Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................2
1. Khái quát về tư duy biện luận ...........................................................................2
2. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................4
3. Mức độ nghiên cứu đề tài .................................................................................7
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................7
5. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 7
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 8
Phần I. Thực trạng của vấn đề xây dựng và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo....................................................................................................8
1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động TNST ................................................. 8
2. Nguyên nhân .................................................................................................. 10
Phần II. Các biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo ....................................................................................................................... 11
1. Biện pháp tổ chức thảo luận .......................................................................... 11
2. Biện pháp tổ chức các trò chơi ...................................................................... 11
3. Biện pháp tổ chức các cuộc thi ..................................................................... 12
4. Biện pháp tổ chức các câu lạc bộ....................................................................13
5. Biện pháp sinh hoạt tập thể ............................................................................13
6. Biện pháp lao động cơng ích ..........................................................................13
7. Biện pháp tổ chức tham quan dã ngoại ..........................................................14
8. Biện pháp tổ chức các hoạt động chiến dịch ..................................................14
9. Biện pháp tổ chức hoạt động nhân đạo ..........................................................15
Phần III. Kết luận............................................................................................. 16
1. Kết quả đạt được............................................................................................. 16
2. Bài học kinh nghiệm....................................................................................... 16
3. Đề xuất, kiến nghị.................................................................................... 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................20
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 1
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN:
Tư duy biện luận là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm
làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải
rõ ràng, lơgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin
tưởng rằng trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản
biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thơng tin
thụ động. Đó có thể tóm tắt là q trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả
của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Tư duy phản biện hiện đã trở thành một từ khóa thơng dụng trong lĩnh
vực giáo dục hiện nay. Trong quá khứ, bài giảng của giáo viên chủ yếu được tập
trung vào nội dung và kiến thức, nhưng trong những năm gần đây, xu hướng
giáo dục của các nước tiên tiến đã thay đổi và tư duy phản biện bắt đầu được chú
ý phát triển nhiều hơn. Tư duy phản biện là kỹ năng suy nghĩ vượt lên trên
những phân tích và logic theo lối mịn thơng thường.
Có một số những phát biểu được cấu hình dưới dạng một tiên đề nhưng
thực ra lại là một nhận định cá nhân sai lầm (nguỵ biện).
Tư duy biện luận khơng chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác. Thứ nhất
là vì khơng ai có thế có tồn bộ thơng tin chính xác. Thật vậy, những tin tức
quan trọng thưịng được bảo mật rất cẩn thận và có rất nhiều thơng tin cịn chưa
được khám phá hết. Bên cạnh đó, thành kiến có thể ngăn chặn sự thành cơng của
việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thơng tin. Tư duy phản biện có
thể phân biệt, nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan. Kết luận đưa ra phải đơn
giản và ngắn gọn.
Khi thu nhận được một thông tin, điều cần trước tiên là hiểu rõ nội dung
thơng tin đó, về ai, về điều gì, liên quan đến những vấn đề gì, lĩnh vực nào. Tiếp
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 2
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
theo, dựa trên những cơ sở khoa học và lôgic, đặt ra các câu hỏi như : tại sao lại
khẳng định là A mà không phải là B, trong khi B cũng có các khả năng như A.
Nếu là B thì khi đó sẽ có kết quả là B1, kết quả này có giống kết quả A1 của khả
năng A khơng. Nếu có giống thì sẽ rút ra kết luận như thế nào, và nếu khơng
giống thì lý do là ở đâu...
Trong những bước đầu tiên của việc thu thập và đánh giá thông tin, đừng
đưa ngay ra một kết luận (đặc biệt khi đang đọc tiểu thuyết hoặc xem phim) bởi
việc làm này sẽ đưa ra định hướng mang tính cảm nhận (perceptive orientation)
thay vì định hướng mang tính phán xét (judgmental orientation), ngăn chặn việc
phát triển cảm nhận thành sự phán xét.
Kỹ năng tư duy biện luận là một phần không thể tách rời, không thể thiếu
của q trình tồn cầu hóa.Kỹ năng tư duy biện luận là một kỹ năng quan trọng
giúp chúng ta khám phá ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề.Q trình tư
duy biện luận chính là động lực và con đường giúp chúng ta tìm ra chân lý.Kỹ
năng tư duy biện luận là một phần không thể tách rời, không thể thiếu của q
trình tồn cầu hóa.Kỹ năng tư duy biện luận là một kỹ năng quan trọng giúp
chúng ta khám phá ra những khía cạnh khác nhau của vấn đề.Quá trình tư duy
biện luận chính là động lực và con đường giúp chúng ta tìm ra chân lý.
Tư duy biện luận còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu
khoa học: Suy diễn, Qui nạp, Phân tích, Tổng hợp, Giả thuyết, Chứng minh
v.v…
Tư duy biện luận là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lĩnh vực nghề
nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Trong khn khổ của chủ
nghĩa hồi nghi khoa học, q trình tư duy phản biện liên quan đến việc thu thập
và diễn giải thông tin một cách thận trọng và dùng nó để đạt đến một kết luận có
thể biện chứng được rõ ràng. Những khái niệm và nguyên tắc của tư duy biện
luận đã giúp chúng ta có cái nhìn đúng và đầy đủ hơn trong thực tế và ứng dụng
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 3
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
vào thực tiễn, trong những mối quan hệ và giải quyết vấn đề mang tính tất yếu
và hiệu quả cao.
2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Từ thời kì đầu của nền giáo dục nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nên những người tài đức là:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội!”. Đây cũng là nguyên lí giáo dục được quy định trong Luật giáo
dục hiện hành của Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, do cách hiểu và
cách làm, giáo dục - đào tạo chưa đạt được nhiều thành công trong việc thực
hiện nguyên lí này.
Quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các hoạt động
giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo
cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm
nhiều nhất. Đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo
của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Trong thời gian gần đây, một hoạt động giáo dục được biết đến với tên gọi
là “hoạt động trải nghiệm sáng tạo” nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà
khoa học, các nhà quản lí giáo dục và giáo viên.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được cho là có thể mang lại cho học sinh
cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hình
thức và khơng gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học; lực lượng
tham gia quá trình dạy học khơng chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham
gia của các thành phần xã hội,...
Việc vận dụng Tư duy biện luận là một phạm trù chỉ sự suy luận theo lối
mở, không bị hạn chế, số lượng các giải pháp là không giới hạn, bao hàm cả việc
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 4
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
xây dựng các điều kiện, các quan điểm và ý tưởng đúng đắn để đi đến kết luận
vấn đề và đạt hiệu quả cao trong quá trình vận dụng.
Bằng phương pháp vận dụng của Tư duy biện luận, tôi đã tìm hiểu và vận
dụng vào thực tế tại nhà trường và áp dụng vào nội dung của đề tài” Một số biện
pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo”.
2.1-Cơ sở lí luận:
Chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm tạo ra những con người Việt
Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có
các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa
chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.
Chương trình giáo dục cấp Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và
năng lực chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phổ thông; bước đầu phát
triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục học lên bậc trung học cơ sở.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) được xếp vào nội dung tự chọn
bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là hoạt động giáo
dục, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới
sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức,
phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. Là hoạt động giúp học sinh vận dụng những
tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm
của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Trên cơ sở vận dung kiến thức về Tư duy biện luận để xây dựng mơ hình
hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) đạt hiện quả cao và mang tính khả thi
khi áp dụng và qua đó giúp các em tạo được tiền đề cho việc tạo dựng sự nghiệp
và cuộc sống hạnh phúc sau này.
2.2-Cơ sở thực tiễn:
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 5
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
Mỗi cá nhân sống trong môi trường xã hội luôn thực hiện việc học, bởi
con người luôn tiếp nhận các kích thích từ mơi trường để thích nghi và phát
triển. Việc học này có thể tự phát hoặc tự giác. Hiệu quả của việc học phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: sự tích cực của cá nhân, mơi trường giáo dục, người dạy, đặc
điểm sinh học của cá nhân, phương pháp mà cá nhân thực hiện hay được hướng
dẫn,…
Việc vân dụng các phương pháp trong Tư duy biện luận giúp cho chúng ta
nhận xét và đánh giá chi tiết, cụ thể và phán đoán được những điều kiện sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thực hiện.
Việc con người chúng ta học rất nhiều điều từ cuộc sống, nhiều kiến thức
khoa học từ các lĩnh vực khác nhau từ đó phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân
cách của bản thân. Con người học bằng nhiều cách: học qua thầy, qua bạn, qua
trường lớp hay tự học. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần kiến thức và khả năng
tư duy để hoàn thiện và hạn chế những sai phạm thông qua các giả thuyết, các
mối quan hệ giữa tư duy biện luận và ngụy biện để hướng đến thành cơng.
Hiện nay, chúng ta vẫn thường hay nói đến “hoạt động trải nghiệm sáng
tạo”. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học
sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức
khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra
những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong
nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý
thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Hạn chế của giáo dục hiện nay là mới chủ yếu dạy chữ, chưa thật sự quan
tâm đến dạy người một cách toàn diện. Nhằm định hướng đổi mới căn bản, toàn
diện, nhiều hoạt động dưới dạng trải nghiệm sáng tạo đã được triển khai thực
hiện. Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo chính là thực hiện quan
điểm, định hướng “học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
nhà trường gắn liền với xã hội”.
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 6
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh dựa
trên cơ sở Tư duy biện luận là rất cần thiết. Với những kiến thức đã được học và
qua thực tế tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu tôi chọn h đề tài “Một số biện pháp xây
dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho học sinh tiểu
học” để vận dụng trên cơ sơ Tư duy biện luận và áp dụng vào thực tế.
3. MỨC ĐỘ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, mức độ nghiên cứu chỉ giới hạn
trong vấn đề lớn: “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo dành cho học sinh tiểu học”.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: “Xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo thông qua các tiết học, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khóa”.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trên cơ sơ áp dung Tư duy biện luận.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3
phần:
Phần I: Nêu thực trạng của vấn đề.
Phần II: Các biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
Phần III: Kết luận.
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 7
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
PHẦN I:
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1. Thực trang của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
1.1. Những thuận lợi:
Hoạt động TNST có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ mơn, cán bộ Đồn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường,
cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những
người lao động tiêu biểu ở địa phương,… Do vậy, hoạt động TNST tạo điều kiện
cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được
lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp
cận khác nhau.
HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến
thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo
dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo
dục nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an tồn
giao thơng, giáo dục mơi trường, giáo dục phịng chống ma túy, giáo dục phòng
chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải
nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn. Từ đó hình thành
năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Có nhiều
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 8
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
hình thức hoạt động TNST nhưng vẫn phổ biến là: Hình thức có tính khám phá
(thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại); Hình thức có tính trình diễn (diễn đàn,
giao lưu, sân khấu hóa); Hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thực hành lao
động việc nhà, việc trường, hoạt động xã hội - tình nguyện).
Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực
tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những
hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi.
1.2.
Những khó khăn:
Tuy nhiên, để thực hiện tốt những yêu cầu như trên giúp cho môn học đạt
được mục tiêu đã đề ra lại chẳng đơn giản chút nào. Với học sinh thành phố nơi
nhà trường, phụ huynh đều có điều kiện cịn đỡ. Nơi vùng thơn q, khó khăn
hẻo lánh lại chẳng hề đơn giản. Chẳng hạn, muốn tổ chức cho các em đi thực
địa, thực tế, tham quan một số nơi như danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng
nghề… biết lấy nguồn kinh phí nơi đâu? Nếu phụ huynh đóng góp, nhiều em sẽ
chẳng được đi vì gia đình khơng có điều kiện. Đã thế, mỗi lần tổ chức phải kéo
theo biết bao người từ việc quản lý, lo cho các em đi đứng, ăn uống, vui chơi sao
cho an toàn và học hỏi sao cho hiệu quả. Như thế sẽ mất khá nhiều thời gian và
công sức của nhiều người. Hay như việc thực hành lao động việc nhà, việc
trường, hoạt động xã hội - tình nguyện. Nếu học sinh trải nghiệm tại nhà ai sẽ là
người quản lý? Phụ huynh ư? Nhiều gia đình mải lo làm ăn nên phó thác các em
cho nhà trường. Ở trường, đâu phải nơi nào cũng có vườn trường cho các em
chăm sóc cây? Lao động cơng ích? Việc hoạt động xã hội tình nguyện như đến
thăm gia đình thương binh liệt sĩ để phụ giúp một số công việc nhà cho người
già neo đơn… nghe thì dễ nhưng để đưa học sinh tới đó cũng chẳng đơn giản
chút nào. Thế rồi quanh đi quẩn lại nhà trường nào cũng sẽ chọn hình thức có
tính trình diễn (diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa). Điều này hiện vẫn đang thực
hiện tại các trường vào một số ngày lễ, ngày kỉ niệm. Nhưng khi đã trở thành
môn học bắt buộc thì các trường học sẽ dạy như thế nào để đảm bảo tốt mục
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 9
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
tiêu? Bởi khi đó, từng cá nhân học sinh phải được tham gia trực tiếp vào các
hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách
là chủ thể của hoạt động. Thầy cơ lúc này chỉ có vai trị hướng dẫn, hỗ trợ, giám
sát.
2. Nguyên nhân:
Thực tế cho thấy, cái khó của hoạt động TNST là việc xây dựng kế hoạch,
kết hợp vận dụng thế nào để đảm bảo được chất lượng và đảm bảo khai thác tốt
kỹ năng cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học.
Nhân lực để thực hiện và hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng là một
trong những khâu then chốt giúp học sinh lĩnh hội tri thức và kỹ năng trong các
hoạt động TNST.
Nguồn kính phí để tổ chức, duy trì các hoạt đồng cũng là một trong
những vấn đề nan giải đối với hoạt động TNST.
Công tác tuyên truyền, vận động đối với phụ huynh học sinh để cho các
em tham gia và các hoạt động TNST cũng là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến chất lượng, số lượng học sinh tham gia.
Các em còn nhiều bỡ ngỡ trước những hoạt động TNST và không thể tự
tham gia các hoạt động mà hình thành các kỹ năng sống, rèn luyện nhân cách,
kỹ năng được mà phải có sự định hướng của GV và người hướng dẫn.
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 10
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
1. Biện pháp tổ chức thảo luận:
Đây có lẽ là cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm đơn giản và dễ thực
hiện nhất với điều kiện nước ta cũng như mặt bằng chung của các trường Tiểu
học hiện nay.
Thảo luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học dưới sự hướng
dẫn điều khiển của giáo viên, học sinh cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và
giải pháp thực hiện chủ đề cùng trao đổi.
Giáo viên chỉ là người tổ chức cịn học sinh là người chủ trì, dẫn dắt, thực
hiện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là bước đầu của học tập trải nghiệm hình thức tổ
chức này sẽ khó phát huy hết năng lực người học và đặc biệt là những em học
sinh còn chưa chú ý tới học tập. Bởi vậy giáo viên cần có những hình thức tổ
chức hấp dẫn với tất cả đối tượng học sinh nhằm phát triển năng lực ở người
học.
Bên cạnh đó giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp như phản biện,
suy luận,… trong phương pháp thảo luận giúp học sinh định hình và có lập
trường hơn trong cơng việc mình đang thực hiện và giáo viên chuẩn bị kĩ hơn về
các tình huống cho học sinh có thể xẫy ra khi thực hiện.
Để thực hiện một mơ hình TNST thi hoạt động thảo luận, nghiên cứu
trước các hoạt động sẽ diễn ra là một trong những yếu tố mang lại kết quả cao và
học sinh co những kiến thức nhất định về hoạt động.
2. Biện pháp tổ chức các trò chơi:
Trò chơi là một loại hoạt động giải trí, thư giãn đồng thời là món ăn tinh
thần khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người. Việc lựa chọn trò chơi phù
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 11
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
hợp sẽ có tác dụng rất tích cực tới con người nói chung và đặc biệt đối với học
sinh nói riêng.
Muốn để cho trị chơi là một con đường học tập tích cực địi hỏi phải có
sự chọn lọc, tư duy của người giáo viên trong cách lựa chọn trò chơi để tổ chức
học tập trải nghiệm.
Trò chơi mang lại những thuận lợi trong quá trình tổ chức dạy học trải
nghiệm rõ nét nhất là: việc phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho
học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn…
Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn về mặt tổ chức lựa chọn địa điểm thời
gian cho phù hợp để đảm bảo nội dung chương trình chuẩn.
Một số trò chơi được sử dụng nhiều trong các trường Tiểu học hiện nay
như: trò chơi học tập, trò chơi vận động, trị chơi mơ phỏng game truyền hình…
Có thể thấy tổ chức trò chơi là hoạt động quen thuộc dễ thực hiện trong quá
trình học tập trải nghiệm và có ý nghĩa giáo dục tích cực.
Qua trị chơi giúp các em khả năng tư duy và rèn trí tuệ trong quá trình
tham gia.
3. Biện pháp tổ chức các cuộc thi:
Tổ chức cuộc thi đòi hỏi người tổ chức phải vận dụng nhiều kỹ năng,
nhiều phương pháp đảm bảo tính logic, tính tinh tế và xác định mục tiêu để đạt
kết quả cao trong quá trình thực hiện.
Tổ chức các cuộc thi có thể trong nhà trường, lớp học hay ngồi khơng
gian trường học. Nội dung cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép bất cứ nội
dung giáo dục nào. Và đó cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi cuộc thi đều phải
mang ý nghĩa giáo dục nhất định.
Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho cuộc thi trở nên hấp dẫn
mang tính giáo dục hiệu quả đòi hỏi chất xám từ các nhà tổ chức mà khơng ai
khác đó chính là những thầy cô giáo người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục. Nếu
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 12
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
như tổ chức cuộc thi chỉ là hình thức thì thật khó đem tới hiệu quả và bộc lộ hết
năng lực của người học.
Cuộc thi có nhiều cách tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi
giải ơ chữ, đố vui về các địa danh trên đất nước ta, hội thi kể chuyện theo tranh
về môi trường, …
Mỗi hình thức có thể tổ chức với một chủ đề trong đó mang một hay
nhiều nội dung giáo dục mà ở đó có sự gắn kết với nội dung chương trình cũng
như giáo dục kĩ năng sống.
4. Biện pháp tổ chức các câu lạc bộ:
Đây là hình thức hoạt động ngoại khóa của một nhóm học sinh cùng sở
thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới định hướng của nhà giáo dục nhằm tạo mơi
trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh
với các thầy cô giáo và những người trưởng thành khác.
Hoạt động câu lạc bộ địi hỏi lịch sinh hoạt định kì và với các chủ đề thảo
luận nghiên cứu khác nhau như: câu lạc bộ về biến đổi khí hậu, câu lạc bộ
xanh…Việc thực hiện duy trì câu lạc bộ địi hỏi có những nguyên tác nhất định
về: tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự công hiến sáng tạo, tơn trọng,
bình đẳng…
5. Biện pháp sinh hoạt tập thể:
Hình thức sinh hoạt tập thể là hình thức tổ chức quen thuộc diễn ra thường
xuyên tại các trường Tiểu học. Đây là hình thức tổ chức có sự gắn kết cao, đồng
thời cũng là yếu tố chính để duy trì và phát triển các phong trào và hoạt động
của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
6. Biện pháp lao động cơng ích:
Lao động cơng ích là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Có thể
được tổ chức trong khn viên nhà trường hoặc làng xóm như: Vệ sinh vườn
trường, sân trường lớp học; vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 13
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
vườn hoa, chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các cơng trình cơng cộng, di sản
văn hóa…
Tuy nhiên việc lao động cơng ích phải xuất phát từ việc làm của mỗi cá
nhân, cái tâm của mỗi người góp sức mình để tham gia xây dựng, tu bổ cơng
trình cơng trình cơng cộng vì lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo tồn các
cơng trình, biết u q giá trị lao động cũng như có những hành động cần thiết
để bảo vệ, phòng chống khắc phục hành động chưa đúng đắn.
7. Biện pháp tổ chức tham quan dã ngoại:
Đây là hình thức tổ chức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất bởi tính hấp
dẫn đối với học sinh.
Các hình thức tham quan dã ngoại mà hiện nay được các nhà trường phổ
thông ở thành phố lựa chọn để giáo dục trong mơn Địa Lí: Tham quan các danh
lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; tham quan các cơ sở
sản xuất, làng nghề, tham quan các viện bảo tàng, tham quan du lịch truyền
thống.
Với điều kiện thực tế của địa phương cũng như nhà trường, chúng tơi lựa
chọn hình thức trải nghiệm đưa học sinh đi tới địa đạo Củ Chi, được ăn củ mì
chấm muối bên trong địa đạo… Học sinh sẽ càng hiểu hơn nỗi khổ, sự vất vả
nhưng vẫn kiên cường của cha ơng mình. Từ đó, dấy lên lịng khâm phục, sự
biết ơn của các em đối với lớp người đi trước.
Mỗi hình thức tham quan dã ngoại lại gắn với một chủ để học tập giáo
dục trong chương trình hay là nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng
sống cần thiết cho học sinh.
Việc vận dụng nhiều phương pháp, khả năng tư duy, tránh khả năng ngụy
biện theo đám đơng để hồn thành mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên việc tổ chức tham quan dã ngoại không phải trường nào cũng
có cơ hội và khả năng thực hiện do yếu tố kinh phí, đảm bảo thời gian chương
trình, sự đồng thuận từ phía phụ huynh, xã hội.
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 14
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
8. Biện pháp tổ chức hoạt động chiến dịch:
Mỗi chiến dịch mang một chủ đề định hướng học tập trải nghiệm như:
Chiến dịch giờ trái đất, chiến dịch làm sạch mơi trường xung quanh trường học,
chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu, chiến dịch bảo vệ rừng lịch sử, chiến
dịch làm cho thế giới sạch hơn…
Quy mô của hoạt động chiến dịch có thể tổ chức trong khơng gian nhà
trường hoặc ngồi nhà trường. Việc tổ chức có thể diễn ra thường xuyên nhưng
phải phù hợp với điều kiện địa phương và nhà trường và đảm bảo những vấn đề
đó là vấn đề lâu dài có tính cấp thiết và giáo dục cao.
9. Biện pháp tổ chức hoạt động nhân đạo:
Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng
cảm của học sinh trước những con người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Thơng
qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hồn cảnh khó khăn của
người nghèo, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cơ đơn khơng
nơi nương tựa, người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn
thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục
khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động nhân
đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật
chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm
hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như:
tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,…
Hoạt động nhân đạo trong trường Tiểu học được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hồn
cảnh khó khăn; Tết vì bạn nghèo; Qun góp đồ dùng học tập cho các bạn học
sinh khó khăn; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo…
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 15
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:
Qua vận dụng Tư duy biện luận vào HĐTNST tại đơn vị bản thân nhận
thấy rèn luyện các kỹ năng tu duy là một trong những vấn đề tất yếu để giúp
chúng tư dự và suy luận hay ngụy biện để khắc phục những hạn chế, giải quyết
các vấn đ trong việc thực hiện kế hoạch đề ra và đạt hiệu quả cao.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các em có những chuyển biến
rõ rệt. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh
được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, khơng gị bó
và khơ cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng
của học sinh. Thông qua các hoạt động TNST giúp cho học sinh có nhiều cơ
hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn. Học từ trải
nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà cịn có
những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác.
Chẳng hạn, học về thế giới động vật, học sinh không chỉ học thông qua
sách vở, các em sẽ được trải nghiệm thông qua việc trực tiếp quan sát, chăm sóc
các con vật ấy.
Thơng qua việc áp dụng Tư duy biện luận và tổ chức hoạt động trải
nghiệm, các em không chỉ đạt được mục tiêu là sự hiểu biết về lồi vật ấy đồng
thời cịn hình thành và phát triển tình yêu của bản thân mình với thiên nhiên và
với loài vật và đặc biệt là phát triển kỹ năng tư duy luận luận trong việc học tập,
hoạt động tập thể và trong cuộc sống,…
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 16
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
2. Bài học kinh nghiệm:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp thầy và trò được thực học, thực
hành và thực nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng Tư duy biện luận
va đề tài, tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
Kỹ năng Tư duy biện luận là một trong những then chốt để phát huy kỹ
năng tư duy, sáng tạo cho học sinh và cho GV trong việc tổ chức các hoạt động
TNST nói chung và trong hoạt động dạy – học thường ngày đạt kết quả cao hơn.
Khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu những tài liệu liên quan đến việc vận
dụng các kỹ năng trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học
góp phần vào việc vận dụng và tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh mang
lại hiệu quả cao.
Tăng cường các hoạt động chủ đạo vào nghiên cứu tài liệu về Tư duy biện
luận, các kỹ năng tổ chức các hoạt động cho học sinh, tăng cường các lớp bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các chuyên đề về xây dựng và tổ chức các hoạt
động TNST cho học sinh để tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm.
Coi trọng việc xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh
nhưng cần lựa chọn các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, của
địa phương.
3. Kiến nghị và Đề xuất:
Về phía nhà trường:
Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường phải
xác định rõ mục tiêu của hoạt động để từng cá nhân học sinh được tham gia trực
tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường
cũng như ngồi xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Tăng cường tổ chức các hội thảo, sinh hoạt theo hướng thảo luận và phân
tích các vấn đề góp phần xây dựng và tạo phát triển tính tư duy, tính sáng tạo và
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 17
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
sự gắng kết, đoàn kết giữa các cá nhân trong tập thể và phát huy tính tư duy biên
luận và phản biện.
Nhà trường phải dự kiến được thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm
ngay từ đầu năm học thể hiện trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, đảm
bảo tính hệ thống từ nhà trường đến các tổ chuyên môn.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động phải được đưa ra thảo luận, thống nhất và
tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trước khi tổ chức cho học sinh.
Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy
tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, nhằm hình thành những thói quen tự phục
vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra ở trường,
ở nhà và ngoài cuộc sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản; các kỹ năng xã hội…
Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm phải gắn với chủ đề học tập, từng nội
dung bài học, tích hợp được nội dung giáo dục các mơn.
Về phía giáo viên:
Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá
theo định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng có hiệu quả các phương
pháp dạy học tích cực. Đối với mỗi chủ đề dạy học, mỗi bài học, tiết học, giáo
viên cần tăng cường thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và
ngoài nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học
sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản
xuất tại địa phương.
Trao dồi thêm kiến thức và kỹ năng tư duy để xây dựng kế hoạch và
những giải pháp tốt hơn để đạt được mục tiêu và góp phần nâng cao chất lượng
trong giáo dục.
Về phía học sinh :
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 18
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
Ý thức của mỗi học sinh là điều quyết định, mỗi học sinh cần học cách tự
rèn luyện bản thân kỹ năng tư duy và khả năng tự tin, mạnh dạn, biết đưa mình
vào kỉ luật, đưa mình hịa nhập. Đó là biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát
triển các năng lực và phẩm chất cho các em.
Đề tài là kết quả vận dung Tư duy biên luận trong mơ hình hoạt động
TNST đối với học sinh tiểu học và rút kinh nghiệm trong thực tế dạy học. Vì
thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của anh ( chị) học viên,
Thầy hướng dẫn và Khoa để bản thân được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Dầu Tiếng, ngày 10 tháng 01 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Thành Trung
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 19
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng - HĐGD
ngồi giờ lên lớp.
2.Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ).
3. Bộ GD&ĐT, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015
(Bản dự thảo).
4. Tài liệu tập huấn: Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học – NXB Đại học Sư phạm
5.Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”,
Hà Nội ngày 10 - 12, tháng 12 năm 2012.
6. Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật
Thăng (1998),.
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 20
Đề tài:
Một số biện pháp xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho
học sinh tiểu học
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Trang 21