Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tại quảng ninh và đề xuất giải pháp xử lý nước thải khu công nghiệp việt hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------------

LƯƠNG DIỆU KIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP TẠI QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
VIỆT HƯNG
Chuyên ngành: Quản lý môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH THÀNH

Hà Nội - 2012


LỜI CẢM ƠN

-----Qua khoảng thời gian học ở trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tôi muốn
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô trong nhà trường đã truyền đạt cho tơi
những kiến thức bổ ích về khoa học công nghệ, kỹ thuật và xã hội.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ
Môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và
giúp đỡ tơi tận tình trong suốt thời gian theo học cũng như thời gian làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trịnh Thành, là người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn tơi từng bước một và ln khuyến khích động viên tơi
trong suốt thời gian làm luận văn.


Cuối cùng, lời cảm ơn xin được gửi tới gia đình và bạn bè thân yêu, là nguồn
động viên tích cực, đã ln chia sẻ và hỗ trợ tơi hồn thành luận văn này.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lương Diệu Kiên

ii


LỜI CAM ĐOAN

-----Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo
vệ ở một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn
này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả đề tài

Lương Diệu Kiên

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii

MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 5
1.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH..5

1.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................5
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................7
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH ...........12

1.2.1 Khát quát chung về các khu công nghiệp .................................................12
1.2.2 Tình hình hoạt động đầu tư trong các khu cơng nghiệp............................14
1.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ..................16

1.3.1 Hiện trạng mơi trường khơng khí ..............................................................16
1.3.2 Hiện trạng môi trường nước ......................................................................18
1.3.3 Hiện trạng tổng lượng chất thải rắn ..........................................................23
1.3.4 Đánh giá khái quát về hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp .. 23
1.4 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI ...........................................26

1.4.1 Khái niệm nước thải ..................................................................................26
1.4.2 Phương pháp xứ lý nước ô nhiễm .............................................................26
1.5 MỘT SỐ YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM NƯỚC ....................................32

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM VÀ DỮ LIỆU CẦN THIẾT
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ........................................ 35
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU VÀ BẢO QUẢN MẪU ................................................35


i


2.1.1 Chọn bình chứa mẫu .................................................................................35
2.1.2 Nơi lấy mẫu ...............................................................................................35
2.1.3 Các thiết bị lấy mẫu...................................................................................35
2.1.4 Thời gian lấy mẫu .....................................................................................36
2.1.5 Bảo quản, vận chuyển và lưu trữ mẫu.......................................................36
2.1.6 Các chỉ tiêu ơ nhiễm cần phân tích ...........................................................36
2.2 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI ........................36

2.2.1 Xác định nhu cầu oxy hóa học COD.........................................................36
2.2.2 Phân tích hàm lượng cặn TSS ...................................................................38
2.2.3 Xác định nhu cầu oxy sinh hóa BOD ........................................................39
2.2.4 Xác định hàm lượng NO3- trong nước: ....................................................41
2.2.5 Xác định hàm lượng Photpho tổng: ..........................................................41
2.2.6 Xác định hàm lượng NH4-N .....................................................................42
2.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KCN ....................................................................................................43

2.3.1 Định hướng phát triển các ngành cơng nghiệp chính trong KCN.............43
2.3.2 Khái quát các lĩnh vực công nghiệp đầu tư trong KCN Cái Lân tác động
đến môi trường ......................................................................................................44
2.3.3 Khái quát hoạt động đầu tư hệ thống xử lý nước thải trong KCN ............52
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI KHU CÔNG NGHIỆP................................................................................. 54
3.1 KHẢO SÁT TỔNG QUÁT QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI KHU CƠNG NGHIỆP CÁI LÂN ........................................................54


3.1.1 Hệ thống thốt nước ..................................................................................54
3.1.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải .................................................................55
3.1.3 Đánh giá chất lượng nước thải đầu vào hệ thống xử lý ............................58
3.1.4 Các thông số thiết kế .................................................................................59
3.1.5 Đánh giá hiện trạng máy móc, thiết bị phục vụ cho nhu cầu xử lý nước thải .60
3.2 ĐÁNH GIÁ THÔNG SỐ THIẾT KẾ CỦA TỪNG BỂ ....................................62

ii


3.2.1 Bể Aeroten.................................................................................................62
3.2.2 Bể lắng đứng .............................................................................................64
3.3 PHÂN TÍCH CÁC THƠNG SỐ Ơ NHIỄM ĐẶC TRƯNG ..............................66

3.3.1 Phân tích COD trong mẫu nước thải theo ngày ........................................66
3.3.2 Đánh giá sự thay đổi nồng độ hợp chất Nitơ trong mẫu nước thải theo ngày ...68
3.3.3 Phân tích PO43- theo ngày...........................................................................71
3.4 ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG .......................................71

3.4.1 Đánh giá những kết quả bất thường của hệ thống.....................................71
3.4.2 Ưu điểm .....................................................................................................72
3.4.3 Nhược điểm và cách khắc phục ................................................................72
3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN VIỆT HƯNG ..................73

3.5.1 Đánh giá sơ bộ hệ thống xử lý nước thải KCN Việt Hưng ......................73
3.5.2 Đề xuất giải pháp xử lý nước thải .............................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 86
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................86
2. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88


iii


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

COD

: Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học.

BOD

: Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hoá.

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày

DO

: Dissolved Oxygen – Ơ xy hịa tan

Aeroten

: Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính

VSV

: Vi sinh vật.


ĐTM

: Đánh giá tác động mơi trường

KCN

: Khu công nghiệp

XLNT

: Xử lý nước thải

BVMT

: Bảo vệ môi trường

TNMT

: Tài nguyên môi trường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Mơi trường

GDP

: Mức thu nhập bình qn trên đầu người

HCHC


: Hợp chất hữu cơ

MLSS

: Mixed liquoz suspended Solids – Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

SVI

: Sludge volume index – Chỉ số thể tích bùn

TSS

: Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng

VSS

: Volatile Suspended Solids – Chất lơ lửng dễ bay hơi


VSV

: Vi sinh vật

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê vốn đầu tư và tiến đố thực hiện các dự án vào KCN.................. 15
Bảng 1.2: Thống kê số lượng các dự án đầu tư vào KCN .......................................... 16
Bảng 2.1: Chỉ tiêu COD trong nước thải theo các tiêu chuẩn môi trường QCVN
24:2009/BTNMT và QCVN 40: 2011/BTNMT...................................... 36
Bảng 2.2: Thống kê các ngành công nghiệp chính thu hút đầu tư trong KCN ......... 44
Bảng 2.3: Tổng hợp các dự án đầu tư vào KCN Cái Lân ......................................... 48
Bảng 2.4: Thống kê tình hình đầu tư Trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN ............ 52
Bảng 2.5: Thống kê thông số đặc trưng xử lý nước thải KCN ..................................... 53
Bảng 3.1: Sự biến đổi hàm lượng chất hữu cơ COD của đầu vào hệ thống xử lý
trong ngày ................................................................................................ 58
Bảng 3.2: Danh mục, tình trạng hoạt động của các vật tư thiết bị chính phục vụ
cho nhu cầu xử lý nước thải..................................................................... 60
Bảng 3.3: Kết quả phân tích COD (mg/l) trong mẫu nước thải theo ngày ............... 66
Bảng 3.4: Kết quả phân tích NH4+ (mg/l) trong mẫu nước thải theo tuần đầu vào
hệ thống và đầu ra bể tiếp xúc (từ ngày 21/3/2012 đến 30/3/2012). ....... 68
Bảng 3.5: Kết quả phân tích Nitơ tổng số (mg/l) trong mẫu nước thải theo ngày từ
đầu vào hệ thống đến đầu ra bể tiếp xúc.................................................. 68
Bảng 3.6: Giá trị trung bình của chỉ số NH4+ và nitơ tổng số trong mẫu nước thải
theo ngày đầu vào hệ thống và đầu ra bể tiếp xúc. .................................. 69
Bảng 3.7: Kết quả phân tích PO 4 3- (mg/l) ................................................................. 71
Bảng 3.8: Thống kê các dự án đầu tư vào KCN Việt Hưng ..................................... 75
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Việt Hưng với các thông số

đặc trưng cho nguồn thải ........................................................................... 76
Bảng 3.10. Tổng hợp nhu cầu dùng nước KCN Việt Hưng..................................... 77

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Hàm lượng CO trong mơi trường khơng khí KCN ..............................17
Biểu đồ 1.2. Hàm lượng NO2 trong mơi trường khơng khí KCN ............................17
Biểu đồ 1.3. Hàm lượng SO2 trong mơi trường khơng khí KCN .............................17
Biểu đồ 1.4. Tổng lượng nước thải KCN tăng trong 03 năm 2009, 2010, 2011 ......18
Biểu đồ 1.5. Tỷ lệ tổng lượng nước thải KCN ..........................................................18
Biểu đồ 1.6. Hàm lượng PH trong nước thải KCN ...................................................19
Biểu đồ 1.7. Hàm lượng COD trong nước thải KCN................................................19
Biểu đồ 1.8. Hàm lượng BOD5 trong nước thải KCN..............................................20
Biểu đồ 1.9. Hàm lượng TSS trong nước thải KCN .................................................20
Biểu đồ 1.10. Hàm lượng Colifrom trong nước thải KCN .......................................20
Biểu đồ 1.11. Hàm lượng PH trong môi trường nước mặt KCN Cái Lân ................21
Biểu đồ 1.12. Hàm lượng COD trong môi trường nước mặt KCN Cái Lân .............21
Biểu đồ 1.13. Hàm lượng BOD5 trong môi trường nước mặt KCN Cái Lân ...........22
Biểu đồ 1.14. Hàm lượng TSS trong môi trường nước mặt KCN Cái Lân ..............22
Biểu đồ 1.15. Hàm lượng DO trong môi trường nước mặt KCN Cái Lân ...............22
Biểu đồ 1.16. Khối lượng chất thải rắn phát sinh trong KCN ..................................23

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ cấp nước tuần hồn .........................................................................27
Hình 1.2: Sơ đồ hoạt động của bể hiếu khí aerotank ................................................ 29

Hình 3.1: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải .............................................................. 55
Hình 3.1: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải .............................................................. 55
Hình 3.2: Đồ thị biễu diễn sự biến đổi nồng độ chất hữu cơ COD qua các cơng
đoạn của hệ thống...................................................................................... 67
Hình 3.3: Đồ thị mô tả sự thay đổi nồng độ hợp chất nitơ trong mẫu nước thải
theo ngày đầu vào hệ thống và đầu ra bể tiếp xúc. ................................... 69

vii


MỞ ĐẦU

-----1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh một hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ tại vùng Đông Bắc Việt
Nam, có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an
ninh; có đường biên giới giáp Trung quốc dài 112km; đường bờ biển dài 250km.
diện tích đất tự nhiên trên 609.000ha; dân số hơn 1,1 triệu người. Quảng Ninh giàu
tiềm năng phát triển kinh tế, có Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới; có
nhiều ưu thế nổi trội cho phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu, cho
phát triển sản xuất công nghiệp, khai khống, nhiệt điện, xi măng, cơ khí, đóng tàu...
Với lợi thế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua GDP
của Quảng Ninh luôn tăng trưởng ổn định với mức trên 12% năm, cao so với bình
quân chung của cả nước. Song Quảng Ninh cũng đang phải đối mặt với nhiều thách
thức về môi trường trong q trình phát triển do q trình đơ thị diễn ra mạnh mẽ và
nhiều hoạt động kinh tế xã hội đồng thời phát triển làm nảy sinh các xung đột trong
phát triển, gia tăng sức ép môi trường. Một trong số đó là sự hình thành các khu
cơng nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Do đặc thù của nền công nghiệp nước ta mới phát triển, chưa có sự quy
hoạch tổng thể và cịn nhiều ngun nhân khác nhau như: điều kiện kinh tế của
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cịn khó khăn, hoặc do chi phí xử lý ảnh hưởng đến

lợi nhuận nên hầu như chất thải công nghiệp của nhiều nhà máy chưa được xử lý mà
thải thẳng ra môi trường. Mặt khác nước ta là một nước đơng dân, có mật độ dân cư
cao, nhưng trình độ nhận thức của con người về mơi trường cịn hạn chế, nên lượng
chất thải phát sinh, đặc biệt là nước thải cũng bị thải ra môi trường ngày càng nhiều.
Bên cạnh sự phát triển mạnh ngành công nghiệp và sự ra đời, phát triển của
các khu chế xuất, các khu cơng nghiệp một mặt góp phần rất lớn vào sự phát triển
kinh tế xã hội nhưng lại gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, tình
1


trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đang trong tình trạng báo động. Nhiều khu
chế xuất, khu cơng nghiệp cũng đang q tải và ơ nhiễm do tính tốn hệ thống nước
thải khơng theo kịp thực tế.
Do đó xử lý nước thải khu công nghiệp đang là vấn đề vô cùng quan trọng,
bảo đảm cho sự trong sạch môi trường sống đồng thời góp phần vào sự phát triển
bền vững của nền kinh tế mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, tại nhiều quốc
gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc địi hỏi phải kiểm soát và xử
lý nguồn nước thải đã trở thành luật lệ bắt buộc. Hầu hết các ngành sản xuất đều có
các tài liệu chỉ dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn làm sạch nước thải. Ở nước ta cũng đã
nhiều khu công nghiệp đã xây dựng Trạm xử lý nước thải.
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm khắc phục, xử lý
tình trạng ơ nhiễm nguồn nước trong quá trình sản xuất kinh doanh trong các KCN.
Tuy nhiên những giải pháp này chưa đáp ứng được tình trạng ơ nhiễm. Mỗi giải
pháp lại có ưu - nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Từ những vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề “ĐÁNH
GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẠI
QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CƠNG
NGHIỆP VIỆT HƯNG” mang tính cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Tổng quan về các khu cơng nghiệp tại Quảng Ninh; phân tích, đánh giá hiện

trạng môi trường; các phương pháp áp dụng trong xử lý nước thải KCN trên địa bàn
tỉnh; sau đó đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải các KCN tại Quảng Ninh
và đề xuất giải pháp xử lý nước thải KCN Việt Hưng nhằm hạn chế và khắc phục ô
nhiễm các nguồn nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Môi trường nước tại các KCN trên địa tỉnh Quảng Ninh
Phạm vi: Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải KCN và đề xuất giải
pháp xử lý nước thải cho KCN nhằm giảm thiểu tác động có hại trong q trình hoạt
động của các KCN tới môi trường nước.
2


4. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả:
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động đầu
tư sản xuất kinh doanh; phân tích, đánh giá hiện trạng mơi trường; các phương pháp
xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh;
- Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nước thải KCN tại Quảng Ninh:
+ Đánh giá tổng quát quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN;
+ Dựa vào thơng số thiết kế, quy trình cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải
KCN để đánh giá các ưu nhược điểm của hệ thống;
+ Khảo sát chế độ hoạt động của hệ thống qua việc phân tích các số liệu cơ
bản: NH 4 +-N, Nitơ tổng số, Photpho tổng số, COD, BOD 5 . Phân tích các kết quả
thu được nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của các bể và của toàn hệ thống;
+ Đưa ra các kết luận và khuyến cáo.
- Đề xuất giải pháp xử lý nước thải KCN Việt Hưng nhằm hạn chế, khắc phục
ô nhiễm các nguồn nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, xử lý số liệu về mơi trường,
khí tượng thuỷ văn, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.

- Phương pháp đánh giá nhanh: trên cơ sở khảo sát hiện trạng các KCN và
hiện trạng môi trường chung, tiến hành đánh giá nhanh hiện trạng môi trường và dự
báo những biến động môi trường trong tương lai do hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa: xem xét địa hình, khảo sát lấy
mẫu đo đạc, đánh giá hệ thống xử lý nước thải các khu công nghiệp tại Quảng Ninh
làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường và tác động tới các nguồn nước.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm: Đo nhanh một
số thơng số cơ bản về chất lượng nước khu vực. Các thông số khác được lấy mẫu,

3


bảo quản ở điều kiện thích hợp và vận chuyển về phịng thí nghiệm theo tiêu chuẩn
Việt Nam và phân tích trong thời gian cho phép với các thiết bị có độ chính xác cao.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu công
nghiệp theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành và những
tổng kết đánh giá từ thực tiễn hoạt động hệ thống xử lý nước thải KCN, đề xuất
các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia chuyên
ngành môi trường, sản xuất kinh doanh...

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên
* Điều kiện địa lý

Quảng Ninh có địa lý đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước với đường biên giới trên biển và trên bộ
với Trung Quốc dài khoảng 250km. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi trong việc
phát triển hệ thống đường giao thông cả đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và trong
tương lai cả đường hàng không.
Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hố xã
hội với thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với
hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi qua địa bàn của tỉnh.
* Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm địa chất: Tỉnh Quảng Ninh có cấu trúc địa chất phức tạp, có
lịch sử phát triển địa chất lâu dài trong nhiều giai đoạn. Điều kiện địa chất đó tạo
ra nguồn tài ngun khống sản phong phú, đặc biệt là khoáng sản than (chiếm
trên 90% trữ lượng cả nước) và vật liệu xây dựng (đá vôi, sét làm nguyên liệu
sản xuất xi măng, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khống, nước nóng
thiên nhiên…). Tuy nhiên, kết cấu địa chất một số nơi lại gây ra những điều kiện
bất lợi, tai biến thiên nhiên như sạt lở đất, xói mịn, rửa trơi, ơ nhiễm đầm ni
trồng thuỷ sản…
Đặc điểm địa hình: Quảng Ninh có địa hình đồi núi nhấp nhô trên đất liền
và ghềnh đảo khuất khúc trên vùng ven biển, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long. Núi đồi chiếm 80% diện tích phần đất liền.Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều
đảo nhỏ. Đối với đất liền, tuyến đảo tạo nên bức bình phong vững chắc, là nhân tố địa lợi.
5


1.1.1.2 Tình hình biến đổi khí hậu, thuỷ văn
* Tình hình biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, quốc gia và Quảng
Ninh khơng nằm ngồi xu thế đó. Thời kỳ 2005-2010 có nền nhiệt tăng và lượng
mưa giảm mạnh so với trước đó.

a) Nhiệt độ khơng khí:
Nền nhiệt độ ở các khu vực đều tăng so với trung bình nhiều năm từ 0,4-0,7OC.
Nhiệt độ tăng cao nhất là tháng 2 với giá trị vượt trung bình nhiều năm từ 1,4-1,9OC,
tiếp đến là tháng 10 vượt trung bình nhiều năm từ 1,0-1,5OC. Các tháng khác nền nhiệt
đều ở mức xấp xỉ trên trung bình nhiều năm. Nhiệt độ trung bình tháng 7 (tháng đặc
trưng cho mùa hè) dao động trong khoảng 28,2-29,1OC, tăng 0,3OC so với thời kỳ
trước đó.
b) Diễn biến mưa:
Lượng mưa: Lượng mưa ở tất cả các khu vực đều giảm. Nơi giảm nhiều
nhất là khu vực Móng Cái - Quảng Hà - Bình Liêu khoảng 500-800mm/năm. Nơi
giảm ít nhất là khu vực từ Hạ Long - Cửa Ông - Tiên Yên khoảng 200-300mm/năm.
Trung tâm mưa lớn là khu vực Quảng Hà- Móng Cái và trung tâm mưa nhỏ là vẫn
là khu vực Đơng Triều - ng Bí.
Số ngày mưa và cường độ mưa: Số ngày mưa năm ở các nơi đều giảm mạnh,
riêng Cửa Ơng lại có nhiều ngày mưa hơn, vượt cả Móng Cái và trở thành nơi có nhiều
mưa nhất ở Quảng Ninh. Nơi ít mưa nhất vẫn là khu vực Đơng Triều – ng Bí.
c) Bão và áp thấp nhiệt đới
Với Quảng Ninh ảnh hưởng của bão khơng cịn đáng kể. Song sự kết hợp của
gió mùa Đông Bắc trong các tháng này với hoạt động của bão lại gây ra gió mạnh
cấp 8, cấp 9, có khi cấp 10, cấp 11 rất nguy hiểm đối với tàu thuyền.
* Tình hình biến đổi thủy văn
Trong những năm qua, độ cao trung bình của mực nước ở vùng cửa sông trên
6


các sông tại Quảng Ninh (trạm Bến Triều, trạm Đồn Sơn) cũng có những biến đổi
nhất định. Trong vịng hơn 40 năm qua, mực nước trung bình năm tại đây đã tăng
lên gần 20 cm. Đồng thời với giá trị mực nước trung bình, các giá trị cực tiểu cũng
như cực đại của mực nước tại các con sông cũng có sự biến đổi thất thường và có
sự tăng lên .Đối với các khu vực thượng nguồn sông, vùng không chịu ảnh hưởng

của thủy triều mực nước trung bình trong sơng (trạm Bình liêu – sơng Tiên n) có
xu hướng giảm dần, chính vì vậy đã xảy ra tình trạng khô hạn về mùa đông thường
xuyên diễn ra ở những khu vực này.
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm
2000-2009 khá nhanh và cao gần gấp 02 lần hơn so với mức tăng trưởng trung bình
của cả nước. Quy mơ kinh tế (GDP tính theo giá so sánh) năm 2010 gấp 1,8 lần so
với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 24,66 triệu
đồng/năm/người, gấp 2,14 lần so với năm 2005.
Trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng
chiếm lớn nhất, bằng 2/3 tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp của tỉnh chủ
yếu là công nghiệp khai thác, chế biến than, vật liệu xây dựng, cơng nghiệp cơ khí
mỏ...Tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ giảm nhẹ, từ 8,7% năm 2001 xuống còn 7,5%
năm 2007 và kế hoạch là 4,0% năm 2010. Ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh, phát
triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,2%/năm, cao nhất so với các ngành.
1.1.2.2. Sức ép dân số và q trình đơ thị hố
Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Theo kết
quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 4/2009, dân số
Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793 người;
Tỷ lệ dân thành thị: năm 2009 là 50,3%, đứng thứ 3 trên tồn quốc (sau TP
Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng) với số dân thành thị là 575.939 người. Dân số ở khu
7


vực nông thôn là 568.442 người, chiếm 49,7%. Đất ở nơng thơn: bình qn 316.5
m2/ hộ, chiếm 47,99% diện tích đất ở, đất ở đơ thị bình qn 301.4 m2/ hộ, chiếm
52.01% diện tích đất ở. Sự phân bố dân cư không đồng đều theo hướng tập trung ở
đô thị và thưa thớt ở nông thôn, miền núi và hải đảo.

Q trình đơ thị hóa của tỉnh Quảng Ninh có tốc độ khá cao. So với tỷ lệ đơ
thị hóa của cả nước (35%), thì Quảng Ninh có sự chênh lệch rõ rệt. Năm 2006 2010, tỉnh Quảng Ninh có 15 đơ thị, tỷ lệ đơ thị hố đạt 50,33%, ngồi ra cịn có 26
điểm dân cư là các thị tứ, trung tâm cụm xã phân bổ trong vùng dân cư nơng thơn
và hải đảo.
1.1.2.3. Tình hình phát triển cơng nghiệp và năng lượng
Ngành cơng nghiệp vẫn duy trì có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất
bình quân tăng 15,8%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu
kinh tế của tỉnh đạt giá trị lớn (đến năm 2010 đạt 54,76%) và sẽ duy trì ổn định ở
mức trên 50%. Các ngành cơng nghiệp có vai trò quan trọng của tỉnh bao gồm: khai
thác than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến thực phẩm và chế biến hải sản. Sản xuất công nghiệp theo hướng giảm dần tỷ
trọng cơng nghiệp khai khống và tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp chế tạo, chế biến.
Trên địa bàn tỉnh đến nay đã có 5/11 KCN đã thành lập (KCN Việt Hưng,
KCN Hải Yên, KCN Cái Lân đã đi vào hoạt động và KCN Đơng Mai, KCN Phương
Mai đang giải phóng mặt bằng). Trong đó, KCN Cái Lân đã có 55 dự án đi vào hoạt
động, KCN Việt Hưng có 01, KCN Hải n có 05 dự án).
Dự báo ngành cơng nghiệp tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển
công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Ưu tiên phát
triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, giá trị gia
tăng lớn, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu nhằm đưa cơng nghiệp giữ vững vai trị
động lực trong phát triển kinh tế và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên cơ sở quy hoạch, tập trung phát triển mở rộng nhiệt điện chạy than
nhằm tiết kiệm tài nguyên và khai thác tối đa lợi thế một số địa bàn: Mạo Khê –
8


ng Bí, Mơng Dương – Cẩm Phả và các khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, Yên
Hưng. Đẩy nhanh tiến bộ đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu công nghiệp đã
quy hoạch gắn với ban hành cơ chế thu hút nhà đầu tư vào khu công nghiệp và hình
thành các cụm cơng nghiệp mới. Triển khai Khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà,

Khu công nghiệp dịch vụ Đầm Nhà Mạc.
1.1.2.4. Tình hình phát triển xây dựng
Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư toàn diện như: đưa vào
sử dụng cầu Bãi Cháy, cầu Bang, xây dựng các cầu vượt và cầu treo dân sinh. Tập
trung nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh (Quốc lộ 18A đoạn Mông
Dương- Móng Cái, đường 337, 329, 334, đường Trới - Vũ Oai…). Đầu tư các tuyến
đường giao thông tới các khu kinh tế, cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hồnh Mơ, KCN
Hải Hà, đường và hạ tầng các cảng biển, đường vành đai biên giới. Ưu tiên đầu tư các
tuyến đường liên xã, liên thôn nhất là vùng miền núi và hải đảo, bê tơng hố các tuyến
đường dân cư đơ thị.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ dân cư đơ thị được tiếp cận với
nước sạch, có nhà vệ sinh kết nối với bể tự hoại đạt 100%; Tỷ lệ chất thải rắn được
thu gom đến nơi quy định đạt 100%; Tỷ lệ cải thiện điều kiện nhà ở đạt 100%; Tỷ
lệ lượng nước thải được thu gom và xử lý đạt trên 45%; Khôi phục và lắp đặt hệ
thống kết hợp thoát nước mưa và nước thải; Các khu đô thị đạt chuẩn về mật độ
đường giao thông; hệ thống đèn đường được nâng cấp;
Đến năm 2015, ngành công nghiệp VLXD của Quảng Ninh sẽ trở thành
ngành công nghiệp quy mơ lớn, hiện đại, có mức độ cơ giới hố và tự động hố cao
tiến kịp với trình độ của các nước trong khu vực...
1.1.2.5. Tình hình phát triển giao thông vận tải
Giao thông bộ: Từ năm 2006-2010, cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải
tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Số lượng các phương tiện vận tải tăng
nhanh trong những năm gần đây. Đến năm 2010, tỉnh Quảng Ninh có 381km quốc
lộ, 301km đường tỉnh, 764km đường huyện, 2.233km đường xã. Hiện có 65 km
9


đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép – Hạ Long (hiện nay đang đầu tư cải tạo tuyến
Yên Viên - Cái Lân). Ngồi ra cịn khoảng 200 km đường sắt chuyên dùng ngành
than khổ 1,0m tập trung ở khu vực ng Bí và Cẩm Phả.

Cảng biển : Năm 2005, luồng do địa phương quản lý 105km và luồng hàng
hải 105km, đến 2010 đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thuỷ nội địa, và khoảng
200 km luồng hàng hải. Ngồi ra, cịn một số luồng lạch đang do dân tự khai thác,
chưa đưa vào quản lý. Toàn tỉnh hiện có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển (9 khu
bến) thuộc danh mục cảng biển trong qui hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2030, bao gồm: cảng Vạn Gia, cảng Hải Hà, cảng
Vạn Hoa - cảng Mũi Chùa, cảng Cẩm Phả, cảng Hịn Gai. Ngồi ra cịn một số bến
cảng khác như: vùng neo Hòn Nét, KCN Đầm nhà Mạc...
Hệ thống giao thơng đường sắt trong tỉnh gồm có 2 hệ thống: đường sắt
chuyên dùng cho ngành than và đường sắt vận tải công cộng Kép - Bãi Cháy.
Vận chuyển khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long: Tổng số phương tiện
đang hoạt động là 485 chiếc.
Đầu tư xây dựng: Tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thơng,
một số cơng trình trọng điểm như sau:
+ Cơng trình do Trung ương đầu tư: Đầu tư đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hạ
Long - Móng Cái; Đường sắt Yên Viên - Cái Lân; Đầu tư mở rộng cảng Cái Lân.
+ Hệ thống cảng biển: Từng bước thực hiện đầu tư xây dựng theo qui hoạch
của Chính phủ với 5 cảng biển (9 cụm bến).
+ Hệ thống đường sắt: từ ng Bí - đầm nhà Mạc; Lạng Sơn - Mũi Chùa;
nghiên cứu đường sắt Hạ Long - Móng Cái, nhánh ra KCN cảng biển Hải Hà theo
quy hoạch phát triển đường sắt của Chính phủ.
+ Hàng khơng: xây dựng sân bay tại Vân Đồn, hiện đang giải phóng mặt
bằng, chuẩn bị qũy đất; nhiều nhà đầu tư đang nghiên cứu dự án.

10


1.1.2.6. Tình hình phát triển nơng nghiệp
Trồng trọt: Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
Ngành này bao gồm diện tích trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và

các loại cây trồng khác.
Chăn nuôi: Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 6- 7%/năm và chiếm tỷ lệ ngày
càng cao trong cơ cấu sản xuất nơng nghiệp. Chăn ni đang chuyển dần từ hình
thức nuôi tận dụng sang nuôi theo phương pháp công nghiệp, hoặc bán công nghiệp
nhằm đạt năng suất cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh cho người
tiêu dùng.
Lâm nghiệp: Trong những năm qua Quảng Ninh được đánh giá là một trong
những địa phương đứng đầu trong cả nước về trồng rừng mới. Theo thống kê, bình
quân mỗi năm toàn tỉnh trồng được 5.520ha. Riêng 3 năm 2007- 2009 diện tích
trồng rừng hàng năm đạt 15.000 – 16.000 ha. Độ che phủ rừng Quảng Ninh tính đến
2009 đạt 49%, năm 2010 độ che phủ đạt 50%.
Thuỷ lợi: Toàn tỉnh có 460 cơng trình, trong đó có 53 hồ vừa và lớn (có dung
tích trên 200.000 m3), 77 đập dâng vừa và lớn, 78 trạm bơm, 252 cơng trình nhỏ và
nhiều cơng trình tạm cấp nước tưới cho nơng nghiệp. Tổng chiều dài kênh mương
trong tỉnh 2046.24 km (chưa kể kênh mương nội đồng). Tỷ lệ kiên cố hóa kênh
mương đạt 50%. Hệ thống đê điều bảo vệ các vùng đồng bằng ven biển hiện có 64
km, đê sơng là 340 km, đê biển có khả năng chống sống bão cấp 7- 9 gặp mức
nước triều cao.
Thuỷ sản: Đến năm 2008 diện tích ni tơm trên tồn tỉnh đã vượt 5.542 ha,
tương đương với 110,8% so với kế hoạch 2001- 2010 đề ra. Tuy nhiên sản lượng lại
không đáp ứng được yêu cầu quy hoạch. Do nhân dân trong vùng vẫn sử dụng hình
thức ni quảng canh và quảng canh cải tiến là chủ yếu nên năng suất nuôi trồng
thấp. Diện tích ni tơm cơng nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 30%.
11


1.1.2.7. Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ
Du lịch: Giai đoạn 2006-2010, ngành Du lịch Qu

ảng Ninh bước vào giai đoạn phát triển mới với quy mơ, tầm vóc của một

trung tâm Du lịch lớn, có tốc độ phát triển nhanh, có hiệu qu ả kinh tế cao. Ngồi 2
khu vực đô thị là những trung tâm phát triển du lịch trước đây (Hạ Long và Móng
Cái - Trà Cổ) đã định hình thêm 2 vùng trung tâm du lịch mới là: ng Bí - Đơng
Triều - n Hưng và trung tâm du lịch Vân Đồn (Khu kinh tế tổng hợp - trung tâm
du lịch biển đảo chất lượng cao và là đầu mối giao thương quốc tế. Tổng số khách
du lịch hàng năm tăng bình quân 12,8%, doanh thu tăng 19%. Năm 2009, số khách
tham quan vịnh Hạ Long đạt 2,45 triệu, trong đó 1 triệu lượt khách quốc tế.
Thương mại: Hoạt động thương mại diễn ra nhộn nhịp ở tất cả các địa
phương trong tỉnh tập trung ở một số đô thi lớn của tỉnh như: Hạ Long, Cẩm Phả,
Móng Cái, ng Bí. Thương mại nội địa phát triển về chất và quy mô tới các vùng
nông thôn, miền núi và hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tăng bình qn 19,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu khá cao, kim ngạch
xuất khẩu 5 năm ước đạt 8.689 triệu USD, tăng bình qn 19,3%/năm (Nguồn báo
cáo Chính trị tại ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII).
Sau 10 năm phát triển đến nay, vị thế cửa ngõ của tỉnh ngày càng được
khẳng định với con số hơn 1.000 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh mỗi năm.[1]
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH
1.2.1 Khát quát chung về các khu công nghiệp
Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của
các tỉnh phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển công nghiệp. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế
- xã hội của tỉnh liên tục ổn định và phát triển, đặc biệt cơng nghiệp duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, ngày càng khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế. Các khu công nghiệp,
khu kinh tế của tỉnh bước đầu đã đáp ứng được một phần yêu cầu phát triển công nghiệp
12


trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy lợi thế của tỉnh có đường biển và đường biên giới
với hệ thống các cảng nước sâu và cửa khẩu quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu trở

thành tỉnh cơng nghiệp hóa vào năm 2015, Quảng Ninh cần có sự phát triển nhanh chóng
khu vực cơng nghiệp và dịch vụ với mơ hình tổ chức hiện đại, hiệu quả kinh tế cao và
bền vững, với việc bố trí tập trung các cơng trình cơng nghiệp thơng qua mơ hình phát
triển các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trị của phát triển các khu cơng nghiệp,
tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương sớm lập Đề án phát triển các Khu công
nghiệp trên địa bàn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Đề án được UBND tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 30/7/2007) và ban hành Kế hoạch
triển khai Đề án (Văn bản số 1565/KH-UBND ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh). Ngày
14/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về Khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, việc quy hoạch, quản lý và đầu tư phát triển các khu
công nghiệp mới có khung pháp lý quy định áp dụng cho các địa phương.
Tính đến tháng 6 năm 2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 11 KCN, trong đó:
- 06 khu công nghiệp được thành lập gồm: KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng
(thành phố Hạ Long); KCN Hải Yên (thành phố Móng Cái); KCN Đơng Mai (thị xã
Quảng n); KCN Phương Nam (thành phố ng Bí). Trong đó KCN Cái Lân, KCN
Việt Hưng, KCN Hải Yên đã có hạ tầng cho các dự án đầu tư thứ cấp thuê đất và hoạt
động sản xuất kinh doanh; KCN Đông Mai, KCN Phương Nam, KCN – dịch vụ Hoành
Bồ đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư hạ tầng.
- 01 khu công nghiệp: KCN Cảng biển Hải Hà đã được phê duyệt quy hoạch chi
tiết xây dựng.
- 04 khu công nghiệp được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam
đến năm 2020 (theo văn bản số 1607/TTg-KCN ngày 09/9/2009 của Thủ tướng Chính
phủ) đang trong giai đoạn nghiên cứu là: KCN – Dịch vụ Đầm Nhà Mạc (thị xã Quảng
Yên), KCN Quán Triều (huyện Đông Triều), KCN Tiên Yên (huyện Tiên Yên), KCN
phụ trợ ngành than (thành phố Cẩm Phả).
13


Doanh thu của các doanh nghiệp này đạt khoảng 570 triệu USD và giải quyết

công ăn việc làm cho 4.230 lao động. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan, kết quả về đầu tư phát triển hạ tầng KCN, thu hút đầu tư vào các KCN và
đóng góp của các KCN vào GDP của tỉnh cịn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế của Quảng Ninh.
* Phương hướng và mục tiêu phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015:
Quy mơ các KCN: hồn thiện cơ bản các KCN đã được thành lập; tiếp tục thực
hiện thủ tục thành lập các khu công nghiệp mới. Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh
có 11 KCN được thành lập với tổng diện tích 8.781 ha, trong đó, tổng diện tích được đầu
tư hạ tầng là 5.331 ha, diện tích đất cho thuê là 2.608 ha.
- Thu hút khoảng 606,9 triệu USD (tương đương 11.532,6 tỷ đồng) vốn đầu tư
hạ tầng; lấp đầy trên 90% diện tích đất cơng nghiệp đã có hạ tầng.
- Giá trị sản xuất cơng nghiệp tại các KCN tăng bình qn 30-33%/năm, tổng giá
trị sản xuất đạt khoảng 80.000 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) vào năm 2015.
- Nâng số lao động trực tiếp sản xuất trong các KCN lên 51.860 người.
- Thu hút khoảng 4.000- 5.000 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư sản xuất công nghiệp
trong các KCN; Nâng hiệu quả sử dụng đất công nghiệp bằng thu hút các doanh nghiệp
sản xuất cơng nghiệp có suất đầu tư cao trên một ha đất công nghiệp; Phấn đấu nâng tỷ lệ
lấp đầy trên 80% đất cơng nghiệp đã có hạ tầng.
- Tăng tỷ lệ đóng góp của cơng nghiệp trong các khu công nghiệp lên tới
khoảng 32-35% trong giá trị sản xuất cơng nghiệp vào năm 2015.
1.2.2 Tình hình hoạt động đầu tư trong các khu cơng nghiệp
Tính đến tháng 6 năm 2012, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có 11
KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó: 03 KCN đang triển khai xây
dựng cơ sở hạ tầng và đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư
(KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên); 03 KCN đang trong giai đoạn giải
phóng mặt bằng và tiến hành các thủ tục đầu tư (KCN Đông Mai, KCN Phương Nam
và KCN, dịch vụ Hoành Bồ); 01 KCN (KCN- Cảng biển Hải Hà) đã được cấp Giấy
14



chứng nhận đầu tư và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000; 04 KCN được còn lại
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt
Nam đến năm 2020, hiện chưa có các nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư, cụ thể:
Bảng 1.1: Thống kê vốn đầu tư và tiến đố thực hiện các dự án vào KCN [2]
TT

Tên/Chủ đầu tư

Địa
điểm

1

KCN Cái Lân.
(Chủ đầu tư: Cty
CP Xi Măng &
XD Quảng Ninh)

Hạ
Long

2

KCN Việt Hưng
(Chủ đầu tư: C ty
CP phát triển KCN
Việt Hưng)

Hạ
Long


3

KCN Hải Yên
(Chủ đầu tư: Cty
Đầu tư Phát triển
hạ tầng Viglacera)

4

KCN Đông Mai
(Chủ đầu tư: Cty
Đầu tư Phát triển
hạ tầng Viglacera)

5

6

7

8
9

KCN- Cảng
biển Hải Hà.
Điều chỉnh theo
Quyết định số
236/QĐ-UBND
Tỉnh, ngày

6/2/2012.
KCN Phương
Nam (Chủ đầu tư:
Tổng cơng ty Phát
triển Đơ thị Kinh
Bắc)
KCN Hồnh Bồ
(Chủ đầu tư: Cty cổ
phần xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà
Nội Geleximco)
KCN Quán
Triều.
KCN Dịch vụ
Đầm nhà Mạc

10

KCN Tiên Yên.

11

KCN phụ trợ
ngành Than.

Vốn đầu tư
Hạ tầng KCN
Diện tích

305,3 ha


Đăng ký

437,37
tỷ đồng

Thực
hiện

437,37
tỷ đồng

Tổng số Dự
án
58 Dự án,
trong đó: GĐ1:
32 DA (FDI:
14, trong nước:
18); GĐ mở
rộng: 26 DA
(FDI: 04; trong
nước: 22)
05 Dự án, trong
đó: dự án trong
nước là 04, dự
án FDI là 01

Vốn đầu tư thứ cấp
Đăng ký


Thực
hiện

269,4 triệu
USD
và 7.132
tỷ đồng.

221,7 triệu
USD

4.814 tỷ
đồng

5 triệu
USD và
112 tỷ
đồng.
3,385
triệu
USD
và 45
tỷđồng.

Mức
độ
lấp
đầy

98,6

%

1,84 triệu
USD,
53,66 tỷ
đ.

4,6
%

1,9 triệu
USD và
27
tỷđồng

2,63
%

301 ha

536
tỷ đồng

Móng
Cái

182,4 ha

316,66 tỷ
đồng


90 tỷ

06 Dự án,
trong đó: FDI
là 03, trong
nước:03).

Yên
Hưng

160 ha

622,3 tỷ
đồng

20 tỷ

Do có thay đổi chủ trương đầu tư của Tỉnh nên
dự án đang tạm dừng.

65 tỷ

Hải


4.988 ha
( Đã được
điều
chỉnh)


ng


709,01
ha

1.222,3
Tỷ đồng

Hồnh
Bồ

681 ha

3.792,534
tỷ đồng

Đơng
Triều
n
Hưng
Tiên
n
Cẩm
Phả

150 ha

- Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép

Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
(Vinashin) khơng tiếp tục thực hiện đầu tư dự án
284 tỷ
KCN - Cảng biển Hải Hà và đồng ý về nguyên tắc
đồng
cho Công ty cổ phần Tập đoàn Indevco tiếp nhận
dự án (Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận tại
Cơng văn số 2214/TTg-KTN, ngày 30/11/2011).
Đã kiểm đếm, lập phương án bồi thường GPMB được 47,8%
số hộ dân (196/410 hộ dân bị thu hồi) với diện tích gần
40ha/118 ha giai đoạn I. Bộ TN-MT ban hành Quyết định số
1454/QĐ-BTNMT ngày 25/7/2011 phê duyệt Báo cáo ĐTM
Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN Phương
Nam.
Đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, và
được cấp Giấy GCNĐT (số: 222.021.000061 15/12/2011).

Các KCN này đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển
các KCN Việt Nam đến năm 2020. Hiện đang triển khai
các bước quy hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh
hạ tầng Khu công nghiệp.

3.710 ha
150 ha
400 ha

15



×