Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.5 KB, 19 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2019 - 2020 là năm học có ý nghĩa quan trọng, năm tiếp tục thực
hiện tốt các cuộc vận động của nghành. Để thực hiện tốt chương trình và sách
giáo khoa mới ở các trường học đã đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp
dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục. Nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức xoay
quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế nào mang lại hiệu quả dạy
học cao nhất. Đó là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học
hiện nay.
Hướng đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hố hoạt
động học tập của học sinh, khơi dậy và phát huy khả năng tự học nhằm hình thành
cho học sinh tính độc lập sáng tạo, nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn
đề, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay đã thể hiện cách học mới của học
sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiển
hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để tìm ra kiến thức bài
học. Điều đó địi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học phù hợp
với nội dung sách giáo khoa hiện hành.
Thực tế hiện nay ở các trường THCS việc thực hiện giảng dạy theo phương
pháp mới cịn nhiều điều trăn trở, có khơng ít giáo viên vẫn theo nếp cũ ,trình bày
theo phương pháp truyền thống, học sinh không chủ động lĩnh hội kiến thức do đó
hiệu quả giờ dạy vẫn chưa cao. Đối với bộ mơn Địa lí hiện nay, nội dung sách giáo
khoa khơng những địi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ, phải đổi mới hình
thức kiểm tra đánh giá học sinh, phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy
học và quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, phải có sự kết hợp nhuần
nhuyễn, có sự tích hợp các phương pháp dạy học lúc đó hiệu quả tiết dạy mới đạt
như mong muốn. Song làm thế nào để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có
hiệu quả biểu đồ khí hậu trong dạy học Địa lí 7 có hiệu quả cao nhất, đó là một câu
hỏi được nhiều giáo viên quan tâm, đó cũng là vấn đề trăn trở, suy nghĩ của bản


1


thân. Chính vì vậy bản thân tơi chọn đề tài ''Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn
học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa
lí 7 ở trường trung học cơ sở '' và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả khi dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu.
1. 2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
- Tuy đề tài có thể được nhiều người nghiên cứu trước đây nhưng điểm mới
và khác biệt đề tài này là tập trung vào đối tượng riêng biệt học sinh đại trà phân
tích được kiểu bài biểu đồ khí hậu.
- Đề tài bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, các phương pháp dạy học phổ biến
nhằm giúp em hình thành từ những hình ảnh trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng đến thực tiễn hình thành nên khái niệm, quy luật, mối liên hệ nhân quả ... để
tìm ra kiến thức bài học.
- Nội dung của đề tài được chia ra từng dạng và hướng dẫn cụ thể từng bài,
học sinh dễ dàng tiếp cận gây nên tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh, kích
thích cho các em sự ham học, ham hiểu biết và lịng say mê học mơn Địa lý. Tạo
một nền tảng vững chắc cho các em tiếp cận kiến thức về sau này.
- Lựa chọn các ví dụ các bài tập cụ thể phân tích tỉ mỉ những sai lầm của học
sinh vận dụng hoạt động năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức của học
sinh để từ đó đưa ra lời giải đúng.
1.3. PHẠM VI ÁP DỤNG.
Đổi mới phương pháp dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong
giảng dạy Địa lí 7 theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm’’.
Nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 7A,B,C,D năm học: 2018 – 2019.

2



2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí (khối 7, khối 9) ở trường
THCS, qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi nhận thấy thực trạng của việc dạy
học địa lý trong nhà trường như sau:
a. Về phía giáo viên
Với kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu thì nhiệm vụ cơ bản của người giáo
viên là phải hướng dẫn được học sinh vận dụng kiến thức để phân tích dữ liệu từ
biểu đồ để khai thác nội dung bài học. Trong tiết học này người giáo viên chỉ làm
nhiệm vụ hướng dẫn còn hoạt động học sinh là chủ yếu. Tuy nhiên khi dạy bài
phân tích biểu đồ khí hậu, một số giáo viên cho rằng vì thiếu thời gian nên khơng
khai thác được biểu đồ. Mặt khác cũng có giáo viên lại thấy kiểu phân tích biểu đồ
khí hậu quá tẻ nhạt, nhàm chán .
Thực tế cho thấy hiện nay nhiều giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí ở trường
THCS nói chung và dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong giảng dạy
Địa lí nói riêng kĩ năng phân tích từ những đồ sinh: dùng trực quan (biểu đồ khí
hậu, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh …) qua loa chưa sâu sát, hơn nữa nhiều giáo viên
còn dạy chay, dạy theo phương pháp cũ (giáo viên thực hiện – trò sao chép) vì vậy
việc dạy học kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu nói chung và các đồ dùng trực
quan nói riêng ở trường THCS cịn nhiều hạn chế.
b. Về phía học
Đa số các em chưa có thói quen tìm hiểu khám phá mà chỉ quen ghi chép, tái
hiện những gì mà giáo viên cung cấp. Do đó các em khơng có khả năng độc lập
suy nghĩ nên gặp khó khăn khi phải trực tiếp phân tích các biểu đồ đặc biệt là kiểu
bài phân tích biểu đồ khí hậu. Đây là kiểu bài đòi hỏi học sinh phải làm việc phải
tự mình khai thác kiến thức trên biểu đồ (nhiệt độ và lượng mưa). Hơn nữa kiến
thức Địa lí q rộng (tìm hiểu các sự vật hiện tượng diễn ra trên Trái Đất, trong tự
nhiên mà các em ít có điều kiện tiếp xúc) nên phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng bộ môn. Qua năm học 2016 - 2017, khi chưa áp dụng những giải pháp
đó vào giảng dạy tiết 11- bài 12: Thực hành : (Địa lí 7) thì kết quả đem lại cũng rất

thấp:
3


TT LỚP TSHS

Giỏi

Khá

SL
%
SL
1
7A
28
10
35,7
8
2
7B
28
5
17,9
8
3
7C
28
5
17,9

8
4
7D
27
8
29,6
9
KHỐI 7
111
28
25,2
33
c. Nguyên nhân của thực trạng

%
28,6
28,6
28,6
33,4
29,7

Trung bình
SL
%
8
28,6
10
35,7
10 35,7
7

25,9
35
31,6

Yếu
SL
%
2
7,1
5
17,8
5
17,8
3
11,1
15
13,5

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu cho thấy việc dạy kiểu bài lý thuyết và
thực hành về phân tích biểu đồ khí hậu trong giảng dạy bộ mơn Địa lí ở trường
THCS nói chung và giảng dạy mơn Địa lí lớp 7 nói riêng cịn nhiều bất cập do
những nguyên nhân sau :
+ Kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu là một dạng bài học khó vì học sinh
phải xử lí các số liệu từ biểu đồ để tìm ra kiến thức cơ bản. Trong khi đó kĩ năng
của các em còn nhiều hạn chế nên các em không mấy hứng thú học tập.
+ Do quan niệm sai lầm của một bộ phận không nhỏ học sinh về vị trí vai
trị của mơn Địa lí trong nhà trường, xem đó là mơn học phụ nên học qua loa đại
khái, chỉ học cho đủ điểm tổng kết là được không cần phải học nhiều.
+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, phịng học bộ mơn của nhà trường
cịn thiếu đặc biệt là lược đồ, biểu đồ khí hậu nên giáo viên và học sinh cịn gặp

nhiều khó khăn trong dạy và học Địa lí.
+ Là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm cũng hư phương pháp giảng dạy phần
nào còn nhiều hạn chế chưa tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh trong dạy
học bộ môn.
+ Mặc dầu trường đóng trên địa bàn thuận lợi, trình độ dân trí cao, hoạt động
kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp nên phần lớn phụ huynh ít quan tâm đến
việc học tập của con cái mà chủ yếu giao khốn phó mặc cho giáo viên, nhà
trường.
2.2. CÁC GIẢI PHÁP
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng khi dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu
trong giảng Địa lí 7 ở trường THCS bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra các giải
pháp sau để dạy kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu tốt hơn.
4


2.2.1 Giải pháp 1: Thiết kế giáo án và chuẩn bị phương tiện dạy học phải
đồng bộ
Đây là giải pháp quan trọng đối với việc làm tăng hiệu quả giờ dạy. Bởi
thường dạy một bài về phân tích biểu đồ khí hậu nếu giáo viên thiết kế giáo án sơ
lược, đơn giản và thiếu đồ dùng dạy học sẽ tạo ra sự nhàm chán cho cả người dạy
lẫn người học. Do vậy việc thiết kế giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động hoạt
động học tập của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh làm việc
với lược đồ, biểu đồ khí hậu ....và cùng thảo luận qua phiếu.
Trong quá trình thiết kế giáo án theo phương pháp lấy học sinh làm trung
tâm, người giáo viên cần phải đọc kĩ nội dung bài học, nắm chắc nội dung của bài,
phương pháp giảng dạy của bài. Thông qua bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh
cách đọc, xử lí, phân tích biểu đồ. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải căn cứ vào
từng đối tượng học sinh trong lớp học, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, kém,
giáo viên cần hướng dẫn cụ thể có thể bằng những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh
dễ dàng nắm kiến thức bài học.

Đồng thời trong quá trình thiết kế giáo án người giáo viên cần phải phân loại
hệ thống câu hỏi ra nhiều loại: câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi, câu hỏi dành
cho học sinh trung bình và đặc biệt là câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu
kém, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi mang tính chất gợi mở để giúp học sinh
khai thác kiến thức một cách chủ động hơn.
Ví dụ : Bài 33 : Các khu vực Châu Phi – ( SGK Địa lí 7 trang 105)
Khi giáo viên đưa ra câu hỏi : Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi
đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu
hơn khí hậu của Bắc Phi ?
Đây là câu hỏi khó do vậy giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi ý:
- Diện tích khu vực Nam Phi như thế nào rộng hay hẹp, tiếp giáp?
- Ở phía đơng của Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển nào?
- Ở phía đơng của Nam Phi có loại gió nào đang hoạt động?
Nhằm giúp đối tượng học sinh yếu kém dễ dàng rút ra được kết luận tại sao
khí hậu của Nam Phi lại ẩm và diụ hơn khí hậu của Bắc Phi?
5


Thực hiện giải pháp này không những giúp cho những giáo viên thực sự chủ
động cho tiết dạy mà còn chủ động được phương pháp dạy học của mình. Bên cạnh
đó học sinh làm việc tích cực (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) để tìm ra kiến
thức mới khơng gây ra sự nhàm chàn. Kết quả là người hướng dẫn (người dạy) đã
có một tiết học nhẹ nhàng thoải mái. Học sinh tích cực làm việc nâng cao được kĩ
năng phân tích lược đồ, biểu đồ khí hậu hơn nữa học sinh có điều kiện để hệ thống
lại kiến thức, cũng cố và nâng cao sự hiểu biết tính chủ động biết vận dụng so
sánh liên hệ thực tế .
2.2.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Đây là một khâu khá quan trọng để đạt được hiệu quả giờ dạy có sử dụng
biểu đồ khí hậu. Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà giúp các em nắm
được nội dung bài học, đồng thời dễ dàng tiếp nhận kiến thức mới. Hướng dẫn học

sinh chuẩn bị bài ở nhà của học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải hướng
dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà chu đáo các nội dung sau :
Ví dụ - Bài 19 Mơi trường hoang mạc – (SGK Địa lí 7 trang 61) :
Sử dụng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng Xa-ha-ra của
Châu Phi và Gơ bi của Châu Á.
Thứ nhất: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định vị trí của
trạm Xa- ha- ra trên bản đồ tự nhiên của Châu Phi và Gô bi trên bản đồ tự nhiên
của Châu Á.
Thứ hai: Phân tích biểu đồ nhiệt độ (nhiệt độ tháng cao nhất, tháng thấp
nhất, nóng nhất là tháng nào, lạnh nhất là tháng nào, tháng nào có nhiệt độ dưới
O0C, biên độ nhiệt).
Phân tích lượng mưa (mưa nhiều vào tháng nào, ít nhất vào tháng nào, mưa
nhiều vào mùa nào, các tháng có mưa ít hay khơng mưa vào mùa nào, tổng lượng
mưa cả năm ...)
Thứ ba: Rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc.
Thứ tư: Rút ra điểm khác nhau về khí hậu của hoang mạc đới nóng và đới
ơn hịa.
Như vậy khi giáo viên ch̉n bị bài ở nhà chu đáo, kĩ lưỡng thì giáo viên chủ
động định hướng giảm bớt phần thuyết trình giảng giải. Cịn về học sinh thì sẽ chủ
6


động tiếp thu kiến thức mới đồng thời tăng hiệu quả khi thảo luận nhóm, chủ động
khai thác kiến thức hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên.
2.2.3 Giải pháp 3: Tổ chức học sinh học tập thảo luận nhóm
Việc tổ chức cho học sinh học tập thảo luận nhóm khi dạy kiểu bài phân tích
biểu đồ khí hậu giúp học sinh cùng nhau hợp sức để hoàn thành nội dung bài học,
giúp đỡ nhau trong học tập.
Đối với dạng bài khó: chẳng hạn biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở (Bài tập
1 SGK Địa lí 7 trang 59) Bài 18 Thực hành: Nhận biết đặc điểm mơi trường đới

ơn hồ, đây là dạng biểu đồ khó do vậy giáo viên cho học sinh thảo luận để tìm ra
sự khác biệt về đặc điểm khí hậu ôn đới lục địa, địa trung hải và ôn đới hải dương
đồng thời xác định vị trí của chúng trên bản đồ. Để thảo luận đạt kết quả tốt giáo
viên phân lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm phân tích một biểu đồ).
* Nhóm 1: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình A (550 45, B)
Cụ thể :
+ Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần ? Biên độ nhiệt ?
+ Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Có mấy tháng nhiệt độ dưới 0oC
vào mùa nào ?
+ Lượng mưa trong năm như thế nào? Có mấy tháng mưa ít hay dưới dạng
tuyết rơi, mưa nhiều vào mùa nào?
Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ơn đới lục địa.
* Nhóm 2 : Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình B (360 43, B)
Cụ thể :
+ Đường biểu diễn nhiệt độ tăng cao mấy lần trong năm? Biên độ nhiệt?
+ Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Có mấy tháng nhiệt độ dưới 0oC
+ Lượng mưa trong năm như thế nào? mưa nhiều vào mùa nào?
Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu Địa Trung Hải
* Nhóm 3 : Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa ở hình C (510 41, B)
Cụ thể :
+ Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần? Biên độ nhiệt?
+ Nhiệt độ quanh năm khoảng bao nhiêu? Cao vào mùa nào?
7


+ Lượng mưa trong năm như thế nào? Sự phân bố mưa ra sao? Tập trung
vào mùa nào?
Rút ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ơn đới hải dương.
Từ phân tích trên giáo viên cho học sinh rút ra những đặc điểm khác nhau về
khí hậu ơn đới lục địa, địa trung hải và ôn đới hải dương.

Đối với dạng bài đơn giản: chẳng hạn biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở
Bài 5 : Đới nóng. Mơi trường xích đạo ẩm. Hình 5.2 Biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa Xin- ga- po (SGK Địa lí 7 - trang 16) thì giáo viên cho học sinh nhận
xét:
+ Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt
độ của Xin - ga- po có đặc điểm gì ?
+ Lượng mưa trong năm như thế nào? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra
sao? Sự chênh lệch giữa lượng mưa tháng thấp nhất và tháng cao nhất là khoảng
bao nhiêu mi li mét ?
Từ nhận xét trên, giáo viên cho học sinh thảo luận để rút ra đặc điểm khí hậu
của mơi trường xích đạo ẩm.
Thực hiện giải pháp này giúp giáo viên dễ dàng trong việc quan sát các
nhóm học sinh làm việc giải đáp thắc mắc trợ giúp học sinh trong quá trình thảo
luận. Phát hiện những nhóm học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn để từ đó có
hướng điều chính, bố sung cho các em đồng thời giúp đối tượng yếu kém có cơ hội
để nâng cao kiến thức. Học sinh rèn được kiến thức, kĩ năng qua khai thác biểu đồ
khí hậu để hoàn thành kiến thức giáo viên giao và phát biểu kết quả thảo luận
nhóm mình, đồng thời thơng qua cách học này giúp học sinh hình thành và phát
triển được nhiều kĩ năng xã hội (kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, nói - diễn
đạt, học tập và ghi chép tư liệu, báo cáo).
2.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức học sinh khai thác biểu đồ khí hậu.
Để hướng dẫn học sinh khai thác biểu đồ khí hậu có hiệu quả cần thực hiện
các bước sau :
Thứ nhất: Phải đọc tên biểu đồ để biết được: biểu đồ thể hiện nội dung gì?
các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là gì? Màu sắc biểu thị của các đại lượng
8


đó? trên lãnh thổ nào? vào thời gian nào? chúng được thể hiện như thế nào? trị số
các đại lượng?

Thứ hai: Phải đối chiếu so sánh các trị số và nhận xét các đối tượng sau đó
tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ để rút ra nhận xét
khái quát.
Để có thời gian phân tích giáo viên nên cho học sinh thành lập nhóm.
Giáo viên phân lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: phân tích biểu đồ khí hậu trạm Ma –la- can;
+ Nhóm 2: phân tích biểu đồ khí hậu trạm Gia –mê- na .
Ví dụ : Bài 6 - Mơi trường nhiệt đới (SGK Địa lí 7 trang 20)
Sử dụng biểu đồ khí hậu Ma - la- can (Cộng hồ Xu Đăng) và Gia - mê- na
(Cộng hồ Sát).
Mục đích sử dụng: phân tích, so sánh hai biểu đồ để rút ra đặc điểm khí hậu
của mơi trường nhiệt đới .
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên biểu đồ, xác định vị trí của
Ma - La- can (90 B) và Gia- mê - na (120 B) trên bản đồ tự nhiên châu Phi.
Bước 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác
các thông tin sau:
- Đường biểu diễn nhiệt độ trong năm tăng cao mấy lần trong năm?
- Nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là bao nhiêu? Biên độ nhiệt?
- Tháng nóng nhất là tháng nào? Tháng lạnh nhất là tháng nào? Tuyết rơi
vào tháng nào hay có nhiệt độ dưới 0oC ?
Các thông tin trên giúp cho chúng ta biết được đặc điểm của chế độ nhiệt ở
Ma - La -can và Gia- mê - na.
Để cho học sinh dễ dàng tìm ra kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh
cách làm như sau: Đặt thước kẻ vng góc với trục tung và đưa từ từ cho đến khi
nào chạm vào điểm trên cùng của đường biểu diễn nhiệt độ thì đó là nhiệt độ tháng
cao nhất. Và cũng cách làm đó giáo viên cho học sinh đặt thước song song với trục
hồnh từ dưới lên (mép phía trên của trục hoành) cho đến khi nào chạm vào điểm
dưới cùng của đường biểu diễn nhiệt độ thì khi đó là nhiệt độ tháng thấp nhất. Để
tìm nhiệt độ tháng nóng nhất thì giáo viên hướng dẫn như sau: Đặt thước kẻ từ
9



điểm có nhiệt độ cao nhất, vng góc với trục tung và song song với trục hoành
nếu trùng với vị trí tháng nào thì đó có nhiệt độ nóng nhất và tương tự với tháng
lạnh nhất thì giáo viên cũng hướng dẫn cách làm như trên.
Bước 3. Phân tích biểu đồ lượng mưa giáo viên hướng dẫn học sinh khai
thác các thông tin sau :
- Mưa nhiều nhất vào tháng nào,mưa ít nhất vào tháng nào?
- Các tháng có mưa nhiều vào mùa nào, các tháng có mưa ít hay không mưa
vào mùa nào? Mấy tháng?
- Sự phân bố mưa trong năm như thế nào: mưa nhiều quanh năm hay tập
trung vào một số tháng trong năm?
- Tổng lượng mưa trong cả năm là bao nhiêu?
- Tổng lượng mưa của những tháng mưa nhiều chiếm bao nhiêu % tổng
lượng mưa cả năm?
Các thông tin trên về tổng lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm giúp
biết được đặc điểm của chế độ mưa của Ma - La-can và Gia- mê - na. Để giúp
học sinh dễ dàng khai thác được thông tin về lượng mưa, giáo viên hướng dẫn học
sinh đặt thước song song với trục hoành và đưa từ trên xuống khi nào thước kẻ
chạm vào cột mưa đầu tiên thì đó là tháng có lượng mưa cao nhất (nhiều nhất),
tương tự đặt thước kẻ song song với trục hoành và đưa từ dưới lên cho đến khi
nào chạm vào cột mưa đầu tiên thì đó là tháng có lượng mưa thấp nhất (ít nhất).
Từ phân tích yếu tố nhiệt độ và lương mưa, rút ra đặc điểm về khí hậu của
Ma - La-can và Gia- mê - na thuộc đới khí hậu nào.
Bước 4. Rút ra những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới. Trước hết để
giúp học sinh rút ra được đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới, giáo viên cho học
sinh tìm ra những đặc điểm cơ bản khí hậu nhiệt đới:
+ Nóng quanh năm và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao.
+ Có một thời kì khơ hạn hoặc mưa tập trung vào một mùa.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm.

Sau khi rút ra những đặc điểm cơ bản của khí hậu Nhiệt đới giáo viên hướng dẫn
học sinh những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới: Nóng và lượng mưa tập
trung vào một mùa, càng gần chí tuyến thời kì khơ hạn càng kéo dài và biên độ
nhiệt trong năm lớn.
Dưới đây là một bài soạn về một đơn vị kiến thức minh hoạ để dạy tốt một
tiết học Địa lí 7 theo phương pháp đổi mới:
10


Tiết 11 Bài 12
THỰC HÀNH :
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM CỦA MƠI TRƯỜNG Ở ĐỚI NĨNG .
Ngày soạn:

Ngày dạy :

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa .
- Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết các mơi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ
lượng mưa .
- Kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sơng ngịi,
giữa khí hậu với mơi trường.
3. Thái độ:
- Tầm quan trọng các Mơi trường Địa lí thế giới
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng lược đồ,năng lực phân biệt ,sử dụng
số liệu thống kê.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Các hình ảnh SGK phóng to
- Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của địa phương (tỉnh Quảng Bình) .
- Tranh ảnh, tư liệu
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Kiểm tra bài cu (5 phút)
HS 1: Đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu xích đạo ẩm? Nêu đặc điểm hình
dạng biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm như thế nào ?

11


HS 2: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa? Đặc điểm hình dạng
hai biểu đồ có gì giống và khác nhau?
2. Bài mới :
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS Xác định ảnh thuộc kiểu môi trường.
Hoạt động của GV và HS
- GV hướng dẫn HS xác định ảnh
thuộc kiểu mơi trường.
+ Ảnh chụp gì ?
+ Chủ đề ảnh là gì ?
+ Xác định tên của mơi trường trong
ảnh
- HS làm việc cá nhân và trình bày kết

Nội dung chính
1. Xác định ảnh thuộc kiểu mơi
trường.

Ảnh A : Môi trường hoang mạc
Ảnh B : Môi trường nhiệt đới
Ảnh C : Mơi trường xích đạo ẩm

quả theo các nội dung sau :
Ảnh A : Môi trường hoang mạc
Ảnh B : Môi trường nhiệt đới
Ảnh C : Môi trường xích đạo ẩm
- HS khác nhận xét và bở sung
- GV định hướng đúng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS chọn biểu đồ phù hợp với ảnh xa van kèm theo.
(8 phút)
- GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân
theo các bước sau :
+ Ảnh chụp gì ?
+ Xác định tên của môi trường trong
ảnh
+ Đặc điểm môi trường nhiệt đới
(Nóng và lượng mưa tập trung vào một
mùa, có hai lần nhiệt độ tăng cao)
HS.
- Biểu đồ A: Nóng quanh năm, tháng
nào cũng có mưa.(khơng đúng)
- Biểu đồ B: Nóng quanh năm, 2 lần có
nhiệt độ tăng cao,mưa theo mùa,
3tháng khô hạn.
(Môi trường nhiệt đới)

2. Chọn biểu đồ phù hợp với ảnh xa
van kèm theo.

Biểu đồ B phù hợp vì có mưa nhiều,
thời kì khơ hạn ngắn hơn biểu đồ C,
lượng mưa nhiều phù hợp với xa van

12


- Biểu đồ C: Nóng quanh năm, 2 lần có
nhiệt độ tăng cao,mưa theo mùa, 7
tháng khô hạn. (Môi trường nhiệt đới)
GV cho học sinh làm theo hình thức
loại trừ, sau đó bổ sung và ....
Hoạt động 3: Sắp xếp biểu đồ phù hợp (10 phút )
- GV gọi học sinh nhắc lại mối quan 3. Có 3 biểu đồ lượng mưa và 2 biểu
hệ khí hậu và sơng ngịi, lượng mưa và đồ luu lượng của các con sông. Hãy
sắp xếp phù hợp.
chế độ nước .
- GV hướng dẫn học sinh động cá nhân
phân tích từng biểu đồ.
? Phân tích 3 biểu đồ A,B,C về chế độ
mưa :
Biểu đồ A: Mưa quanh năm, B có thời kì
khơ hạn dài 4 tháng, C mưa tập trung
theo mùa- có mùa mưa ít,mùa mưa
nhiều

Biểu đồ A: Mưa quanh năm phù hợp
với biểu đồ X có nước quanh năm
Biểu đồ B: có thời kì khơ hạn , 4
tháng khơng mưa phù hợp với biểu đồ

Y
Biểu đồ C: có mùa mưa ít phù hợp
với biểu đồ Y có một mùa cạn

? Phân tích 2 biểu đồ X,Y về chế độ
nước :
Biểu đồ X: Có nước quanh năm
Biểu đồ Y có một mùa lũ, một mùa
cạn,tháng nào sơng cũng có nước
- HS sử dụng hình thức loại trừ để sắp Kết luận : Biểu đồ A phù hợp với biểu
đồ X ; Biểu đồ C phù hợp với biểu đồ Y
xếp các biểu đồ cho thích hợp.
- GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS chọn biểu đồ thích hợp thuộc đới nóng
- GV gọi học sinh nhắc lại đặc điểm 4.Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và
nhiệt độ, lượng mưa của 3 kiểu đới lượng mưa, chọn biểu đồ thích hợp
thuộc đới nóng.
nóng.
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo 5
nhóm:
13


+ Nhóm 1. Biểu đồ A
+ Nhóm 2. Biểu đồ B
+ Nhóm 3. Biểu đồ C
+ Nhóm 4. Biểu đồ D
+ Nhóm 5. Biểu đồ E
HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm
trả lời.

GV hướng dẫn HS làm việc theo 3
bước cụ thể :
Bước 1. Xác định các biểu đồ nhiệt độ
và lượng mưa nào thuộc đới nóng .
Biểu đồ A : có nhiều tháng nhiệt độ
xuống dưới 15OC, mưa nhiều mùa hạ.
Biểu đồ B: Nóng quanh năm trên 20OC
Có 2 lần tăng cao, mưa vào mùa hạ.
Biểu đồ C: Có tháng cao nhất mùa hạ
khơng q 20OC, mùa đơng ấm.
Biểu đồ D: Có mùa đơng lạnh dưới
-5OC
Biểu đồ E: Có mùa hạ nóng trên
25OC,mùa đơng mát, mưa ít.
Bước 2 .Tìm hiểu và phân loại biểu đồ
B
Bước 3. Xác định biểu đồ B là biểu đồ
nhiệt đới gió mùa? Tại sao?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- GV định hướng đúng.
3. Củng cố : (4 phút)

Biểu đồ A: Khí hậu Địa Trung Hải
Nam bán cầu .
Biểu đồ B: Khí hậu nhiệt đới gió mùa .
Biểu đồ C: Khí hậu ơn đới hải dương
Biểu đồ D: Khí hậu ơn đới lục địa
Biểu đồ E: Khí hậu hoang mạc (Bátđa- Irắc)

Kết luận: Biểu đồ B: Khí hậu nhiệt đới
gió mùa (vì có nhiệt độ quanh năm trên
25OC, mưa trên 1500mm với một mùa
mưa vào mùa hạ và một mùa khô và
mùa đơng)

- Nhắc lại cách nhận biết các kiểu khí hậu ở đới nóng và xác định vị trí của
chúng trên bản đồ tự nhiên thê giới?
- Sắp xếp từng loại cây cho phù hợp với các loại khí hậu.
- Xác định biểu đồ khí hậu Quảng Bình thuộc loại khi hậu nào của đới nóng
4. Dặn dị : (1phút)
14


- Hoàn chỉnh bài thực hành
- Chuẩn bị trước bài mới: Mơi trường đới ơn hịa
- Ơn lại ranh giới và đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất.
- Ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu diện tích của đới ơn hịa như thế nào?
2.3

Kết quả của đề tài nghiên cứu

Sau khi vận dụng các giải pháp trên trong tiết dạy phân tích biểu đồ khí hậu
vào tiết 11-bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm của môi trường ở đới nóng của
tồn bộ học sinh khối 7 trường tơi ở học kì 1 năm học 2018 - 2019 kết quả đạt
được như sau :
TT LỚP TSHS
1
7A
2

7B
3
7C
4
7D
KHỐI 7

28
28
28
27
111

Giỏi
SL
15
7
7
8
37

%
53,6
25
25
29,6
33,3

Khá
SL

7
8
8
9
32

%
25
28.6
28,6
33,3
28,8

Trung bình
SL
%
5
17,9
11
39,3
11
39,3
8
29,6
35
31,5

Yếu
SL
%

1
3,5
2
7,1
2
7,1
2
7,5
7
6,4

Qua quá trình áp dụng kinh nghiệm dạy học theo phương pháp mới vào
giảng dạy một tiết học Địa lí 7 năm học 2018 - 2019 thu được kết quả sau:
- Về kiến thức: tạo được sự hứng thú học tập của học sinh, học sinh hoạt
động tích cực, chủ động trong tiết học, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng
và chắc chắn.
- Về kĩ năng: Kĩ năng trực quan, tư duy phân tích, tổng hợp của học sinh
được nâng cao và hồn thiện hơn. Qua đó hình thành và nâng cao kỹ năng phân
tích xử lí biểu đồ, lược đồ khí hậu ở học sinh. Đồng thời học sinh vận dụng các
kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực tiễn một cách dễ dàng và có hiệu quả.
Chính vì vậy mà số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu kém giảm
hẳn đi so với năm trước.

15


3. PHẦN KẾT LUẬN
3. 1. Ý nghĩa của đề tài
Dạy bài Địa lí theo hướng lấy học sinh làm trung tâm là một trong những nội
dung qua trọng của đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó, học sinh phát huy được

tính tích cực chủ động, sáng tạo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục,
mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
16


Việc hướng dẫn tổ chức học tập khai thác kiến thức Địa lí với những
phương pháp dạy học thích hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, tạo hứng thú,
khơng khí cởi mở trong tiết học và kết quả là học sinh lĩnh hội kiến thức vững vàng
chắc chắn hơn làm cơ sở nền tảng cho học sinh tiếp thu tốt hơn kiến thức lớp trên.
Thông qua việc thực hiện đề tài này và vận dụng vào thực tế giảng dạy ở
Trường THCS. Bản thân nhận thấy nếu vận dụng các giải pháp trên một cách sáng
tạo và khoa học chắc chắn hiệu quả dạy học bộ môn Địa lí ở Trường THCS nói
chung và kiểu bài phân tích biểu đồ khí hậu trong dạy học Địa lí 7 nói riêng sẽ đạt
hiệu quả cao. Từ những vấn đề nêu trên, bản thân sẽ tiếp tục vận dụng và phát huy
có hiệu quả phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để khai thác kiến
thức từ các biểu đồ, lược đồ khí hậu trong giảng dạy bộ mơn Địa lí 7 nhằm đóng
góp một phần nhỏ bé vào thực hiện mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Qua quá trình áp dụng các giải pháp nêu trên vào tiến trình dạy học 1 tiết
học Địa lí 7 ở trường THCS bản thân rút ra được một số kinh nghiệm sau :
Đối với giáo viên:
- Để dạy kiểu bài phân tích biểu đồ, lược đồ khí hậu theo hướng tích cực,
trước hết bản thân mỗi giáo viên phải hứng thú dạy học bộ mơn vì khi có hứng thú
mới say mê cơng việc, đi sâu nghiên cứu, cải tiến soạn giảng càng tích cực và tiến
bộ hơn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, sau đó giáo viên kiểm tra
sự chuẩn bị của học sinh, nên chú ý nhiều hơn vào đối tượng học sinh yếu, kém.
Tuy nhiên giáo viên cũng cần động viên, tun dương và khuyến khích những học
sinh có cách làm hay. Đồng thời có câu hỏi để nâng cao để phát huy tính tích cực,
tư duy sáng tạo của đối tượng học sinh khá giỏi.
- Luôn học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức, nâng cao chuyên môn

nghiệp vụ của mình .
- Chú trọng việc cũng cố và phát triển ở học sinh các kĩ năng : Kĩ năng sử
dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, kĩ năng xác
lập mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu.
- Tạo được niềm tin, sự hứng thú, ham mê của học sinh trong học tập mơn
Địa lí.
17


- Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên phải thể hiện rõ ràng mục tiêu,
nội dung bài học, hệ thống câu hỏi lơ gic, phân chia thời gian hợp lí.
Đối với học sinh:
- Yêu thích, say mê hứng thú học tập bộ mơn Địa lí .
- Có đầy đủ các phương tiện học tập : Sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản
đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo có nội dung liên quan đến nội dung bài học.
- Biết cách học tập, làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để tìm ra kiến thức
mới .
- Ln tìm tịi phát hiện những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống có
liên quan đến kiến thức Địa lí .
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy bộ
mơn Địa lí 7 ở Trường THCS trong những năm gần đây. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng song khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành
của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện hơn,
nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn trong q trình dạy học mơn Địa lí ở bậc THCS
những năm tiếp theo.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1. Với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
dạy Địa lý. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong

tỉnh.
3.2.2. Với BGH nhà trường
Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên có vẻ như chưa
đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham
khảo môn Địa lý để học sinh được tìm tịi, học tập để các em có thể tránh được
những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả học tập mơn Địa
nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung.
3.2.3. Với phụ huynh học sinh
Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên kiểm
tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con.
18


Phối hợp chặt chẽ với GVBM để nắm bắt tình hình học tập của học sinh ở
trường, thường xuyên truy cập trang web để xem điểm của học sinh hằng tuần,
hằng tháng.

19



×