Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

chuyên đề môn lịch sử sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRẢ lời NGẮN đối với CHỦ đề CÁCH MẠNG THÁNG tám năm 1945 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học SINH GIỎI môn LỊCH sử năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.68 KB, 12 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẢ LỜI NGẮN
ĐỐI VỚI CHỦ ĐỀ “ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945” NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2020-2021
Người báo cáo: Lê Thị Mây
Giáo viên môn: Lịch sử
Tổ: Tổng hợp
Năm học: 2020-2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm thường xuyên và cấp thiết của
các trường trung học phổ thơng nói chung và trường Trung học phổ thơng Nam Trực nói
riêng. Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, các thầy cô giáo được trau dồi thêm
vốn kiến thức ở mức độ sâu sắc và đa dạng hơn. Đối với học sinh, các em sẽ được bồi
dưỡng kiến thức bộ mơn vừa hệ thống vừa tồn diện hơn, khơi dậy niềm đam mê tìm tịi,
khám phá, giúp các em rèn luyện tư duy sáng tạo, đức tính kiên trì trong học tập.
Mơn lịch sử là một trong những mơn học quan trọng trong chương trình trung học
phổ thông. Muốn học tốt môn lịch sử nhằm hướng đến một kỳ thi học sinh giỏi đạt kết
quả cao, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa tiếp đến phải biết
khai thác, vận dụng kiến thức linh hoạt và có chiều sâu. Kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử
các năm gần đây của tỉnh Nam Định, hình thức thi là trắc nghiệm và trả lời câu hỏi ngắn,
tương đối mới và khó đối với học sinh, đòi hỏi các em phải học thuộc, ghi nhớ nhiều sự
kiện; đồng thời, học sinh phải có được kỹ năng đánh giá, nhận xét, phân tích các vấn đề
lịch sử; biết khai thác và vận dụng kiến thức có hiệu quả.
Hiện nay, việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên
cần làm tốt vai trò tổ chức, cố vấn và hỗ trợ học sinh trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Đặc biệt khi đối tượng giáo dục là học sinh giỏi thì khó khăn thách thức đặt đối với giáo
viên càng nhiều hơn, giáo viên cần đổi phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực học sinh, phát huy tốt tính sáng tạo của học sinh, đảm bảo sự tương tác nhịp nhàng,
có hiệu quả giữa giáo viên với học sinh. Trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tơi có
thực hiện một số đổi mới về phương pháp dạy học, đặc biệt là sử dụng hệ thống câu hỏi
ngắn ứng với từng chuyên đề lịch sử để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, đáp ứng


yêu cầu của kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đối với dạng câu hỏi trả lời ngắn, học sinh khơng có cơ hội đốn mị mà phải nhớ
ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Khi biên soạn, loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa
chọn, thích hợp cho việc luyện luyện trí nhớ cho học sinh, đánh giá được mức độ hiểu biết
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


2
của học sinh về các vấn đề lịch sử qua việc học sinh giải thích, diễn đạt ý kiến và thái độ
của mình về các vấn đề lịch sử .
Từ thực tế đó, tơi quyết định chọn chun đề “ Sử dụng hệ thống câu hỏi trả lời
ngắn đối với chủ để “ Cách mạng tháng Tám năm 1945” góp phần nâng cao chất lượng
dạy học sinh giỏi để báo cáo trước tổ chuyên môn.
II. GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ
1. Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống câu hỏi trả lời ngắn đối với chủ đề “
Cách mạng tháng Tám năm 1945”
Một là bám sát kiến thức cơ bản của chủ đề theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kết hợp
khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, cụ thể là
1. Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố.
- Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo qn Quan Đơng của Nhật.
- Ngày 15/8/1945, Nhật hồng tun bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở
ĐD hoang mang suy sụp. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
- Ngày 13/8/1945, TW Đảng và Tổng bộ VM thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra
“Quân lệnh số1” phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Ngày 14-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào thông qua kế hoạch
tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nối, đối ngoại sau khi giành

chính quyền.
- Ngày 16-17/8/1945, Đại hội Quốc dân (Tân Trào) tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa,
thơng qua 10 chính sách của VM, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do HCM
làm chủ tịch, qui đinh quốc kỳ, quốc ca.
2. Diễn biến Tổng khởi nghĩa
- Chiều 16/8, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về giải phóng
Thái Nguyên.
- Ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương,
Hà Tĩnh, Quảng Nam.
* Ở Hà Nội, ngày 19 - 8-1945, hàng vạn nhân dân đã đã đánh chiếm các cơ quan đầu
não của địch như: Phủ Khâm sai, Tồ Thị chính...,cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà
Nội.
* Ở Huế, ngày 23 – 8 giành chính quyền, 30/8 vua Bảo Đại thối vị.
* Sài Gịn,sáng 25 – 8, nhân dân các tỉnh lân cận kéo về thành phố. Chiếm Sở Mật thám,
Sở Cảnh sát… giành chính quyền ở Sài Gịn.
- Ngày 28-8-1945, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền
muộn nhất trong cả nước.
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


3
a. Nguyên nhân thắng lợi
* Chủ quan
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc, khi Đảng Cộng sản
Đơng Dương kêu gọi, thì tồn dân tộc nhất tề đứng dậy giành chính quyền.

- Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, do HCM đứng đầu, với quá trình chuẩn
bị suốt 15 năm.
- Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lịng,…quyết tâm giành
độc lập tự do. Các cấp bộ Đảng đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa, chớp thời cơ
phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.
* Khách quan
Quân Đồng Minh đánh bại phát xít, tạo thuận lợi cho cách mạng thành công.
b. Ý nghĩa lịch sử
* Trong nước.
- Mở ra một bước ngoặt mới tronglịch sử dân tộc ta,đã phá tan hai tầng xiềng xích Pháp
– Nhật, lật đổ phong kiến tay sai, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập, tự do, gắn với chủ nghĩa xã hội.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những
thắng lợi tiếp theo.
* Thế giới
- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh tự giải
phóng.
c. Bài học kinh nghiệm
- Phải có đường lối đúng dắn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin vào thực tiễn Việt
Nam. Thay đổi chủ trương, sách lược phù hợp. Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ dân tộc và
dân chủ.
- Tập hợp lực lượng trong một mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở liên minh công nông.
- Linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Khởi nghĩa từng phần, tiến
tới Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Hai là căn cứ vào mục tiêu, ta xác định được các cấp độ kiến thức của chủ đề làm
cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi, đảm bảo đầy đủ các cấp độ nhận thức.
+ Mức độ nhận biết: là những câu hỏi đơn giản mang tính chất tái hiện kiến thức
lịch sử như sự kiện, thời gian, khơng gian, nhân vật…Ví dụ cụ thể là
Câu 1. Những sự kiện trực tiếp dẫn đến việc Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện là:

Câu 2. Thời gian Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện là:
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


4
Câu 3. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập khi nào?
Câu 4. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh có quyết định gì?
Câu 5. Đại hội quốc dân (từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945 được triệu tập ở đâu?
Câu 6. Đại hội quốc dân (Tân Trào) đã cử ra uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do ai
làm chủ tịch?
Câu 7. Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân
do Võ Nguyên Gỉáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng:
Câu 8. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là
Câu 9. Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Câu 10. Ngày 23-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Câu 11. Ngày 25-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Câu 12. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trong thời gian?
Câu 13. Ngày 30-8-1945 diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 14. Trong tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945, các địa phương giành chính quyền muộn
nhất cả nước?
Câu 15. Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của mặt trận nào?
Câu 16. Cách mạng tháng Tám thành công (1945) là thành quả gắn liền với quá trình lãnh
đạo cách mạng của Đảng trong thời gian bao nhiêu năm?
Câu 17. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Câu 18. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành cơng, ta đã phá tan được xiềng xích
nơ lệ của các thế lực nào?

Câu 19. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng cộng sản Đông Dương đã trở
thành:
Câu 20. Hình thức đấu tranh trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:
+ Mức độ thông hiểu: là những câu hỏi yêu cầu học sinh phải lý giải, phân tích,
chứng minh được các vấn đề lịch sử dùng để đánh giá năng lực học sinh ở mức độ cao
hơn. Ví dụ cụ thể là
Câu 21. Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?
Câu 22. Sự kiện đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
Câu 23.Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là
Câu 24. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:
Câu 25. Sự kiện đánh dấu cách mạng tháng Tám thắng lợi trên phạm vi cả nước?
Câu 26. Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu là nhờ vào hoàn cảnh
quốc tế thuận lợi nào?
Câu 27. Lực lượng đóng vai trị chủ yếu nhất trong tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Câu 28. Lực lượng đóng vai trị xung kích trong tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


5
Câu 29. Tính chất xã hội nước ta từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị đến trước khi cách
mạng tháng Tám thành cơng?
Câu 30. Hình thái của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là:
Câu 31. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra cho dân tộc ta kỷ nguyên
Câu 32. Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là:
+ Mức độ vận dụng ( bao gồm vận dụng và vận dụng cao): là những câu hỏi yêu

cầu học sinh phải đưa ra những nhận xét, đánh giá; vận dụng được kiến thức đã học để
giải quyết một nhiệm vụ hoặc một vấn đề thực tiễn đặt ra. Đây là nhóm câu hỏi khó nhất
và phân loại, phân hóa học sinh cao nhất. Ví dụ cụ thể là
Câu 33. Trong giai đoạn (1930-1945), Hội nghị có vai trị quyết định chiều hướng phát
triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thành công của cách mạng tháng Tám là:
Câu 34.Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, lực lượng chính trị có vai
trị như thế nào?
Câu 35. Thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng là:
Câu 36. Thời cơ “ngàn năm có một” trong cách mạng tháng Tám tồn tại trong khoảng
thời gian nào?
Câu 37. Trong thời kì 1930-1945, những phong trào cách mạng có ý nghĩa như các cuộc
tập dượt để đi đến thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
Câu 38. “Hỡi quốc dân đồng bào!...Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã
bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã ngã gục…”. Câu nói đó thể hiện:
Câu 39. Câu nói “ thà làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ” là của
ai?
Câu 40. Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Hội nghị nào? “ Nếu
không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, khơng địi được độc lập tự do cho tồn
thể dân tộc, thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi
của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” ?
Câu 41. Câu nói “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào
hãy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” . Đó là lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong
Câu 42.Tính chất điển hình nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Câu 43. Bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định đối với thắng lợi cho Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được ghi nhận bằng sự kiện nào?
Câu 44. Đoạn trích: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị. Dân ta đã đánh đổ
các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân

Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”


Lê Thị Mây

2020-2021


6
ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ cộng hịa" (Tun
ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh) đã phản ánh
Câu 45. Căn cứ vào đâu để khẳng định tính điển hình của Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam là giải phóng dân tộc?
Ba là Xây dựng câu hỏi trả lời ngắn dựa trên cơ sở hướng dẫn điều chỉnh nội dung
dạy học bộ môn năm học 2020-2021.
Bốn là khi xây dựng hệ thống câu hỏi trả lời ngắn cần đảm bảo quy trình đi từ khó
đến dễ, từ đơn giản đến phức tạp.
Năm là khi soạn loại câu hỏi trả lời ngắn, giáo viên khơng nên trích ngun văn các
câu hỏi từ sách giáo khoa, cần linh hoạt trong việc đưa ra câu hỏi vừa mang tính logic vừa
có tính phân hóa.
Sáu là đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn, giáo viên phải linh hoạt trong
việc đánh giá câu trả lời của học sinh. Các câu hỏi ở dạng nhận biết thường có đáp án
chuẩn xác, giáo viên dễ dàng đánh giá được kết quả học tập của học sinh. Các câu hỏi ở
cấp độ hiểu và vận dụng, giáo viên cần đánh giá linh hoạt hơn.
Câu 1. Những sự kiện trực tiếp dẫn đến việc Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện là:
Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện
TL: Liên Xô tiêu diệt Đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc, Mĩ ném
bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Câu 2. Thời gian Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện là:
Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Ngày 15-8-1945
Câu 3. Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập khi nào?

Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Khi Nhật sắp đầu hàng đồng minh (13-8-1945)
Câu 4. Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh có quyết định gì?
Gợi ý: Dựa vào hồn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc, phát động lệnh tổng khởi nghĩa trong cả
nước
Câu 5. Đại hội quốc dân (từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945 được triệu tập ở đâu?
TL: Tân Trào (Tuyên Quang)
Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Câu 6. Đại hội quốc dân (Tân Trào) đã cử ra uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do ai
làm chủ tịch?
Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Hồ Chí Minh
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


7
Câu 7. Chiều ngày 16-8-1945, theo lệnh của ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân
do Võ Nguyên Gỉáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng:
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Thị xã Thái Nguyên
Câu 8. Bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong cả nước là
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
Câu 9. Ngày 19-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

TL: Hà Nội
Câu 10. Ngày 23-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Huế
Câu 11. Ngày 25-8-1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở:
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Sài Gòn
Câu 12. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra trong thời gian?
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Từ ngày 14-8-1945 đến ngày 28-8-1945
Câu 13. Ngày 30-8-1945 diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Vua Bảo Đại thoái vị
Câu 14. Trong tổng khởi nghĩa tháng 8- 1945, các địa phương giành chính quyền muộn
nhất cả nước?
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Đồng Nai Thượng và Hà Tiên
Câu 15. Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở nước ta diễn ra dưới sự lãnh đạo của mặt trận nào?
Gợi ý: Dựa vào diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
TL: Mặt trận Việt Minh
Câu 16. Cách mạng tháng Tám thành công (1945) là thành quả gắn liền với quá trình lãnh
đạo cách mạng của Đảng trong thời gian bao nhiêu năm?
Gợi ý: Khái quát lại toàn bộ tiến trình lịch sử Việt nam từ 1930-1945, rút ra kết luận
TL: 15 năm
Câu 17. Nguyên nhân khách quandẫn đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Gợi ý: Dựa vào hoàn cảnh lịch sử của Tổng khởi nghĩa tháng Tám

Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây


2020-2021


8
TL: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong chiến tranh chống
phát xít
Câu 18. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, ta đã phá tan được xiềng xích
nơ lệ của các thế lực nào?
Gợi ý: dựa vào diễn biến, kết quả của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
TL: phá tan xiềng xích của Pháp hơn 80 năm, Nhật gần 5 năm và lật nhào chế độ phong
kiến
Câu 19. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng cộng sản Đông Dương đã trở
thành:
Gợi ý: Căn cứ vào ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Đảng cầm quyền
Câu 20. Hình thức đấu tranh trong tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là:
Gợi ý: Dựa vào diễn biến tổng khởi nghĩa
TL: Khởi nghĩa vũ trang
Câu 21. Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên phạm vi toàn thế giới?
Gợi ý: Liên hệ với diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai
TL: Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện
Câu 22. Sự kiện đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?
Gợi ý: Phân tích diễn biến và liên hệ giai đoạn lịch sử trước và sau cách mạng tháng Tám
TL: Vua Bảo Đại thoái vị
Câu 23.Vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam là
Gợi ý: Phân tích diễn biến và liên hệ giai đoạn lịch sử trước và sau cách mạng tháng Tám
TL: Bảo Đại.
Câu 24. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:
Gợi ý: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám

TL: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh
Câu 25. Sự kiện đánh dấu cách mạng tháng Tám thắng lợi trên phạm vi cả nước?
Gợi ý: Nắm và hiểu được toàn bộ diễn biến của Tổng khởi nghĩa tháng Tám
TL: Giành chính quyền ở Đồng Nai Thượng và Hà Tiên
Câu 26. Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu là nhờ vào hồn cảnh quốc
tế thuận lợi nào?
Gợi ý: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945
TL: Nhật đầu hàng đồng minh vơ điều kiện
Câu 27. Lực lượng đóng vai trò chủ yếu nhất trong tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Gợi ý: phân tích từ hồn cảnh đến diễn biến của Tổng khởi nghĩa, rút ra nhận xét
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


9
TL: lực lượng chính trị.
Câu 28. Lực lượng đóng vai trị xung kích trong tổng khởi nghĩa tháng Tám là:
Gợi ý: Phân tích từ hồn cảnh đến diễn biến của Tổng khởi nghĩa, rút ra nhận xét
TL: lực lượng vũ trang.
Câu 29. Tính chất xã hội nước ta từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị đến trước khi cách
mạng tháng Tám thành công?
Gợi ý: Liên hệ với bản chất xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến ý nghĩa của cách
mạng tháng Tám
TL: Thuộc địa nửa phong kiến
Câu 30. Hình thái của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là:
Gợi ý: Xâu chuỗi kiến thức từ cao trào kháng Nhật cứu nước đến Tổng khởi nghĩa

TL: Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
Câu 31. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở ra cho dân tộc ta kỷ nguyên
Gợi ý: Phân tích ý nghĩa của tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
TL: Độc lập và tự do.
Câu 32. Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Gợi ý: Dựa trên phân tích mối liên hệ giữa cao trào kháng Nhật cứu nước với tổng khởi
nghĩa tháng Tám
TL: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 33. Trong giai đoạn (1930-1945), Hội nghị có vai trị quyết định chiều hướng phát
triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thành cơng của cách mạng tháng Tám là:
Gợi ý: Kết nối kiến thức lịch sử từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời gắn liền với các
hội nghị, phân tích và rút ra kết luận
TL: Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
Câu 34.Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, lực lượng chính trị có vai
trị như thế nào?
TL: Đóng vai trị quyết định đối với thắng lợi của cách mạng.
Câu 35. Thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng là
Gợi ý: Tiến hành khái quát kiến thức từ năm 1930-1945, rút ra kết luận
TL: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 36. Thời cơ “ngàn năm có một” trong cách mạng tháng Tám tồn tại trong khoảng
thời gian nào?
Gợi ý: Liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới
TL: Từ sau khi Nhật đầu hàng đồng minh đến trước khi quân đồng minh kéo vào nước ta
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021



10
Câu 37. Trong thời kì 1930-1945, những phong trào cách mạng có ý nghĩa như các cuộc
tập dượt để đi đến thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Gợi ý: Xâu chuỗi các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1930-1945, rút ra nhận xét
TL: Phong trào cách mạng (1930-1931) đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, phong trào dân
chủ (1936-1939), Cao trào kháng Nhật cứu nước
Câu 38. “Hỡi quốc dân đồng bào!...Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã
bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù của chúng ta đã ngã gục…”. Câu nói đó thể hiện:
Gợi ý : Phân tích nội dung câu nói, đặt trong bối cảnh lịch sử thực tiễn, rút ra kết luận
TL: Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám đã đến.
Câu 39. Câu nói “ thà làm dân một nước tự do cịn hơn làm vua một nước nô lệ” là của
ai?
Gợi ý: Tìm hiểu thêm tư liệu Việt Nam thời phong kiến, liên hệ với ý nghĩa cách mạng
tháng Tám
TL: vua Bảo Đại
Câu 40. Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Hội nghị nào? “Nếu
khơng giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, khơng địi được độc lập tự do cho tồn
thể dân tộc, thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi
của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được” ?
Gợi ý: Tìm hiểu thêm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc, phân tích nội dung đoạn văn để tìm ra
sự kiện lịch sử phù hợp
TL: Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)
Câu 41. Câu nói “ Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào
hãy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” . Đó là lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong
Gợi ý: Tìm hiểu thêm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc, phân tích nội dung đoạn văn để tìm ra
sự kiện lịch sử phù hợp
TL: Thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi
nghĩa giành chính quyền

Câu 42.Tính chất điển hình nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
Gợi ý: Phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng tham gia, kết quả của cách mạng tháng
Tám, rút ra kết luận về tính chất
TL: Cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 43. Bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định đối với thắng lợi cho Cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam được ghi nhận bằng sự kiện nào?
Gợi ý: Liên hệ với giai đoạn lịch sử trước tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, rút ra kết
luận
TL: Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời.
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021


11
Câu 44. Đoạn trích: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị. Dân ta đã đánh đổ
các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân
ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ cộng hịa" (Tun ngơn
Độc lập, Hồ Chí Minh) đã phản ánh
Gợi ý: Phân tích nội dung đoạn trích để rút ra sự kiện lịch sử
TL: Kết quả của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 45. Căn cứ vào đâu để khẳng định tính điển hình của Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam là giải phóng dân tộc?
Gợi ý: Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá tính chất một cuộc cách mạng, vận dụng vào cách
mạng tháng Tám năm 1945
TL: Nhiệm vụ cách mạng.
2. Cách sử dụng hệ thống câu hỏi trả lời ngắn với chủ đề “ Cách mạng tháng Tám
năm 1945”

- Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn trong phần giao nhiệm vụ
Trước khi học sinh học về chủ đề “ Cách mạng tháng Tám năm 1945”, giáo viên
đưa ra một số câu hỏi trả lời ngắn về chủ đề cách mạng tháng Tám, yêu cầu học sinh tự
tìm hiểu trước kiến thức dựa trên các câu hỏi ngắn của giáo viên. Học sinh khai thác kiến
thức ở nhà thông qua sách giáo khoa, mạng Internet và các tài liệu khác. Câu hỏi trả lời
ngắn thường ở biện pháp này thường ở dạng nhận biết, học sinh sẽ biết định hướng được
kiến thức, kích thích tính tự giác tìm tịi sáng tạo của học sinh; đồng thời hình thành và
phát triển phẩm chất chăm chỉ, làm việc có trách nhiệm cho các em. Sử dụng câu hỏi ngắn
khi giao nhiệm vụ về nhà đảm bảo tính định hướng trong dạy học phát triển năng lực cho
học sinh.
- Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn khi dạy học về chủ đề “ Cách mạng tháng Tám năm
1945”
Biện pháp này nhằm kiểm tra khả năng chiếm lĩnh tri thức của học sinh, đồng thời
giáo viên sẽ kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp học tập đối với từng cá nhân học
sinh. Câu hỏi trả lời ngắn ở biện pháp này cần đảm bảo đầy đủ các cấp độ tư duy. Giáo
viên biên soạn câu hỏi thành từng phiếu học tập, học sinh sẽ trả lời câu hỏi dựa trên phiếu
câu hỏi mình đã chọn được, mỗi phiếu câu hỏi có khoảng 5 câu hỏi ngắn, không trùng lặp,
không chỉ định trước học sinh. Giáo viên sẽ sử dụng câu hỏi này ở phần kiểm tra kiến thức
của học sinh. Biện pháp này kích thích tị mị, muốn chinh phục kiến thức và khẳng định
mình của học sinh. Khi xây dựng và sử dụng câu hỏi ngắn thông qua từng phiếu học tập
nhỏ, giáo viên sẽ làm tốt vai trò là người tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
- Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn khi ôn tập, củng cố, mở rộng về chủ đề “ Cách mạng
tháng Tám năm 1945”
Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Lê Thị Mây

2020-2021



12
Chia đội tuyển thành từng nhóm nhỏ, yêu cầu mỗi nhóm tự xây dựng hệ thống câu
hỏi trả lời ngắn đối với chủ đề “Cách mạng tháng Tám nắm 1945”, đủ các cấp độ tư duy.
Khi thực hiện biện pháp này, nhóm trưởng của các nhóm là ln phiên và được chỉ định
ngẫu nhiên. Sau khi đã hoàn thành sản phẩm, các nhóm sẽ cùng thảo luận và giải quyết
các câu hỏi của chủ đề dưới sự tổ chức của giáo viên. Biện pháp này giúp học sinh tự kiểm
tra kiến thức cơ bản cho nhau, đánh giá được nhau; đồng thời phát triển năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác của học sinh. Học
sinh chủ động xây dựng câu hỏi trả lời ngắn thơng qua hoạt động nhóm, giáo viên làm tốt
vai trò cố vấn và hỗ trợ để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức.
III. KẾT LUẬN
Khi biên soạn và sử dụng hệ thống câu hỏi trả lời ngắn trong quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi, bản thân tơi có điều kiện nghiên cứu kĩ kiến thức, đào sâu tìm tịi các nguồn
tư liệu cho từng chun đề và chủ đề lịch sử, nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ
cho mình. Sử dụng câu hỏi trả lời ngắn giúp tôi phát huy tốt hơn vai trò của người tổ chức,
cố vấn, hỗ trợ học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức và thực hành kiến thức. Đối với học
sinh, hệ thống câu hỏi trả lời ngắn của từng chuyên đề giúp các em định hướng và củng
cố kiến thức đảm bảo tính hệ thống và khoa học, giảm đi độ nhàm chán và căng thẳng khi
tiếp cận nhiều sự kiện lịch sử với nhiều chủ đề lịch sử khác nhau.
Chuyên đề trên chỉ đề cấp đến một trong nhiều chủ đề mà tôi xây dựng và sử dụng
trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Do điều kiện về thời gian và kinh nghiệm chưa
có nhiều nên chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu xót, tơi mong nhận được sự
góp ý của mọi người để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm
ơn!
Nam Trực, ngày 28 tháng 9 năm 2020
Người viết báo cáo

Lê Thị Mây

Chuyên đề “Sử dụng câu hỏi ngắn trong chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945”


Lê Thị Mây

2020-2021



×