Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đặc điểm hình thức diễn xướng ca dao Páo dung ở dân tộc Dao đỏ miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.66 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: Đại cương Văn học dân gian

TÊN CHỦ ĐỀ
ĐẶC ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO
MINH HOẠ BẰNG HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG PÁO DUNG GIAO DUYÊN
CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN BẮC (DAO ĐỎ)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nhật Anh

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của tiểu luận

1
1
1
1
2
2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN
1. Ca dao và dân ca
1.1. Thuật ngữ “ca dao” và “dân ca”
1.2. Đặc trưng của ca dao
1.1.1. Tác giả sáng tác ca dao là tập thể nhân dân lao động

3
3
3
3
3
3

1.1.2. Nội dung ca dao phản ánh và chức năng thể loại
1.1.3. Thi pháp ca dao
2. Hình thức diễn xướng
2.1. Nhận định về diễn xướng
2.2. Hình thức diễn xướng ca dao
2.2.1. Hát cuộc
2.2.2. Hát lẻ
3. Đôi nét về dân tộc Dao Đỏ

3
4
4
4
5
5
5

5

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO
1. Diễn xướng ca dao trong tiến trình lịch sử văn học dân gian
2. Diễn xướng ca dao cùng những biểu hiện đa dạng gắn bó
chặt chẽ với đời sống sinh hoạt

6
6

Chương 3. HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG HÁT PÁO DUNG
DAO DUYÊN CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ
1. Điệu hát Páo dung

7
7


1.1. Tên gọi “Páo dung”
1.2. Điệu hát Páo dung khi xét về hình thức
1.3. Các loại hình của điệu hát Páo dung
2. Hát Páo dung giao duyên
2.1. Nội dung phản ánh của Páo dung giao duyên
2.2. Hình thức diễn xướng Páo dung giao duyên
2.3. Cách hát Páo dung giao duyên
2.4. Ngôn ngữ trong điệu Páo dung giao duyên
2.5. Một số kết cấu thường gặp trong lời ca Páo dung giao duyên
2.5.1. Kết cấu tương đồng
2.5.2. Kết cấu trùng điệp
2.6. Một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong lời ca Páo dung giao duyên

2.6.1. Biện pháp so sánh
2.6.2. Biện pháp ẩn dụ
2.7. Không gian và thời gian
2.7.1. Không gian và thời gian diễn xướng Páo dung giao duyên
2.7.2. Không gian và thời gian trong lời hát Páo dung giao duyên
2.8. Trang phục khi hát Páo dung giao duyên

7
8
8
8
9
9
12
13
14
14
15
16
16
16
17
17
17
18

III. KẾT LUẬN

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

PHỤ LỤC

21


I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Các bài học hiện nay phần lớn đều nghiên cứu ca dao – một bộ phận của văn học
dân gian dưới góc nhìn là sáng tác ngôn từ mà quên mất rằng “Mọi lý thuyết đều màu
xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi” – Goethe. Các câu ca dao là những sáng tác mà
xuất phát điểm của nó là đời sống nhân dân và gắn liền với lời ăn tiếng nói của dân
gian trong cuộc sống hàng ngày. Ca dao không chỉ nằm n trên giấy mà cịn có sức
sống mạnh mẽ khi được cất lên thành tiếng, thành câu hát. Tiểu luận xin dành sự quan
tâm đến diễn xướng ca dao, đến việc đưa lời ca dao thành tiếng hát với những yếu tố
đặc trưng của nó (hình thức, ngơn ngữ, kết cấu, không gian, thời gian...).
1.2. Ở Việt Nam, bên cạnh hát quan họ Bắc Ninh, hát ghẹo Phú Thọ, hát giặm Nghệ –
Tĩnh, hò Huế, dân ca Nam Bộ,... thì ở dân tộc Dao Đỏ – một dân tộc thiểu số ở miền
Bắc, những điệu hát truyền thống vẫn được cất lên dù rằng thực tế, mức độ không còn
nhiều. Khác dân tộc Tày nơi thấp với tiếng đàn dịu ngọt, dân tộc Mông vùng cao với
tiếng khèn réo rắt, dân tộc Khơ Mú với tiếng trống “cầu mùa”, dân tộc Dao Đỏ có cho
riêng mình một điệu hát dân gian, điệu hát Páo dung. Từ hát uống rượu, hát trong lễ
cấp sắc, trong đám cưới, lễ tang... tiếng Páo dung được người Dao Đỏ cất lên còn là
tiếng hát của tình yêu bất tận và niềm cảm mến nồng hậu. Vì thế, tiểu luận xin phép
được đi sâu tìm hiểu về Páo dung giao duyên, một nét đẹp nét duyên của tộc người Dao
Đỏ.
2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là đặc điểm của hình thức diễn xướng ca dao
và diễn xướng Páo dung giao duyên ở dân tộc Dao Đỏ; tức bao gồm nội dung diễn
xướng phản ánh và cách thức diễn xướng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên đối tượng nghiên cứu, tiểu luận xác định nhiệm vụ cần đạt:
− Tìm hiểu một số vấn đề lí luận và thực tế về diễn xướng cũng như dân tộc Dao Đỏ
có liên quan đến chủ đề.
1


− Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của hình thức diễn xướng ca dao nói chung trong
cái nơi của văn hoá dân gian.
− Khảo sát, nghiên cứu nội dung phản ánh và đặc trưng nghệ thuật của diễn xướng
Páo dung giao duyên.
4. Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu lý luận: được áp dụng nhằm tổng hợp và lý giải các vấn
đề lý thuyết liên quan đến ca dao, diễn xướng cũng như diễn xướng ca dao ở dân
tộc thiểu số.
− Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để tiến hành phân tích mơi trường
diễn xướng, cách thức diễn xướng, ngôn ngữ và kết cấu của ca từ diễn xướng.
− Phương pháp văn hoá học: được tiểu luận sử dụng nhằm tìm hiểu Páo dung giao
duyên trong mối quan hệ với văn hoá cộng đồng, văn hoá tộc người.
− Phương pháp liên ngành: được kết hợp sử dụng trong tiểu luận với các ngành dân
tộc học, địa lý học... để tìm hiểu sâu hơn những giá trị nội dung và ý nghĩa biểu đạt
của Páo dung giao duyên người Dao Đỏ.
5. Đóng góp của tiểu luận
Dựa trên việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tiểu luận giới thiệu hình thức
diễn xướng trong văn học dân gian nói chung và diễn xướng Páo dung giao duyên nói
riêng như một loại hình nghệ thuật đặc sắc trong kho tàng văn hố dân tộc. Từ đó, tiểu
luận hy vọng góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy những nét đẹp trong bản sắc

của dân tộc Dao Đỏ, một dân tộc thiểu số đang sinh sống ở miền Bắc nước ta.

2


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TIỂU LUẬN
1. Ca dao và dân ca
1.1. Thuật ngữ “ca dao” và “dân ca”
“Ca dao” là một thuật ngữ Hán Việt, có thể hiểu bằng cách chiết tự. Trong đó,
“ca” là bài ca có chương khúc hoặc âm nhạc kèm theo, cịn “dao” là lời hát khơng cần
đi kèm nhạc đệm. Theo Giáo trình Văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” được định
nghĩa: “là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với
đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả
một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động” [1].
Trong một tác phẩm của mình, Vũ Ngọc Phan từng nêu ý kiến về ca dao và dân
ca. Theo nhà nghiên cứu, ca dao khi được cất lên thành lời hát sẽ biến thành dân ca, vì
“hát u cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm” [2]. Ngăn giữa ca
dao và dân ca là một ranh giới mờ nhạt mà khi tước bỏ những tiếng đệm lót, tiếng láy
ở một bài dân ca, hiển hiện lên sẽ là một bài tựa như ca dao quen thuộc. Và bởi thế, có
thể hiểu dân ca là ca dao hố nhạc; là những bài hát mang nhạc điệu được xây đắp dựa
trên cơ sở ca dao.
1.2. Đặc trưng của ca dao
1.1.1. Tác giả sáng tác ca dao là tập thể nhân dân lao động
Ca dao là những sáng tác được lưu truyền bởi tập thể dân nhân lao động. Có thể
hiểu, một bài ca dao ban đầu do một người xướng lên, rồi sau đó thơng qua truyền
miệng, được thêm bớt, sửa chữa và trở nên phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân tộc.
Cứ như vậy, ca dao dần được hoàn chỉnh về cả lời lẫn ý và được bồi đắp khơng chỉ bởi
một lớp người, mà cịn là từ thế hệ này sang thế hệ khác.
1.1.2. Nội dung ca dao phản ánh và chức năng thể loại

Tác giả ca dao là những người nhân dân bình dị, hồn hậu, mang chứa tình cảm
gắn bó nhiều mặt với cuộc sống hàng ngày như tình u đơi lứa, u gia đình, u xóm
làng, yêu lao động, yêu thiên nhiên, yêu đất nước. Và bởi lẽ đó, ca dao biểu lộ đời sống
tình cảm, đời sống vật chất; đồng thời phản ánh trình độ nhận thức của con người và
tình hình xã hội. Đi vào lòng ca dao là bước vào “cuộc du ngoạn trong tâm hồn nhân
3


dân” như A. N. Ghersen [3] đã viết, bởi ca dao là “sự tạo thành tâm hồn dân tộc chúng
ta” – Rabisep [4].
1.1.3. Thi pháp ca dao
Là sản phẩm phản ánh nhận thức của nhân dân nên ngôn từ ca dao thanh thoát,
trong sáng mà giản dị. Ca dao cất lên vừa như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhẹ nhàng,
gọn gàng, cũng vừa mang nét thơ ca bác học trau chuốt và sâu sắc.
Với ca dao, dân gian sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn
dụ, biểu tượng... cùng kết cấu mang đậm nét của lối đối đáp, trị chuyện. Có thể bắt gặp
ở ca dao một số kết cấu quen thuộc như kết cấu tương đồng, kết cấu nói vịng, kết cấu
trùng điệp...
Về thể thơ – chất liệu nghệ thuật quan trọng làm nên ca dao, thể thường được
dùng là lục bát. Bên cạnh lục bát, thơ ba chữ, bốn chữ, năm chữ, thơ hỗn hợp tự do...
cũng được sử dụng để cấu thành bài ca dao.
2. Hình thức diễn xướng
2.1. Nhận định về diễn xướng
Dưới góc nhìn tiếp nhận của GS. Vũ Ngọc Khánh trong Kho tàng diễn xướng
dân gian Việt Nam, có thể định nghĩa “diễn xướng” bằng cách chiết tự thành hai thành
tố “diễn” và “xướng”. Nếu “diễn” dùng để chỉ hành động, sự việc, có (hoặc khơng có)
âm thanh thì “xướng” là phần âm thanh, làn điệu, là tiếng ca hát của người tham gia
diễn xướng. Với phần xướng, giáo sư cho rằng đó là một phương thức, cách trình bày,
thể hiện thơng qua lời nói, việc kể, điệu ví.
Đồng thời, Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng văn hố dân gian là đối tượng của diễn

xướng – đồng nhất quan điểm với một số cơng trình nghiên cứu khác của các tác giả
như Tuấn Giang, Vũ Ngọc Phan, Lê Anh Trà. Với họ, diễn xướng là một yếu tố quan
trọng làm nên tính nguyên hợp của văn học dân gian Việt Nam. Đó là hình thức nằm
ngồi văn bản nghệ thuật ngôn từ thông thường, là tổng thể các phương thức nghệ thuật
hướng đến thể hiện một chiều thẩm mỹ.
Trải qua một chặng đường lịch sử đi tìm cách hiểu cho “diễn xướng dân gian”
có thể thống nhất rằng: “Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân
4


gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ... [5]” mà cũng cần phải linh hoạt khi tìm
hiểu bởi nó có sự thay đổi theo thời gian.
2.2. Hình thức diễn xướng ca dao
Nói đến sinh hoạt ca hát dân gian – một bộ phận của sinh hoạt văn hoá dân gian,
khó để khơng nhắc đến diễn xướng ca dao, dân ca trước tiên. Đây là một nhánh quan
trọng, đậm đà nét trữ tình trong kho tàng thơ ca dân tộc. Phụ thuộc vào ca dao và môi
trường sinh hoạt văn hố mà tồn tại những hình thức diễn xướng với cung cách thể
hiện, cử chỉ, điệu múa, phong thái, không gian biểu diễn... cụ thể mà sống động, linh
hoạt.
Ca dao có hai hình thức diễn xướng cơ bản là hát cuộc (hay còn gọi là hát lề lối,
hát quy cách) và hát lẻ (hát ví vặt, hát ví lẻ).
2.2.1. Hát cuộc
Hát cuộc là cách thức hát tập thể đối ca giữa nam và nữ được diễn ra có quy mơ,
có tổ chức trong lao động hoặc trong hội hè. Đây là hình thức hát có quy cách với ba
chặng: (1) hát chào, mời chầu, mời nước, thử tài; (2) hát xe kết (hát thương); (3) hát xa
cách (hát giã bạn, hát tiễn). Các chặng diễn ra theo tiến trình của buổi gặp gỡ ban đầu:
từ chào hỏi làm quen, đưa lời mời chầu, mời nước “Hỏi chàng quê quán nơi nao/ Sao
àm chàng biết vườn đào có huê” cho đến thăm thiết, thân quen “Tình anh như nước
dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tẩm hương” và kết bằng sự bịn rịn thương nhớ
“Người về em những khóc thầm/ Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa”.

2.2.2. Hát lẻ
Ngược với hát cuộc, hát lẻ là hình thức hát không cần tuân thủ qui cách, lề lối
mà tự do, ngẫu hứng. Tiếng hát lẻ có thể được cất lên khi đang nghỉ ngơi, dùng để
chòng ghẹo nhau làm tươi khoảng thời gian trống: “Anh ở trong ấy anh ra/ Cớ sao anh
biết vườn hoa chị tàn”.
3. Đôi nét về dân tộc Dao Đỏ
Dao Đỏ là một trong những nhánh thuộc người Dao, bên cạnh Dao Thanh Y,
Dao Quần Trắng, Dao Áo Dài… Dân tộc Dao Đỏ sinh sống chủ yếu ở Lào Cai, Yên
5


Bái, Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Vùng
Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người
Dao ăn theo lửa”. Nếu người Mơng gắn bó với những ngọn núi mù mây sương sớm,
người Thái hịa mình với nguồn nước từ suối, sơng thì người Dao có nhiều tín ngưỡng,
tập tục mang biểu tượng lửa. Có thể kể đến Lễ cấp sắc 12 đèn, tục nhảy lửa… Lửa là
một biểu tượng có ý nghĩa thiêng liêng với người dao và nhảy lửa là sinh hoạt văn hoá
lâu đời mỗi đợt tháng Giêng về, để cầu cho một năm no đủ và mùa màng tươi tốt.
Với người Dao Đỏ, trang phục là một trong những yếu tố đầu tiên để phân biệt
người thuộc dân tộc này hay dân tộc khác. Trang phụ người Dao Đỏ nổi bật với màu
sắc rực rỡ và sự cầu kỳ; với màu đỏ – màu của lửa mà theo quan niệm, là mang lại hạnh
phúc, may mắn, năng lượng và sự đầy đủ.
Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của người Dao Đỏ thuộc hệ H’mông – Dao (Mèo – Dao)
và chữ viết được dùng là Hán – Nôm với hệ thống ký tự Hán được phiên âm theo tiếng
Dao.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG CA DAO
1. Diễn xướng ca dao trong tiến trình lịch sử văn học dân gian
Trên chặng đường lịch sử của văn học, các mốc nảy sinh và phát triển của diễn
xướng ca dao chưa được xác định một các rõ nét. Bức tranh nền của diễn xướng ca dao
khi lội về quá khứ vẫn chỉ là “những phác hoạ sơ giản” mà theo Đỗ Bình Trị, “tuổi của

nhóm thể loại những câu hát dân gian (...) được tính từ thời đại Hùng Vương. Nhưng
hầu hết, nếu không phải tất cả, những bài ca ta hiện có, đều thuộc những thế kỷ sau –
thế kỷ thứ XVI [6]”.
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, những bài ca dân gian đã có mặt từ sớm và gắn
bó với hoạt đồng tinh thần cũng như vật chất của người Việt, nằm trong mối quan hệ
khăng khít với âm nhạc và nhảy múa. Quay ngược lại triều vua Lý Thái Tổ, có nữ danh
ca họ Đào đã được vua ban thưởng nhờ tiếng hát; đến thời vua Lý Nhân Tơng thì vũ
nữ có nơi gọi là “Thơi ln vũ” để tập múa hát cho hay. Có thể thấy, những bài ca lao
động thời cổ ấy chính là nền, là lời hị lao động khi còn ở giai đoạn sơ khai. Diễn xướng
ca dao đã gieo mầm từ lâu trong địa hạt dân gian, mà nếu “không đề cập đến phương
diện âm nhạc của diễn xướng ca dao, chúng ta đã tự hạn chế kết quả nghiên cứu nó về
mặt lịch sử [7]”.

6


2. Diễn xướng ca dao cùng những biểu hiện đa dạng gắn bó chặt chẽ với đời sống
sinh hoạt
Diễn xướng nói riêng, theo Lê Trung Vũ, “là hình thức sinh hoạt văn hố xã hội
định kỳ (như Hội Gióng, Hội Xoan, Hội chùa Keo...) quy mô làng xã; lại vừa là hình
thái sinh hoạt văn hố xã hội khơng định kỳ, nhưng định lệ (lễ làm nhà mới, đám cưới,
đám tang, lễ thành niên, lễ thượng thọ...) quy mô một gia đình hoặc việc của một người;
lại cũng vừa là lối trình diễn rất tự nhiên khơng định kỳ cũng không định lệ mà do nhu
cầu sinh hoạt, lao động (ru con, hát trong lúc lao động, vì lao động hoặc để giải trí
[8]” và cũng tương tự với diễn xướng ca dao nói riêng. Như vậy, các bài diễn xướng
lao động từ xưa đã được khơi nguồn từ cảm hứng của người lao động và gắn với nhịp
điệu công việc lao động, nhịp điệu cuộc sống sinh hoạt thường nhật.
Đời sống với những lĩnh vực phong phú từ lao động, nghi lễ, chiến tranh đến
tình yêu, đời sống gia đình được phản ánh qua hình thức diễn xướng ca dao. Những cử
chỉ, phong cách, địa điểm, thời gian diễn xướng, ngơn ngữ lại có sự chuyển mình đa

dạng với từng lĩnh vực sinh hoạt. Ví dụ, cùng là hát xẩm thôi, nhưng điệu hát sẽ mạnh,
tiếng đệm và tiếng đưa hơi sẽ nổi lên nếu là hát xẩm chợ; còn điệu hát sẽ dịu dàng,
mềm mỏng và tiếng đệm, tiếng đưa hơi lẩn vào lời hát chính thì khi ấy, người diễn
xướng đang cất câu hát xẩm cô đào.
Chương 3. HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG HÁT PÁO DUNG DAO DUYÊN CỦA
DÂN TỘC DAO ĐỎ
1. Điệu hát Páo dung
1.1. Tên gọi “Páo dung”
Theo lời ơng Triệu Tạ Phấu, một người có tuổi định cư tại xã Thơng Ngun,
huyện Hồng Su Phì, hát Páo dung là “hát theo vần thơ”. Còn bà La Thị Xuân, bậc cao
niên sinh sống ở khu tái định cư thôn Tân Quang (Yên Sơn) bảo rằng trong tiếng Dao,
“hát” là “dung”; và người Dao có “Páo dung” là hình thức hát ngẫu hứng dựa trên cơ
sở giai điệu có sẵn, do người hát tự đặt lời và được truyền lại cho các thế hệ. Làn điệu
Páo dung (tên gọi khác là “Pá dung” hoặc “Pả dung”), mang trong mình hơi thở cuộc
sống của người Dao, nói về tình u đơi lứa, u gia đình, thiên nhiên, làng xóm; về
nếp sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục; về những tâm tư tình cảm.
7


1.2. Điệu hát Páo dung khi xét về hình thức
Páo dung là lối hát theo bài, mỗi bài thường đủ 4 câu, mỗi câu gồm 7 chữ như
thể thơ thất ngôn. Páo dung bao gồm: (1) hát – hát (Páo dung) là cách hát hơi ngân dài
nhất; (2) đọc – hát (Tộ dung) là cách hát ngân trung bình và (3) nói – hát (Coóng dung)
là cách hát gần như nói, gần như khơng kéo dài giọng. Trong đó, hai hình thức Páo
dung và Tộ dung được người Dao Đỏ sử dụng nhiều nhất, và có thể chuyển hố thay
phiên lẫn nhau trong một lần hát. Với Páo dung, lối hát đối đáp được chuộng hơn lối
hát đơn một mình [9].
1.3. Các loại hình của điệu hát Páo dung
Xét về loại hình, Páo dung được chia ra thành Páo dung hát trong lễ nghi tín
ngưỡng và Páo dung sinh hoạt.

Páo dung lễ nghi tín ngưỡng là những làn điệu cổ ra đời từ sớm, nội dung hướng
đến cảm tạ thần linh và cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hồ. Vì là làn điệu
cổ nên lời ca của Páo dung lễ nghi lời ít ý nhiều, địi hỏi sự am hiểu sâu sắc về văn hố
tộc người mình.
Trong khi đó, Páo dung sinh hoạt vơ cùng phong phú. Đó có thể là hát ru, hát
uống rượu, cũng có thể hát giao dun, hát về tình u đơi lứa, hát mừng đám cưới...
và chiếm vị trí lớn trong kho tàng dân ca người Dao Đỏ. So với Páo dung lễ nghi tín
ngưỡng, Páo dung sinh hoạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người hơn. Những điệu
Páo dung sinh hoạt không giới hạn về không gian, thời gian diễn xướng và tài nghệ đối
đáp linh hoạt của người hát vì thế cũng được thể hiện. Qua những làn điệu đó, những
giá trị văn hố được tái hiện, khơng khí thân quen vui vẻ được tạo lập, làm chặt thêm
tình cảm giữa những người Dao Đỏ với nhau.
2. Hát Páo dung giao duyên
Theo PGS. Chu Xuân Diên, lĩnh vực phong phú nhất của ca dao cổ truyền là lĩnh
vực về tình u nam nữ. Sự phong phú đó đã “phản ánh nhu cầu bộc lộ một loại tình
cảm và nhu cầu thực hiện một loại sinh hoạt tình cảm phong phú của con người [10]”.

8


Ở người Dao Đỏ, khao khát tình yêu, khao khát trao đổi tâm tình cũng lớn như lời nhận
định của Chu Xuân Diên và điệu hát giao duyên là không thể thiếu trong sinh hoạt của
tộc người này.
2.1. Nội dung phản ánh của Páo dung giao duyên
Như cái tên “giao duyên”, Páo dung giao duyên là điệu hát để người đến với
người bằng cái “duyên” của mình, để tìm bạn, tìm người tâm giao, tìm người trao thân
gửi phận. Hát giao dun, theo ơng Hồng Thồng Quấy (xóm Tàn Pà) cho biết, xưa
kia là cách duy nhất để bên trai bên gái tìm hiểu lẫn nhau [11]. Đây là tục hát đối ứng
giữa nam và nữ mà thơng qua đó, họ trao cho phía kia những lời dị hỏi, những sở thích,
thói quen, nếp sống của bản thân. Bên cạnh đó, Páo dung giao duyên cũng có khi là để

trêu đùa, thể hiện tình cảm giản dị, nồng hậu giữa những con người Dao Đỏ.
“Duyên” là nét tế nhị đáng yêu trời ban cho mỗi người, không hạn định ở một
mốc tuổi cụ thể nào hết. Vì vậy, khơng chỉ được cất lên bởi thanh niên trẻ mà hát giao
duyên còn là điệu hát để người trung niên hoặc cao tuổi tham gia góp tiếng. Nhu cầu
tìm bạn, tìm người tri kỉ, người đồng điệu không bao giờ vơi cạn. Thông qua tiếng hát,
những người Dao Đỏ ấy hỏi thăm nhau, giãi bày với nhau những câu chuyện trong
cuộc sống sinh hoạt, lao động, sản xuất và thấu hiểu lẫn nhau.
Lời Dao:
Muộn chầm dầu dâu chấu hái chiêu
Muộn chầm dầu dâu chấu hái qun
Phín búa phái mìu tồng lẩu dầu
(Dịch nghĩa:
Mình muốn hỏi người đang đi đâu?
Người đi đâu xa đến huyện nào?
Cho mình biết để cùng đi...)
Khi hát Páo dung giao duyên, người hát là những người linh hoạt, biết lắng nghe
bởi người Dao Đỏ thường tự hát ứng tác chứ không ghi lại đầy đủ nội dung lời ca bài
hát. Chỉ khi tham gia trực tiếp vào các cuộc hát giao duyên ở những bối cảnh khác
nhau, bài giao duyên được cất lên mới phong phú và ẩn chứa nhiều chiều sâu sắc, nhiều
giá trị.
2.2. Hình thức diễn xướng Páo dung giao duyên

9


Hát Páo dung giao duyên theo lối đối đáp ứng khẩu có thể diễn ra giữa một đơi
nam nữ hoặc theo một tốp nam nữ với nhau. Điệu Páo dung thường được bên nam bắt
đầu với những câu hát:
Nhìn chúng em, các anh thấy rộn ràng
Xin cùng vui hát để càng cho vui;

và được bên nữ đáp lại:
Các anh mời, chúng em xin tỏ lời
Xin các anh hát những lời thiết tha [12]
Trong mỗi đoạn hát của đối đáp của bên nam hoặc nữ, câu mở đầu sẽ là câu trả
lời bên kia, và tiếp theo sau sẽ là các câu mở lối để bên kia đáp lại lời. Ví dụ như bên
nam cất lời hát:
May mắn năm nay trời phù hộ
Mới gặp được người em quý em yêu
Hỏi em bên ấy không chê xấu
Đừng tiếc lời ca cùng giao duyên
thì sẽ được bên nữ đáp lời:
Đầu tiên bay tới sơng Ngân Hà
Ngân Hà nổi sóng chẳng bình n
Từ khi sinh thành chưa dự hội
Biết hát giao duyên thế nào.
Páo dung giao duyên nếu hát trong những ngày xuân, lúc trai gái sang chơi làng
nhau thì thường sẽ được cất lên theo một trình tự nhất định. Khi các cơ gái đến chơi tại
làng các chàng trai thì đêm hơm đó, các chàng trai sẽ kéo đến nơi các cơ gái ở đến hát.
Trong tốp con trai, nếu khơng có ai biết hát thì phải mời đến một người hát giỏi để hát
dẫn. Người đó sẽ dẫn một câu hát và người hát bên trai sẽ hát theo đúng giọng và lời
của câu vừa được dẫn ra.
Theo trình tự, mở đầu cho những đêm hát giao duyên như thế là bài hát mở màn
màn được gọi là Pìu dìu kía khói zung – nói về nguồn gốc người Dao và lý do đến hát
Páo dung. Bài ca này tuy ngày nay đã được cắt bớt, nhưng vẫn cần đến hai tiếng mới
hát xong. Lời mời đầu hát đại ý rằng: Đêm đã về khuya cất lời ca, cất lên lời ca của
người buồn, cất lên lời buồn cùng tâm sự tình ý sâu đẹp. Trong khi chủ nhà đang cất
10


tiếng hát bài mở đầu đó, bên khách sẽ tìm chỗ kín đáo để tỏ vẻ chưa quen biết bên chủ

nhà. Phần cuối bài hát có câu mời Páo Dung rất ý nhị, như lời cầu mong: Mời phía
Đơng cây đại thụ/ Mời phía Nam lửa/ Mời phía Bắc làn gió vàng/ Mời em dậy cùng
thức đêm. Rồi đến kết bài Pìu dìu kía khói zung, chủ nhà sẽ hát câu: Bên này thật có
lỗi, làm phiền bên đấy mất ngủ đêm. Và sau khi bài ca kết thúc, chủ nhà được mời bên
khách dậy và cùng hát Páo dung giao duyên, trao gửi tâm tình.
Trong những đêm hát giao dun như thế, đơi nào hát khơng hợp có thể bỏ giữa
chừng, hoặc khơng thì hát với nhau thâu đêm, đến tận lúc gà gáy gọi mặt trời. Lời tiếp
lời, không ngừng trôi chảy vang vọng trong không gian núi rừng mộc mạc, thâm trầm,
bí ẩn. Trong khúc hát Lồng phin phún tình liệp tấu siếu, chàng trai cất tiếng:
Pánh pát túa tào tỉn tịi chặng
Diểm bêu trịnh làng khói toang chiêm
Mầu hất bêu sên diểm bêu phổng
Lấy nhiều hiêu súi diểm bêu phin
(Dịch nghĩa:
Như bút trên bàn viết tình thư
Tình đâu nỡ lịng quăng biển cả
Hổ sống tách rừng cá khỏi nước
Tình u đơi ta vẫn vững lịng)
Và nhận được câu hát đáp lại:
Pẹ khói thíp chiêm dịi ý hản
Phẩy khói thíp nhàn dịi ý tầu
Chin chẩy chó diểu diểm bêu dán
Diềm dàng nhể sẩy diểm bêu hiêu
(Dịch nghĩa:
Hai ta tình thắm đã bén duyên
Giữ trọn lời thề cùng hẹn ước
Trơng hoa hoa khác đẹp lịng khơng ngả
Mãi mãi hạnh phúc sống bên nhau)
Ấy là một cặp đơn lẻ hát đối lời nhau, còn trong cuộc hát một tốp với nhau, những tâm
tư phía bên nam cứ vậy được ngân lên:

Đêm ngân tiếng chiêng, cồng
Rượu nồng say cạn chén
11


Vậy mà có em đâu
Làm mắt anh ngóng hồi;
rồi để được xoa dịu:
Anh à, cha mẹ em hiền như luống cày
Nếu anh đến, hẳn cả nhà em rất vui;
cứ vậy mà nồng hậu tiếp lời:
Anh sợ nhất cái bụng nói không như lời
Thấy anh, cha mẹ em lại không vui
Anh ở xa bao núi bao rừng
Có thật thương nhau, ta xây tổ ấm
Như người Dao mình sống định canh, định cư;
để được bên nữ đáp nối:
Váy hoa em vừa dệt xong
Rượu đã dậy thơm nồng
Nương rẫy nhiều lúa gạo
Mùa trăng này sẽ bắt anh
Bắt anh về làm chồng…;
và để ngỡ ngàng, cả tốp bên nữ cùng cất cao giọng:
Bắt về làm chồng, bắt về làm chồng
Được không các anh chàng ơi...
Thường thường, khi hát Páo dung giao duyên, chiếc khăn là một vật quan trọng
đối với hai bên trai, gái. Chiếc khăn như tín vật đầy ý nghĩa giữa hai người mà khi tìm
được bạn tâm đầu ý hợp, khi hợp tình vừa ý, họ trao nhau chiếc khăn làm tin. Khăn
thường được chàng trai vắt lên vai, và được cơ gái để trên tay cầm. Theo điệu hát dìu
dặt, tình cảm bung nở và cơ gái trao cho chàng trai chiếc khăn của mình, nhưng vẫn

cịn thể hiện chút lưỡng lự, e dè, níu kéo. Ấy là lúc chàng trai thể hiện mạnh mẽ và dứt
khốt tình cảm của mình, nhưng khơng vồ vập để nhận được sự tin tưởng. Sau khi trao
khăn, hai bên ngỏ ý và hẹn ngày gặp lại tỏ rõ lòng hơn.
2.3. Cách hát Páo dung giao duyên

12


Những trích dẫn của tiểu luận vốn chỉ là lời ca trên mặt chữ. Điệu Páo dung giao
duyên khi hát cần có khúc điệu, và vì vậy được thêm vào những tiếng đệm lót, những
tiếng đưa ơi như ơ, ời, ì, a,... hoặc lặp lại làm thành điệp khúc. Những tiếng đệm lót và
lấy hơi như vậy đã làm nên giai điệu riêng của Páo dung giao duyên. Có thể thấy rõ
cách hát đó qua video dưới đây:

2.4. Ngơn ngữ trong điệu Páo dung giao duyên
Ngôn ngữ trong ca dao nói chung là thứ ngơn ngữ nghệ thuật giản dị và đẹp đẽ.
Tượng tự như thế, ngôn ngữ trong lời Páo dung giao duyên cũng là thứ ngôn ngữ trong
sáng của dân tộc Dao Đỏ.
May mắn gặp được quý hoa thơm
Giống ánh nắng hiện quê mình (*)
Trong sáng là thế, nhưng lời ca giao duyên của người Dao Đỏ cũng ví von xa
xơi đầy ý nhị. Lời hát của họ mượn sông mượn núi, mượn mây mượn trời, mượn cỏ
cây hoa lá, mặt trăng mặt trời để nói hộ lịng mình, để gửi gắm tình cảm thầm kín.
Trong điệu giao duyên, lời hát bao giờ cũng tế nhị và đầy khiêm tốn.
(*): Lời bài Páo dung Nói lời yêu, sáng tác Hà Châu.
13


Cảm ơn bên anh có lời đẹp
Ánh nắng phương nào cũng nhớ nhau

Bên này nhỏ bé, không sáng sủa
Ngại ngùng gặp gỡ cùng quý anh (**)
Lội vào sâu trong những lời Páo dung giao duyên, có thể thấy được sự kết hợp
giữa ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt và ngơn ngữ bác học. Đồng thời, nhìn lại về q
khứ, phần nhiều các bài Páo dung cổ được ghi lại bằng chữ Nôm – Dao, sau mới được
phiên âm và chép lại bằng tiếng phổ thông nên không thiếu lúc, ta bắt gặp trong lời ca
Páo dung những từ gốc Hán. Bởi lẽ ấy, lời ca Páo dung giao duyên vừa mang những
từ ngữ mộc mạc, thân quen, thân tình của cuộc sống thường nhật:
Em ơi, anh về đây được gặp em
Thật là duyên may được gặp nhau;
cũng vừa có thể mang thứ ngôn ngữ của thơ ca viết, mang những từ gốc Hán trang
trọng như đông hải, trường lưu:
Nàng tự giữ nguyên như đông hải
Trường lưu mãi mãi sẽ khơng phai
Được thần phù hộ chung vị trí
Khơng muốn cách ly một hướng nào
2.5. Một số kết cấu thường gặp trong lời ca Páo dung giao duyên
Với ca dao nói chung và lời ca Páo dung nói riêng, kết cấu như “xương sống”
làm bệ đỡ cho cả tác phẩm. Tìm riêng về điệu hát Páo dung, có thể thấy tiêu biểu một
số kết cấu mang đậm dấu ấn của lối đối đáp.
2.5.1. Kết cấu tương đồng
Viện sỹ Nga A. N. Vexelopxki cho rằng, trong các bài hát theo lối đối ứng ln
có một cấu trúc song hành giữa thiên nhiên và con người: hình ảnh thiên nhiên được
đưa ra trước nhằm làm đậm nét bức tranh con người ở phía sau. Ở đây, thiên nhiên đã
được sử dụng như một địn bẩy để con người trở nên nổi bật. Ví dụ như lời cô gái bày
tỏ
(**): Lời bài Páo dung Nói lời yêu, sáng tác Hà Châu.
14



Hẹn hị đối đáp cùng giao dun
Dù sơng nước lũ chẳng trơi tình
Hoa thơm được tưới càng ngát hương
Gặp nhau hẹn ước thắm duyên tình
hoặc
Đừng như trăng tỏ trăng lại mờ
Miễn làm sao chàng không đổi ý
Nàng đây giữ lấy tấm lịng son
Có thể thấy, sự gắn bó với đất rừng trời mây là một điểm đặc trưng của tộc người
Dao Đỏ do địa hình sinh sống. Sự gắn bó với thiên nhiên ấy đã in đậm trong lòng người
dân Dao Đỏ để mà luôn được thể hiện trong lời ca Páo dung.
2.5.2. Kết cấu trùng điệp
Kết cấu trùng điệp trong lời hát Páo dung là kết cấu mà các yếu tố nghệ thuật
được lặp lại để nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm, gợi cảm. Tìm trong điệu Páo dung
giao duyên không thiếu sự trùng điệp ấy như lời hát dưới đây.
Chàng trai cất tiếng:
Em ơi, anh về đây được gặp em
Thật là duyên may được gặp nhau
Ta cùng nhau cất lên lời ca nhé?
Để yêu bản làng
Để rộn ràng khắp nương rẫy
Để vui cho đám cưới
Để chúc phúc cho chú rể, cô dâu.
Và nhận được lời đáp:
Anh ơi! Anh ở bản nào tới đây?
Mà anh nói lời hay thế
Em được gặp anh thật là vui vẻ
Chúng ta cùng hát Páo dung
Cho vui đám cưới
Cho người già vui, trẻ em cùng vui

15


Cho cô dâu, chú rể vui hạnh phúc trăm năm.
Cấu trúc “để...” và “cho...” trong lời hát của chàng trai lẫn cô gái đã nhấn mạnh niềm
vui giản dị, hồn hậu, nhiệt thành trong chính tâm hồn của con người xứ Dao. Cứ như
vậy, vẻ đẹp tâm hồn của người Dao Đỏ dày lên và ngập tràn trong từng câu hát.
2.6. Một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong lời ca Páo dung giao duyên
2.6.1. Biện pháp so sánh
Lối nói chuyện bình thường giữa người với người vốn in đậm cách nói so sánh:
“ngang như cua”, “đẹp như tiên”... và ca dao lại là câu hát mang dày lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Hẳn bởi lẽ đó, lời ca Páo dung giao duyên không thể thiếu những câu mang
phép so sánh điều này với điều nọ. Từ so sánh ngang bằng:
Nàng tự giữ nguyên như đông hải
Trường lưu mãi mãi sẽ không phai
hay
Anh à, cha mẹ em hiền như luống cày
Nếu anh đến, hẳn cả nhà em rất vui
hoặc
Như bút trên bàn viết tình thư
Tình đâu nỡ lịng quăng biển cả;
đến so sánh hơn kém
Em bảo suốt đời em vẫn đợi
Yêu anh hơn cả rừng yêu cây...
Như vậy, có thể thấy nhờ có biện pháp so sánh, những nét biểu cảm và tạo hình
trong lời ca giao duyên hiện ra rõ ràng và sâu đậm hơn, những sắc thái tình cảm khác
nhau được tơ rõ và làm tăng thêm tính hình tượng nghệ thuật.
2.6.2. Biện pháp ẩn dụ
Ẩn dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó đối tượng so sánh được ẩn đi, chỉ để
lại cái được so sánh. Trong khi đó, lối nói trong Páo dung giao dun là lối nói ngầm

ẩn, nói bóng, khơng thẳng thừng mà mượn ý, mượn hình mây trời thiên nhiên nên ẩn
dụ cũng vì thế mà được sử dụng rộng rãi. Ví như:
16


Hổ sống tách rừng cá khỏi nước
Tình u đơi ta vẫn vững lịng
hay
Trơng hoa hoa khác đẹp lịng khơng ngả
Mãi mãi hạnh phúc sống bên nhau.
Những ngóc ngách phức tạp trong tâm hồn nhạy cảm của con người được thể
hiện ý nhị bằng phép ẩn dụ. Cách nói ấy làm cho lời hát thêm đậm chất trữ tình và
người hát thêm màu duyên dáng, tăng nét tinh tế cho điệu hát trao duyên – gửi duyên.
2.7. Không gian và thời gian
2.7.1. Không gian và thời gian diễn xướng Páo dung giao duyên
Người Dao đỏ có thể cất tiếng hát giao duyên ở bất cứ nơi đâu bắt gặp nhau,
không gian không hạn chế, thời gian không hạn định. Tiếng hát có thể được cất lên khi
người ở đám nương bên này, người ở đám nương bên kia; có khi là cuộc gặp tình cờ
giữa đường, có khi là hát bên mâm cơm, khi lại là bên bếp lửa.
Tiếng Páo dung giao duyên được cất lên lúc nông nhàn là thế, nhưng đồng thời
cũng được hát trong các dịp quan trọng như lễ, tết, lên nương hoặc đám cưới. Vào
những ngày xuân về, khi các chàng trai đến chơi làng các cô gái và ngược lại, điệu giao
duyên cứ vậy mà ngân vang khắp chốn. Còn khi ở đám cưới, khi cơ dâu – chú rể đã
hồn tất những thủ tục, nghi lễ cần có, mỗi bên sẽ cử ra đại diện khoảng 5 đến 9 chàng
trai, cô gái để tham gia điệu hát giao duyên. Ngoài niềm hạnh phúc của cơ dâu, chú rể,
niềm vui của gia đình, họ hàng, xóm bản cũng được nhân thêm nhiều lần bởi những
điệu hát Páo dung mộc mạc mà tình tứ. Nào là lời ngỏ của các chàng trai:
Nhìn chúng em, các anh thấy rộn ràng
Xin cùng vui hát để càng cho vui.
và lời đáp của các cô gái:

Các anh mời, chúng em xin tỏ lời
Xin các anh hát những lời thiết tha.
2.7.2. Không gian và thời gian trong lời hát Páo dung giao duyên

17


Trong lời hát Páo dung, không gian và thời gian mang tính phiếm chỉ. Những
địa điểm xuất hiện trong điệu Páo dung giao duyên đều mang đậm hơi thở thiên nhiên:
đó là núi rừng, nương rẫy, dịng sơng, bờ suối, bản làng... như lời chàng trai, cô gái
dưới đây.
Lời chàng trai hát:
Mặt trời đã chiếu ngang sườn núi
Em ngồi ở đó, em đợi ai
Anh đến rủ em cùng lên núi
Hái cây thuốc về cứu muôn dân
Lời cô gái đáp lại:
Em ngồi em đợi anh lên núi
Hái lá thuốc về để cứu người
Xóm làng mạnh khỏe vui cày cấy
Dựng xây làng bản mãi yên vui
hay như
Mùa trăng này sẽ bắt anh
Bắt anh về làm chồng…
2.8. Trang phục khi hát Páo dung giao duyên
Trang phục được người Dao Đỏ mặc mỗi dịp cất tiếng hát Páo dung giao duyên
là trang phục dân tộc với sắc đỏ nổi bật – màu sắc mà theo tộc người quan niệm, là
mang lại may mắn, niềm vui và sự đủ đầy. Các hoạ tiết hoa văn trên tấm vải chàm là
kết tinh của sự tỉ mẩn, cầu kỳ và cả những tâm tư tình cảm của người phụ nữ Dao Đỏ.
Những giá trị văn hoá tinh tuý ấy đậm đà và đặc biệt để mà vào năm 2019, trang phục

người Dao Đỏ đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

18


III. KẾT LUẬN
Việc tiếp nhận và khôi phục ca dao ngoài địa hạt văn bản là việc cần thiết bởi
“toàn bộ vẻ đẹp của văn học dân gian là nằm ở diễn xướng và trong diễn xướng” và
có như vậy mới có thể “hiểu đúng “chất sống” tươi rịng của folklore” [13] . Trong
đó, cần nhìn đến khơng chỉ là diễn xướng ca dao của dân tộc Việt Nam nói chung mà
còn cả diễn xướng của các dân tộc thiểu số. Hát Páo dung giao duyên là một sinh hoạt
văn hoá đầy ý nghĩa của người Dao Đỏ đối với việc cố kết cộng đồng, duy trì nét truyền
thống của tộc người. Tuy vậy, việc tìm hiểu giá trị của hình thức diễn xướng này nói
riêng và diễn xướng của các dân tộc thiểu số khác nói chung, vẫn cịn hạn chế.
Nhờ việc tìm hiểu, đào sâu vào những điệu hát đối đáp giao duyên giữa người
với người, có thể thấy được nét đặc trưng trong văn hoá tộc người Dao Đỏ, thấy được
đời sống tinh thần và những gắn bó vật chất của họ trong cuộc sống thường nhật. Qua
những điểm độc đáo đó, dân tộc Dao Đỏ hẳn sẽ có thêm cơ hội để khẳng định bản sắc
mình giữa 53 dân tộc anh em.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb. Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội, tr. 183.
[2]. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (tái bản lần thứ 11), Nxb. Khoa
học Xã hội, tr. 42.
[3]. Ghersen A.I., Tuyển tập (bộ 30 tập), M., 1956.
[4]. Rabisep A.N., Tuyển tập, M., 1952.

[5]. Nguyễn Hằng Phương (2010), Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian, Nghiên cứu
văn học số 6, tr. 70.
[6], [7]. Đỗ Bình Trị, Văn học dân gian Việt Nam, Tập 1, Nxb. Giáo dục, H, tr. 147, tr.
155.
[8]. Lê Trung Vũ (1997), Từ diễn xướng truyền thống đến nghệ thuật sân khấu, Kỷ yếu
Hội nghị khoa học diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu, Viện nghệ thuật – Bộ
Văn hố Thơng tin, tr. 35 – 36.
[9]. Ban biên tập cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái (2017), Hát “Páo Dung” của
người Dao đỏ xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, trên trang
(truy cập ngày 15/8/2021).
[10]. Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên) (2003), Từ điển Văn học (Bộ mới), Nxb. Thế giới, tr.
196.
[11]. Báo Cao Bằng (2020), Hát giao duyên - Nét đẹp văn hóa của người Dao Đỏ, trên
trang (truy cập ngày 17/8/2021).
[12]. Hữu Huyền (2012), Nét độc đáo hát giao duyên trong đám cưới của người Dao
đỏ ở Nguyên Bình, trên trang (truy
cập ngày 16/8/2021).
[13]. Lê Thị Thanh Vy (2017), Tính “phù phiếm” của nghệ thuật: từ ca hát dân gian
đến nghệ thuật sắp đặt - trình diễn đương đại, Tạp chí Đại học Sài Gịn, Chun đề
Bình luận văn học số 34 (59).

20


PHỤ LỤC
MỘT SỐ VIDEO DIỄN XƯỚNG PÁO DUNG GIAO DUYÊN

21




×