TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA : TIỂU HỌC- MẦM NON
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1
Tên sinh viên : Nguyễn Thị Hoài Vi
Lớp: Đại học - Tiểu học C K6
Giáo viên :Th.s Trần Dương Quốc Hòa
Năm học: 2018-2019
Lời mở đầu
Đối với bản thân em, 1 tháng thực tập là một sự trải nghiệm thực tế thú vị và bổ
ích. Nhờ đó em học tập và rút ra nhiều bài học cũng như kinh nghiệm đáng quý.
Trong quá trình thực tập , em nhận thấy rằng quý thầy cô luôn lấy mục tiêu phát
huy tính tích cực của học sinh là chủ yếu. Cụ thể 3 nguyên tắc: Nguyên tắc phát
triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp và nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng
Việt vốn có của học sinh tiểu học trong mơn tiếng việt đều được vận dụng thuần
thục và phát huy rõ ràng
------------------------------------------
1.Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học.
Trong yêu cầu này em xin xem xét và đánh giá dựa trên hoạt động dạy bài
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ - TẬP ĐỌC 4)
1. Hoạt động 1: Xem tranh
- Em hãy đọc đoạn 1 và cho biết những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày bata?
- Em hãy đọc đoạn 2 và cho biết những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui
của Lai khi nhận đôi giày?
- Bài tập trắc nghiệm
2. Hoạt động 2 : Xem tranh
- Cho HS xem tranh về các nghề trong xã hội
- Nghề nào cũng giúp ích cho đất nước , hơm nay cơ và các em sẽ tìm hiểu 1
nghề .Đó là nghề gì , mời các em quan sát tranh và mô tả cảnh vẽ trong tranh.
Một cậu bé đang nói chuyện với mẹ và phía sau cậu là lò rèn với ba người thợ
đang miệt mài làm việc
Vậy cậu bé nói chuyện gì với mẹ ? Qua bài Thưa chuyện với mẹ ta sẽ hiểu điều
đó. Để tìm hiểu xem bài này đọc như thế nào , cô và các em cùng luyện đọc.
3. Hoạt động 3 : Luyện đọc
-1 Hs đọc toàn bài
- Hs chia đoạn trong bài ( 2 đoạn)
+ Đoạn 1 : Từ ngày phải nghỉ học........ kiếm sống
+ Đoạn 2 : Mẹ Cương .............. đốt cây bông
- Hs thực hiện nhiệm vụ 1 ( nhóm 3) Đọc nối tiếp đoạn , giúp nhau sửa phát
âm,cách ngắt nghỉ câu văn dài
- Đại diện các nhóm báo cáo
- GV nêu giọng đọc : Toàn bài đọc với giọng trao đổi trò chuyện thân mật, nhẹ
nhàng. Giọng Cương : lễ phép , thiết tha để mẹ cho học nghề rèn . Giọng mẹ : Cảm
động , nhẹ nhàng khi hiểu lòng con.
- 3 dòng sau đọc với giọng trầm tưởng , sảng khoái
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 :
+Nhóm 4: đọc chú giải trong bài, tìm thêm những từ khó hiểu giúp nhau
hiểu những từ khó
Giáo viên áp dụng kĩ thuật đăt câu hỏi :
=> Kĩ thuật câu hỏi giúp học
Hãy nêu từ em chưa hiểu mà trong nhóm
sinh có cơ hội được đặt câu hỏi
chưa giải nghĩa được .( HS nêu , nhóm khác
ngược lại cho giáo viên
hoặc giáo viên giải nghĩa . Ví dụ :đầy tớ : người
giúp việccho những gia đình bận rộn )
- Hs thực hiện nhiệm vụ 3 : Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đơi .
+ Gv gọi 2 nhóm đọc. Sau đó học sinh nhận xét cách đọc của bạn dựa trên
Nhận xét âm lượng ( nghe rõ bạn đọc)
Nhận xét đọc đúng( bạn đọc sai chỗ nào )
Nhận xét tốc độ đọc ( bạn đọc nhanh , chậm hay vừa )
Nhận xét về đọc diễn cảm (bạn ngắt ngỉ chỗ nào , hợp lí chưa , giọng đọc hay
khơng ?)
GV tổ chức cho học sinh đọc theo nhóm và nhận xét nhau dựa vào các chỉ báo trên
4. Hoạt động 3 : tìm hiểu bài
GV : Hãy đặt những câu hỏi để tìm hiểu
nội dung đoạn 1
=> kĩ thuật câu hỏi đặt ra tạo
ra thử thách vừa sức giúp học
sinh phát triển tư duy
Tiến hành :
-Cá nhân đọc thầm đoạn 1 - tự đặt câu hỏi về nội dung đoạn 1 và gọi bạn trả lời
-Xem clip giới thiệu về công việc thợ rèn
-Đặt câu với từ kiếm sống
-Giải nghĩa từ kiếm sống
- Hs đọc đoạn 2
-Làm bài tập trắc nghiệm , học sinh trả lời trên bảng con
-Nêu nội dung chính của đoạn 2
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Giáo viên hỏi ước mơ của một số học sinh
Giáo viên đặt câu hỏi :
+ Bài học giúp em hiểu ra được điều gì? => Tạo thử thách
giúp học sinh phát
triển tư duy
+Bạn nào có thắc mắc gì cần trao đổi thêm về bài học?
=> giúp học
sinh có cơ hội
hỏi lại giáo viên
- Hs giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm
và giới thiệu về ước mơ của bản thân
=>Tạo môi trường cho
học sinh trình bày ý
tưởng , giao tiếp cụ thể
thơng qua bài tập thực
hành đơn giản
Nguyên tắc phát triển tư duy:
-Bài dạy góp phần hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng việt ,
phát triển tư duy. Trong tiết học giáo viên đã rèn các thao tác tư duy dựa trên các
câu hỏi được đặt ra
. Nhờ vào đó mà học sinh đã thực hiện được thao tác
phân tích , so sánh để trả lời câu hỏi , khái quát và tổng hợp lại kiến thức để biện
luận và đặt ngược lại câu hỏi cho bạn bè và giáo viên
Nguyên tắc giao tiếp:
- Học sinh được đặt vào môi trường giao tiếp cụ thể , đặc biệt là mơi trường văn
hóa ứng xử .Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm việc theo cá nhân, sau đó trao
đổi ý kiến với bạn, tổ chức hoạt động giới thiệu về ước mơ bản thân nhằm phát
huy tính tích cực của hoạt động giao tiếp
Xem xét đánh giá trên tiết học , học sinh được luyện tập về kĩ năng ứng xử
trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau :
+ Biến phản ứng nhanh nhạy đối đáp câu hỏi mà bạn đặt ra cho mình ,
tự bản thân nêu lên ý kiến riêng và đặt câu hỏi khi thắc mắc
+ Trình bày được ý tưởng của bản thân và giới thiệu trước lớp
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vớn có của học sinh tiểu
học:.
- Trong giai đoạn 8-12 tuổi, tư duy các em đều là tư duy trực quan hình tượng. Nên
giáo viên khi giảng dạy đã đưa ra hình ảnh, video, để thu hút học sinh chú ý hơn
trong tiết học.
- Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm, trao đổi với nhau , trả lời vấn đáp chính là tạo
điều kiện để học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh của mình trong các cuộc hội
thoại
-Luyện đoc về âm khó , từ mới và giải nghĩa góp phần cải thiện và mở rộng vốn
từ cho học sinh
* Các tiêu chí của một tiết dạy tích cực:
Tiết học đã đạt được :
*Kiến thức
- Xác định được mục tiêu, chuẩn kiến thức và kỹ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm
của bài học.Giáo dục kỹ năng sống
-Đảm bảo kiến thức cơ bản chính xác, có hệ thống.
- Nội dung dạy học cập nhật những vấn đề xã hội, nhân văn gắn với thực tế, đời
sống xung quanh của HS.
- Nội dung dạy học nhẹ nhàng, phù hợp tâm lý lứa tuổi các đối tượng, kể cả HS
khuyết tật
- Khai thác nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực học tập của HS.
*** Kỹ năng sư phạm
- Chuẩn bị và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung, đúng mục
đích, có hiệu quả
- Sử dụng và điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học phù hợp với việc học và hoàn cảnh
thực tế HS.
- Phân bổ thời gian hợp lý, điều chỉnh kế hoạch và hoạt động dạy học linh hoạt cho
phù hợp với thực tế lớp học.
-Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với đặc
trưng bộ môn, nội dung kiến thức và đối tượng HS theo hướng phát huy tính năng
động, sáng tạo của HS.
- Dẫn dắt, lôi cuốn HS vào các nhiệm vụ học tập, thúc đẩy HS tích cực phát biểu,
bộc lộ các ý kiến, quan điểm.
- Bao quát được lớp học, quan sát, theo dõi cách làm việc của cá nhân/nhóm, kịp
thời hỗ trợ HS và xử lý các tình huống sư phạm phù hợp với đối tượng.
****Thái độ sư phạm
- Tác phong sư phạm chuẩn mực, tự tin; có thái độ gần gũi, ân cần, thân thiện với
HS.
- Dân chủ, tôn trọng và đối xử công bằng với HS.
- Kịp thời giúp đỡ HS có khó khăn trong học tập, động viên để mỗi HS đều phát
triển năng lực học tập.
*******Hiệu quả
- Giờ học sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng, HS được trải nghiệm, nói và làm nhiều hơn
- HS tích cực chủ động khám phá kiến thức, mạnh dạn, tự tin, tự giác và sáng tạo
trong học tập.
- HS có các kĩ năng học tập (tự học, xử lý thông tin, giao tiếp, hợp tác, tự đánh giá
lẫn nhau) trong giờ học.
2.Yêu cầu 2: Những băn khoăn , thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế
-Mỗi hoạt động có mục tiêu xác định
Khác với kiến thức em đã
, cụ thể
học ở nhà trường , chỉ làm mục tiêu
ở đầu bài . Trên thực tế , ở trường
tiểu học ngồi mục tiêu ở đầu bài ,
thì mỗi hoạt động dạy có mục tiêu
xác định , cụ thể . Cách thức này
góp phần làm giảm các hoạt động
học “ thừa “
- Trước khi hoạt động nhóm thì mỗi
Theo em đây là một cách
học sinh đều tự làm bài cá nhân
tổ chức khá hay . Việc làm hay sẽ
.
giảm thiểu tối đa sự ỷ lại và phân
công không đồng đều trong nhóm ,
xảy ra hiện tượng có bạn làm , có
bạn không. Cách tổ chức này giúp
cho mọi học sinh đều có thể tự làm
sau đó chia sẻ kết quả với bạn trong
nhóm tìm ra kết quả đúng nhất , hay
nhất.