Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

tiet 44 dia li 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.05 KB, 4 trang )

Tuần 26
19/02/2018
Tiết 44

Ngày soạn:
Ngày dạy: 23/02/2018

Bài 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được
1. Kiến thức:
- Biết được các đảo và quần đảo lớn của Việt Nam.
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc
phịng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo.
- Biết Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều
kiện để phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển nhằm phát triển bền vững.
2. Kĩ năng:
- Xác định trên bản đồ phạm vi và các bộ phận của vùng biển Việt Nam.
- Kể tên và xác định trên bản đồ vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.
- Phân tích bản đồ (lược đồ), sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển,
đảo của Việt Nam.
3. Thái độ:
Có tình u q hương, đất nước; thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ
mơi trường biển - đảo của nước ta.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh
ảnh, mơ hình, video clip …


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh sgk.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tập bản đồ Việt Nam.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.

9A1 ………………........ 9A2 ……………….........
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét bài kiểm tra viết 1 tiết.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Biết được tên, vị trí các I. Biển và đảo Việt Nam.
đảo và quần đảo lớn.
*Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn
đề, sử dụng bản đồ, tự học, …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, …
1. Các đảo và quần đảo.
* Bước 1:


- Cho biết chiều dài đường bờ biển và diện
tích vùng biển nước ta
(Gọi HS yếu dựa vào nội dung sgk trả lời).
- Giáo viên giới thiệu học sinh trên bản đồ
giới hạn từng bộ phận của vùng biển ở
nước ta.
* Bước 2:

- Tìm và xác định các đảo và quần đảo lớn
của vùng biển nước ta? (Đảo ven bờ, các
đảo xa bờ).
- Các đảo lớn: Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long
Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quý,
Phú Quốc, Thổ Chu.
- Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Giáo viên giáo dục và tích hợp ứng phó
biến đổi khí hậu:
(Trước tác động của biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cao, nhiều đảo sẽ có
nguy cơ bị chìm ngập).
Hoạt động 2: Phân tích được ý nghĩa 2. Ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với
kinh tế của biển, đảo đối với việc phát việc phát triển kinh tế, an ninh quốc
triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
phòng.
*Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn
đề, sử dụng bản đồ, tự học, …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, …
* Bước 1:
- Nêu ý nghĩa của vùng biển nước ta trong
phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc
phòng?
- Ý nghĩa về phát triển kinh tế:
+ Vùng biển có nhiều tiềm năng thuận lợi
cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Có nhiều lợi thế trong q trình hội nhập
vào nền kinh tế thế giới.
- Ý nghĩa an ninh quốc phòng:
+ Các đảo - quần đảo tạo thành hệ thống

tiền tiêu bảo vệ đất liền, là nơi cư ngụ của
các tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ dài
ngày.
+ Việc khẳng định chủ quyền của nước ta
đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là
cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta
đối với vùng thềm lục địa quanh đảo.
- Học sinh phát biểu, học sinh khác bổ
sung.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
* Bước 2:
- Mở rộng về giá trị kinh tế, chủ quyền


lãnh thổ của hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
- Giáo dục học sinh về môi trường biển
đảo trong phát triển kinh tế biển.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động khai II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
thác nuôi trồng và chế biến hải sản; du
lịch biển đảo.
*Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn
đề, sử dụng bản đồ, tự học, …
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, …
* Bước 1:
- Học sinh quan sát H38.3 SGK: Nêu tên
các ngành kinh tế biển ở nước ta?
- Hãy nêu những điều kiện thuận lợi để
phát triển các ngành kinh tế biển ở nước
ta?

- Học sinh trả lời, giáo viên chuẩn xác kiến
thức, lưu ý học sinh các vấn đề về: Khai
thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản
hợp lý và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và
phát triển bền vững, khả năng khai thác
năng lượng thuỷ triều và sóng ở nước ta.
* Bước 2:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhóm 1 + nhóm 3: Tìm hiểu tiềm năng 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải
và thực trạng ngành khai thác, nuôi trồng sản.
và chế biến hải sản?
- Chứng minh rằng nước ta giàu có về hải
sản ?
- Đọc tên các bãi tôm, cá của vùng biển
nước ta? Nêu các hình thức đánh bắt và
khai thác cá biển?
- Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác
hải sản xa bờ?
- Tiềm năng: Số lượng giống, loài hải sản
phong phú có giá trị kinh tế cao.
- Thực trạng:
+ Đánh bắt vượt mức cho phép, chủ yếu ở
ven bờ. Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản
phát triển chậm.
+ Hải sản ven bờ cạn kiệt, phương tiện
đánh bắt thô sơ, môi trường sinh thái bị
phá vỡ.
+ Xu hướng : Đẩy mạnh khai thác xa bờ,
nuôi trồng hải sản phát triển đồng bộ và
hiện đại cơng nghiệp chế biến hải sản.

- Nhóm 2 + nhóm 4: Tìm hiểu tiềm năng 2. Du lịch biển đảo.
và thực trạng ngành du lịch biển - đảo.


- Tìm vị trí các bãi biển, các vườn quốc gia
dọc bãi biển và trên các đảo?
- Trình bày tình hình phát triển ngành du
lịch biển?
- Nêu những giải pháp và xu hướng?
(Chống ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ
sở hạ tầng, nâng cao mức sống người
dân ...).
- Xu hướng phát triển ngành lướt ván, du
thuyền, ném bóng ...).
- Tiềm năng: Nước ta có nguồn tài nguyên
du lịch biển phong phú: có nhiều phong
cảnh bãi biển đẹp, nhiều đảo có phong
cảnh kì thú, hấp dẫn.
- Thực trạng:
+ Một số trung tâm du lịch đang phát triển
nhanh, tập trung hoạt động tắm biển.
+ Chưa khai thác hết tiềm năng.
+ Xu hướng: Phát triển nhiều loại hình du
lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du
lịch của biển đảo.
* Bước 3:
- Đại diện nhóm học sinh phát biểu, học
sinh khác bổ sung.
- Giáo viên chuẩn xác kiến thức.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Tổng kết:
- Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
- Học sinh giới thiệu về một số địa điểm du lịch mà các em biết.
2. Hướng dẫn học tập:
- Học sinh làm bài tập sgk, nghiên cứu trước bài 39.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×