BÀI THU HOẠCH Tháng 11/2017
Module bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017- 2018
Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Đào
Chức vụ: giáo viên. Đơn vị : Trường mẫu giáo An Hiệp
MODUL MN 09 :XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3- 6 TUỔI.
I/ Khái niệm về môi trường giáo dục:
MTGD là nơi có các nguồn thơng tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và tích cực
của trẻ.
Có hai loại MTGD: MTGD trong lớp và MTGD ngồi lớp.
II/ Vai trị của mơi trường giáo dục.
Giúp trẻ 3 -6 tuổi thích tìm tòi, khám phá, phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trong
cuộc sống.
Góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện tự tin giữa giáo viên với trẻ,
giữa những trẻ cùng lớp với nhau.
Góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Góp phần hình thành tính chủ định cho trẻ.
Giúp trẻ phát triển tư duy và trí tưởng tượng.
Góp phần phát triển ngơn ngữ cho trẻ.
Góp phần làm nảy sinh hoạt động mới cho trẻ.
Nắm được mục tiêu cụ thể gồm:
+ Về kiến thức: Xác định các đặc điểm, quy luật phát triển tâm sinh lý trẻ từ 3 – 6 tuổi.
Nêu được vai trò, nguyên tắc xây dựng MTGD, biết cách xây dựng MTGD tích cực cho trẻ
hoạt động.
+ Về kĩ năng: Biết cách tổ chức sắp xếp MTGD cho trẻ hoạt động, Sử dụng các NVL có
sẵn ở địa phương để xây dựng MTGD, sử dụng MTGD có sẵn để giúp giúp trẻ phát triển
toàn diện.
+ Về thái độ: Rèn luyện các kỹ năng tự học để có những kỹ năng trong việc xây dựng
MTGD, có ý thức tự giác sưu tầm, tận dụng và sử dụng các NVL để làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ hoạt động.
Nguyên tắc khi xây dựng MTGD:
Đảm bảo an tồn về thể chất và tâm lý.
Mơi trường giáo dục được xây dựng trong quá trình triển khai chủ đề.
MTGD cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ.
MTGD phải là nơi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ.
Quy trình xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 3 – 6 tuổi.
Bước 1: Xác định nôi dung và lập sơ đồ.
Bước 2: Mua sắm, sưu tầm trang thiết bị, tranh ảnh, nguyên vật liệu, phế liệu,…
Bước 3: tổ chức làm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi.
Bước 4: Sắp xếp, trang trí.
Bước 5: Sử dụng môt trường giáo dục.
III/ Một số yêu cầu sư phạm đối vơi ĐDDH, ĐCTT
- Góc hoạt động là nơi được thiết kế, che chắn, trang trí, để thực hiện cách tiếp cận theo
chủ điểm nhằm mục đích giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và củng cố các khái niệm, các
kiến thức đã học ở hoạt động chung.
Một số yêu cầu khi xây dựng các góc.
Số lượng góc tùy thuộc vào diện tích phịng, số lượng trẻ.
Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục của chủ điểm.
Vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động, góc tĩnh phải tránh xa góc động.
Có chỗ hoạt động chung và hoạt động cá nhân.
Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động.
Thay đổi, “ Làm mới lại” mơi trường các góc để tạo hứng thuskichs thích trẻ.
Tên góc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung chủ điểm.
Đồ dùng đồ chơi trong góc phải dễ thấy, dễ lấy, dễ cất.
Đối với đồ dùng, đồ chơi dễ làm thì khuyến khích cho trẻ cùng làm với cơ.
Tại sao phải lôi cuốn, thu hút trẻ tham gia xây dựng mơi trường giáo dục?
Vì:
Nó có tác dụng tích hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Tạo cho trẻ một tâm thế tích cực để xây dựng một sự mới mẻ cho lớp. Trẻ có sự hào hứng,
tích cực để đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong quá trình thực hiện.
IV/ Vận dụng thực tế:
Qua bài học này, giúp tơi nhận biết rõ vai trị, tầm quan trọng của mơi trường giáo dục đối
với sự phát triển tồn diện của trẻ 3 -6 tuổi, ngồi ra cịn giúp tôi biết cách xác định rõ các
nguyên tắc để xây dựng các góc hoạt động cho trẻ. Từ đó, góp phần làm thúc đẩy thêm ý
thức cố gắng của bản thân tôi trong việc xây dựng một môi trường giáo dục với các góc hoạt
động ngày càng được đổi mới hơn, phong phú và đa dạng hơn để góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong năm học này và những năm học sắp tới.