Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG môi TRƯỜNG của KHAI THÁC THAN tại mỏ THAN hà RÁNG, THÀNH PHỐ cẩm PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH và ðề XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



HOÀNG THANH DUNG

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA KHAI THÁC
THAN TẠI MỎ THAN HÀ RÁNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành:

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số :

60.85.02



Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. TRẦN ðỨC VIÊN



HÀ NỘI – 2012




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn
gốc.

Hà nội, ngày… tháng… năm 2012
Tác giả luận văn



Hoàng Thanh Dung








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong 2 năm học tập tại trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
trường ñặc biệt là các thầy cô giáo khoa Tài Nguyên & Môi Trường và các
thầy cô trong Viện ñào tạo sau ñại học. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban Giám
hiệu trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên
Môi Trường, viện ñào tạo sau ñại học cùng toàn thể các quý thầy cô ñã giảng
dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thầy của tôi: PGS.TS. Trần
ðức Viên ñã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chi tiết trong suốt quá trình
tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống
kê thành phố Cẩm Phả, Ủy ban nhân dân phường Quang Hanh, ban lãnh ñạo
và các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp than Hà Ráng, ñặc biệt là
phòng môi trường xí nghiệp than Hà Ráng ñã ñã tận tình giúp ñỡ, tạo ñiều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
ñình, bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2012
Tác giả luận văn


Hoàng Thanh Dung




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ðỒ viii
DANH MỤC HÌNH ix
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tổng quan về ngành than và các tác ñộng của hoạt ñộng khai thác than
tới môi trường 3
2.1.1. Hiện trạng hoạt ñộng khai thác, chế biến và tiêu thụ than tại Quảng
Ninh 3
2.1.2. Hiện trạng công nghệ khai thác than tại Quảng Ninh 6
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các tác ñộng do khai thác than
tới môi trường 14
2.2. Các chính sách và cơ sở pháp lý liên quan tới việc ñánh giá ảnh hưởng
của hoạt ñộng khai thác than tới môi trường 26
2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác than 29
2.3.1. Biện pháp quản lý môi trường 29
2.3.2. Biện pháp giảm thiểu các tác ñộng tiêu cực ñến môi trường 29

2.3.3. Biện pháp tổ chức hành chính 30
2.3.4. Biện pháp hoàn nguyên môi trường 31

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3. ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG 32
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 32
3.1.1. ðối tượng nghiên cứu 32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 32
3.2. Nội dung nghiên cứu 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 32
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực ñịa 33
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 33
3.3.4. Phương pháp tính toán, xử lý số liệu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1. Giới thiệu khu vực mỏ than Hà Ráng về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội 38
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên 38
4.1.2. ðiều kiện kinh tế xã hôi 43
4.2. Hiện trạng khai thác tại mỏ than Hà Ráng 44
4.2.1. Quy mô khai thác của mỏ than Hà Ráng 44
4.2.2. Công nghệ khai thác tại mỏ than Hà Ráng 45
4.3. Hiện trạng môi trường tại mỏ than Hà Ráng 49
4.3.1. Hiện trạng môi trường không khí tại mỏ than Hà Ráng 50
4.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại mỏ than Hà Ráng 58
4.3.3. Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại mỏ Hà Ráng 70

4.3.4. Ảnh hưởng của hoạt ñộng khai thác tới sức khỏe con người và cảnh
quan sinh thái 74
4.4. Hiện trạng quản lý và xử lý môi trường tại mỏ than Hà Ráng 82
4.4.1. Công tác quản lý 82
4.4.2. Các văn bản pháp lý ñược áp dụng tại mỏ Hà Ráng 83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.4.3. Biện pháp bảo vệ môi trường ñang ñược áp dụng 85
4.4.4. Các tồn tại của hệ thống quản lý và xử lý môi trường tại mỏ than Hà
Ráng 86
4.5. ðề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác ñộng 86
4.5.1. Giảm thiểu tác ñộng tới môi trường không khí 86
4.5.2. Giảm thiểu tác ñộng tới môi trường nước 88
4.5.3. Giảm thiểu tác ñộng tới môi trường do chất thải rắn 89
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
5.1. Kết luận 91
5.2. Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt Chữ viết ñầy ñủ

BOD
5
: Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu ôxy sinh hóa
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu ôxy hóa học
LV : Lộ vỉa
m
3
/ng.ñ : Mét khối/ngày.ñêm
MPN/100 ml : Số tế bào trong 100ml.
Ng.ñ : Ngày.ñêm
NXB : Nhà xuất bản
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
T : ðơn vị Tấn
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC BẢNG
Stt Tên bảng Trang

2.1 Dự báo sản lượng khai thác than theo các năm quy hoạch cho
toàn ngành và theo từng vùng

6


2.2 Ước tính lượng chất thải rắn từ hoạt ñộng khai thác than ñến
năm 2025

15

2.3 Chỉ tiêu hóa học ñất các khu vực bãi thải 16

2.4 Diện tích sử dụng ñất ở một số mỏ than 20

2.5 Diện tích ñất nông nghiệp bị ô nhiễm do khai thác mỏ 21

4.1 Nhiệt ñộ không khí trung bình các tháng và năm 39

4.2 Lượng mưa và lượng bốc hơi trung bình các tháng và năm (mm) 40

4.3 Tải lượng bụi phát sinh trong các công ñoạn khai thác than của mỏ

54

4.4 Mức phát thải bụi của các quá trình hoạt ñộng khai thác than 54

4.5 Kết quả ño hàm lượng bụi trong không khí của mỏ Hà Ráng
quý I /2012 và quý II/2012

55

4.6 Kết quả quan trắc môi trường không khí tại mỏ Hà Ráng 57

4.7 Kết quả tổng hợp chất lượng nước mưa chảy tràn 60


4.8 Kết quả tổng hợp nước thải sản xuất 63

4.9 Kết quả tổng hợp nước thải sau khi qua hệ thống xử lý 67

4.10

Thống kê nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt 69

4.11

Kết quả tổng hợp chất lượng nước thải sinh hoạt 69

4.12

Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt 70

4.13

Khối lượng ñất ñá thải hàng năm của xí nghiệp than Hà Ráng 72

4.14

Kết quả ño ñộ ồn trong khu vực khai thác than xí nghiệp Hà Ráng 75

4.15

Thống kê an toàn lao ñộng xí nghiệp than Hà Ráng 80




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ
Stt Tên biểu ñồ Trang

4.1 So sánh hàm lượng bụi giữa quý I và quý II/2012 tại mỏ Hà
Ráng

56

4.2 So sánh các thông số nước thải trước và sau khi xử lý 67

4.3 So sánh ñộ ồn tại các vị trí trong khu vực mỏ 75




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC HÌNH
Stt Tên hình Trang

2.1 Tổng ñồ mặt bằng của mỏ than hầm lò 8

2.2 Sơ ñồ công nghệ khai thác than hầm lò 10


2.3 Sơ ñồ Công nghệ khai thác than lộ thiên 12

2.4 Mặt cắt moong khai thác than 13

4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu 38

4.2 Quy trình khai thác than tại mỏ Hà Ráng 46

4.3 Dây chuyền công nghệ xưởng sàng 48

4.4 Các nguồn phát sinh chất thải 49

4.5 Sơ ñồ trạm xử lý nước thải xí nghiệp than Hà Ráng 65

4.6 Sơ ñồ bố trí mỏ giảm thiểu tác hại của bụi và ồn 87

4.7 Sơ ñồ hệ thống chống bụi bằng phun sương 87

4.8 Cấu tạo bể lọc dầu 88




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài

Than là một nguồn tài nguyên không tái tạo vô cùng quý giá của nước ta.
Hiện nay, mỗi năm chúng ta thu ñược doanh thu hàng chục nghìn tỷ ñồng từ
hoạt ñộng khai thác và kinh doanh than, mang lại công ăn việc làm cho hơn
một triệu lao ñộng. Ngành Công nghiệp khai thác than trên cả nước nói chung
và trên ñịa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng ñã có những bước phát triển vượt
bậc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
cũng như của cả nước. Tại tỉnh Quảng Ninh, trên toàn bộ diện tích của tỉnh có
43 mỏ và ñiểm khai thác than chính [12]. Dải than nằm về phía ðông Bắc
Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua ðông Triều ñến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông
Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài khoảng 130km, rộng từ 10 ñến 30 km, có
tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn [20]. Tuy nhiên, song song với những tiềm
năng, triển vọng và thành tựu kinh tế ñã ñạt ñược trong những năm qua, tỉnh
Quảng Ninh ñang phải ñối mặt với những thách thức không nhỏ về môi
trường.
Theo báo cáo của ngành than, trong nhiều năm qua, do nhu cầu than trên
thế giới ngày càng tăng nhanh nên ngành than ñã tổ chức lại sản xuất, tăng
cường ñầu tư trang thiết bị máy móc hiện ñại, sản lượng khai thác than không
ngừng tăng nhanh từ 11,03 triệu tấn năm 2000 ñã tăng lên 18,2 triệu tấn năm
2003, góp phần làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Mặt khác, theo tính toán ñể
khai thác 1 tấn than phải bóc từ 6 - 8m
3
ñất ñá và thải ra 1 - 3m
3
nước thải. Do
vậy, hằng năm sẽ thải vào môi trường khoảng 160 triệu m
3
ñất ñá và khoảng
60 triệu m
3
nước gây tích tụ, bồi lắng, rửa trôi ñất ñá [32].

Các tác ñộng từ hoạt ñộng khai thác than kể trên ñang ảnh hưởng lớn tới
ñời sống của con người và các ngành kinh tế khác như du lịch, thuỷ sản, nông
nghiệp, lâm nghiệp….tại Quảng Ninh. Chúng ta có thể thấy thành phố Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ ñiển hình. Người dân nơi ñây ñang phải ñối

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bụi than gây ra từ các
mỏ khai thác than, các xí nghiệp chế biến và sàng tuyển than. Các con sông
trên khu vực này ñang dần bị bồi lắng bởi ñất, cát phát sinh từ hoạt ñộng khai
thác. Một trong vấn ñề ñáng quan tâm nữa là khai thác than ñang gây những
tác ñộng xấu ñến môi trường biển, sông, suối, hồ chứa nước, rừng, các khu
dân cư và một số thành thị vùng mỏ trong khi ñầu tư vào công tác bảo vệ môi
trường chưa tương xứng với tốc ñộ phát triển của ngành công nghiệp khai
thác than nơi ñây.
Xí nghiệp Than Hà Ráng, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một
trong những xí nghiệp khai thác than lớn cùng với những dây truyền và thiết
bị hiện ñại mang lại năng suất cao, mỗi ngày xí nghiệp khai thác hàng trăm
tấn than. Tuy nhiên, hoạt ñộng của xí nghiệp cũng thải ra môi trường một
lượng lớn nước thải cùng với bụi và các chất thải rắn, gây mất mỹ quan cho
khu vực và ảnh hưởng ñến sức khoẻ của người dân sống trong khu vực.
Chính vì vậy, công tác ñánh giá hiện trạng của khai thác than tới môi
trường tại xí nghiệpThan Hà Ráng cần ñược quan tâm ñúng mức ñể có ñược
những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe
người dân và công nhân. Từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ðánh giá hiện trạng môi trường của khai thác than tại mỏ Hà Ráng,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và ñề xuất giải pháp giảm thiểu”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước mặt, chất thải rắn
công nghiệp tại mỏ than Hà Ráng.
- ðề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại mỏ than Hà Ráng.
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Tiến hành ñiều tra về hiện trạng môi trường không khí, nước mặt, chất
thải rắn công nghiệp tại mỏ than Hà Ráng.
- ðề xuất ñược giải pháp bảo vệ môi trường tại mỏ than Hà Ráng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về ngành than và các tác ñộng của hoạt ñộng khai thác
than tới môi trường
2.1.1. Hiện trạng hoạt ñộng khai thác, chế biến và tiêu thụ than tại Quảng
Ninh
Bể than Quảng Ninh ñược phát hiện và khai thác rất sớm, ñã bắt ñầu
cách ñây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp.
Trong ñịa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa
than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo ðài) có từ 1 ñến 15 vỉa, trong ñó có 8 vỉa
có giá trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 ñến 45 vỉa, có giá trị công
nghiệp là 10-15 vỉa.
Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh:
- Vỉa rất mỏng <0,5m chiếm 3,57% tổng trữ lượng;
- Vỉa mỏng: 0,5- 1,3m, chiếm 27%;
- Vỉa trung bình: 1,3- 3,5m chiếm 51,78%;

- Vỉa dày >3,5- 15m chiếm 16,78%;
- Vỉa rất dày >15m chiếm 1,07%.
Tính chất ñặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng
Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, ñứt quãng dọc
theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay ñổi từ dốc thoải ñến dốc ñứng (9
0
-
51
0
) [33].
ðối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước ñây, có thời kỳ sản
lượng lộ thiên ñã chiếm ñến 80%, tỷ lệ này dần dần ñã thay ñổi, hiện nay còn
63%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò
tăng, ñiều kiện khai thác khó khăn tăng, chi phí ñầu tư xây dựng và khai thác
tăng, dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng ñịa chất của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và
trữ lượng công nghiệp ñưa vào quy hoạch xây dựng giai ñoạn từ nay ñến
2010-2020 mới ở mức 500- 600 triệu tấn. Mức ñộ khai thác xuống sâu là -
150m. Còn từ -150m ñến -300m, cần phải tiến hành thăm dò ñịa chất, nếu kết
quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc ñầu tư
cho mức dưới -150m sẽ ñược xem xét vào sau năm 2020 [33].
Hiện nay hoạt ñộng khai thác than tại Quảng Ninh chủ yếu do
Vinacomin thực hiện, gồm 20 ñơn vị chuyên khai thác than và 03 ñơn vị chế
biến, sàng tuyển than. Ngoài ra Xí nghiệpXi măng và Xây dựng Quảng Ninh
và Xí nghiệp PT Vietmindo Energitama cũng có hoạt ñộng khai thác than.

Theo “Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam ñến năm 2020, có
xét triển vọng ñến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
09/01/2012 mục tiêu sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành năm
2012 từ 45 - 47 triệu tấn, năm 2015 ñạt 55- 58 triệu tấn, năm 2030 ñạt trên 75
triệu tấn.
Trong thực tiễn, sản lượng khai thác ñã tăng cao so với kế hoạch ñược
phê duyệt. Sản lượng khai thác năm 2003 tăng 123%, 2004 tăng 155%, 2005
tăng 175% ñạt sản lượng qui hoạch năm 2020. Giai ñoạn 2004 – 2007, sản
lượng sản xuất và tiêu thụ than tăng mạnh. Năm 2007 sản lượng khai thác ñạt
43,6 triệu tấn trong ñó: chế biến 39,7 triệu tấn, tiêu thụ trong nước 16,5 triệu
tấn, xuất khẩu 24,2 triệu tấn. Năm 2008 sản lượng khai thác ñạt 44,7 triệu tấn
trong ñó: chế biến 36,6 triệu tấn, tiêu thụ trong nước 18,2 triệu tấn, xuất khẩu
17,3 triệu tấn. Khai thác năm 2010 ñạt 45 triệu tấn, ñến năm 2015 sản lượng
than sạch ước ñạt 60-65 triệu tấn. Tỉ trọng xuất khẩu than năm 2011 ñạt
57,1% [12].
ðầu tư trực tiếp của ngành Than ngày càng tăng, từ 1.400 tỉ năm 2003
lên gần 5.900 tỉ năm 2011. ðầu tư cho các dự án than trong các năm 2003–
2011 ñược tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: ðầu tư phát triển các mỏ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

hầm lò; ñầu tư hạ tầng cơ sở và bảo vệ môi trường [20]. Hiện trạng hoạt ñộng
khai thác, chế biến và tiêu thụ than cụ thể như sau:
2.1.1.1 Khai thác than lộ thiên
Tỷ trọng than lộ thiên giảm từ 65% xuống 63% nhưng sản lượng tăng
234,2% (năm 2003 là 11.400 ngàn tấn, năm 2008 là 26.712 ngàn tấn). Hệ số
bóc tăng, tổn thất than giảm, tình trạng kỹ thuật các khai trường ñã ñược cải
thiện. Hiện tại có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất khoảng 3 triệu tấn

TNK/năm ñã ñược ñầu tư ñồng bộ các thiết bị khoan, bốc xúc, vận tải ở mức
công nghệ trung bình tiên tiến [20].
Công tác ñổ thải ñất ñá chủ yếu ñều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài.
Khối lượng ñổ thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả với
92.544 ngàn m
3
vào năm 2005 [20].
2.1.1.2 Khai thác than hầm lò
Sản lượng khai thác than hầm lò năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2003;
sử dụng gỗ giảm với số mét lò chống gỗ từ 32,16% năm 2003 giảm còn
20,24% năm 2010 (ngược lại với số mét lò chống sắt và vật liệu khác tăng);
số lò chợ chống gỗ giảm từ 40,0% năm 2003 xuống 10,0% năm 2010 [2].
Tính ñến ñầu năm 2011, trên ñịa bàn toàn tỉnh có trên 30 mỏ hầm lò hoạt
ñộng, trong ñó có 8 mỏ có trữ lượng huy ñộng lớn, công nghệ và cơ sở hạ
tầng tương dối hoàn chỉnh, sản lượng 0,9 - 1,3 triệu tấn/năm; còn lại là các mỏ
sản lượng khoảng 500 ngàn tấn/năm và nhỏ hơn với việc ñầu tư công nghệ, cơ
sở hạ tầng không hoàn chỉnh [2].
2.1.1.3 Sàng tuyển than
Các trung tâm sàng tuyển than hiện có chủ yếu ñược bố trí gắn với các
cảng xuất than lớn như Cửa Ông, Nam Cầu Trắng. Năm 2008, tổng lượng
than nguyên khai ñưa vào các nhà máy sàng tuyển là 15.880 ngàn tấn/40.000
ngàn tấn khai thác chiếm 39,7%. Các mỏ ñều có cụm sàng công suất có thể
ñạt tới 500.000 tấn/năm [24].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Bảng 2.1: Dự báo sản lượng khai thác than theo các năm quy hoạch cho
toàn ngành và theo từng vùng

Sản lượng than
(1.000T)
Stt Tên chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2020
Năm
2025
Toàn ngành 49.760

55.285

63.365

66.170

1 Vùng Cẩm Phả 23.395

26.100

28.200

26.000

Lộ thiên 11.695

9.400


10.000

8.000

Hầm lò 11.700

16.700

18.200

18.000

2 Vùng Hòn Gai 11.050

9.420

8.900

8.600

Lộ thiên 7.000

1.820

300

0

Hầm lò 4.050


7.600

8.600

8.600

3 Vùng Uông Bí 12.300

15.800

16.800

16.800

Lộ thiên 500

500

500

500

Hầm lò 11.800

15.300

16.300

16.300


4 Vùng Nội ñịa 3.015

3.965

9.465

14.770

Lộ thiên 2.415

2.915

5.415

7.850

Hầm lò 600

1.050

4.050

6.920

Nguồn: Qui hoạch, thực tiễn và triển vọng phát triển ngành than Việt Nam
Tạp chí Than – Khoáng sản Việt Nam, Số 1, 2009
Cũng theo Quy hoạch ñã ñược phê duyệt, sản lượng khai thác trong giai
ñoạn 2010 – 2025 tiếp tục ñược ñẩy mạnh, tiếp tục giảm tỉ lệ khai thác lộ
thiên và ñầu tư nâng cao dần tỉ lệ khai thác than hầm lò [12].

2.1.2. Hiện trạng công nghệ khai thác than tại Quảng Ninh
Tùy vào ñặc ñiểm ñịa hình, ñịa chất, vị trí của tầng chứa than (vỉa than)
ở các khu vực mà thực hiện khai thác theo các phương pháp khác nhau. Ở
nước ta, khu công nghiệp than tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh. Với
ñặc ñiểm ñịa hình ñồi núi, ñịa chất khá ổn ñịnh nên hoạt ñộng khai thác than
ñược thực hiện theo hai hình thức chính là khai thác hầm lò và khai thác lộ
thiên.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

2.1.2.1 Khai thác than hầm lò
Tỷ trọng của sản lượng than khai thác bằng phương pháp hầm lò so với
tổng sản lượng than khai thác hàng năm chỉ chiếm khoảng 30-35%. Trong
ñiều kiện các vỉa than nằm sâu trong lòng ñất, chiều dày lớp ñất phủ lớn hơn
rất nhiều so với chiều dày vỉa than thì việc khai thác có hiệu quả kinh tế khi
thực hiện bằng phương pháp khai thác hầm lò [16].
Hiện nay, ngành khai thác than hầm lò Việt Nam còn khá lạc hậu so với
các nước tiên tiến. Công nghệ khấu than và ñất ñá ở các gương lò khai thác và
gương lò chuẩn bị chủ yếu là thủ công kết hợp với công tác khoan nổ mìn.
Trong các gương lò chợ dài các công tác nặng nhọc và tốn thời gian như
chống lò, ñiều khiển áp lực mỏ vẫn phải thao tác thủ công.
Tuy nhiên, cho ñến nay ngành than hầm lò của nước ta ñã cơ khí hoá và
bán cơ khí hoá ñược nhiều khâu công nghệ quan trọng của các mỏ. Việc vận
tải than trong hầm lò và ngoài mặt bằng ñã ñược cơ khí hoá hoàn toàn. Nhiều
mỏ ñã lắp ñặt thành công hệ thống băng tải bán tự ñộng và tự ñộng ñể vận
chuyển than trong giếng nghiêng và trên mặt bằng. Nhiều loại máy và thiết bị
cố ñịnh chuyên dùng ñã ñược cơ khí hoá và tự ñộng hoá. Ví dụ hiện nay mỏ
Khe Chàm ñã áp dụng thành công phương pháp khấu than bằng máy liên hợp,

sản lượng của lò chợ ñã ñược nâng lên hơn hai lần so với phương pháp khoan
nổ mìn [21].
Tổng ñồ mặt bằng là tập hợp các tòa nhà, công trình và thiết bị dùng ñể
trục tải, tiếp nhận, phân loại hoặc chế biến và tiêu thụ khoáng sản có ích; nhận
và thải ñá; thông gió cho hầm lò; cung cấp năng lượng cho các công tác mỏ
và phục vụ ñời sống cho công nhân và cán bộ.
Tổng ñồ mặt bằng gồm ba khối chính: khối giếng chính, khối giếng phụ
và khối hành chính-phục vụ. Ngoài ra, trong tổng ñồ mặt bằng còn có các tòa
nhà và công trình riêng biệt, do ñặc ñiểm công nghệ và yêu cầu chuyên môn
không thể ghép chung thành khối. ðó là: trạm quạt gió chính, trạm biến thế
ñiện, kho thuốc nổ, bể chứa nước vv.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8










Hình 2.1: Tổng ñồ mặt bằng của mỏ than hầm lò [22]
1- khối giếng chính cùng trạm chất tải than không có bunke; 2- khối
giếng phụ;3- nhà máy trục của giếng chính và giếng phụ;4- khối hành chính-
phục vụ; 5- trạm quạt; 6- trạm biến thế ñiện; 7- kho vật liệu; 8- bể chứa nước
phòng cháy; 9- nhà ñể tàu ñiện; 10- trạm ga ñường sắt; 11- trạm chất tải ñá

thải.
Khối giếng chính gồm có các công trình và tổ hợp thiết bị ñể nhận than
và ñá thải, trạm chất than vào các toa xe ñường sắt, trạm thải ñá và nhà ñặt
máy trục tải.
Khối giếng phụ dùng ñể vận chuyển người, cung cấp vật liệu và thiết bị
cho hầm lò, trao ñổi goòng cho thùng cũi. Ngoài ra trong khối giếng phụ còn
có các nhà xưởng sửa chữa cơ-ñiện, kho vật liệu, nhà ñặt máy trục tải. Nếu
mỏ cần sử dụng năng lượng khí nén, thì ở khối này còn có thêm trạm máy nén
khí.
Khối hành chính-phục vụ gồm có các phòng giao ca của các phân xưởng,
phòng họp, các phòng ban quản lý xí nghiệp, trạm y tế, nhà ñèn, nhà tắm, nhà
ăn v.v…
Trạm quạt gió chính thường ñược xây dựng riêng biệt ở gần giếng chính
và liên hệ với nó bằng các rãnh ngầm dẫn gió chuyên dùng.
Trong phần lớn các mỏ, lượng ñá thải ñược chuyển lên mặt ñất khá lớn,
4

2

3
7

8

5

6

9


1

1


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

có thể chiếm tới 15-20% khối lượng khoáng sản khai thác ñược. Số ñá thải
này thường ñược chuyển ñến bãi thải nằm trong hoặc ngoài phạm vi mỏ bằng
ôtô hoặc bằng các thiết bị vận tải khác. Công nghệ khai thác than hầm lò gồm
các khâu chính như sau: San gạt mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, mở ñường,
ñào lò (hoặc giếng), khoan nổ mìn khai thác, vận chuyển, sàng tuyển, tập kết
than thương phẩm vv.
Công ñoạn ñầu tiên là ñào các ñường lò từ mặt ñất ñến vỉa khoáng sản có
ích nằm trong lòng ñất, và từ các ñường lò ñó ñảm bảo khả năng ñào ñược các
ñường lò chuẩn bị ñể tiến hành công tác mỏ, ñược gọi là mở vỉa khoáng sàng
[22]. Các phương pháp mở vỉa chính: mở vỉa bằng lò bằng, mở vỉa bằng
giếng nghiêng, mở vỉa bằng giếng ñứng.
Mở vỉa bằng lò bằng: Phương án này ñược sử dụng khi khai thác các vỉa
nằm trong ñồi núi. Tùy vào vị trí của vỉa than so với sườn núi, lò có thể ñược
ñào tạo các góc khác nhau với phương của vỉa.
Mở vỉa bằng giếng nghiêng: Khi khai thác cụm vỉa dốc thoải và nghiêng
nằm gần mặt ñất, người ta có thể sử dụng giếng nghiêng kết hợp với lò xuyên
vỉa chính hoặc giếng nghiêng kết hợp với lò xuyên vỉa từng tầng ñể mở vỉa.
Mở vỉa bằng giếng ñứng: Theo phương pháp này, từ mặt ñất người ta
ñào cặp giếng chính và phụ ñến tiếp cận với vỉa than.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


10



















Hình 2.2: Sơ ñồ công nghệ khai thác than hầm lò [21]
Khi gần ñến các vỉa than thì ñào các lò chợ. Lò chợ là nơi các hoạt
ñộng khai thác than diễn ra trực tiếp. Từng phần than sẽ ñược tách ra khỏi vỉa;
có thể bằng khoan nổ mìn, bằng máy khấu hoặc máy combai. Sau ñó, than
ñược vận chuyển ra ngoài bằng máng cào, băng tải, tàu ñiện,… Trong khai
thác than hầm lò, việc thông gió và chống giữ ñường lò là hết sức quan trọng
nhằm ñảm bảo ñiều kiện môi trường sống tối thiểu cho con người và ñiều
kiện hoạt ñộng của các thiết bị [23].
- Ưu ñiểm của công nghệ khai thác than hầm lò

+ Diện tích khai trường nhỏ.
+ Lượng ñất ñá thải thấp (bằng 20% khai thác lộ thiên).
XÍ NGHIỆP THAN
San gạt mặt bằng và
xây dựng nhà xưởng
L

p
ñ

t thi
ế
t b

ñào l
ò

ðào l
ò khai thông

ðào l
ò chu

n b


Lò ch

kh


u than

Than nguyên khai

Sàng tuy

n, ch
ế
bi
ế
n

Vận chuyển than sạch
ñến cảng và ñi tiêu thụ
Vận chuyển ñất ñá
thải ñến bãi thải

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

+ Ít ảnh hưởng ñến ñịa hình, cảnh quan sinh thái.
+ Ít gây tổn thất tài nguyên sinh học.
+ Ít gây ô nhiễm môi trường khí.
- Nhược ñiểm của công nghệ khai thác than hầm lò
+ Hiệu quả ñầu tư không cao.
+Tổn thất tài nguyên (than ñá) lớn, từ 50 ÷ 60%.
+ Sản lượng khai thác không lớn.
+ Ô nhiễm nguồn nước.
Tai họa rủi ro lớn, ñặc biệt ñối với tính mạng của con người( sập lò, cháy

nổ khí mêtan, chết ngạt, bục nước trong lò).
2.1.2.2 Khai thác than lộ thiên
Khai thác lộ thiên (open pit mining) là tổng hợp tất cả các hoạt ñộng khai
thác mỏ tiến hành nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng ñất (lòng ñất ñược hiểu là
cả trên mặt ñất và dưới ñất).
Với các vỉa dốc thoải hay nằm ngang, chiều dày lớp ñất phủ không quá
lớn, hoặc khi vỉa có chiều dày lớn, ở dạng ổ, dạng thấu kính, than tập trung
thành dạng khối nằm gần mặt ñất thì áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên
là hiệu quả nhất. Dưới ñây là một số khái niệm cơ bản trong công nghệ khai
thác lộ thiên:
-Khai trường (field process) là nơi tiến hành các hoạt ñộng khai thác lộ
thiên, thường ñược tạo nên các ñường hào, tầng bậc và (ñôi khi) moong sâu,
sắp xếp theo một trật tự xác ñịnh [17].
- Tầng (bench) là dải ñất ñá (hoặc quặng) nằm ngang, ñược tạo ra trong
quá trình khai thác lộ thiên với kích thước tầng xác ñịnh. Tầng là yếu tố cơ
bản của mỏ lộ thiên. Tầng có mặt tầng, mép tầng, sườn tầng và chân tầng.
- Bờ mỏ (pit wall) là tập hợp các tầng về một phía ñược gọi là bờ mỏ.
- Hệ số bóc ñất ñá là tỉ số giữa khối lượng ñất ñá phải bóc với khối lượng
quặng khai thác ñược. Thứ nguyên: m
3
/m
3
; m
3
/tấn hoặc tấn/tấn.
- Gương là bề mặt ñất ñá mà bộ phận công tác của thiết bị mỏ tác ñộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


lên ñó. Trong công tác xúc bốc người ta phân biệt 3 loại gương xúc: gương
xúc dọc tầng, gương xúc ngang tầng (còn gọi là gương xúc bên hông), gương
xúc bề mặt.
- Khấu khoáng sản (ñất ñá) là việc xúc trực tiếp vào khoáng sản (ñất ñá)
bằng một phương thức nào ñó như: khấu khoáng sản bằng thủ công, bằng
máy xúc, bằng sức nước.
- Chuẩn bị ñất ñá là tách và ñập vỡ ñất ñá khỏi nguyên khối theo một cỡ hạt
xác ñịnh nhằm tạo ñiều kiện thuận lợi cho thiết bị xúc bóc làm việc có hiệu quả.
Có nhiều phương pháp chuẩn bị ñất ñá: khoan nổ mìn, cơ giới, ñiện,hóa, sức
nước,…trong ñó phương pháp khoan nổ mìn ñược sử dụng rộng rãi nhất.
- Khối lượng mỏ bao gồm khối lượng ñất ñá và khối lượng khoáng sản
tương ứng thu hồi ñược [17].
Công nghệ khai thác than lộ thiên gồm các khâu chủ yếu sau ñây: Thiết
kế, mở moong khai thác, khoan nổ mìn, bốc xúc ñất ñá thải, vận chuyển, làm
giầu và lưu ở kho than thương phẩm.















Hình 2.3 Sơ ñồ Công nghệ khai thác than lộ thiên [9]
Thi
ế
t k
ế
khai thác

Thiết kế bãi thải
Thiết kế moong khai thác

Thiết kế XN tuyển than
M

moong khai thác

V

n chuy

n ñ

t
Khoan n

mìn khai thác

Bãi thải rắn
ð

t

ñá th

i

Than nguyên khai

Bãi ch

a

Nhà máy sàng tuy

n

Kho chứa than
thương ph

m


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Quá trình thực hiện khai thác bắt ñầu bằng hoạt ñộng mở vỉa (hay mở
mỏ). Mở vỉa là tạo nên hệ thống ñường vận tải, ñường liên lạc nối từ ñiểm
tiếp nhận (kho chứa, bãi thải ñất ñá,…) hoặc từ hệ thống ñường vận tải quốc
gia, từ bến cảng…, trên mặt ñất tới các mặt bằng công tác (tầng bóc ñất ñá,
tầng khai thác than, mặt bằng trung chuyển); bóc một khối lượng ñất ñá phủ
ban ñầu (nếu cần thiết) và tạo ra các mặt bằng sản xuất ñầu tiên sao cho khi

ñưa mỏ vào sản xuất, các thiết bị mỏ có thể hoạt ñộng bình thường, ñạt hiệu
suất thiết kế [9].
Vị trí mở vỉa và hình thức mở vỉa phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên của
vỉa than (ñịa hình mặt ñất, thế nằm của vỉa), thiết bị kỹ thuật sử dụng và
hướng phát triển công trình mỏ dự kiến. Các hình thức mở vỉa gồm: Mở vỉa
bằng ñường hào thẳng (khi mỏ chiều dài lớn, số tầng ít) mở vỉa bằng hào
ziczăc (khi vận tải bằng ñường sắt), bằng hào lượn vòng hay hào xoắn ốc (khi
vận chuyển bằng ô tô), bằng hào dốc (khi vận tải bằng băng tải, máng trượt,
trục tải). Ở Việt Nam, các mỏ lộ thiên ñược mở vỉa bằng các hào lượn vòng
hay hào hình xoắn ốc. ðất ñá và than ñược xúc bốc bằng các máy xúc có công
suất lớn, ñất ñá ñược vận chuyển ra các bãi thải, than ñược ñưa ñến các kho
bãi. Hình thức vận chuyển phong phú và ña dạng: vận chuyển bằng ô tô,
ñường sắt, băng chuyền…vv.


Hình 2.4: Mặt cắt moong khai thác than [9]
- Ưu ñiểm của công nghệ khai thác than lộ thiên
+ ðầu tư khai thác có hiệu quả nhanh.
+ Sản lượng khai thác lớn.
Các t

ng s

n xu

t

V

a than



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

+ Công nghệ khai thác tương ñối ñơn giản.
+ Hiệu suất sử dụng tài nguyên cao, ñạt ≥ 90%.
- Nhược ñiểm của công nghệ khai thác than lộ thiên
+ Diện tích ñất ñể cho khai trường lớn.
+ Khối lượng ñất ñá thải lớn, chiếm diện tích ñất rừng nhiều.
+ Gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, ñất.
+ Suy giảm trữ lượng nước dưới ñất.
+ Ảnh hưởng môi trường sống cộng ñồng.
+ Tổn hại cảnh quan sinh thái.
+ Chi phí khôi phục lại cảnh quan môi trường sinh thái rất lớn.
2.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các tác ñộng do khai thác
than tới môi trường
Những năm gần ñây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt
ñộng khai thác khoáng sản ñã và ñang góp phần to lớn vào công cuộc ñổi mới
ñất nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ ñã và ñang ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam . Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực ñạt ñược, chúng ta cũng ñang phải ñối mặt với nhiều vấn ñề về môi
trường. Yếu tố chính gây tác ñộng ñến môi trường là khai trường của các mỏ,
bãi thải, khí ñộc hại, bụi và nước thải…làm phá vỡ cân bằng ñiều kiện sinh
thái, ñã ñược hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề
ñối với môi trường và là vấn ñề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị
của cộng ñồng [23].
2.1.3.1 ðối với môi trường ñất
Ảnh hưởng ñầu tiên của hoạt ñộng khai thác tới môi trường ñất chính là

việc chiếm dụng ñất trồng trọt. Diện tích ñất do các mỏ quản lý rất lớn so với
các hộ sử dụng khác, ở Cẩm Phả là 22%. Trong khi ñó ñất sử dụng cho nông
nghiệp và ñô thị chỉ chiếm 1,6-2%. Cụ thể: ở Hòn Gai diện tích khai trường
và bãi thải khoảng 850 ha, trong ñó khai trường và bãi thải các mỏ lộ thiên
chiếm 40-50%, mỏ hầm lò chiếm 6-10%, còn lại là các công trình phụ trợ; ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

Cẩm Phả ñất khai trường và bãi thải tăng nhanh từ 1100 ha năm 1975 lên
2000 ha năm 1997, trung bình mỗi năm tăng 48 ha [8].
Do ñặc thù của khai thác mỏ là một hoạt ñộng công nghiệp không giống
các hoạt ñộng công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng
lớn ñất ñá ra khỏi lòng ñất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một
khối lượng lớn chất thải rắn ñược hình thành do những vật liệu có ích thường
chỉ chiếm một phần nhỏ của khối lượng than ñược khai thác, dẫn ñến khối
lượng ñất ñá thải vượt khối lượng than nằm trong lòng ñất. Với tốc ñộ tăng
trưởng trong thời gian qua của khai thác lộ thiên trung bình là 15% (năm 2005
là 34,9 triệu tấn, năm 2006 là 40 triệu tấn ) [8]. Theo ñó lượng ñất ñá thải
hàng năm của mỏ lộ thiên cũng không ngừng tăng lên: Thống kê các mỏ than
của tập ñoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam lượng ñất ñá thải
vào môi trường năm 2005 là 165 triệu m
3
, năm 2006 là 182,6 triệu m
3
. Chỉ
riêng 5 mỏ lớn là Cao Sơn, ðèo Nai, Hà Tu, Núi Béo ñã có khối lượng ñất ñá
thải từ 21 ÷ 30 triệu m
3

/năm [8]. Ngoài ra còn có 15 mỏ lộ thiên vừa và nhỏ,
công suất từ 100.000 tấn ñến 700.000 tấn than nguyên khai và một số mỏ có
công suất nhỏ hơn 100.000 tấn than nguyên khai/năm cũng thải ra lượng ñất
ñá là từ 1 ÷ 5 triệu m
3
/năm. Trong tương lai không xa con số này sẽ tăng lên
nhanh chóng cùng với nhịp ñộ phát triển của ngành công nghiệp khai thác
than.
Bảng 2.2: Ước tính lượng chất thải rắn từ hoạt ñộng khai thác than
ñến năm 2025
Stt

Tên mỏ
Hệ số bóc tách
(m
3
/tấn than)
Khối lượng ñất thải
(m
3
)
1 Vùng mỏ Cẩm Phả 10,20

3.579.099.000

2 Vùng mỏ Hòn Gai 7,90

463.244.000

3 Vùng mỏ Uông Bí 6,68


205.143.000

4 Các vùng mỏ khác 5,97

369.871.000

Tổng

4.616.357.000

Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia,2011.


×