm. Ở
nước ta hiện nay, 2 ngành kinh tế trọng điểm là công nghiệp và dịch vụ. Hai ngành
kinh tế này đang đóng vị trí quan trọng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng và chính sách của Nhà nước; khơng những vậy, chúng cịn có khả năng chi phối
đến sự phát triển của các ngành khác, đáp ứng nhu cầu thiết yếu với quốc kế và dân

sinh. Bên cạnh đó, chúng cịn là ngành đang có hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng
đáng kể trong GDP của toàn nền kinh tế, vậy nên chúng ta cần phát triển hơn nữa các
thành phần trong cơ cấu 2 ngành kinh tế này.

8


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

3.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển
Thứ nhất, quy hoạch phát triển các ngành phải đảm bảo tính đồng bộ, liên
ngành. Tức là phải tính tốn đầy đủ các yếu tố có liên quan đến thực hiện mục tiêu
chiến lược phát triển ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với từng giai đoạn mà chiến
lược đã đề ra; đồng thời phải tính tốn đưa vào quy hoạch các ngành có liên quan đến
phát triển ngành trọng điểm; khắc phục tình trạng cục bộ, địa phương trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ hai, quán triệt tư tưởng, quan điểm, định hướng và mục tiêu của chiến lược
kinh tế-xã hội đến năm 2025 đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ XII; phân định rõ trách nhiệm của toàn bộ các cấp đối với việc thực
hiện quy hoạch.
Thứ ba, xác định lại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế với mục
tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Thứ tư, điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển theo hướng khai thác hiệu
quả các tiềm năng, lợi thế để đảm bảo phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế và phục
vụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
3.3. Tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường cho chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để xác định

cơ cấu sản phẩm hợp lý; cần nghiên cứu tìm kiếm các phân đoạn thị trường còn đang
bỏ trống và tận dụng các lợi thế sẵn có.
- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong và
ngoài nước. Đồng thời tăng cường, nâng cao khả năng dự báo thị trường và cập nhật
tin tức thường xuyên.
3.4. Đổi mới cơ cấu và chính sách đầu tư
Tập trung vốn vào các ngành kinh tế trọng điểm đồng bộ cùng với các vùng
kinh tế thông qua việc đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng hiện đại hóa, đầu tư cho phát
triển công nghệ, khoa học phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
9


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

Quan tâm đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ
trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư nên được giảm dần và nâng cao hiệu quả đầu
tư công hơn nữa để tạo công bằng cho các nguồn vốn khác trong xã hội, giảm dần sự
phụ thuộc vào ngân sách; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia đấu thầu
thực hiện các dự án có vốn ngân sách nhà nước, kể cả từ nguồn ODA.
3.5. Đổi mới tư duy và cách tiếp cận quá trình xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng chuỗi giá trị
Cần xác định các ngành kinh tế của Việt Nam đang ở vị trí nào trong chuỗi giá
trị tồn cầu; từ đó xác định nước ta cần phát triển những ngành nào, những nhóm sản
phẩm nào hoặc khâu nào trong chuỗi giá trị tồn cầu.
3.6. Chính sách đào tạo nhân lực phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Tiếp tục đầu tư cho giáo dục, thay đổi giáo dục, để lớp cơng dân mới có tri thức
và kỹ năng thích ứng được với thay đổi do cuộc cách mạng công nghiệp mới, nâng cao

những phẩm chất và tính nhân văn của con người mà máy khơng bao giờ có được. Xây
dựng quan điểm lao động mới cho người lao động, dưới tác động của CMCN 4.0 cho
mọi tầng lớp lao động. Một số kỹ sư có tay nghề cao đồng nghĩa với cơ hội việc làm,
đặc biệt là đối với lĩnh vực về phần mềm. Xây dựng chế độ thu hút chuyên gia người
Việt kể cả người nước ngoài về học máy và khoa học dữ liệu cũng như người Việt trẻ
có kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh này đang làm việc ở nước ngoài. Kết nối được
lực lượng này với trong nước là một điều rất cần làm.

10


lOMoARcPSD|11029029

10 - 57.21.11LT1 - Ngô Thị Minh Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Anh Minh và Phương Hiền. 2017. Lợi thế nào cho Việt Nam tiếp cận cách mạng
công nghiệp 4.0?
2, Báo cáo của Tổng cục Thống kê các năm từ 2016 đến 2020
3, Đào Đăng Kiên. 2019. Chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế vĩ mô của Việt
Nam, Tạp chí Cơng thương
4, Nguyễn Phương và Nguyễn Qun. 2017. Người lao động nhìn nhận Cách
mạng cơng nghiệp 4.0 như thế nào?
5, PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung đồng chủ biên. Năm
2013. Giáo trình Kinh tế phát triển dùng cho sinh viên ngoài chuyên ngành. Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6, TS. Đinh Văn Hải và TS. Lương Thị Thủy. Năm 2014. Giáo trình Kinh tế phát
triển, Nhà xuất bản Tài chính
7, Thủ tướng Chính phủ. 2017. Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực
tiếp nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ban hành ngày 04 tháng 05 năm

2017
8, Các website chính thức: gso.gov.vn; gdt.gov.vn; tapchitaichinh.vn;...

11



×