Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tiet 1 bai 1 dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.75 KB, 4 trang )

Tuần 1
17/08/2018
Tiết 1

Ngày soạn:
Ngày dạy: 20/08/2018

ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo)
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc Việt Nam.
- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.
- Thu thập thông tin về một số dân tộc.
3. Thái độ:
Có tinh thần đồn kết, tôn trọng các dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực giao tiếp, …
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:


Sgk, sưu tầm một số tranh ảnh về dân tộc ít người ở Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học đầu năm.
9A1…….................................., 9A2…….............................,
9A3…….................................., 9A4…….............................,
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học:
Khởi động: Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc, điều này tạo nên sự đa dạng trong
bản sắc văn hóa nước ta ... Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Nêu được một số đặc điểm về I. Các dân tộc ở Việt Nam
dân tộc. Biết được các dân tộc có trình độ
phát triển kinh tế khác nhau, chung sống
đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở;
giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, học tập hợp


Hoạt động của giáo viên và học sinh
tác;…
* Bước 1:
GV cho HS thảo luận theo gợi ý sau:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

Nội dung


- Nước ta có 54 dân tộc, người Việt
( Kinh) chiếm đa số (86%).
- Quan sát hình 1.1 cho biết dân tộc nào có số
dân đơng nhất, chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
* Bước 2:
- Trình bày một số nét khái quát về dân tộc
Việt (Kinh) và các dân tộc ít người?
- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hố,
thể hiện trong ngơn ngữ, trang phục,
phong tục, tập quán ...
- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh
nghiệm trong thâm canh lúa nước, có
nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh
xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo
trong các ngành kinh tế và khoa học –
kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát
triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có
kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời
sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng
là một bộ phận của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam.
- Địa phương em chủ yếu là dân tộc nào?
- Học sinh trao đổi theo cặp trả lời. Giáo viên
chuẩn xác kiến thức.
Giáo viên mở rộng về chính sách của Đảng
để thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi và
đồng bằng (H1.2), về sự bình đẳng, đồn kết

giữa các dân tộc trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 2: Trình bày được sự phân bố II. Phân bố các dân tộc
các dân tộc ở nước ta.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở;
sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp
tác; …
* Bước 1:
1. Dân tộc Việt (Kinh).
- Em hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố
chủ yếu ở đâu? Xác định nơi phân bố của dân
tộc kinh trên bản đồ?
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Người Việt phân bố rộng khắp trong


Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung
cả nước, tập trung nhiều ở các vùng
đồng bằng, trung du và ven biển.

- Giáo viên chuẩn kiến thức.
2. Các dân tộc ít người.
* Bước 2:
- Em hãy nêu sự phân bố chủ yếu của các dân
tộc ít người? Xác định trên bản đồ?
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu
ở miền núi, trung du.

- Có sự khác nhau về các dân tộc và
phân bố dân tộc giữa:
+ Trung du và miền núi phía Bắc;
+ Trường Sơn – Tây Nguyên;
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
- Liên hệ địa phương em để nêu các thông tin
về dân tộc Cil, M’nông (phong tục, tập quán,
trang phục, nhà ở,...)?
(Dành cho học sinh giỏi).
- Học sinh trả lời, nhận xét. Giáo viên chuẩn
kiến thức.
Giáo viên lưu ý học sinh về sự thay đổi
trong phân bố và đời sống của người dân các
dân tộc ít người ở một số nơi.
* Bước 3:
- Sự phân bố và lối sống của các dân tộc có
ảnh hưởng gì đến mơi trường sinh thái ?
- Học sinh trả lời. Giáo viên chuẩn xác kiến
thức: Nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết các dân
tộc, cùng chung sức bảo vệ môi trường, tài
nguyên thiên nhiên của đất nước.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết:
Gọi học sinh xác định trên bản đồ dân cư vùng phân bố của một số dân tộc: Kinh, Tày,
Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông, Hoa, Chăm, Cơ ho, ...
2. Hướng dẫn học tập:
- Học sinh về nhà ôn bài, trả lời câu hỏi, bài tập sgk.
- Nghiên cứu trước bài mới: Dân số và gia tăng dân số.
+ Dân số nước ta hiện nay bao nhiêu?

+ Cơ cấu dân số như thế nào?
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×