Đơn vị: Trường THPT Thống Nhất
NGÂN HÀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM 2017
Môn: GDCD
; Đề số: 02
Câu 1 (4,0 điểm):
Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực
của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận
thức”.
Câu 2 (4,0 điểm):
Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Muốn tự hoàn thiện bản thân mỗi chúng ta cần phải làm
như thế nào?Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bàn thân của em.
Câu 3 (4,0 điểm):
Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng bia trong dịp tết Nguyên đán năm 2017 là 36 triệu
chai. Trong đó: Cơng ty bia Sài gịn cung cấp 9,5 triệu chai, cơng ty bia Hà Nội cung cấp 7,1
triệu chai, công ty bia Vinh cung cấp 6,8 triệu chai, các công ty bia khác cung cấp 17,6 triệu
chai.
a. Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì?
b. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ vận dụng như thế nào?
Câu 4 (4,0 điểm):
Trong tình hình hiện nay, để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, chúng ta cần
phải thực hiện tốt những nhiệm vụ, phương hướng và biện pháp cơ bản nào? Mỗi cơng dân
phải có trách nhiệm gì để thực hiện tốt chính sách quốc phịng và an ninh?
Câu 5 (4,0 điểm):
Câu 5a. (2 điểm)
Pháp luật là gì? Em hãy nêu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. Pháp luật có vai trị gì đối
với Nhà nước, xã hội và công dân?
Câu 5b. (2 điểm)
a) Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay, nước ta đã có bao nhiêu bản
Hiến pháp? Đó là những bản Hiến pháp nào?
b) Em hãy sắp xếp các loại văn bản sau theo chiều giảm dần (từ 1 đến hết) của tính hiệu lực
pháp lí: Hiến pháp; Lệnh; Luật; Pháp lệnh; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
---------------------------Hết----------------------------
Hướng dẫn chấm và đáp án:
Câu
Câu 1.
( 4,0 đ)
Nội dung
Em hãy giải thích để làm rõ quan điểm: “Thực tiễn là cơ sở của
Điểm
nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức”.
Giải thích quan điểm:
1. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
(1.0 điểm)
1,0
Mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn.
Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện
ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Quá trình hoạt
động thực tiễn cũng đồng thời là q trình phát triển và hồn thiện các giác
quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng
sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
2. Thực tiễn là động lực của nhận thức:
(1.0 điểm)
Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới
1,0
cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức
phát triển.
3. Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
(1.0 điểm)
Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực
1,0
tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách
quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức: (1.0 điểm)
Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng
người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác 1,0
nhau. Vì vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể đúng
đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm
qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc
vận dụng tri thức vào thực tiễn cịn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những
nhận thức chưa đầy đủ.
Câu 3:
(4đ)
Thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Muốn tự hoàn thiện bản thân mỗi
chúng ta cần phải làm như thế nào?Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn
luyện để tự hoàn thiện bàn thân của em.
Yêu cầu học sinh trình bày được những nội dung sau:
* Khái niệm về tự hồn thiện bản thân:
Là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu
dưỡng, rèn luyện; phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học
hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn,
tiến bộ hơn.
Lấy ví dụ:
* Để tự hồn thiện bản thân,chúng ta cần:
- Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu
với các chuẩn mực đạo đức xã hội
- Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể
- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện
- Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách
vượt qua các khó khăn đó
- Xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình
- Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin
cậy.
*Học sinh tự lập bảng kế hoạch :
Giả sử: Điều tra sơ bộ về cầu lượng bia trong dịp tết Nguyên đán
năm 2017 là 36 triệu chai. Trong đó: Cơng ty bia Sài gịn cung cấp 9,5
triệu chai, cơng ty bia Hà Nội cung cấp 7,1 triệu chai, công ty bia Vinh
cung cấp 6,8 triệu chai, các công ty bia khác cung cấp 17,6 triệu chai.
c. Theo em, số liệu trên phản ánh điều gì?
d. Nếu là nhà sản xuất, trong trường hợp trên em sẽ vận dụng như
thế nào?
Câu 4:
(4đ)
a. Số liệu trên phản ánh:
Số lượng cầu: 36 triệu chai
Số lượng cung : 41 triệu chai
Căn cứ vào số liệu thì cung > cầu : suy ra giá cả < giá trị.
b. Trong trường hợp trên nếu là nhà sản xuất em sẽ : thu hẹp hoặc chuyển
đổi mặt hàng sản xuất.
Giải thích: Nếu kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung > cầu, giá cả
bán thấp hơn giá trị thì nhà sản xuất sẽ bị thua lỗ. Vì vậy để thu được nhiều
lợi nhuận em sẽ thu hẹp hoặc chuyển đổi mặt hàng sản xuất.
Trong tình hình hiện nay, để tăng cường tiềm lực quốc
phòng và an ninh, chúng ta cần phải thực hiện tốt những nhiệm
Câu 2:
( 4,0 đ)
1,0
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
vụ, phương hướng và biện pháp cơ bản nào? Mỗi cơng dân phải có
trách nhiệm gì để thực hiện tốt chính sách quốc phịng và an ninh?
Học sinh trình bày được những nội dung cơ bản sau:
*Nhiệm vụ:
* Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững
mạnh toàn diện.
* Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
* Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghóa.
* Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hoá tư
tưởng và an ninh xã hội.
* Duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội ; góp phần giữ
vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi
và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch, không để bị động, bất ngờ.
* Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ.
Tóm lại
Bảo vệ Tổ quốc có nội dung rất rộng, toàn diện. Đó là nhiệm vụ
trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân,
trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt.
* Phương hướng, biện pháp cơ bản nhằm tăng cường tiềm lực
quốc phòng và an ninh:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Kết hợp quốc phòng với an ninh.
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh.
* Trách nhiệm của cơng dân:
- Tin tưởng vào chính sách quốc phịng và an ninh của Đảng và Nhà
nước.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ
đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật về quốc phịng và an ninh, giữ gìn trật tự, an
ninh quốc gia
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tích cực tham gia vào các hoạt
động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh tại nơi cư trú.
Câu 5.
Câu 5a. (2 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(4điểm)
Pháp luật là gì? Em hãy nêu các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
Pháp luật có vai trị gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?
Câu 5b. (2 điểm)
a) Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời đến nay, nước
ta đã có bao nhiêu bản Hiến pháp? Đó là những bản Hiến pháp
nào?
b) Em hãy sắp xếp các loại văn bản sau theo chiều giảm dần (từ 1
đến hết) của tính hiệu lực pháp lí: Hiến pháp; Lệnh; Luật; Pháp
lệnh; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
Câu 5a. (2 điểm) Học sinh nêu được:
1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban
hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật:
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung
Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
3. Vai trị của pháp luật...:
* Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội
Khơng có pháp luật, xã hội sẽ khơng có trật tự, ổn định, không
thể tồn tại và phát triển được.
Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình
và kiểm tra, kiểm sốt được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ
chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ.
Quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng,
phù hợp với lợi ích chung của các giai caaos và tần lớp xã hội
khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực
hiện pháp luật.
Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã
hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng
sức mạnh của quyền lực Nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
trên phạm vi toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng
người dân và cuat toàn xã hội.
* Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của mình
Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn
bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ cơng dân được
phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, cơng dân thực hiện
quyền của mình.
Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố
cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức,
thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn
cứ vào quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
Câu 5b. (2 điểm)
a. Học sinh nêu và kể tên được 5 bản hiến pháp: Hiến pháp 1946;
1959; 1980; 1992; 2013
1,0
b. Học sinh sắp xếp được: 1. Hiến pháp; 2. Luật; 3. Pháp lệnh; 4. Lệnh;
5. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
1,0
Giám khảo căn cứ vào cách trình bày; ví dụ đúng, đủ... để cho điểm tối đa theo thang
điểm trên.